Suy Niệm Tuần Thánh
Khởi đi từ ý tưởng của Đức Thánh Cha Clemente IX, công trình Các Thiên Thần trong cuộc Thương Khó Chúa Giêsu được thực hiện vào năm 1668 và được đặt trên cầu Lâu đài Thiên Thần với mục đích nhắc nhớ các chặng đường thánh giá trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Các tác phẩm được thể hiện sao cho khi khách hành hương tiến về Đền thờ Thánh Phêrô, có thể chiêm ngắm và suy niệm về những sự thương khó của Đấng Cứu Thế.
Công trình do Gian Lorenzo Bernini phác thảo và bản thân ông chỉ hoàn thảnh được hai trong số mười bức tượng đặc biệt này, số còn lại được các học trò của ông thực hiện.
Trước khi bước vào cuộc thương khó, Chúa Giêsu đã cầu nguyện tại vườn Cây Dầu. Phúc Âm thánh Luca kể: “Chúa Giêsu quỳ gối cầu nguyện rằng: ‘Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha’. Bấy giờ có thiên thần từ trời hiện đến thêm sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22,41-44). Chúa Giêsu đã nhận được sức mạnh từ Chúa Cha, trong đêm hãi hùng đó, để bước vào cuộc thương khó đầy khổ đau, với niềm tin phó thác vào Chúa Cha.
Thánh sử Luca không ghi lại quí danh của vị thiên thần ấy. Có lẽ vị thiên thần đó chính là hiện thân của vô vàn những người biết cảm thông, giúp đỡ và an ủi những ai gặp hoạn nạn đau khổ trong cuộc đời này như những “thiên thần đặc biệt” an ủi Chúa Giêsu trên đường khổ giá.
1. Bà Vêrônica
Trên con đường khổ giá, Chúa Giêsu lê bước, thở hổn hển. Nhưng ánh quang rạng ngời trên khuôn mặt Ngài vẫn nguyên vẹn. Những vết thương không làm lu mờ vẻ đẹp của Ngài. Khuôn mặt Ngài như bụi gai cháy đỏ, khi càng bị xúc phạm, thì càng chiếu tỏ ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vẫn tiến bước, không dừng lại, không ngoái nhìn đàng sau. Ngài đối diện với đau thương.
Có một thiên thần thương xót, đó là một phụ nữ, có thể bà là một người nhà quê bán trái cây bên lề đường. Khi toán lính Rôma hung hãn điệu Đức Giêsu vác thập giá đi qua. Nhìn nạn nhân mặt mày bầm tím, mồ hôi và máu me gần như che lấp hoàn toàn đôi mắt, bà xót xa nên đã chạy lách qua quân lính, cởi vội chiếc khăn trắng che đầu, tiến tới lau mặt cho Đức Giêsu. Đó là bà Verônia, một phụ nữ dịu hiền. Bà đã làm rung động được Đức Giêsu dịu dàng, cảm nhận được chút gì trong ánh quang của Ngài, không những để thoa dịu nhưng còn để dự phần vào sự đau khổ của Ngài.
