Chúa chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền
Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN B - G 7,1-4.6-7; 1Cr 9,16-19.22-23; Mc 1,29-39
Đoạn Tin Mừng mà chúng ta suy niệm trong Chúa Nhật này mang lại cho chúng ta một bản tường trình trung thực về một ngày sống kiểu mẫu của Chúa Giêsu. Theo đó, thánh Máccô cho biết: Khi rời khỏi hội đường, trước hết Chúa Giêsu đến thăm nhà ông Simon Phêrô, ở đó Người chữa lành cho mẹ vợ của ông đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Vào buổi chiều, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho người. Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật và trừ nhiều quỷ. Sáng sớm, lúc trời con tối mịt, Người đã dậy và đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện; sau đó Người rời bỏ nơi đó và đi rao giảng Nước Trời cho những thành khác (Mc 1,29-39).
Từ trình thuật này chúng ta có thể tóm tắt một ngày sống của Chúa Giêsu là sự kết hợp của việc chữa bệnh, cầu nguyện và loan báo Nước Trời. Hôm nay, chúng ta hãy dành suy tư của chúng ta về lòng yêu mến của Chúa Giêsu đối với những người bệnh, bởi vì trong ít ngày nữa, phụng vụ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Lộc Đức vào ngày 11 tháng 2, cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân mà chúng ta sẽ cử hành để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ.
1- Bệnh tật, nỗi đau của con người
Quả thế, những thành tựu của khoa học và y khoa trong thời đại chúng ta đã thay đổi sâu xa điều kiện của người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh như lao phổi, phong cùi, cả ung thư… khoa học và y khoa hôm nay mang lại những hy vọng đáng tin cậy cho việc chữa lành cho những bệnh nan y này, hay ít ra cũng kéo dài nhiều thời gian sống của người bệnh hoặc hạn chế sự phát triển của chúng nơi bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh tật và cái chết thì vẫn chưa và sẽ không bao giờ được giải quyết và khuất phục một cách hoàn toàn. Nó là một phần của điều kiện con người. Sinh bệnh lão tử là quy luật tất yếu của con người. Khoa học dù có phát triển đến mức nào đi chăng nữa, cũng không thể xóa bỏ được bệnh tật và sự chết.
Niềm tin Kitô giáo có thể xoa dịu tình trạng này và đồng thời mang lại ý nghĩa và giá trị của bệnh tật, đau khổ và sự chết. Bởi thế, thật là cần thiết để trình bày hai lối tiếp cận: một là đối với chính người bệnh và thứ đến là đối với những ai chăm sóc người bệnh.
Quả thế, trước khi Đức Kitô đến, bệnh tật được coi là sự liên hệ chặt chẽ với tội lỗi. Nói cách khác, con người đã tin chắc rằng bệnh tật là hậu quả của một số tội riêng mà một người đã phạm nên nó phải bị Thiên Chúa phạt bằng chính hậu quả bệnh tật. Nên những ai bị bệnh như bệnh phong cùi phải chịu cảnh bị mọi người xa lánh, bị loại trừ khỏi cộng đoàn và xã hội. Họ thuộc hàng ô uế.
2- Ý nghĩa của bệnh tật và đau khổ
Với Chúa Giêsu và những phép lạ của Người làm, thái độ này đã thay đổi rất nhiều: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17). Trên thập giá, Người đã mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, bao gồm cả bệnh tật: Bệnh tật không còn là một hình phạt nữa, nhưng là sự cứu chuộc. Bệnh tật liên kết chúng ta nên một với Người; bệnh tật thánh hóa, thanh luyện tâm hồn, chuẩn bị cho chúng ta đón nhận một ngày mà Thiên Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và lúc đó sẽ không còn bệnh bệnh tật, khóc than và đau khổ nữa.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị tấn công tại quảng trường thánh Phêrô bởi tay súng Ali Aka. Suốt dọc đường tới bệnh viện Girelli, Đức Giáo Hoàng thì thầm tên Mẹ Maria bằng tiếng Ba Lan. Đức Gioan Phaolô II được phẫu thuật hơn bốn giờ. Cùng thời gian đó, hàng triệu tín hữu từ Ba Lan và khắp nơi trên thế giới, đều cầu nguyện. Bốn ngày sau cuộc mưu sát, Đức Giáo Hoàng phát biểu lần đầu tiên từ giường bệnh: “Cha cám ơn các con đã cầu nguyện nhiều cho Cha và chúc lành cho hết mọi người (…) Cha cầu nguyện cho người anh em đã bắn Cha và chân thành tha thứ cho anh. Lạy Mẹ Maria, con xin lặp lại: Totus tuus ego sum, con hoàn toàn thuộc về Mẹ.” Đức Thánh Cha đã thoát nạn và không ngần ngại quả quyết rằng chính bàn tay Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Fatima, đã đánh lạc đường bay của viên đạn định mệnh. Một năm sau, ngày 13.5.1982, Đức Gioan Phaolô II đến thánh đường Đức Mẹ Fatima để tạ ơn Mẹ.
