Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Giáo xứ có được phép lưu giữ Mình Thánh ở nhiều nhà tạm trong cùng một địa điểm giáo xứ không? Sự hiểu biết cơ bản của con và việc con hiểu Bộ Giáo luật cho rằng là “được” (xem Điều 934 §1.2). Tuy nhiên, Điều 938 §1 nói rằng Thánh Thể thường “chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện” [con nhấn mạnh]. Ngoài ra, nếu được phép có nhiều hơn một nhà tạm trong cùng một giáo xứ, liệu chỉ có linh mục hay thầy phó tế có thể chuyển Mình Thánh giữa hai nhà tạm khi hoàn cảnh yêu cầu không, hoặc liệu một thừa tác viên ngoại thường (hoặc một cá nhân khác được cha xứ chỉ định) làm việc ấy được không? - J. G., Chaska, Minnesota, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi nghĩ câu trả lời sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Các điều luật được nhắc đến trên đây nói như sau:
“Ðiều 934 §1. Thánh Thể:
“1 / phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;
“2 / có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.
“§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần.
“Ðiều 936. Trong nhà của một Dòng Tu hay trong một nhà đạo đức nào khác, chỉ được lưu trữ Thánh Thể trong nhà thờ hay nhà nguyện chính gắn liền với nhà ấy; tuy nhiên, khi có lý do chính đáng, Bản Quyền có thể cho phép lưu trữ Thánh Thể cả ở trong nhà nguyện khác của cùng một nhà.
“Ðiều 938 §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.
“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.
“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
"§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.
“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Và Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:
“Chỗ lưu giữ Mình Thánh Chúa
“314. Tùy theo cấu trúc của thánh đường và thể theo các tục lệ chính đáng địa phương, Mình Thánh Chúa được lưu giữ trong nhà tạm, nơi phần trang trọng của thánh đường, có dấu nhận biết, có trang trí và thích hợp cho việc cầu nguyện. Theo thói quen, chỉ có một nhà tạm, không thể di chuyển, làm bằng vật liệu vững chắc, không trong suốt, và phải đóng kín để tránh tối đa mọi nguy cơ phạm thánh. Nên làm phép nhà tạm trước khi dùng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong Nghi thức Rôma.
“315. Vì lý do dấu chỉ, không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ.
Do đó, tuỳ theo quyết định của Giám Mục giáo phận, nên đặt nhà tạm:
“a. Hoặc trong cung thánh, ngoài bàn thờ dâng lễ, miễn là tương hợp với hình dáng và nơi chốn, không loại trừ trên bàn thờ cũ không còn được dùng để cử hành.
”b. Hoặc trong một phòng thích hợp cho sự thờ phượng riêng và cầu nguyện của tín hữu, dính liền với nhà thờ và dễ thấy đối với giáo dân” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Hơn nữa, tài liệu "Built of Living Stones” (Dựng xây từ những viên đá sống động) của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cũng cung cấp các chỉ dẫn hữu ích về Nhà tạm:
“Lưu giữ Mình Thánh
“70. Chúa Kitô hiện diện dưới hình Bánh Rượu là một kho báu, mà Giáo Hội đã trân quý và tôn kính qua nhiều thế kỷ. Việc lưu giữ Mình Thánh là nhằm ban đầu cho người bệnh rước lễ, cho những ai không tham dự lễ Chúa Nhật được rước lễ, và như là Của Ăn Đàng (Viaticum) cho người hấp hối. Khi việc yêu mến sự hiện diện của Chúa Kitô dưới hình Bánh Rượu trở nên phát triển hơn, các Kitô hữu mong muốn thông qua cầu nguyện để tỏ lòng tôn kính đối với sự hiện diện liên tục của Chúa Kitô ở giữa họ. Đối với người Công Giáo, sự tôn thờ Thánh Thể có 'một nền tảng vững chắc, đặc biệt bởi vì niềm tin trong sự hiện diện thực sự của Chúa, như hệ quả tự nhiên của nó, có sự diễn tả công khai và bề ngoài cho niềm tin đó'.