Bà Verônica được tôn kính trong lịch sử Giáo Hội như một vị Thánh. Ngài không phải là một vị Thánh được tuyên phong theo các thủ tục như chúng ta áp dụng theo luật Giáo Hội ngày nay nhưng được tập thể tín hữu sùng mộ như những vị thánh khác trong các thế kỷ đầu lịch sử Giáo Hội. Về tiểu sử của ngài cũng không có tài liệu lịch sử chắc chắn mà chỉ dựa trên truyền tụng, truyền thuyết khác nhau. Có người đồng hóa Thánh Verônica với bà Matta chị của Maria và Lazarô, người khác thì lại cho ngài là vợ của ông Giakêu. Truyền thuyết khá phổ thông là đồng hóa Thánh Verônica với người đàn bà loạn huyết được Chúa chữa cho khỏi nhờ sự động chạm đến gấu áo của Chúa được kể lại trong Phúc Âm (Mt 9,20-2; Mc 5,25-34; Lc 8, 43-48). Theo truyền thuyết, sau này Thánh Verônica từ Giêrusalem đã gặp Chúa Giêsu trên "đường Thánh Giá" tiến tới đỉnh đồi Canvê. Khi Thánh Nữ lau mặt Chúa Giêsu với chiếc khăn trùm đầu của mình thì hình khuôn mặt của Ngài đã in ấn trên khăn ấy. Biến cố này đã được tưởng nhớ trong Chặng Đàng Thánh Giá (nơi thứ sáu). Theo một truyền thuyết khác, chiếc khăn này đã được Verônica trao cho Hoàng Đế Rôma tên là Tiberius. Qua tấm khăn này Chúa đã thực hiện nhiều phép lạ cho kẻ mù được sáng, cho kẻ chết sống lại. Chính tên chỉ Thánh Nữ cũng do chữ Latin "Vera" có nghĩa là "thật" và tiếng Hylạp "Icon" có nghĩa là "hình ảnh".
Thánh Verônica không được ghi trong lịch phụng vụ của Giáo Hội sau Vatican II nhưng có những truyền thống đã kính nhớ Thánh Nữ vào ngày 12 tháng 7 hay theo truyền thống khác, vào ngày Thứ Ba trước Lễ Tro.
Thánh Verônica còn được những nhiếp ảnh gia và những người làm nghề giặt ủi nhận làm bổn mạng.
Trong Giáo Hội còn có vị Thánh cũng có tên là Verônica, với tên đầy đủ là Veronica Giuliani, người Ý. Thánh Nữ được in năm dấu Thánh. Thánh Nữ đã được phong thánh năm 1839, lễ kính ngày 10 tháng 7. (Lm. Phi Quang).
2. Simon Kyrênê
Vị thiên thần thương xót thứ hai trên đường thập giá được ghi rõ danh xưng trong Phúc âm Nhất lãm (Lc 23,26; Mt 27,32; Mc 15,21), đó là bác nông phu Simon, quê ở làng Kyrinê: “Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrinê… Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Chúa Giêsu” (Mc 15,21).
Đồi Canvê vẫn còn quá xa với sức lực đang dần cạn kiệt nơi thân thể đầy thương tích. Chúa Giêsu đã quá yếu nhọc, từng bước chân trở nên chập choạng và chênh vênh, tưởng chừng như thập giá mỗi lúc mỗi nặng thêm. Quân lính giận dữ, quát tháo vì sự chậm chạp của ông Giêsu “kẻ tử tù”. Toán lính muốn kết thúc hành trình đóng đinh Đức Giêsu sao cho nhanh chóng.
Thật là dịp may cho toán lính nhưng lại là thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa khi ông Simon đang đi ra. Không chần chừ, toán lính bắt ông vác thập giá cùng Đức Giêsu. Tình cờ, ông Simon đi qua đó. Nhưng điều này trở thành một thời khắc quyết định trong cuộc đời của ông. Ông từ ngoài đồng trở về. Một người lao động lam lũ và khỏe mạnh. Vì thế, ông bị buộc vác thập giá của Chúa Giêsu, người bị kết án tử hình ô nhục. Cuộc gặp gỡ tình cờ này dẫn đến một quyết định đổi đời để ông đi theo Chúa, vác lấy thập giá mỗi ngày và từ bỏ chính mình.