Sau những kinh nghiệm từ bệnh tật và đau khổ của mình, Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã viết một lại thư nói về đau khổ, trong đó ngài nói: “Đau khổ mang lại ý nghĩa giúp chúng ta đặc biệt trở nên nhạy cảm, nhất là biết mở ra với hoạt động của những sức mạnh cứu độ từ Thiên Chúa, ý nghĩa và sức mạnh đó được ban cho nhân loại trong Đức Kitô” (x. Salvifici Doloris, no. 23).
Như thế, bệnh tật và đau khổ mở ra cho chúng ta và cho Chúa Giêsu trên thập giáo một kênh rất đặc biệt để thông truyền. Người bệnh tật không phải là những thành phần thụ động của Giáo Hội, nhưng là những thành phần năng động nhất, quý giá nhất. Trong cặp mắt của Thiên Chúa, một giờ chịu đau khổ, được đón nhận và chịu đựng với sự kiên nhẫn và lòng yêu mến Chúa, có thể xứng đáng hơn nhiều những hoạt động khác của thế giới, nếu chúng được thực hiện chỉ cho chính mình.
3- Hãy mang niềm hy vọng và sự an ủi cho người bệnh tật
Giờ đây chúng ta dành một ít lời cho những người đang chăm sóc bệnh nhân, tại tư gia hay trong những trung tâm y tế và bệnh viện. Người bệnh chắc chắn cần đến sự chăm sóc, khả năng chuyên môn khoa học, nhưng họ cũng rất cần đến niềm hy vọng và sự an ủi của chúng ta. Không có liều thuốc nào có thể xoa dịu nổi đau của người bệnh cho bằng việc họ được nghe bác sĩ nói: “Tôi có những hy vọng tích cực cho anh… Mọi sự sẻ tốt hơn và hy vọng với cách này anh sẻ khỏe lại…” Khi có thể, chúng ta hãy nói như thế với bệnh nhân với lòng chân thành không hề dối trá. Hãy luôn mang lại cho họ niềm hy vọng, lời nói tích cực để an ủi, thay vì những lời nói gây sốc, tiêu cực, làm cho họ tuyệt vọng và đau khổ chồng đau khổ! Bởi lẽ, niềm hy vọng là “bình ôxy tốt nhất” cho một người bệnh. Không nên để người bệnh ở một mình cô đơn, cô độc trong trên giường bệnh của họ. Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng một trong những việc của lòng thương xót là thăm viếng người bệnh tật. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta rằng một trong những tiêu chuẩn mà Thiên Chúa sẽ phán xét chúng ta trong ngày chung thẩm là: ‘Khi ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng... Khi ta bệnh tật, các ngươi đã không thăm viếng” (Mt 25,36.43).
Có điều nữa chúng ta có thể làm cho những người bệnh tật đó là cầu nguyện cho họ. Hầu hết những bệnh nhân của Tin Mừng được chữa lành nhờ một ai đó đã giới thiệu họ với Chúa Giêsu và nhờ đó Người đã chữa lành họ. Những lời cầu nguyện đơn sơ cho các bệnh nhân là những lời cầu nguyện rất đẹp lòng Chúa. Chúng ta hãy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện hằng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy bắt chước hai chị em nhà Mátta và Maria đã cầu nguyện với Chúa Giêsu khi người em trai của họ bị bệnh nặng: “Thưa Thầy, người mà Thầy yêu mến đang bị bệnh” (Ga 11,3). Chúng ta hãy nói với Chúa lời đó khi thấy ai đó bị bệnh nặng. Lạy Chúa, người mà Chúa yêu mến đang bị bệnh, xin Chúa đến cứu chữa họ. Amen!
Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN B - G 7,1-4.6-7; 1Cr 9,16-19.22-23; Mc 1,29-39
Đoạn Tin Mừng mà chúng ta suy niệm trong Chúa Nhật này mang lại cho chúng ta một bản tường trình trung thực về một ngày sống kiểu mẫu của Chúa Giêsu. Theo đó, thánh Máccô cho biết: Khi rời khỏi hội đường, trước hết Chúa Giêsu đến thăm nhà ông Simon Phêrô, ở đó Người chữa lành cho mẹ vợ của ông đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Vào buổi chiều, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho người. Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật và trừ nhiều quỷ. Sáng sớm, lúc trời con tối mịt, Người đã dậy và đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện; sau đó Người rời bỏ nơi đó và đi rao giảng Nước Trời cho những thành khác (Mc 1,29-39).
Từ trình thuật này chúng ta có thể tóm tắt một ngày sống của Chúa Giêsu là sự kết hợp của việc chữa bệnh, cầu nguyện và loan báo Nước Trời. Hôm nay, chúng ta hãy dành suy tư của chúng ta về lòng yêu mến của Chúa Giêsu đối với những người bệnh, bởi vì trong ít ngày nữa, phụng vụ kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại Lộc Đức vào ngày 11 tháng 2, cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân mà chúng ta sẽ cử hành để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ.
1- Bệnh tật, nỗi đau của con người
Quả thế, những thành tựu của khoa học và y khoa trong thời đại chúng ta đã thay đổi sâu xa điều kiện của người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh như lao phổi, phong cùi, cả ung thư… khoa học và y khoa hôm nay mang lại những hy vọng đáng tin cậy cho việc chữa lành cho những bệnh nan y này, hay ít ra cũng kéo dài nhiều thời gian sống của người bệnh hoặc hạn chế sự phát triển của chúng nơi bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh tật và cái chết thì vẫn chưa và sẽ không bao giờ được giải quyết và khuất phục một cách hoàn toàn. Nó là một phần của điều kiện con người. Sinh bệnh lão tử là quy luật tất yếu của con người. Khoa học dù có phát triển đến mức nào đi chăng nữa, cũng không thể xóa bỏ được bệnh tật và sự chết.
Niềm tin Kitô giáo có thể xoa dịu tình trạng này và đồng thời mang lại ý nghĩa và giá trị của bệnh tật, đau khổ và sự chết. Bởi thế, thật là cần thiết để trình bày hai lối tiếp cận: một là đối với chính người bệnh và thứ đến là đối với những ai chăm sóc người bệnh.
Quả thế, trước khi Đức Kitô đến, bệnh tật được coi là sự liên hệ chặt chẽ với tội lỗi. Nói cách khác, con người đã tin chắc rằng bệnh tật là hậu quả của một số tội riêng mà một người đã phạm nên nó phải bị Thiên Chúa phạt bằng chính hậu quả bệnh tật. Nên những ai bị bệnh như bệnh phong cùi phải chịu cảnh bị mọi người xa lánh, bị loại trừ khỏi cộng đoàn và xã hội. Họ thuộc hàng ô uế.
2- Ý nghĩa của bệnh tật và đau khổ
Với Chúa Giêsu và những phép lạ của Người làm, thái độ này đã thay đổi rất nhiều: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17). Trên thập giá, Người đã mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, bao gồm cả bệnh tật: Bệnh tật không còn là một hình phạt nữa, nhưng là sự cứu chuộc. Bệnh tật liên kết chúng ta nên một với Người; bệnh tật thánh hóa, thanh luyện tâm hồn, chuẩn bị cho chúng ta đón nhận một ngày mà Thiên Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và lúc đó sẽ không còn bệnh bệnh tật, khóc than và đau khổ nữa.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bị tấn công tại quảng trường thánh Phêrô bởi tay súng Ali Aka. Suốt dọc đường tới bệnh viện Girelli, Đức Giáo Hoàng thì thầm tên Mẹ Maria bằng tiếng Ba Lan. Đức Gioan Phaolô II được phẫu thuật hơn bốn giờ. Cùng thời gian đó, hàng triệu tín hữu từ Ba Lan và khắp nơi trên thế giới, đều cầu nguyện. Bốn ngày sau cuộc mưu sát, Đức Giáo Hoàng phát biểu lần đầu tiên từ giường bệnh: “Cha cám ơn các con đã cầu nguyện nhiều cho Cha và chúc lành cho hết mọi người (…) Cha cầu nguyện cho người anh em đã bắn Cha và chân thành tha thứ cho anh. Lạy Mẹ Maria, con xin lặp lại: Totus tuus ego sum, con hoàn toàn thuộc về Mẹ.” Đức Thánh Cha đã thoát nạn và không ngần ngại quả quyết rằng chính bàn tay Đức Trinh nữ Maria, Mẹ Fatima, đã đánh lạc đường bay của viên đạn định mệnh. Một năm sau, ngày 13.5.1982, Đức Gioan Phaolô II đến thánh đường Đức Mẹ Fatima để tạ ơn Mẹ.