“71. Công đồng chung Vatican II đã dẫn Hội Thánh hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sự hiện diện của Chúa trong việc cử hành Thánh lễ và trong Thánh Thể được lưu giữ, và trách nhiệm của các tín hữu là cho kẻ đói ăn và chăm sóc người nghèo khổ. Khi các người đã rửa tội lớn lên để hiểu sự tham gia tích cực của họ vào Thánh lễ, họ sẽ được lôi kéo để dành nhiều thời gian hơn cho cầu nguyện thinh lặng trước Thánh Thể được lưu giữ trong Nhà tạm, và được thôi thúc để sống mối quan hệ của họ trong lòng bác ái tích cực. Khi cầu nguyện tôn kính trước Thánh Thể, các tín hữu dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa Kitô vì hồng ân vô giá đã cứu chuộc họ, và vì lương thực thần linh gìn giữ họ trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây họ học cách yêu mến quyền lợi và trách nhiệm của họ, để tham gia dâng hiến đời sống của mình vào sự hy sinh tuyệt vời của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, và được dẫn dắt đến sự nhìn nhận Chúa Kitô lớn hơn trong họ và trong các người khác, đặc biệt là nơi người nghèo khổ và người túng thiếu. Việc dành một nơi thích hợp cho việc lưu Mình Thánh là sự xem xét nghiêm túc trong bất kỳ dự án nhà cửa hoặc ngôi nhà tân trang nào.
“72. Luật chung của Hội Thánh cung cấp các chuẩn mực liên quan đến Nhà tạm và nơi lưu giữ Mình Thánh, vốn thể hiện tầm quan trọng mà các Kitô hữu đặt ra cho sự hiện diện của Thánh Thể. Bộ Giáo Luật chỉ đạo rằng Thánh Thể được ‘đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện’. Bộ Giáo luật nói thường chỉ có ‘một nhà tạm’ trong nhà thờ. Nhà tạm này là phải xứng đáng với Thánh Thể - được thiết kế đẹp và hài hòa với lối trang trí tổng thể của phần còn lại của nhà thờ. Để tạo sự an toàn cho Thánh Thể, Nhà tạm cần phải là “bất di dịch”, “làm bằng chất liệu vững chắc”, “không nhìn qua được”, và “phải khóa cẩn thận”. Nhà tạm có thể nằm trên một cột hoặc bệ cố định, hoặc nó có thể được gắn vào hoặc dính chặt vào một bức tường. Một ngọn đèn dầu đặc biệt, hoặc một cây nến có sáp, được thắp sáng liên tục gần Nhà tạm, như là một dấu hiệu của sự hiện diện của Chúa Kitô.
“73. Nơi lưu giữ Mình Thánh phải là một không gian dành riêng cho Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, và được thiết kế như thế nào để cho sự chú ý của người cầu nguyện được thu hút đến Nhà tạm, là nơi có sự hiện diện của Chúa. Biểu tượng có thể được chọn từ kho tàng phong phú của ý nghĩa biểu tượng, vốn được liên kết với Thánh Thể.
“Vị trí của Nhà tạm:
“74. Có thể một số không gian là phù hợp cho việc lưu giữ Mình Thánh. Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) nói rằng thật là thích hợp hơn khi “không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ”. Giám mục phải xác định nơi đâu đặt Nhà tạm và đưa ra thêm các hướng dẫn. Giám mục có thể quyết định rằng Nhà tạm được đặt trong cung thánh, tách rời bàn thờ cử hành Thánh lễ, hoặc trong một nhà nguyện riêng thích hợp cho việc chầu Thánh Thể, và cho tín hữu cầu nguyện riêng. Khi quyết định, Giám mục cần xem xét tầm quan trọng khả năng của cộng đoàn về tập trung vào hành động thờ lạy Thánh Thể, lòng mộ đạo của tín hữu, và phong tục của địa phương. Vị trí cũng nên cho phép người ngồi xe lăn và người khuyết tật khác dễ dàng tiếp cận được nữa.
“75. Khi thực thi trách nhiệm của mình cho đời sống phụng vụ của giáo phận, Giám mục giáo phận có thể ban hành thêm các chỉ thị liên quan đến việc lưu giữ Mình Thánh. Trước khi các giáo xứ và các tư vấn phụng vụ của họ bắt đầu nội dung giáo dục và quá trình thảo luận, điều quan trọng là tất cả các người liên quan phải biết rõ các chỉ thị nào, hoặc hướng dẫn đặc biệt nào, mà Giám mục giáo phận đã công bố. Sự giao tiếp tốt ở giai đoạn đầu của quá trình sẽ giúp tránh nhầm lẫn hoặc xung đột giữa các kỳ vọng của giáo xứ, kinh nghiệm của nhà tư vấn và các chỉ thị giáo phận.