Là một người vô danh, nhưng ông đã có một vị trí độc nhất mà không ai có được. Ông là người duy nhất vác thánh giá Chúa Giêsu, người duy nhất ở bên cạnh Ngài trong cuộc Khổ nạn. Vì thế, ngoài Đức Maria đứng dưới chân thập giá, ông là người tham dự vào biến cố quan trọng nhất trong lịch sử: đó là con đường thập giá mà Thiên Chúa đã dùng để đem lại sự sống đời đời cho tất cả những ai bước theo Chúa Giêsu. Trong giờ phút thử thách tột cùng, Thiên Chúa cần đến một người. Và vô tình đi ngang qua đó, ông đã trở thành người môn đệ của Chúa Giêsu. Dù chưa được biết Ngài, ông đã đáp trả lời mời gọi của Đấng đã nói: “Ai muốn làm môn đệ ta, thì hãy vác thánh giá mà theo ta”.
Ông Simon đồng hành với người bị kết án, bị bỏ rơi. Ông là bạn đồng hành của những người cần được giúp đỡ, những người nghèo nhất, những người bị xã hội loại trừ.
Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II uỷ thác viết bài suy ngắm các Chặng đàng Thánh giá tại Cổ Trường Colosseum vào tối thứ Sáu Tuần Thánh (24-3-2005), đã viết về chặng thứ năm. Ngài suy ngắm: “Ông Simon người Kyrênê trên con đường trở về nhà ông từ công sở, khi ông bất chợt thấy đoàn diễu hành buồn rầu của những người bị lên án, đối với ông có lẽ đó là một cảnh tượng thông thường. Quân lính bức hiếp một người lao nhọc này từ vùng nông thôn để vác cây Thập giá trên chính vai của mình. Ông phải nghĩ tới khó chịu như thế nào khi chợt bắt gặp số phận những người bị lên án ! Ông làm những gì ông phải làm nhưng một cách miễn cưỡng. Đáng chú ý thay tác giả Tin Mừng Maccô không những nói tên của ông mà còn nói tên đến hai con của ông nữa, được biết họ là những người Kitô hữu và là thành viên trong cộng đoàn (x. Mc 15,21). Từ lúc bất chợt nầy đức tin được sinh ra. Đi bên cạnh Chúa Giêsu và chia sẻ gánh nặng của cây thánh giá, người Kyrênê đến để thấy rằng đó là một hồng ân để đồng hành với Chúa chịu đóng đinh và giúp đỡ Người. Mầu nhiệm của Chúa Giêsu, thầm lặng và chịu đau khổ đã đánh động tâm hồn ông. Chúa Giêsu là Đấng mà một mình tình yêu Thiên Chúa có thể cứu độ tất cả nhân loại, muốn chúng ta chia sẻ Thánh giá Người để chúng ta có thể hoàn tất những gì còn thiếu sót trong sự đau khổ của Người (x. Cl 1,24).
3. Những người phụ nữ
Những vị thiên thần thứ ba là đám đông dân chúng, mà đại đa số là phụ nữ Giêrusalem than khóc (Lc 23,27-31), đã đi theo đoàn lính áp tải Đức Giêsu. Họ than khóc rất thảm thương cho số phận cực khổ và oan trái của một Người mà họ hết sức ngưỡng mộ, vì đã làm ơn làm phúc cho họ rất nhiều.
Con đường dẫn tới đồi Golgotha đông nghẹt người: nào là những kẻ tò mò và những kẻ thù ghét. Nhưng cũng có những tâm hồn chân thành, những người đã chịu ơn Chúa, đặc biệt những người phụ nữ, có lẽ là các thành viên của một hội đoàn chuyên an ủi và thương tiếc những người hấp hối và những tử tội.
Trong cuộc đời trần thế của mình, Chúa Giêsu đã vượt qua những ước lệ và thành kiến và rất nhiều người đặc biệt một số những người nữ cảm phục Ngài. Ngài hoán cải họ, ban ơn cho họ, lắng nghe những khó khăn trăn trở của họ…Từ cơn sốt của bà nhạc ông Phêrô tới nổi đau mất con của bà góa thành Naim, của người phụ nữ sám hối lấy tóc lau chân Chúa cho tới những đau khổ của Maria Mađalêna, từ tình quí mến của Matta và Maria cho đến những khổ lụy của người phụ nữ mắc bệnh băng huyết,từ con gái của ông Giairô cho tới bà cụ lưng còng, từ người phụ nữ thượng lưu Giôanna, vợ ông Chuza, tới bà góa nghèo và những gương mặt cảm thương của những người nữ theo Ngài trên đường Thập giá.