Sau những kinh nghiệm từ bệnh tật và đau khổ của mình, Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã viết một lại thư nói về đau khổ, trong đó ngài nói: “Đau khổ mang lại ý nghĩa giúp chúng ta đặc biệt trở nên nhạy cảm, nhất là biết mở ra với hoạt động của những sức mạnh cứu độ từ Thiên Chúa, ý nghĩa và sức mạnh đó được ban cho nhân loại trong Đức Kitô” (x. Salvifici Doloris, no. 23).
Như thế, bệnh tật và đau khổ mở ra cho chúng ta và cho Chúa Giêsu trên thập giáo một kênh rất đặc biệt để thông truyền. Người bệnh tật không phải là những thành phần thụ động của Giáo Hội, nhưng là những thành phần năng động nhất, quý giá nhất. Trong cặp mắt của Thiên Chúa, một giờ chịu đau khổ, được đón nhận và chịu đựng với sự kiên nhẫn và lòng yêu mến Chúa, có thể xứng đáng hơn nhiều những hoạt động khác của thế giới, nếu chúng được thực hiện chỉ cho chính mình.
3- Hãy mang niềm hy vọng và sự an ủi cho người bệnh tật
Giờ đây chúng ta dành một ít lời cho những người đang chăm sóc bệnh nhân, tại tư gia hay trong những trung tâm y tế và bệnh viện. Người bệnh chắc chắn cần đến sự chăm sóc, khả năng chuyên môn khoa học, nhưng họ cũng rất cần đến niềm hy vọng và sự an ủi của chúng ta. Không có liều thuốc nào có thể xoa dịu nổi đau của người bệnh cho bằng việc họ được nghe bác sĩ nói: “Tôi có những hy vọng tích cực cho anh… Mọi sự sẻ tốt hơn và hy vọng với cách này anh sẻ khỏe lại…” Khi có thể, chúng ta hãy nói như thế với bệnh nhân với lòng chân thành không hề dối trá. Hãy luôn mang lại cho họ niềm hy vọng, lời nói tích cực để an ủi, thay vì những lời nói gây sốc, tiêu cực, làm cho họ tuyệt vọng và đau khổ chồng đau khổ! Bởi lẽ, niềm hy vọng là “bình ôxy tốt nhất” cho một người bệnh. Không nên để người bệnh ở một mình cô đơn, cô độc trong trên giường bệnh của họ. Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng một trong những việc của lòng thương xót là thăm viếng người bệnh tật. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta rằng một trong những tiêu chuẩn mà Thiên Chúa sẽ phán xét chúng ta trong ngày chung thẩm là: ‘Khi ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng... Khi ta bệnh tật, các ngươi đã không thăm viếng” (Mt 25,36.43).
Có điều nữa chúng ta có thể làm cho những người bệnh tật đó là cầu nguyện cho họ. Hầu hết những bệnh nhân của Tin Mừng được chữa lành nhờ một ai đó đã giới thiệu họ với Chúa Giêsu và nhờ đó Người đã chữa lành họ. Những lời cầu nguyện đơn sơ cho các bệnh nhân là những lời cầu nguyện rất đẹp lòng Chúa. Chúng ta hãy nhớ đến họ trong lời cầu nguyện hằng ngày của chúng ta. Chúng ta hãy bắt chước hai chị em nhà Mátta và Maria đã cầu nguyện với Chúa Giêsu khi người em trai của họ bị bệnh nặng: “Thưa Thầy, người mà Thầy yêu mến đang bị bệnh” (Ga 11,3). Chúng ta hãy nói với Chúa lời đó khi thấy ai đó bị bệnh nặng. Lạy Chúa, người mà Chúa yêu mến đang bị bệnh, xin Chúa đến cứu chữa họ. Amen!