“76. Cha xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ, và ủy ban xây dựng nên kiểm tra các nguyên tắc nằm dưới mỗi sự lựa chọn ấy, xem xét các lợi thế phụng vụ của từng khả năng, và phản ánh về tập tục và lòng đạo của giáo dân. Nhiều văn phòng phượng tự giáo phận hỗ trợ giáo xứ bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và thảo luận với giáo xứ. Đây cũng là lĩnh vực mà các nhà tư vấn phụng vụ có thể giúp đỡ nhiều cho giáo xứ.
“Nhà nguyện lưu giữ Mình Thánh
“77. Giám mục giáo phận có thể chỉ đạo giáo xứ lưu giữ Mình Thánh trong một nhà nguyện tách biệt khỏi lòng nhà thờ và cung thánh, nhưng “dính liền với nhà thờ và dễ thấy đối với giáo dân”. Vị trí và thiết kế nhà nguyện này có thể củng cố sự tôn kính, cung cấp sự yên tĩnh và sự tập trung cần thiết cho cầu nguyện cá nhân, và nó cần có ghế quỳ và ghế ngồi cho người đến cầu nguyện.
“78. Một số giáo xứ đã khởi xướng việc chầu Thánh Thể liên tục. Nếu, vì một lý do tốt nào đó, sự đặt Mình Thánh cho việc chầu liên tục phải diễn ra trong một nhà thờ giáo xứ, Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã chỉ đạo rằng việc này phải diễn ra trong một nhà nguyện riêng biệt, 'tách biệt khỏi nhà thờ, sao cho không can thiệp vào các hoạt động bình thường của giáo xứ, hoặc việc cử hành phụng vụ hàng ngày'.
“Nhà tạm trong Cung thánh
“79. Một khu vực đặc biệt có thể được thiết kế trong cung thánh. Cần lập kế hoạch cẩn thận, sao cho vị trí được chọn không thu hút sự chú ý của các tín hữu khi tham dự Thánh lễ, và không chú ý đến các thành phần của Nhà tạm ấy. Ngoài ra, vị trí phải cho phép người ta tập trung vào Nhà tạm cho các thời kỳ cầu nguyện thinh lặng, ngoài giờ tham dự Thánh lễ.
“80. Thông thường, thật là hữu ích khi có một khoảng cách giữa Nhà tạm và Bàn thờ. Khi một Nhà tạm nằm trực tiếp ngay sau bàn thờ, cần cân nhắc việc sử dụng khoảng cách, ánh sáng, hoặc một số thiết bị kiến trúc khác, nhằm tách biệt Nhà tạm và khu vực lưu giữ Mình Thánh, nhưng cho phép Nhà tạm được nhìn thấy rõ ràng bởi cộng đoàn thờ phượng, khi phụng vụ Thánh Thể không được cử hành”.
Vì vậy, rõ ràng là trong hầu hết các trường hợp, chỉ nên có một Nhà tạm trong cùng một nhà thờ.
Tuy nhiên, có thể có các trường hợp ngoại lệ hợp lý, đặc biệt là ở nơi đâu có việc chầu Thánh Thể liên tục, như được nêu trong Số 78 trên đây. Thí dụ, trong Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma, Mình Thánh được lưu cho sự tôn thờ công cộng ở hai địa điểm riêng biệt: Nhà nguyện Thánh Thể, ở đó có sự đặt Mình Thánh hàng ngày và dành riêng cho những ai muốn đến cầu nguyện, và khu vực xung quanh bàn thờ Thánh Giuse ở phía nam, trong khi mở cửa tự do, cũng được cách ly cho việc cầu nguyện, và nơi đó mỗi ngày có ba Thánh lễ được cử hành.
Ngoài trường hợp chầu Thánh Thể liên tục, các nguyên tắc đằng sau Điều 936 của Bộ Giáo luật, vốn đặc biệt nhắc đến các tu viện, cũng có thể dẫn một Giám mục cho phép các địa điểm phụ lưu giữ Mình Thánh, trong khuôn viên của giáo xứ, nếu có lý do chính đáng để biện minh cho việc sử dụng nó.