Chúa Giêsu còn được những trái tim đồng cảm, nhiều người phụ nữ cảm thương với Ngài để được Ngài ủi an trước những khổ đau của phận người, trước những bất công của chiến tranh, hận thù và chết chóc… Những người phụ nữ tốt lành tại Giêrusalem cũng như những người giàu lòng xót thương biểu tượng vẻ đẹp cao qúi của con tim biết đồng cảm và xót thương. Chắc rằng không bao giờ người ta sẽ được biết danh tính của các vị thiên thần xót thương này. Họ mãi mãi là những giọt nước mắt, là những lời than van thổn thức, chuyền thông sức an ủi cho những ai gặp hoạn nạn trên đường đời. Họ cũng là những đoàn người biểu tình chống chiến tranh, chống tra tấn, chống phá thai, chống tái võ trang và chống độc tài... trên khắp thế giới hiện nay.
4. Đức Maria, Maria Magdalena và Gioan
Vị thiên thần thứ tư trên đường thập giá cũng không phải là một cá nhân mà là những người thân thương nhất của Đức Giêsu. Đó là Mẹ Maria, cô Maria Magdalena và môn đệ Gioan. Những vị này đứng sát cạnh thập giá, khi Đức Giêsu bị đóng đinh và treo trên thập giá. Sự gần kề của những vị thiên thần xót thương này đã là niềm an ủi lớn lao cho Đức Giêsu trong giờ sau hết của Người. Chính lúc phải đương đầu với tử thần, Người thấy mình cô đơn vô cùng, nên đã thốt lên với Đức Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con sao Ngài bỏ rơi con?!” (Mt 27,46). Nhưng rồi cảm nhận được niềm an ủi từ những tâm hồn tràn đầy thương mến đứng dưới chân Thập giá, Đức Giêsu đã gặp lại được gương mặt trìu mến của Chúa Cha, và Người đã tìm lại được sự bình an, để phó thác trọn vẹn đời mình cho Thiên Chúa: Lời nói cuối cùng của Người là “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha!”(Lc 23,46).
Nhà bác học Pascal viết rằng: cho đến ngày tận thế, Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục đi trên con đường thập giá, bởi vì Người đã đồng hóa mình với mỗi con người sinh ra trên trần gian. Bao lâu còn nhân loại trên trần thế thì còn có khổ đau. Chính vì vậy, sẽ còn muôn vàn thiên thần thương xót được Thiên Chúa gửi tới, để thuyên chữa các vết thương lòng và lau khô những đại dương nước mắt cho nhân loại. Có một điều chắc chắn là, Thiên Chúa trao cho mỗi người chúng ta sứ mạng trở nên một thiên thần xót thương cho tha nhân. Biết được như vậy và sống được như vậy, thì thật là diễm phúc cho nhân loại biết bao!. “Hạnh phúc thay ai biết thương người, vì chính họ sẽ được Thiên Chúa xót thương„! (Mt 5,7). Tấm lòng thương xót có mãnh lực chuyển hóa khổ đau thành an lạc, biến thập giá oan trái thành Thánh giá cứu đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con noi gương bà Vêrônica, ông Simon và tất cả các thiên thần thương xót khác trên đường Thập giá của Chúa, để con biết cảm thông với những người gặp rủi ro hoạn nạn, để con biết an ủi và nâng đỡ họ. Xin cho con biết quên mình, để vác đỡ gánh nặng cho người khác. Như vậy là con thắp lên ánh sáng Phục Sinh cho đời họ và cho chính đời của con nữa. Amen.
