Năm phụng vụ khởi đầu bằng mầu nhiệm nhập thể, và kết thúc bằng việc tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô. Qua đó, Hội Thánh dạy: Chúa Kitô không xa cách ta. Người có một cuộc đời chẳng khác ta. Chính trong cuộc đời ấy, Người làm Vua toàn cõi vũ trụ. Chính nhờ đi qua cuộc đời ấy, Người nắm giữ quyền bính đời đời.
Chúng ta cũng được sinh ra trong cuộc đời. Như Chúa Kitô, nhờ khởi đi từ cuộc đời, ta sẽ về cùng Thiên Chúa. Hãy sống như Chúa Kitô, để cùng Người ta hiển trị trong Nhà Cha của mình.
I. NHẮC LẠI VƯƠNG QUYỀN CỦA VUA KITÔ.
Mặc dù lễ Chúa Kitô là Vua mới được Đức Thánh Cha Piô XI thiết lập năm 1925, nhằm hiến dâng thế giới và nền hòa bình của nhân loại cho Chúa Kitô. Nhưng vương quyền của Người đã được Hội Thánh tuyên xưng từ xa xưa.
Chẳng hạn, Trên ngọn một cây tháp dựng từ năm 1586 do hoàng đế Caligula, giữa quảng trường thánh Phêrô – Vatican, có khắc ba lời tuyên xưng: Christus vincit: Chúa Kitô toàn thắng; Christus regnat: Chúa Kitô hiển trị; Christus imperat: Chúa Kitô thống lãnh.
Vì thế, khi lập lễ tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, Hội Thánh nhắc lại niềm xác tín của mình:
- Muôn đời, chỉ một mình Chúa Kitô là Vua toàn cõi vũ trụ. Người là Đức Vua toàn thắng. Người đã, đang và sẽ còn tiếp tục hiển trị và thống lãnh trên trời, dưới đất. “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy” (Ga 28, 18).
- Muôn đời, Chúa Kitô vượt trên thời gian. Chính vì thế, Chúa Kitô là Chủ thời gian. Mọi chiều kích lịch sử điều đặt dưới quyền thống lãnh của Người. Chỉ một mình Người nhận lãnh thánh ý Thiên Chúa để nắm quyền kết thúc thời gian: Thiên Chúa “đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep 1, 10).
- Muôn đời Chúa Kitô là Vua vĩnh cửu, Vua tình yêu. Trong thánh ý Thiên Chúa, một mình Chúa Kitô là Chủ thế giới nhân sinh. Như vậy, Người là Chủ của nhân loại, Chủ của lịch sử nhân loại, Chủ của vận mạng cả nhân loại. Bởi Thiên Chúa “đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai” (Ep 1, 21).
- Muôn đời Chúa Kitô là Chủ từng con người. Người nắm giữ mọi phán quyết trên cuộc đời ta. Người cũng sẽ phán quyết cách công bình, thẳng thắn trong ngày ta trình diện trước tòa án của Người:
Nếu ta sống lành thánh thì Chúa phán: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25, 34).
Nếu ta đứng ngoài nghĩa cử yêu thương thì Chúa phán: “Quân bị nguyền rủ kia, đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25, 41).
II. ĐỂ VÀO SỰ SỐNG CHÚA BAN:
Bài Tin Mừng cho thấy quang cảnh xử án của Đức Vua dành cho chúng ta. Thật bất ngờ, nội dung cuộc xử án chỉ xoay quanh tình thương: “Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta… Những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”.
Vậy để được tham dự vào sự sống Chúa ban, mỗi người hãy sống lòng yêu thương qua từ nghĩa cử, từng hành động, từng tương quan, từng suy nghĩ, từng biểu hiện những nghĩ ấy của mình.
Làm cách nào để có thể sống tình yêu thương như Chúa dạy? Có rất nhiều tấm gương dạy ta sống yêu thương theo gương Chúa Giêsu. Cuộc đời và lối sống của thánh Gioan Maria Vianney là một trong những bằng chứng giúp ta học tập mà thực thi tình yêu thương với anh chị em xung quanh mình.
Người ta kể, trong lúc giáo phận Belley, nơi ngài đã từng cống hiến đời linh mục của mình, tiến hành điều tra các nhân đức để lập hồ sơ xin phong thánh cho cha Gioan Maria Vianney, bỗng có một cụ già nghèo, quê mùa đến làm chứng:
“Hôm ấy, trời đã tối, tôi thấy cha Vianney đi giúp tuần đại phúc ở một xứ xa về; giữa đường vắng chỉ có tôi với ngài; vừa gặp tôi, ngài vui vẻ lên tiếng:
- Chào ông, ông có khỏe không? Công việc làm ăn ra sao?
