Kết thúc phiên họp nhân kỷ niệm 100 năm độc lập của Ba Lan, các Giám Mục nhận định các ngài không còn đủ giáo sĩ để làm mục vụ cho người Ba Lan sống ở nước ngoài và kêu gọi người Công Giáo di cư hòa nhập nhiều hơn với Giáo hội địa phương.
Trong một bức thư mục vụ được đọc tại các Thánh Lễ Ba Lan ở nước ngoài vào ngày 29 tháng Tư, các giám mục cảm ơn hơn 2,000 linh mục và nữ tu Ba Lan hiện đang phục vụ người Ba Lan trên toàn thế giới, và những người thiện nguyện giúp đỡ các linh mục và nữ tu trong các hoạt động phụng vụ, giáo dục, văn hóa và bác ái.
Do số ơn gọi ngay tại Ba Lan có khuynh hướng giảm sút, các ngài khích lệ ơn gọi ngay trong các cộng đoàn Ba Lan trên thế giới. Theo đánh giá của các ngài “Cho dù đã có một nhóm rất đông các linh mục Ba Lan ở hải ngoại, chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu sót không thể phục vụ một cách kịp thời mọi nơi có người Ba Lan sinh sống.”
Các Giám Mục cũng khuyến khích người Ba Lan hội nhập nhiều hơn vào Giáo Hội địa phương: “Chứng tá đức tin của anh chị em sẽ ảnh hưởng tích cực đến các tín hữu từ các nhóm quốc gia khác, đặc biệt là những người thuộc cộng đồng Giáo hội địa phương. Các giám mục ở các nước khác trông cậy vào sự trợ giúp như vậy từ người Công Giáo Ba Lan.”
Các ngài cám ơn các giám mục địa phương đã thể hiện “sự cởi mở và hiểu biết” bằng cách ban cấp những nơi thờ phượng và các điều kiện cần thiết cho công việc mục vụ bằng tiếng Ba Lan. Tuy nhiên, các ngài cũng khích lệ các tín hữu Ba Lan nên tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương họ cư trú.
Đức Ông Stefan Wylezek, giám đốc mục vụ cho người Ba Lan ở Anh và xứ Wales nói việc khích lệ người tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương có nhiều khó khăn. Họ không có trở ngại về Anh ngữ nhưng nhiều người Ba Lan cảm thấy các lời nguyện bằng tiếng Anh lạnh lùng, chứ không “diễn cảm và sốt mến” như ngôn ngữ của chính họ.
Đức Ông Wylezek cho biết tại Luân Đôn có các thánh lễ tiếng Ba Lan tại 217 giáo xứ và trung tâm mục vụ do 120 linh mục Ba Lan cử hành.
Giáo hội Ba Lan điều hành một mạng lưới mục vụ ở 25 quốc gia, theo thỏa thuận với các hội đồng giám mục địa phương, phục vụ khoảng 15 triệu người Ba Lan mà gia đình họ rời khỏi quê hương trong ba đợt chính. Đợt thứ nhất là sau Thế chiến II. Đợt thứ hai là vào những ngày đầu thập niên 1980 khi cộng sản đàn áp phong trào Đoàn kết tại Ba Lan. Đợt thứ ba là vào năm 2004 khi quốc gia này hội nhập vào Liên hiệp châu Âu.
Tại Pháp và Đức, nơi đã có các cộng đoàn Ba Lan hoạt động từ những năm 1830, 236 linh mục Ba Lan hiện đang làm mục vụ cho ba triệu người Ba Lan, trong khi ở Mỹ, các giáo sĩ Ba Lan làm việc tại hơn 300 giáo xứ.
Source: Catholic Herald - We no longer have enough clergy to serve Poles abroad, say Polish bishops
Trong một bức thư mục vụ được đọc tại các Thánh Lễ Ba Lan ở nước ngoài vào ngày 29 tháng Tư, các giám mục cảm ơn hơn 2,000 linh mục và nữ tu Ba Lan hiện đang phục vụ người Ba Lan trên toàn thế giới, và những người thiện nguyện giúp đỡ các linh mục và nữ tu trong các hoạt động phụng vụ, giáo dục, văn hóa và bác ái.
Do số ơn gọi ngay tại Ba Lan có khuynh hướng giảm sút, các ngài khích lệ ơn gọi ngay trong các cộng đoàn Ba Lan trên thế giới. Theo đánh giá của các ngài “Cho dù đã có một nhóm rất đông các linh mục Ba Lan ở hải ngoại, chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu sót không thể phục vụ một cách kịp thời mọi nơi có người Ba Lan sinh sống.”
Các Giám Mục cũng khuyến khích người Ba Lan hội nhập nhiều hơn vào Giáo Hội địa phương: “Chứng tá đức tin của anh chị em sẽ ảnh hưởng tích cực đến các tín hữu từ các nhóm quốc gia khác, đặc biệt là những người thuộc cộng đồng Giáo hội địa phương. Các giám mục ở các nước khác trông cậy vào sự trợ giúp như vậy từ người Công Giáo Ba Lan.”
Các ngài cám ơn các giám mục địa phương đã thể hiện “sự cởi mở và hiểu biết” bằng cách ban cấp những nơi thờ phượng và các điều kiện cần thiết cho công việc mục vụ bằng tiếng Ba Lan. Tuy nhiên, các ngài cũng khích lệ các tín hữu Ba Lan nên tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương họ cư trú.
Đức Ông Stefan Wylezek, giám đốc mục vụ cho người Ba Lan ở Anh và xứ Wales nói việc khích lệ người tham dự Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương có nhiều khó khăn. Họ không có trở ngại về Anh ngữ nhưng nhiều người Ba Lan cảm thấy các lời nguyện bằng tiếng Anh lạnh lùng, chứ không “diễn cảm và sốt mến” như ngôn ngữ của chính họ.
Đức Ông Wylezek cho biết tại Luân Đôn có các thánh lễ tiếng Ba Lan tại 217 giáo xứ và trung tâm mục vụ do 120 linh mục Ba Lan cử hành.
Giáo hội Ba Lan điều hành một mạng lưới mục vụ ở 25 quốc gia, theo thỏa thuận với các hội đồng giám mục địa phương, phục vụ khoảng 15 triệu người Ba Lan mà gia đình họ rời khỏi quê hương trong ba đợt chính. Đợt thứ nhất là sau Thế chiến II. Đợt thứ hai là vào những ngày đầu thập niên 1980 khi cộng sản đàn áp phong trào Đoàn kết tại Ba Lan. Đợt thứ ba là vào năm 2004 khi quốc gia này hội nhập vào Liên hiệp châu Âu.
Tại Pháp và Đức, nơi đã có các cộng đoàn Ba Lan hoạt động từ những năm 1830, 236 linh mục Ba Lan hiện đang làm mục vụ cho ba triệu người Ba Lan, trong khi ở Mỹ, các giáo sĩ Ba Lan làm việc tại hơn 300 giáo xứ.
Source: Catholic Herald - We no longer have enough clergy to serve Poles abroad, say Polish bishops