Khởi đi từ ý tưởng của Đức Thánh Cha Clemente IX, công trình Các Thiên Thần trong cuộc Thương Khó Chúa Giêsu được thực hiện vào năm 1668 và được đặt trên cầu Lâu đài Thiên Thần với mục đích nhắc nhớ các chặng đường thánh giá trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Các tác phẩm được thể hiện sao cho khi khách hành hương tiến về Đền thờ Thánh Phêrô, có thể chiêm ngắm và suy niệm về những sự thương khó của Đấng Cứu Thế.
Công trình do Gian Lorenzo Bernini phác thảo và bản thân ông chỉ hoàn thảnh được hai trong số mười bức tượng đặc biệt này, số còn lại được các học trò của ông thực hiện.
Trước khi bước vào cuộc thương khó, Chúa Giêsu đã cầu nguyện tại vườn Cây Dầu. Phúc Âm thánh Luca kể: “Chúa Giêsu quỳ gối cầu nguyện rằng: ‘Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha’. Bấy giờ có thiên thần từ trời hiện đến thêm sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22,41-44). Chúa Giêsu đã nhận được sức mạnh từ Chúa Cha, trong đêm hãi hùng đó, để bước vào cuộc thương khó đầy khổ đau, với niềm tin phó thác vào Chúa Cha.
Thánh sử Luca không ghi lại quí danh của vị thiên thần ấy. Có lẽ vị thiên thần đó chính là hiện thân của vô vàn những người biết cảm thông, giúp đỡ và an ủi những ai gặp hoạn nạn đau khổ trong cuộc đời này như những “thiên thần đặc biệt” an ủi Chúa Giêsu trên đường khổ giá.
1. Bà Vêrônica
Trên con đường khổ giá, Chúa Giêsu lê bước, thở hổn hển. Nhưng ánh quang rạng ngời trên khuôn mặt Ngài vẫn nguyên vẹn. Những vết thương không làm lu mờ vẻ đẹp của Ngài. Khuôn mặt Ngài như bụi gai cháy đỏ, khi càng bị xúc phạm, thì càng chiếu tỏ ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vẫn tiến bước, không dừng lại, không ngoái nhìn đàng sau. Ngài đối diện với đau thương.
Có một thiên thần thương xót, đó là một phụ nữ, có thể bà là một người nhà quê bán trái cây bên lề đường. Khi toán lính Rôma hung hãn điệu Đức Giêsu vác thập giá đi qua. Nhìn nạn nhân mặt mày bầm tím, mồ hôi và máu me gần như che lấp hoàn toàn đôi mắt, bà xót xa nên đã chạy lách qua quân lính, cởi vội chiếc khăn trắng che đầu, tiến tới lau mặt cho Đức Giêsu. Đó là bà Verônia, một phụ nữ dịu hiền. Bà đã làm rung động được Đức Giêsu dịu dàng, cảm nhận được chút gì trong ánh quang của Ngài, không những để thoa dịu nhưng còn để dự phần vào sự đau khổ của Ngài.