Thí dụ, nếu một nhà thờ lớn có một nhà nguyện bên cạnh với lối vào riêng từ bên ngoài, và nhà nguyện này là dễ dàng hơn cho việc sưởi ấm hoặc làm mát, cung cấp an ninh hơn và có sự thân tình hơn so với nhà thờ lớn, Giám mục có thể cho phép nó được sử dụng cho các ngày lễ trong tuần và các chuyến thăm, trong khi dành nhà thờ chính cho Thánh Lễ với cộng đoàn đông hơn. Trong trường hợp này, cần hiểu là chúng ta không nói đến nhà nguyện Thánh Thể, vốn phải được nhìn thấy và tiếp cận từ nhà thờ chính.
Ý tưởng tương tự cũng được duy trì cho một nhà thờ nhỏ hoặc nhà nguyện nhỏ trong khuôn viên giáo xứ, nhưng hoàn toàn tách rời khỏi tòa nhà chính.
Về những ai chuyển Mình Thánh từ Nhà tạm này sang Nhà tạm khác, tôi nghĩ rằng Điều 943 của Bộ Giáo luật về sự đặt Mình Thánh Chúa có thể được áp dụng mở rộng hơn.
“Ðiều 943. Thừa tác viên đặt Mình Thánh ra chầu và ban phép lành Thánh Thể là tư tế hay phó tế. Trong những hoàn cảnh riêng, người đã lãnh tác vụ giúp lễ, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ hay một người nào khác được Bản Quyền chỉ định cũng được phép đặt và cất Mình Thánh, nhưng không được ban phép lành; song phải tuân giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, nếu có nhu cầu chuyển Mình Thánh từ Nhà tạm này sang Nhà tạm khác, thì việc này phải được thực hiện bởi một linh mục hoặc thầy phó tế. Chỉ khi một trong các thừa tác viên này không thể thực hiện được, thì cần có một người lãnh tác vụ giúp lễ hoặc một thừa tác viên ngoại thường thực hiện công việc.
Cũng nên nhớ lại rằng, trong Thánh lễ, nhiệm vụ chuyển Mình Thánh đến Nhà Tạm và rời Nhà tạm là luôn luôn được thực hiện bởi thầy phó tế hoặc linh mục, chứ không phải bởi một thừa tác viên ngoại thường. (Zenit.org 24-4-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Giáo xứ có được phép lưu giữ Mình Thánh ở nhiều nhà tạm trong cùng một địa điểm giáo xứ không? Sự hiểu biết cơ bản của con và việc con hiểu Bộ Giáo luật cho rằng là “được” (xem Điều 934 §1.2). Tuy nhiên, Điều 938 §1 nói rằng Thánh Thể thường “chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện” [con nhấn mạnh]. Ngoài ra, nếu được phép có nhiều hơn một nhà tạm trong cùng một giáo xứ, liệu chỉ có linh mục hay thầy phó tế có thể chuyển Mình Thánh giữa hai nhà tạm khi hoàn cảnh yêu cầu không, hoặc liệu một thừa tác viên ngoại thường (hoặc một cá nhân khác được cha xứ chỉ định) làm việc ấy được không? - J. G., Chaska, Minnesota, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi nghĩ câu trả lời sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Các điều luật được nhắc đến trên đây nói như sau:
“Ðiều 934 §1. Thánh Thể:
“1 / phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;
“2 / có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.
“§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần.
“Ðiều 936. Trong nhà của một Dòng Tu hay trong một nhà đạo đức nào khác, chỉ được lưu trữ Thánh Thể trong nhà thờ hay nhà nguyện chính gắn liền với nhà ấy; tuy nhiên, khi có lý do chính đáng, Bản Quyền có thể cho phép lưu trữ Thánh Thể cả ở trong nhà nguyện khác của cùng một nhà.
“Ðiều 938 §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.
“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.
“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
"§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.
“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Và Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:
“Chỗ lưu giữ Mình Thánh Chúa
“314. Tùy theo cấu trúc của thánh đường và thể theo các tục lệ chính đáng địa phương, Mình Thánh Chúa được lưu giữ trong nhà tạm, nơi phần trang trọng của thánh đường, có dấu nhận biết, có trang trí và thích hợp cho việc cầu nguyện. Theo thói quen, chỉ có một nhà tạm, không thể di chuyển, làm bằng vật liệu vững chắc, không trong suốt, và phải đóng kín để tránh tối đa mọi nguy cơ phạm thánh. Nên làm phép nhà tạm trước khi dùng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong Nghi thức Rôma.
