Chúa nhật thứ hai mùa Vọng B
(Mc 1,1-8)
Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay, thánh sử Máccô có ý ám chỉ Gioan Tẩy Giả chính là nhân vật được ngôn sứ Isaia tiên báo: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con”; Gioan Tẩy Giả chính là tiếng hô trong hoang địa: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.
Gioan Tẩy Giả là đấng tiền hô, đến trước để kêu mời dân chúng dọn đường cho Đấng Cứu Thế sẽ đến. Lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả cũng gởi đến mỗi người chúng ta: hãy dọn đường, mở lòng đón chờ Chúa đến, cách đặc biệt trong mùa Giáng Sinh sắp đến. Chúng ta phải mở lối thế nào? Chúng ta phải sửa đường ra sao?
Đường là để đi. Đường là để nối anh với em, nối thành thị với thôn quê, nối con cá con tôm với rau trái hoa quả, nối lúa gạo với máy móc… Giao thông là một trong những yếu tố quyết định của nền kinh tế. Để kinh tế phát triển nhà nước phải có những chính sách thúc đẩy việc đầu tư làm đường, sửa đường. Làm đường là để đi, sửa đường là để cho xe chạy thêm nhanh. Tuy nhiên, có đường rồi chưa chắc đã đi được vì còn biết bao cản trở do chính con người tự trói cột mình, sửa đường rồi chưa chắc đã đi thêm nhanh vì còn biết bao chướng ngại do chính con người dựng nên.
Chúng ta quá rõ điều này! Không cần nhắc lại thời ngăn sông cấm chợ nghe như chuyện cổ tích, không nói đến nạn kẹt xe hằng ngày chúng ta phải đối mặt, hãy nói đến những con đường đang nóng dư luận những ngày qua: những con đường có trạm thu phí mà BOT Cai Lậy là một.
Quái! Đầu tư tuyến đường tránh 12km những 1.386 tỉ, đường rộng thênh thang mà sao lại cứ ùn tắc, xe cộ không lưu thông được? Trước mắt nó tắc là bởi cánh tài xế làm khó, dùng tiền lẻ, thậm chí đòi thối lại đúng 100 đồng tiền lẻ, kéo dài thời gian trả tiền, khiến xe cộ rồng rắn xếp hàng không qua trạm được… Nhưng nguyên nhân phía sau, ai cũng hiểu, nó tắc là bởi những quanh co lươn lẹo của lòng người, bởi sự tham lam làm mờ mắt lương tri, khiến kẻ có tiền câu kết với kẻ có quyền, biến những điều vô lý thành hợp lý đúng quy trình… Trạm thu tiền đặt chình ình tại một nơi mà dẫu bạn không đi đường tránh cũng bị thu tiền, một kiểu móc túi công khai, một trò trấn lột trắng trợn… Người dân đâu có chịu! Họ tìm cách phản đối, phản đối… đúng quy trình, cốt sao gây ra tắc nghẽn. Tắc nghẽn thì phải xả trạm. Cứ tắc lại xả, xả rồi lại tiếp tục thu tiền, rồi lại tắc... Thế lực của bên có tiền được hỗ trợ của bên có quyền đã vận dụng nhiều biện pháp: tuyên bố dùng tiền lẻ là bất hợp pháp, lập khu riêng cho xe trả tiền lẻ, xua công an ra hù dọa, bắt một số tài xế trả tiền lẻ, sử dụng côn đồ gây sự… Cuối cùng tắc vẫn tắc, thủ tướng phải tuyên bố tạm xả trạm một vài tháng để xem xét…
Vấn đề là vị trí đặt trạm không đúng vị trí. Việc sai lè lè ra đó, tại sao không giải quyết được? Không giải quyết được bởi lẽ nếu đưa trạm về đúng vị trí sẽ kéo theo phải dời hàng loạt những trạm BOT khác, cũng đặt sai vị trí như thế… và như vậy là thừa nhận đã có những sai phạm đúng quy trình… cũng có nghĩa là phải phanh phui những đường dây chung chi nhằng nhịt… có nguy cơ dẫn đến đầu mút là các ông to pháp luật không đụng tới được.