Bà Verônica được tôn kính trong lịch sử Giáo Hội như một vị Thánh. Ngài không phải là một vị Thánh được tuyên phong theo các thủ tục như chúng ta áp dụng theo luật Giáo Hội ngày nay nhưng được tập thể tín hữu sùng mộ như những vị thánh khác trong các thế kỷ đầu lịch sử Giáo Hội. Về tiểu sử của ngài cũng không có tài liệu lịch sử chắc chắn mà chỉ dựa trên truyền tụng, truyền thuyết khác nhau. Có người đồng hóa Thánh Verônica với bà Matta chị của Maria và Lazarô, người khác thì lại cho ngài là vợ của ông Giakêu. Truyền thuyết khá phổ thông là đồng hóa Thánh Verônica với người đàn bà loạn huyết được Chúa chữa cho khỏi nhờ sự động chạm đến gấu áo của Chúa được kể lại trong Phúc Âm (Mt 9,20-2; Mc 5,25-34; Lc 8, 43-48). Theo truyền thuyết, sau này Thánh Verônica từ Giêrusalem đã gặp Chúa Giêsu trên "đường Thánh Giá" tiến tới đỉnh đồi Canvê. Khi Thánh Nữ lau mặt Chúa Giêsu với chiếc khăn trùm đầu của mình thì hình khuôn mặt của Ngài đã in ấn trên khăn ấy. Biến cố này đã được tưởng nhớ trong Chặng Đàng Thánh Giá (nơi thứ sáu). Theo một truyền thuyết khác, chiếc khăn này đã được Verônica trao cho Hoàng Đế Rôma tên là Tiberius. Qua tấm khăn này Chúa đã thực hiện nhiều phép lạ cho kẻ mù được sáng, cho kẻ chết sống lại. Chính tên chỉ Thánh Nữ cũng do chữ Latin "Vera" có nghĩa là "thật" và tiếng Hylạp "Icon" có nghĩa là "hình ảnh".
Thánh Verônica không được ghi trong lịch phụng vụ của Giáo Hội sau Vatican II nhưng có những truyền thống đã kính nhớ Thánh Nữ vào ngày 12 tháng 7 hay theo truyền thống khác, vào ngày Thứ Ba trước Lễ Tro.
Thánh Verônica còn được những nhiếp ảnh gia và những người làm nghề giặt ủi nhận làm bổn mạng.
Trong Giáo Hội còn có vị Thánh cũng có tên là Verônica, với tên đầy đủ là Veronica Giuliani, người Ý. Thánh Nữ được in năm dấu Thánh. Thánh Nữ đã được phong thánh năm 1839, lễ kính ngày 10 tháng 7. (Lm. Phi Quang).
2. Simon Kyrênê
Vị thiên thần thương xót thứ hai trên đường thập giá được ghi rõ danh xưng trong Phúc âm Nhất lãm (Lc 23,26; Mt 27,32; Mc 15,21), đó là bác nông phu Simon, quê ở làng Kyrinê: “Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simon, gốc Kyrinê… Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Chúa Giêsu” (Mc 15,21).
Đồi Canvê vẫn còn quá xa với sức lực đang dần cạn kiệt nơi thân thể đầy thương tích. Chúa Giêsu đã quá yếu nhọc, từng bước chân trở nên chập choạng và chênh vênh, tưởng chừng như thập giá mỗi lúc mỗi nặng thêm. Quân lính giận dữ, quát tháo vì sự chậm chạp của ông Giêsu “kẻ tử tù”. Toán lính muốn kết thúc hành trình đóng đinh Đức Giêsu sao cho nhanh chóng.
Thật là dịp may cho toán lính nhưng lại là thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa khi ông Simon đang đi ra. Không chần chừ, toán lính bắt ông vác thập giá cùng Đức Giêsu. Tình cờ, ông Simon đi qua đó. Nhưng điều này trở thành một thời khắc quyết định trong cuộc đời của ông. Ông từ ngoài đồng trở về. Một người lao động lam lũ và khỏe mạnh. Vì thế, ông bị buộc vác thập giá của Chúa Giêsu, người bị kết án tử hình ô nhục. Cuộc gặp gỡ tình cờ này dẫn đến một quyết định đổi đời để ông đi theo Chúa, vác lấy thập giá mỗi ngày và từ bỏ chính mình.