“315. Vì lý do dấu chỉ, không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ.
Do đó, tuỳ theo quyết định của Giám Mục giáo phận, nên đặt nhà tạm:
“a. Hoặc trong cung thánh, ngoài bàn thờ dâng lễ, miễn là tương hợp với hình dáng và nơi chốn, không loại trừ trên bàn thờ cũ không còn được dùng để cử hành.
”b. Hoặc trong một phòng thích hợp cho sự thờ phượng riêng và cầu nguyện của tín hữu, dính liền với nhà thờ và dễ thấy đối với giáo dân” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Hơn nữa, tài liệu "Built of Living Stones” (Dựng xây từ những viên đá sống động) của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cũng cung cấp các chỉ dẫn hữu ích về Nhà tạm:
“Lưu giữ Mình Thánh
“70. Chúa Kitô hiện diện dưới hình Bánh Rượu là một kho báu, mà Giáo Hội đã trân quý và tôn kính qua nhiều thế kỷ. Việc lưu giữ Mình Thánh là nhằm ban đầu cho người bệnh rước lễ, cho những ai không tham dự lễ Chúa Nhật được rước lễ, và như là Của Ăn Đàng (Viaticum) cho người hấp hối. Khi việc yêu mến sự hiện diện của Chúa Kitô dưới hình Bánh Rượu trở nên phát triển hơn, các Kitô hữu mong muốn thông qua cầu nguyện để tỏ lòng tôn kính đối với sự hiện diện liên tục của Chúa Kitô ở giữa họ. Đối với người Công Giáo, sự tôn thờ Thánh Thể có 'một nền tảng vững chắc, đặc biệt bởi vì niềm tin trong sự hiện diện thực sự của Chúa, như hệ quả tự nhiên của nó, có sự diễn tả công khai và bề ngoài cho niềm tin đó'.
“71. Công đồng chung Vatican II đã dẫn Hội Thánh hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sự hiện diện của Chúa trong việc cử hành Thánh lễ và trong Thánh Thể được lưu giữ, và trách nhiệm của các tín hữu là cho kẻ đói ăn và chăm sóc người nghèo khổ. Khi các người đã rửa tội lớn lên để hiểu sự tham gia tích cực của họ vào Thánh lễ, họ sẽ được lôi kéo để dành nhiều thời gian hơn cho cầu nguyện thinh lặng trước Thánh Thể được lưu giữ trong Nhà tạm, và được thôi thúc để sống mối quan hệ của họ trong lòng bác ái tích cực. Khi cầu nguyện tôn kính trước Thánh Thể, các tín hữu dâng lời chúc tụng ngợi khen Chúa Kitô vì hồng ân vô giá đã cứu chuộc họ, và vì lương thực thần linh gìn giữ họ trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây họ học cách yêu mến quyền lợi và trách nhiệm của họ, để tham gia dâng hiến đời sống của mình vào sự hy sinh tuyệt vời của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, và được dẫn dắt đến sự nhìn nhận Chúa Kitô lớn hơn trong họ và trong các người khác, đặc biệt là nơi người nghèo khổ và người túng thiếu. Việc dành một nơi thích hợp cho việc lưu Mình Thánh là sự xem xét nghiêm túc trong bất kỳ dự án nhà cửa hoặc ngôi nhà tân trang nào.
“72. Luật chung của Hội Thánh cung cấp các chuẩn mực liên quan đến Nhà tạm và nơi lưu giữ Mình Thánh, vốn thể hiện tầm quan trọng mà các Kitô hữu đặt ra cho sự hiện diện của Thánh Thể. Bộ Giáo Luật chỉ đạo rằng Thánh Thể được ‘đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện’. Bộ Giáo luật nói thường chỉ có ‘một nhà tạm’ trong nhà thờ. Nhà tạm này là phải xứng đáng với Thánh Thể - được thiết kế đẹp và hài hòa với lối trang trí tổng thể của phần còn lại của nhà thờ. Để tạo sự an toàn cho Thánh Thể, Nhà tạm cần phải là “bất di dịch”, “làm bằng chất liệu vững chắc”, “không nhìn qua được”, và “phải khóa cẩn thận”. Nhà tạm có thể nằm trên một cột hoặc bệ cố định, hoặc nó có thể được gắn vào hoặc dính chặt vào một bức tường. Một ngọn đèn dầu đặc biệt, hoặc một cây nến có sáp, được thắp sáng liên tục gần Nhà tạm, như là một dấu hiệu của sự hiện diện của Chúa Kitô.