Sự tắc nghẽn của một con đường chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Đây là cuộc đối đầu của dân nghèo thấp cổ bé họng với và kẻ có tiền có quyền, thường được gọi là nhóm lợi ích. Về bản chất, sự cố đường cao tốc Cai Lậy không khác sự cố Formosa ô nhiễm biển, sự cố đất ở Đồng Tâm… Cuối cùng, vấn đề của mọi vấn đề chính là ở thể chế chính trị đã đẻ ra những cơ chế vô lý, bất công, đẩy người dân vào thế đối đầu. Cách giải quyết duy nhất là người dân phải có tiếng nói, là quyền con người mà nước ta đã ký kết trong tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc phải được thực sự tôn trọng.
Suy nghĩ về sự tắc nghẽn của con đường rộng thênh thang mà phi lý đó gợi mở và soi sáng, giúp ta nhìn ra những tắc nghẽn của chính lòng mình, cũng như những tắc nghẽn của các mối tương quan trong gia đình, trong xã hội và trên toàn thế giới.
Những nguyên nhân khiến tuyến đường đó bế tắc cũng gợi ý để ta nhận ra những nguyên nhân khiến đất trời không thông, khiến tôi không đến được với Chúa và Chúa không đến được với tôi, khiến Nước Chúa không hiển trị trong tâm hồn tôi, trong lòng xã hội và trên phạm vi thế giới.
Đường đi tắc nghẽn sẽ khiến kinh tế đình trệ, kiệt quệ. Những con đường của lòng người mà không thông thì gây bao rối loạn, đổ vỡ, xâu xé…
Vậy làm thế nào để dọn con đường nối đất với trời? Cần thực thi lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả. Gioan đến “rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Nghĩa là cần phải sám hối.
Sám hối không phải là nói xuông, cũng không phải là đấm ngực, xé áo. Sám hối là nhận ra cái sai trái của mình và quyết tâm sửa đổi. Vậy sám hối là không còn làm nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực; sám hối là sống công bằng, không tham lam nhũng lạm, không dùng quyền để cưỡng đoạt, áp bức người khác.
Nếu lòng còn mãi quanh co, gập ghềnh, đầy những dối lừa biện minh cho những sai trái của mình… thì làm sao mà sám hối, mà sửa đổi.
Làm sao con đường có thể thông nếu không chịu sửa đổi. Sửa đổi thế nào được nếu chỉ chữa ở ngọn mà không sửa tận gốc. Làm thế nào có thể sửa tận gốc nếu không nhìn nhận mình sai lỗi. Mà nếu không nhìn nhận mình sai lỗi thì làm sao có lòng sám hối thật. Không có lòng sám hối thật thì cũng chẳng thật tâm sửa lỗi. Không thật tâm sửa lỗi thì con đường vẫn mãi bế tắc và chúng ta sẽ lỗi hẹn với nhau và với Chúa.
Hành động của những tài xế ở Cai Lậy cũng cho chúng ta một bài học về sự sám hối. Để cho con đường được thông, dễ nhất, phải chăng là im lặng, nhắm mắt, nộp tiền… như đã từng im lặng, nhắm mắt, nộp tiền? Rõ ràng, chấp nhận nộp tiền mãi lộ như thế hoàn toàn khác với việc chi trả khi ta mua một ổ bánh mì, không thoải mái như khi ta trả tiền khi đi một cuốc taxi, vì đây là sự trả tiền sòng phẳng, hài lòng cả đôi bên. Im lặng trả tiền cho sự bất công, con đường bên ngoài có thể thông nhưng con đường trong cõi lòng thì không…
Cho nên sám hối không phải là cứ thụ động cầu mong cho hoàn cảnh thay đổi. Sám hối đích thực là phải có hành động cụ thể, ta đó gọi là hoán cải. Hoán cải đích thực đòi hỏi chính tôi phải hành động chứ không phải chờ ai đó hành động, để tôi được hưởng. Để hoán cải đích thực tôi cần ra khỏi mối lo lắng cho bản thân mình. Nói cách khác, hoán cải đích thực đòi tôi phải trả giá, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh, mất mát liên quan đến sự an toàn và tiện nghi của bản thân.
Chỉ có sám hối và hoán cải cách đích thực như thế con đường mới được mở ra và thông suốt… gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới an lành, và bình an của Thiên Chúa mới ngự trị trên thế giới.
Xin Chúa cho chúng ta có lòng hoán cải thực sự đồng thời được ơn can đảm để đổi mới lòng mình, góp phần đổi mới bộ mặt địa cầu này.