Là một người vô danh, nhưng ông đã có một vị trí độc nhất mà không ai có được. Ông là người duy nhất vác thánh giá Chúa Giêsu, người duy nhất ở bên cạnh Ngài trong cuộc Khổ nạn. Vì thế, ngoài Đức Maria đứng dưới chân thập giá, ông là người tham dự vào biến cố quan trọng nhất trong lịch sử: đó là con đường thập giá mà Thiên Chúa đã dùng để đem lại sự sống đời đời cho tất cả những ai bước theo Chúa Giêsu. Trong giờ phút thử thách tột cùng, Thiên Chúa cần đến một người. Và vô tình đi ngang qua đó, ông đã trở thành người môn đệ của Chúa Giêsu. Dù chưa được biết Ngài, ông đã đáp trả lời mời gọi của Đấng đã nói: “Ai muốn làm môn đệ ta, thì hãy vác thánh giá mà theo ta”.
Ông Simon đồng hành với người bị kết án, bị bỏ rơi. Ông là bạn đồng hành của những người cần được giúp đỡ, những người nghèo nhất, những người bị xã hội loại trừ.
Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II uỷ thác viết bài suy ngắm các Chặng đàng Thánh giá tại Cổ Trường Colosseum vào tối thứ Sáu Tuần Thánh (24-3-2005), đã viết về chặng thứ năm. Ngài suy ngắm: “Ông Simon người Kyrênê trên con đường trở về nhà ông từ công sở, khi ông bất chợt thấy đoàn diễu hành buồn rầu của những người bị lên án, đối với ông có lẽ đó là một cảnh tượng thông thường. Quân lính bức hiếp một người lao nhọc này từ vùng nông thôn để vác cây Thập giá trên chính vai của mình. Ông phải nghĩ tới khó chịu như thế nào khi chợt bắt gặp số phận những người bị lên án ! Ông làm những gì ông phải làm nhưng một cách miễn cưỡng. Đáng chú ý thay tác giả Tin Mừng Maccô không những nói tên của ông mà còn nói tên đến hai con của ông nữa, được biết họ là những người Kitô hữu và là thành viên trong cộng đoàn (x. Mc 15,21). Từ lúc bất chợt nầy đức tin được sinh ra. Đi bên cạnh Chúa Giêsu và chia sẻ gánh nặng của cây thánh giá, người Kyrênê đến để thấy rằng đó là một hồng ân để đồng hành với Chúa chịu đóng đinh và giúp đỡ Người. Mầu nhiệm của Chúa Giêsu, thầm lặng và chịu đau khổ đã đánh động tâm hồn ông. Chúa Giêsu là Đấng mà một mình tình yêu Thiên Chúa có thể cứu độ tất cả nhân loại, muốn chúng ta chia sẻ Thánh giá Người để chúng ta có thể hoàn tất những gì còn thiếu sót trong sự đau khổ của Người (x. Cl 1,24).
3. Những người phụ nữ
Những vị thiên thần thứ ba là đám đông dân chúng, mà đại đa số là phụ nữ Giêrusalem than khóc (Lc 23,27-31), đã đi theo đoàn lính áp tải Đức Giêsu. Họ than khóc rất thảm thương cho số phận cực khổ và oan trái của một Người mà họ hết sức ngưỡng mộ, vì đã làm ơn làm phúc cho họ rất nhiều.
Con đường dẫn tới đồi Golgotha đông nghẹt người: nào là những kẻ tò mò và những kẻ thù ghét. Nhưng cũng có những tâm hồn chân thành, những người đã chịu ơn Chúa, đặc biệt những người phụ nữ, có lẽ là các thành viên của một hội đoàn chuyên an ủi và thương tiếc những người hấp hối và những tử tội.
Trong cuộc đời trần thế của mình, Chúa Giêsu đã vượt qua những ước lệ và thành kiến và rất nhiều người đặc biệt một số những người nữ cảm phục Ngài. Ngài hoán cải họ, ban ơn cho họ, lắng nghe những khó khăn trăn trở của họ…Từ cơn sốt của bà nhạc ông Phêrô tới nổi đau mất con của bà góa thành Naim, của người phụ nữ sám hối lấy tóc lau chân Chúa cho tới những đau khổ của Maria Mađalêna, từ tình quí mến của Matta và Maria cho đến những khổ lụy của người phụ nữ mắc bệnh băng huyết,từ con gái của ông Giairô cho tới bà cụ lưng còng, từ người phụ nữ thượng lưu Giôanna, vợ ông Chuza, tới bà góa nghèo và những gương mặt cảm thương của những người nữ theo Ngài trên đường Thập giá.