“73. Nơi lưu giữ Mình Thánh phải là một không gian dành riêng cho Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, và được thiết kế như thế nào để cho sự chú ý của người cầu nguyện được thu hút đến Nhà tạm, là nơi có sự hiện diện của Chúa. Biểu tượng có thể được chọn từ kho tàng phong phú của ý nghĩa biểu tượng, vốn được liên kết với Thánh Thể.
“Vị trí của Nhà tạm:
“74. Có thể một số không gian là phù hợp cho việc lưu giữ Mình Thánh. Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) nói rằng thật là thích hợp hơn khi “không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ”. Giám mục phải xác định nơi đâu đặt Nhà tạm và đưa ra thêm các hướng dẫn. Giám mục có thể quyết định rằng Nhà tạm được đặt trong cung thánh, tách rời bàn thờ cử hành Thánh lễ, hoặc trong một nhà nguyện riêng thích hợp cho việc chầu Thánh Thể, và cho tín hữu cầu nguyện riêng. Khi quyết định, Giám mục cần xem xét tầm quan trọng khả năng của cộng đoàn về tập trung vào hành động thờ lạy Thánh Thể, lòng mộ đạo của tín hữu, và phong tục của địa phương. Vị trí cũng nên cho phép người ngồi xe lăn và người khuyết tật khác dễ dàng tiếp cận được nữa.
“75. Khi thực thi trách nhiệm của mình cho đời sống phụng vụ của giáo phận, Giám mục giáo phận có thể ban hành thêm các chỉ thị liên quan đến việc lưu giữ Mình Thánh. Trước khi các giáo xứ và các tư vấn phụng vụ của họ bắt đầu nội dung giáo dục và quá trình thảo luận, điều quan trọng là tất cả các người liên quan phải biết rõ các chỉ thị nào, hoặc hướng dẫn đặc biệt nào, mà Giám mục giáo phận đã công bố. Sự giao tiếp tốt ở giai đoạn đầu của quá trình sẽ giúp tránh nhầm lẫn hoặc xung đột giữa các kỳ vọng của giáo xứ, kinh nghiệm của nhà tư vấn và các chỉ thị giáo phận.
“76. Cha xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ, và ủy ban xây dựng nên kiểm tra các nguyên tắc nằm dưới mỗi sự lựa chọn ấy, xem xét các lợi thế phụng vụ của từng khả năng, và phản ánh về tập tục và lòng đạo của giáo dân. Nhiều văn phòng phượng tự giáo phận hỗ trợ giáo xứ bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và thảo luận với giáo xứ. Đây cũng là lĩnh vực mà các nhà tư vấn phụng vụ có thể giúp đỡ nhiều cho giáo xứ.
“Nhà nguyện lưu giữ Mình Thánh
“77. Giám mục giáo phận có thể chỉ đạo giáo xứ lưu giữ Mình Thánh trong một nhà nguyện tách biệt khỏi lòng nhà thờ và cung thánh, nhưng “dính liền với nhà thờ và dễ thấy đối với giáo dân”. Vị trí và thiết kế nhà nguyện này có thể củng cố sự tôn kính, cung cấp sự yên tĩnh và sự tập trung cần thiết cho cầu nguyện cá nhân, và nó cần có ghế quỳ và ghế ngồi cho người đến cầu nguyện.
“78. Một số giáo xứ đã khởi xướng việc chầu Thánh Thể liên tục. Nếu, vì một lý do tốt nào đó, sự đặt Mình Thánh cho việc chầu liên tục phải diễn ra trong một nhà thờ giáo xứ, Thánh Bộ Phượng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã chỉ đạo rằng việc này phải diễn ra trong một nhà nguyện riêng biệt, 'tách biệt khỏi nhà thờ, sao cho không can thiệp vào các hoạt động bình thường của giáo xứ, hoặc việc cử hành phụng vụ hàng ngày'.
“Nhà tạm trong Cung thánh
“79. Một khu vực đặc biệt có thể được thiết kế trong cung thánh. Cần lập kế hoạch cẩn thận, sao cho vị trí được chọn không thu hút sự chú ý của các tín hữu khi tham dự Thánh lễ, và không chú ý đến các thành phần của Nhà tạm ấy. Ngoài ra, vị trí phải cho phép người ta tập trung vào Nhà tạm cho các thời kỳ cầu nguyện thinh lặng, ngoài giờ tham dự Thánh lễ.