(Mc 1,1-8)
Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay, thánh sử Máccô có ý ám chỉ Gioan Tẩy Giả chính là nhân vật được ngôn sứ Isaia tiên báo: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con”; Gioan Tẩy Giả chính là tiếng hô trong hoang địa: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.
Gioan Tẩy Giả là đấng tiền hô, đến trước để kêu mời dân chúng dọn đường cho Đấng Cứu Thế sẽ đến. Lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả cũng gởi đến mỗi người chúng ta: hãy dọn đường, mở lòng đón chờ Chúa đến, cách đặc biệt trong mùa Giáng Sinh sắp đến. Chúng ta phải mở lối thế nào? Chúng ta phải sửa đường ra sao?
Đường là để đi. Đường là để nối anh với em, nối thành thị với thôn quê, nối con cá con tôm với rau trái hoa quả, nối lúa gạo với máy móc… Giao thông là một trong những yếu tố quyết định của nền kinh tế. Để kinh tế phát triển nhà nước phải có những chính sách thúc đẩy việc đầu tư làm đường, sửa đường. Làm đường là để đi, sửa đường là để cho xe chạy thêm nhanh. Tuy nhiên, có đường rồi chưa chắc đã đi được vì còn biết bao cản trở do chính con người tự trói cột mình, sửa đường rồi chưa chắc đã đi thêm nhanh vì còn biết bao chướng ngại do chính con người dựng nên.
Chúng ta quá rõ điều này! Không cần nhắc lại thời ngăn sông cấm chợ nghe như chuyện cổ tích, không nói đến nạn kẹt xe hằng ngày chúng ta phải đối mặt, hãy nói đến những con đường đang nóng dư luận những ngày qua: những con đường có trạm thu phí mà BOT Cai Lậy là một.
Quái! Đầu tư tuyến đường tránh 12km những 1.386 tỉ, đường rộng thênh thang mà sao lại cứ ùn tắc, xe cộ không lưu thông được? Trước mắt nó tắc là bởi cánh tài xế làm khó, dùng tiền lẻ, thậm chí đòi thối lại đúng 100 đồng tiền lẻ, kéo dài thời gian trả tiền, khiến xe cộ rồng rắn xếp hàng không qua trạm được… Nhưng nguyên nhân phía sau, ai cũng hiểu, nó tắc là bởi những quanh co lươn lẹo của lòng người, bởi sự tham lam làm mờ mắt lương tri, khiến kẻ có tiền câu kết với kẻ có quyền, biến những điều vô lý thành hợp lý đúng quy trình… Trạm thu tiền đặt chình ình tại một nơi mà dẫu bạn không đi đường tránh cũng bị thu tiền, một kiểu móc túi công khai, một trò trấn lột trắng trợn… Người dân đâu có chịu! Họ tìm cách phản đối, phản đối… đúng quy trình, cốt sao gây ra tắc nghẽn. Tắc nghẽn thì phải xả trạm. Cứ tắc lại xả, xả rồi lại tiếp tục thu tiền, rồi lại tắc... Thế lực của bên có tiền được hỗ trợ của bên có quyền đã vận dụng nhiều biện pháp: tuyên bố dùng tiền lẻ là bất hợp pháp, lập khu riêng cho xe trả tiền lẻ, xua công an ra hù dọa, bắt một số tài xế trả tiền lẻ, sử dụng côn đồ gây sự… Cuối cùng tắc vẫn tắc, thủ tướng phải tuyên bố tạm xả trạm một vài tháng để xem xét…
Vấn đề là vị trí đặt trạm không đúng vị trí. Việc sai lè lè ra đó, tại sao không giải quyết được? Không giải quyết được bởi lẽ nếu đưa trạm về đúng vị trí sẽ kéo theo phải dời hàng loạt những trạm BOT khác, cũng đặt sai vị trí như thế… và như vậy là thừa nhận đã có những sai phạm đúng quy trình… cũng có nghĩa là phải phanh phui những đường dây chung chi nhằng nhịt… có nguy cơ dẫn đến đầu mút là các ông to pháp luật không đụng tới được.
