(Radio Vatican) Hãy canh chừng mỗi ngày để các con đừng xa lìa Thiên Chúa. Đó là lời mời gọi của ĐGH Phanxicô trong bài giảng vào thánh lễ sáng thứ Năm 8 tháng Hai, tại nhà nguyện Casa Santa Marta. ĐGH nói về nguy cơ mà tất cả chúng ta đều gặp phải đó là sự yếu lòng.
Vua David là một vị thánh cho dù ngài đã là một tội nhân; trái lại, vua Solomon khôn ngoan và vĩ đại thì lại bị Thiên Chúa chối từ bởi vì ông ta là một kẻ băng hoại. ĐGH Phanxicô nhấn mạnh đến cái nghịch lý này trong bài giảng của ngài. Bài đọc thứ nhất trong phụng vụ ngày lễ được trích từ sách các Vua quyển thứ Nhất, nói về vua Solomon và sự bất tuân của ông. ĐGH nói “những điều chúng ta nghe hôm nay có vẻ hơi lạ vì vua Solomon đã không toàn tâm toàn ý với Chúa, Thiên Chúa của ông như Vua cha David.”
Vấn đề của sự băng hoại.
ĐGH nói rằng thật là lạ thường vì chúng ta biết rằng vua Solomon đã phạm trọng tội trong lúc ông luôn có cuộc sống ổn định; trong khi chúng ta biết rằng David đã trải qua một cuộc sống khó khăn trong lúc ông là một tội nhân. Nhưng David là một vị thánh, trong khi Solomon, một người được Thiên Chúa khen ngợi, bởi ông chọn xin ơn khôn ngoan chứ không xin thêm giàu có, thì đã “quay lưng lại với Thiên Chúa.” ĐGH đặt câu hỏi là làm sao chúng ta giải thích điều này? Chính vì David biết mình là kẻ có tội, nên ông luôn xin ơn tha thứ, trong khi Solomon được bao người ca ngợi, đã tách mình ra khỏi Thiên Chúa để theo thần ngoại, nhưng lại không nhận ra sai phạm của mình.
Và đây là vấn đề của sự băng hoại. Khi để cho lòng trí yếu dần thì nó không giống như trong tình trạng tội lỗi: Kẻ phạm tội thì liền nhận ra điều xấu xa ấy ngay. Rõ ràng là “Tôi đã phạm tội này.” Sự băng hoại là một hành trình tiệm tiến, nó trượt nhẹ từng bước, từng bước… Và Solomon, cùng với vinh quang, tiếng tăm lẫy lừng, đã bắt đầu bước vào con đường này.
Solomon trở nên thanh thản trong sự băng hoại của mình.
Quả là nghịch lý “rõ ràng tội lỗi thì tốt hơn sự băng hoại. Một vị vua vĩ đại Solomon đã trở nên băng hoại, thanh thản trong băng hoại, bởi vì lòng trí ông ta yếu đuối.”
Và một người có trái tim yếu đuối, dù đó là đàn ông hay đàn bà, là người bị đánh bại. Đây là một quá trình của nhiều Kitô hữu, của nhiều người trong chúng ta. “Không, tôi không phạm tội trọng nào, nhưng lòng con thì sao? Con có vững lòng không? Con có trung thành với Thiên Chúa không, hay con đang từ từ trượt ra xa?
Hãy luôn canh chừng lòng trí con.
Bi kịch của sự băng hoại có thể xảy ra trong đời sống của tất cả chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì đây? ĐGH khuyên là hãy tỉnh thức. “Hãy coi chừng, canh chừng lòng trí con. Hãy coi chừng. Mỗi ngày hãy cẩn thận xem xét những gì đang xảy ra trong lòng con. ĐGH kết luận:
Vua David là một vị thánh. Ông là một người tội lỗi. Một người tội lỗi trở thành một vị thánh. Vua Solomon bị chối từ bởi vì ông ta là người băng hoại. Những ai băng hoại thì không thể trở thành một vị thánh được. Và một người trở thành kẻ băng hoại do đi theo con đường yếu mềm của lòng mình. Hãy tỉnh thức. Hãy luôn canh chừng lòng trí của con. Lòng trí con thế nào? Mối tương quan của con với Chúa ra sao? Và hãy thưởng thức sự đẹp và niềm vui của lòng trung thành.