“80. Thông thường, thật là hữu ích khi có một khoảng cách giữa Nhà tạm và Bàn thờ. Khi một Nhà tạm nằm trực tiếp ngay sau bàn thờ, cần cân nhắc việc sử dụng khoảng cách, ánh sáng, hoặc một số thiết bị kiến trúc khác, nhằm tách biệt Nhà tạm và khu vực lưu giữ Mình Thánh, nhưng cho phép Nhà tạm được nhìn thấy rõ ràng bởi cộng đoàn thờ phượng, khi phụng vụ Thánh Thể không được cử hành”.
Vì vậy, rõ ràng là trong hầu hết các trường hợp, chỉ nên có một Nhà tạm trong cùng một nhà thờ.
Tuy nhiên, có thể có các trường hợp ngoại lệ hợp lý, đặc biệt là ở nơi đâu có việc chầu Thánh Thể liên tục, như được nêu trong Số 78 trên đây. Thí dụ, trong Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma, Mình Thánh được lưu cho sự tôn thờ công cộng ở hai địa điểm riêng biệt: Nhà nguyện Thánh Thể, ở đó có sự đặt Mình Thánh hàng ngày và dành riêng cho những ai muốn đến cầu nguyện, và khu vực xung quanh bàn thờ Thánh Giuse ở phía nam, trong khi mở cửa tự do, cũng được cách ly cho việc cầu nguyện, và nơi đó mỗi ngày có ba Thánh lễ được cử hành.
Ngoài trường hợp chầu Thánh Thể liên tục, các nguyên tắc đằng sau Điều 936 của Bộ Giáo luật, vốn đặc biệt nhắc đến các tu viện, cũng có thể dẫn một Giám mục cho phép các địa điểm phụ lưu giữ Mình Thánh, trong khuôn viên của giáo xứ, nếu có lý do chính đáng để biện minh cho việc sử dụng nó.
Thí dụ, nếu một nhà thờ lớn có một nhà nguyện bên cạnh với lối vào riêng từ bên ngoài, và nhà nguyện này là dễ dàng hơn cho việc sưởi ấm hoặc làm mát, cung cấp an ninh hơn và có sự thân tình hơn so với nhà thờ lớn, Giám mục có thể cho phép nó được sử dụng cho các ngày lễ trong tuần và các chuyến thăm, trong khi dành nhà thờ chính cho Thánh Lễ với cộng đoàn đông hơn. Trong trường hợp này, cần hiểu là chúng ta không nói đến nhà nguyện Thánh Thể, vốn phải được nhìn thấy và tiếp cận từ nhà thờ chính.
Ý tưởng tương tự cũng được duy trì cho một nhà thờ nhỏ hoặc nhà nguyện nhỏ trong khuôn viên giáo xứ, nhưng hoàn toàn tách rời khỏi tòa nhà chính.
Về những ai chuyển Mình Thánh từ Nhà tạm này sang Nhà tạm khác, tôi nghĩ rằng Điều 943 của Bộ Giáo luật về sự đặt Mình Thánh Chúa có thể được áp dụng mở rộng hơn.
“Ðiều 943. Thừa tác viên đặt Mình Thánh ra chầu và ban phép lành Thánh Thể là tư tế hay phó tế. Trong những hoàn cảnh riêng, người đã lãnh tác vụ giúp lễ, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ hay một người nào khác được Bản Quyền chỉ định cũng được phép đặt và cất Mình Thánh, nhưng không được ban phép lành; song phải tuân giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, nếu có nhu cầu chuyển Mình Thánh từ Nhà tạm này sang Nhà tạm khác, thì việc này phải được thực hiện bởi một linh mục hoặc thầy phó tế. Chỉ khi một trong các thừa tác viên này không thể thực hiện được, thì cần có một người lãnh tác vụ giúp lễ hoặc một thừa tác viên ngoại thường thực hiện công việc.
Cũng nên nhớ lại rằng, trong Thánh lễ, nhiệm vụ chuyển Mình Thánh đến Nhà Tạm và rời Nhà tạm là luôn luôn được thực hiện bởi thầy phó tế hoặc linh mục, chứ không phải bởi một thừa tác viên ngoại thường. (Zenit.org 24-4-2018)
Nguyễn Trọng Đa