Các cánh cửa của Đền Thờ Thánh Mộ tại Giêrusalem đã bị khóa lại kể từ hôm Chúa Nhật để phản đối “một chiến dịch sách nhiễu có hệ thống chống lại các Giáo hội và các cộng đồng Kitô tại Thánh Địa, và vi phạm thô bạo thoả ước Nguyên Trạng”
Hôm Chúa Nhật 25/2, thông báo của các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ, đã được dán phía trước lối vào Đền Thờ, nay đã bị niêm phong.
Ba vị lãnh đạo Kitô giáo, gồm có Đức Thượng Phụ Nourhan Manougian của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Đức Thượng Phụ Teofilo III của Chính thống Hy Lạp, và cha Francesco Patton là Bề Trên Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa - đã cáo buộc Israel đã đẩy cuộc tấn công sách nhiễu của mình lên đến “một mức chưa từng có”.
Một trong những lý do của cuộc phản kháng này là việc áp đặt thuế địa phương của thành phố Giêrusalem gọi là thuế “Arnona”. Theo các thoả thuận giữa cộng đồng Kitô hữu và các cơ quan dân sự Israel, các Giáo hội được miễn nộp thuế. Vào ngày 14 tháng 2, các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã phản ứng lại yêu cầu của thị trưởng thành phố buộc các cơ sở của các Giáo Hội phải đóng thuế địa phương. Các ngài nhắc lại rằng các Giáo hội đã phải đầu tư “hàng tỷ” Mỹ Kim vào việc “xây dựng trường học, bệnh viện và nhà cửa, nhiều cơ sở trong số này dành cho người cao tuổi và những người gặp khó khăn”.
Hôm Chúa Nhật, ba nhà lãnh đạo tố cáo “hàng loạt các thông báo gây ngỡ ngàng của chính quyền Do Thái và các lệnh tịch thu tài sản, các tài nguyên và tài khoản ngân hàng của các Giáo hội, để trừ vào các khoản thuế cũng như các thứ tiền phạt vì không chịu đóng thuế cho thành phố” do chính quyền thành phố Giêrusalem đưa ra trong những ngày gần đây. Các vụ tịch thu này, theo các vị đứng đầu các Giáo hội, là “những cố gắng nhằm làm suy yếu sự hiện diện của Kitô giáo ở Giêrusalem”, mà chung cuộc “nạn nhân lớn nhất là những gia đình nghèo sẽ không có lương thực và nhà ở, trong khi các trẻ em không được cắp sách tới trường”.
Các ngài cũng tố cáo một dự luật đang được đề xuất cho phép việc quốc hữu hóa các vùng đất của các Giáo hội, mà các ngài gọi là một hành vi “phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc”. Cuộc thảo luận của chính quyền Do Thái đã được lên kế hoạch hôm Chúa Nhật, nhưng đến sáng thứ Hai đã được hoãn lại.
Theo ba nhà lãnh đạo, đạo luật “ghê tởm” này “sẽ làm cho việc chiếm hữu đất đai của các Giáo hội là khả thi”. Các nhà lãnh đạo các Giáo hội nhắc lại: “Chúng tôi thống nhất, vững vàng và kiên quyết để bảo vệ quyền lợi và tài sản của chúng tôi” .
Source: Asia-News Jerusalem, the Holy Sepulchre closes in protest
Hôm Chúa Nhật 25/2, thông báo của các nhà lãnh đạo của ba Giáo Hội chịu trách nhiệm coi sóc Đền Thờ Thánh Mộ, đã được dán phía trước lối vào Đền Thờ, nay đã bị niêm phong.
Ba vị lãnh đạo Kitô giáo, gồm có Đức Thượng Phụ Nourhan Manougian của Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Đức Thượng Phụ Teofilo III của Chính thống Hy Lạp, và cha Francesco Patton là Bề Trên Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa - đã cáo buộc Israel đã đẩy cuộc tấn công sách nhiễu của mình lên đến “một mức chưa từng có”.
Một trong những lý do của cuộc phản kháng này là việc áp đặt thuế địa phương của thành phố Giêrusalem gọi là thuế “Arnona”. Theo các thoả thuận giữa cộng đồng Kitô hữu và các cơ quan dân sự Israel, các Giáo hội được miễn nộp thuế. Vào ngày 14 tháng 2, các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã phản ứng lại yêu cầu của thị trưởng thành phố buộc các cơ sở của các Giáo Hội phải đóng thuế địa phương. Các ngài nhắc lại rằng các Giáo hội đã phải đầu tư “hàng tỷ” Mỹ Kim vào việc “xây dựng trường học, bệnh viện và nhà cửa, nhiều cơ sở trong số này dành cho người cao tuổi và những người gặp khó khăn”.
Hôm Chúa Nhật, ba nhà lãnh đạo tố cáo “hàng loạt các thông báo gây ngỡ ngàng của chính quyền Do Thái và các lệnh tịch thu tài sản, các tài nguyên và tài khoản ngân hàng của các Giáo hội, để trừ vào các khoản thuế cũng như các thứ tiền phạt vì không chịu đóng thuế cho thành phố” do chính quyền thành phố Giêrusalem đưa ra trong những ngày gần đây. Các vụ tịch thu này, theo các vị đứng đầu các Giáo hội, là “những cố gắng nhằm làm suy yếu sự hiện diện của Kitô giáo ở Giêrusalem”, mà chung cuộc “nạn nhân lớn nhất là những gia đình nghèo sẽ không có lương thực và nhà ở, trong khi các trẻ em không được cắp sách tới trường”.
Các ngài cũng tố cáo một dự luật đang được đề xuất cho phép việc quốc hữu hóa các vùng đất của các Giáo hội, mà các ngài gọi là một hành vi “phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc”. Cuộc thảo luận của chính quyền Do Thái đã được lên kế hoạch hôm Chúa Nhật, nhưng đến sáng thứ Hai đã được hoãn lại.
Theo ba nhà lãnh đạo, đạo luật “ghê tởm” này “sẽ làm cho việc chiếm hữu đất đai của các Giáo hội là khả thi”. Các nhà lãnh đạo các Giáo hội nhắc lại: “Chúng tôi thống nhất, vững vàng và kiên quyết để bảo vệ quyền lợi và tài sản của chúng tôi” .
Source: Asia-News Jerusalem, the Holy Sepulchre closes in protest