Giuse Thẩm Nguyễn
Vua David là một vị thánh cho dù ngài đã là một tội nhân; trái lại, vua Solomon khôn ngoan và vĩ đại thì lại bị Thiên Chúa chối từ bởi vì ông ta là một kẻ băng hoại. ĐGH Phanxicô nhấn mạnh đến cái nghịch lý này trong bài giảng của ngài. Bài đọc thứ nhất trong phụng vụ ngày lễ được trích từ sách các Vua quyển thứ Nhất, nói về vua Solomon và sự bất tuân của ông. ĐGH nói “những điều chúng ta nghe hôm nay có vẻ hơi lạ vì vua Solomon đã không toàn tâm toàn ý với Chúa, Thiên Chúa của ông như Vua cha David.”
Vấn đề của sự băng hoại.
ĐGH nói rằng thật là lạ thường vì chúng ta biết rằng vua Solomon đã phạm trọng tội trong lúc ông luôn có cuộc sống ổn định; trong khi chúng ta biết rằng David đã trải qua một cuộc sống khó khăn trong lúc ông là một tội nhân. Nhưng David là một vị thánh, trong khi Solomon, một người được Thiên Chúa khen ngợi, bởi ông chọn xin ơn khôn ngoan chứ không xin thêm giàu có, thì đã “quay lưng lại với Thiên Chúa.” ĐGH đặt câu hỏi là làm sao chúng ta giải thích điều này? Chính vì David biết mình là kẻ có tội, nên ông luôn xin ơn tha thứ, trong khi Solomon được bao người ca ngợi, đã tách mình ra khỏi Thiên Chúa để theo thần ngoại, nhưng lại không nhận ra sai phạm của mình.
Và đây là vấn đề của sự băng hoại. Khi để cho lòng trí yếu dần thì nó không giống như trong tình trạng tội lỗi: Kẻ phạm tội thì liền nhận ra điều xấu xa ấy ngay. Rõ ràng là “Tôi đã phạm tội này.” Sự băng hoại là một hành trình tiệm tiến, nó trượt nhẹ từng bước, từng bước… Và Solomon, cùng với vinh quang, tiếng tăm lẫy lừng, đã bắt đầu bước vào con đường này.
Solomon trở nên thanh thản trong sự băng hoại của mình.
Quả là nghịch lý “rõ ràng tội lỗi thì tốt hơn sự băng hoại. Một vị vua vĩ đại Solomon đã trở nên băng hoại, thanh thản trong băng hoại, bởi vì lòng trí ông ta yếu đuối.”
Và một người có trái tim yếu đuối, dù đó là đàn ông hay đàn bà, là người bị đánh bại. Đây là một quá trình của nhiều Kitô hữu, của nhiều người trong chúng ta. “Không, tôi không phạm tội trọng nào, nhưng lòng con thì sao? Con có vững lòng không? Con có trung thành với Thiên Chúa không, hay con đang từ từ trượt ra xa?
Hãy luôn canh chừng lòng trí con.
Bi kịch của sự băng hoại có thể xảy ra trong đời sống của tất cả chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì đây? ĐGH khuyên là hãy tỉnh thức. “Hãy coi chừng, canh chừng lòng trí con. Hãy coi chừng. Mỗi ngày hãy cẩn thận xem xét những gì đang xảy ra trong lòng con. ĐGH kết luận:
Vua David là một vị thánh. Ông là một người tội lỗi. Một người tội lỗi trở thành một vị thánh. Vua Solomon bị chối từ bởi vì ông ta là người băng hoại. Những ai băng hoại thì không thể trở thành một vị thánh được. Và một người trở thành kẻ băng hoại do đi theo con đường yếu mềm của lòng mình. Hãy tỉnh thức. Hãy luôn canh chừng lòng trí của con. Lòng trí con thế nào? Mối tương quan của con với Chúa ra sao? Và hãy thưởng thức sự đẹp và niềm vui của lòng trung thành.
Giuse Thẩm Nguyễn