Sự tắc nghẽn của một con đường chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Đây là cuộc đối đầu của dân nghèo thấp cổ bé họng với và kẻ có tiền có quyền, thường được gọi là nhóm lợi ích. Về bản chất, sự cố đường cao tốc Cai Lậy không khác sự cố Formosa ô nhiễm biển, sự cố đất ở Đồng Tâm… Cuối cùng, vấn đề của mọi vấn đề chính là ở thể chế chính trị đã đẻ ra những cơ chế vô lý, bất công, đẩy người dân vào thế đối đầu. Cách giải quyết duy nhất là người dân phải có tiếng nói, là quyền con người mà nước ta đã ký kết trong tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc phải được thực sự tôn trọng.
Suy nghĩ về sự tắc nghẽn của con đường rộng thênh thang mà phi lý đó gợi mở và soi sáng, giúp ta nhìn ra những tắc nghẽn của chính lòng mình, cũng như những tắc nghẽn của các mối tương quan trong gia đình, trong xã hội và trên toàn thế giới.
Những nguyên nhân khiến tuyến đường đó bế tắc cũng gợi ý để ta nhận ra những nguyên nhân khiến đất trời không thông, khiến tôi không đến được với Chúa và Chúa không đến được với tôi, khiến Nước Chúa không hiển trị trong tâm hồn tôi, trong lòng xã hội và trên phạm vi thế giới.
Đường đi tắc nghẽn sẽ khiến kinh tế đình trệ, kiệt quệ. Những con đường của lòng người mà không thông thì gây bao rối loạn, đổ vỡ, xâu xé…
Vậy làm thế nào để dọn con đường nối đất với trời? Cần thực thi lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả. Gioan đến “rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Nghĩa là cần phải sám hối.
Sám hối không phải là nói xuông, cũng không phải là đấm ngực, xé áo. Sám hối là nhận ra cái sai trái của mình và quyết tâm sửa đổi. Vậy sám hối là không còn làm nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực; sám hối là sống công bằng, không tham lam nhũng lạm, không dùng quyền để cưỡng đoạt, áp bức người khác.
Nếu lòng còn mãi quanh co, gập ghềnh, đầy những dối lừa biện minh cho những sai trái của mình… thì làm sao mà sám hối, mà sửa đổi.
Làm sao con đường có thể thông nếu không chịu sửa đổi. Sửa đổi thế nào được nếu chỉ chữa ở ngọn mà không sửa tận gốc. Làm thế nào có thể sửa tận gốc nếu không nhìn nhận mình sai lỗi. Mà nếu không nhìn nhận mình sai lỗi thì làm sao có lòng sám hối thật. Không có lòng sám hối thật thì cũng chẳng thật tâm sửa lỗi. Không thật tâm sửa lỗi thì con đường vẫn mãi bế tắc và chúng ta sẽ lỗi hẹn với nhau và với Chúa.
Hành động của những tài xế ở Cai Lậy cũng cho chúng ta một bài học về sự sám hối. Để cho con đường được thông, dễ nhất, phải chăng là im lặng, nhắm mắt, nộp tiền… như đã từng im lặng, nhắm mắt, nộp tiền? Rõ ràng, chấp nhận nộp tiền mãi lộ như thế hoàn toàn khác với việc chi trả khi ta mua một ổ bánh mì, không thoải mái như khi ta trả tiền khi đi một cuốc taxi, vì đây là sự trả tiền sòng phẳng, hài lòng cả đôi bên. Im lặng trả tiền cho sự bất công, con đường bên ngoài có thể thông nhưng con đường trong cõi lòng thì không…
Cho nên sám hối không phải là cứ thụ động cầu mong cho hoàn cảnh thay đổi. Sám hối đích thực là phải có hành động cụ thể, ta đó gọi là hoán cải. Hoán cải đích thực đòi hỏi chính tôi phải hành động chứ không phải chờ ai đó hành động, để tôi được hưởng. Để hoán cải đích thực tôi cần ra khỏi mối lo lắng cho bản thân mình. Nói cách khác, hoán cải đích thực đòi tôi phải trả giá, sẵn sàng chấp nhận những hy sinh, mất mát liên quan đến sự an toàn và tiện nghi của bản thân.
Chỉ có sám hối và hoán cải cách đích thực như thế con đường mới được mở ra và thông suốt… gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới an lành, và bình an của Thiên Chúa mới ngự trị trên thế giới.
Xin Chúa cho chúng ta có lòng hoán cải thực sự đồng thời được ơn can đảm để đổi mới lòng mình, góp phần đổi mới bộ mặt địa cầu này.