Chúa Giêsu còn được những trái tim đồng cảm, nhiều người phụ nữ cảm thương với Ngài để được Ngài ủi an trước những khổ đau của phận người, trước những bất công của chiến tranh, hận thù và chết chóc… Những người phụ nữ tốt lành tại Giêrusalem cũng như những người giàu lòng xót thương biểu tượng vẻ đẹp cao qúi của con tim biết đồng cảm và xót thương. Chắc rằng không bao giờ người ta sẽ được biết danh tính của các vị thiên thần xót thương này. Họ mãi mãi là những giọt nước mắt, là những lời than van thổn thức, chuyền thông sức an ủi cho những ai gặp hoạn nạn trên đường đời. Họ cũng là những đoàn người biểu tình chống chiến tranh, chống tra tấn, chống phá thai, chống tái võ trang và chống độc tài... trên khắp thế giới hiện nay.
4. Đức Maria, Maria Magdalena và Gioan
Vị thiên thần thứ tư trên đường thập giá cũng không phải là một cá nhân mà là những người thân thương nhất của Đức Giêsu. Đó là Mẹ Maria, cô Maria Magdalena và môn đệ Gioan. Những vị này đứng sát cạnh thập giá, khi Đức Giêsu bị đóng đinh và treo trên thập giá. Sự gần kề của những vị thiên thần xót thương này đã là niềm an ủi lớn lao cho Đức Giêsu trong giờ sau hết của Người. Chính lúc phải đương đầu với tử thần, Người thấy mình cô đơn vô cùng, nên đã thốt lên với Đức Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con sao Ngài bỏ rơi con?!” (Mt 27,46). Nhưng rồi cảm nhận được niềm an ủi từ những tâm hồn tràn đầy thương mến đứng dưới chân Thập giá, Đức Giêsu đã gặp lại được gương mặt trìu mến của Chúa Cha, và Người đã tìm lại được sự bình an, để phó thác trọn vẹn đời mình cho Thiên Chúa: Lời nói cuối cùng của Người là “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha!”(Lc 23,46).
Nhà bác học Pascal viết rằng: cho đến ngày tận thế, Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục đi trên con đường thập giá, bởi vì Người đã đồng hóa mình với mỗi con người sinh ra trên trần gian. Bao lâu còn nhân loại trên trần thế thì còn có khổ đau. Chính vì vậy, sẽ còn muôn vàn thiên thần thương xót được Thiên Chúa gửi tới, để thuyên chữa các vết thương lòng và lau khô những đại dương nước mắt cho nhân loại. Có một điều chắc chắn là, Thiên Chúa trao cho mỗi người chúng ta sứ mạng trở nên một thiên thần xót thương cho tha nhân. Biết được như vậy và sống được như vậy, thì thật là diễm phúc cho nhân loại biết bao!. “Hạnh phúc thay ai biết thương người, vì chính họ sẽ được Thiên Chúa xót thương„! (Mt 5,7). Tấm lòng thương xót có mãnh lực chuyển hóa khổ đau thành an lạc, biến thập giá oan trái thành Thánh giá cứu đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con noi gương bà Vêrônica, ông Simon và tất cả các thiên thần thương xót khác trên đường Thập giá của Chúa, để con biết cảm thông với những người gặp rủi ro hoạn nạn, để con biết an ủi và nâng đỡ họ. Xin cho con biết quên mình, để vác đỡ gánh nặng cho người khác. Như vậy là con thắp lên ánh sáng Phục Sinh cho đời họ và cho chính đời của con nữa. Amen.