(Vatican News) Trong bài giảng vào Thánh Lễ sáng thứ Ba 20/3/2018 tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH Phanxicô mời gọi chúng ta nhìn lên Tượng Chúa Chịu Nạn khi chúng ta cảm thấy thất vọng và mệt mỏi trên đường đời. Lời của ĐGH phản ánh từ bài đọc thứ nhất, sách Dân Số (21, 4-9). Dân chúng đã tức giận vì cuộc hành trình dài và chán ngấy với món ăn vô vị mỗi ngày. Họ phàn nàn về thức ăn và nói rằng họ sẽ chết trong sa mạc này vì Chúa và ông Mose đã đưa họ ra khỏi đất Ai-Cập.
Chúng ta quên sức mạnh của Thiên Chúa
ĐGH Phanxicô đã so sánh những người Ít-ra-en phàn nàn về cuộc hành trình này với những ai đã bắt đầu theo Chúa nhưng sau bỏ cuộc khi gặp thử thách. Chính vào những giây phút khó khăn này, họ kêu trách “Thôi đủ rồi, tôi bỏ cuộc, tôi trở lại con đường cũ”. Người ta bắt đầu hồi tưởng về quá khứ, về thịt, về hành, về gia vị và về những thứ tuyệt vời khác… mà ma quỷ đang cố bày ra trước mắt họ. Một khi chúng ta cảm thấy cái nóng của ngày trên hành trình hoán cải, thì cũng chính là lúc ma quỷ làm cho chúng ta bị quyến rũ bởi những thứ mà chúng ta đã bỏ lại phía sau. ĐGH mời gọi chúng ta hãy hiểu một một phần “ký ức bệnh hoạn” là như thế nào. Đó là lòng tiếc nuối lệch lạc về một quá khứ tù đày bởi vì dân Israel đã ăn những thức ăn dành cho kẻ nô lệ và họ đã là nô lệ ở Ai Cập.
Những trái tim bị nhiễm độc
Những con rắn đã cắn người và làm cho họ bị nhiễm độc là hình ảnh bên ngoài của những trái tim bị nhiễm độc. Vì thế Thiên Chúa đã bảo ông Mô-sê làm một con rắn bằng đồng và treo nó lên một cây cột. Con rắn này sẽ chữa lành cho những ai bị rắn cắn mà nhìn lên nó. “Đó là lời tiên báo: đó là hình ảnh Chúa Kitô trên Thánh Giá.”
Vì những vết thương của Ngài, những vết thương của chúng ta được chữa lành.
ĐGH nói tiếp “và đây là chìa khóa ơn cứu chuộc của chúng ta, chìa khóa để có kiên nhẫn trên hành trình cuộc đời, chìa khóa để vươt qua thử thách nơi xa mạc: Hãy nhìn lên Tượng Chúa Chịu Nạn”. Tất cả những việc chúng ta cần phải làm là ngắm nhìn Chúa Giê-su và những thương tích của Ngài, “Vì những ai bị thương tích đã được chữa lành.” ĐGH giải thích rằng có nhiều Tượng Chúa Chịu Nạn rất đẹp vì nó diễn tả vinh quang của cây thánh giá và vinh quang của sự sống lại.
ĐGH kết thúc bài giảng của ngài bằng việc kể lại thời thơ ấu của mình. Vào một ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngài cùng với bà nội tham gia một cuộc rước nến tại giáo xứ. Khi một tượng Chúa chết bằng đá cỡ người thật được rước qua, bà cụ bảo ngài quỳ xuống. Bà nói “Hãy nhìn kìa,…nhưng ngày mai Ngài sẽ sống lại!” Và rồi “khi bà cụ nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên báo tin Chúa đã sống lại, mắt cụ bỗng lệ nhòa vì lúc đó bà cụ đang chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Chúng ta quên sức mạnh của Thiên Chúa
ĐGH Phanxicô đã so sánh những người Ít-ra-en phàn nàn về cuộc hành trình này với những ai đã bắt đầu theo Chúa nhưng sau bỏ cuộc khi gặp thử thách. Chính vào những giây phút khó khăn này, họ kêu trách “Thôi đủ rồi, tôi bỏ cuộc, tôi trở lại con đường cũ”. Người ta bắt đầu hồi tưởng về quá khứ, về thịt, về hành, về gia vị và về những thứ tuyệt vời khác… mà ma quỷ đang cố bày ra trước mắt họ. Một khi chúng ta cảm thấy cái nóng của ngày trên hành trình hoán cải, thì cũng chính là lúc ma quỷ làm cho chúng ta bị quyến rũ bởi những thứ mà chúng ta đã bỏ lại phía sau. ĐGH mời gọi chúng ta hãy hiểu một một phần “ký ức bệnh hoạn” là như thế nào. Đó là lòng tiếc nuối lệch lạc về một quá khứ tù đày bởi vì dân Israel đã ăn những thức ăn dành cho kẻ nô lệ và họ đã là nô lệ ở Ai Cập.
Những trái tim bị nhiễm độc
Những con rắn đã cắn người và làm cho họ bị nhiễm độc là hình ảnh bên ngoài của những trái tim bị nhiễm độc. Vì thế Thiên Chúa đã bảo ông Mô-sê làm một con rắn bằng đồng và treo nó lên một cây cột. Con rắn này sẽ chữa lành cho những ai bị rắn cắn mà nhìn lên nó. “Đó là lời tiên báo: đó là hình ảnh Chúa Kitô trên Thánh Giá.”
Vì những vết thương của Ngài, những vết thương của chúng ta được chữa lành.
ĐGH nói tiếp “và đây là chìa khóa ơn cứu chuộc của chúng ta, chìa khóa để có kiên nhẫn trên hành trình cuộc đời, chìa khóa để vươt qua thử thách nơi xa mạc: Hãy nhìn lên Tượng Chúa Chịu Nạn”. Tất cả những việc chúng ta cần phải làm là ngắm nhìn Chúa Giê-su và những thương tích của Ngài, “Vì những ai bị thương tích đã được chữa lành.” ĐGH giải thích rằng có nhiều Tượng Chúa Chịu Nạn rất đẹp vì nó diễn tả vinh quang của cây thánh giá và vinh quang của sự sống lại.
ĐGH kết thúc bài giảng của ngài bằng việc kể lại thời thơ ấu của mình. Vào một ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngài cùng với bà nội tham gia một cuộc rước nến tại giáo xứ. Khi một tượng Chúa chết bằng đá cỡ người thật được rước qua, bà cụ bảo ngài quỳ xuống. Bà nói “Hãy nhìn kìa,…nhưng ngày mai Ngài sẽ sống lại!” Và rồi “khi bà cụ nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên báo tin Chúa đã sống lại, mắt cụ bỗng lệ nhòa vì lúc đó bà cụ đang chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô.”
Giuse Thẩm Nguyễn