- Con chào cha. Con cám ơn Chúa. Con vẫn khỏe. Nhưng… Chẳng giấu gì cha, con túng thiếu quá, mất liên tiếp ba vụ mùa liền!
- Tội nghiệp! Tôi thương ông và các cháu lắm! Chúng nó rất ngoan.
Vừa nói ngài vừa xỏ tay vào túi áo, lục soát khắp cùng mà cũng chẳng có được một xu. Nhìn trước nhìn sau, ngài ghé vào tai tôi bảo nhỏ:
- Ông chịu khó đợi cha một chút!
Tôi vâng lời đứng đợi. Ngài rón rén đi ra sau một lùm cây... Mấy phút sau ngài trở lại, trao tận tay tôi một vật và nói:
- Cha không còn gì cả. Ông vui lòng lấy cái quần của cha đây đem bán mà mua bánh mì cho các cháu. Ông thông cảm, bữa sau có chút gì cha sẽ giúp cho thêm. Thôi chào ông nhé!
Nói xong, cha Gioan nhanh chân bước đi. Tôi vẫn chưa kịp cám ơn ngài vì quá xúc động nghẹn ngào...”.
Là tín hữu Kitô, chúng ta đừng chỉ nói yêu thương, nhưng hãy sống lòng yêu thương mọi nơi mọi lúc. Mỗi người hãy là chứng nhân của tình yêu. Mỗi người hãy làm điểm nối kết để nhân rộng lòng yêu thương ngày một lớn, mạnh mẽ trên khắp mọi nơi mà mình hiện diện.
Hãy nhớ: Sống tình yêu, sẽ được Chúa xét xử bằng tình yêu.
Chúng ta cũng được sinh ra trong cuộc đời. Như Chúa Kitô, nhờ khởi đi từ cuộc đời, ta sẽ về cùng Thiên Chúa. Hãy sống như Chúa Kitô, để cùng Người ta hiển trị trong Nhà Cha của mình.
I. NHẮC LẠI VƯƠNG QUYỀN CỦA VUA KITÔ.
Mặc dù lễ Chúa Kitô là Vua mới được Đức Thánh Cha Piô XI thiết lập năm 1925, nhằm hiến dâng thế giới và nền hòa bình của nhân loại cho Chúa Kitô. Nhưng vương quyền của Người đã được Hội Thánh tuyên xưng từ xa xưa.
Chẳng hạn, Trên ngọn một cây tháp dựng từ năm 1586 do hoàng đế Caligula, giữa quảng trường thánh Phêrô – Vatican, có khắc ba lời tuyên xưng: Christus vincit: Chúa Kitô toàn thắng; Christus regnat: Chúa Kitô hiển trị; Christus imperat: Chúa Kitô thống lãnh.
Vì thế, khi lập lễ tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, Hội Thánh nhắc lại niềm xác tín của mình:
- Muôn đời, chỉ một mình Chúa Kitô là Vua toàn cõi vũ trụ. Người là Đức Vua toàn thắng. Người đã, đang và sẽ còn tiếp tục hiển trị và thống lãnh trên trời, dưới đất. “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy” (Ga 28, 18).
- Muôn đời, Chúa Kitô vượt trên thời gian. Chính vì thế, Chúa Kitô là Chủ thời gian. Mọi chiều kích lịch sử điều đặt dưới quyền thống lãnh của Người. Chỉ một mình Người nhận lãnh thánh ý Thiên Chúa để nắm quyền kết thúc thời gian: Thiên Chúa “đưa thời gian tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Ep 1, 10).
- Muôn đời Chúa Kitô là Vua vĩnh cửu, Vua tình yêu. Trong thánh ý Thiên Chúa, một mình Chúa Kitô là Chủ thế giới nhân sinh. Như vậy, Người là Chủ của nhân loại, Chủ của lịch sử nhân loại, Chủ của vận mạng cả nhân loại. Bởi Thiên Chúa “đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai” (Ep 1, 21).
- Muôn đời Chúa Kitô là Chủ từng con người. Người nắm giữ mọi phán quyết trên cuộc đời ta. Người cũng sẽ phán quyết cách công bình, thẳng thắn trong ngày ta trình diện trước tòa án của Người:
Nếu ta sống lành thánh thì Chúa phán: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa” (Mt 25, 34).
Nếu ta đứng ngoài nghĩa cử yêu thương thì Chúa phán: “Quân bị nguyền rủ kia, đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25, 41).
II. ĐỂ VÀO SỰ SỐNG CHÚA BAN:
Bài Tin Mừng cho thấy quang cảnh xử án của Đức Vua dành cho chúng ta. Thật bất ngờ, nội dung cuộc xử án chỉ xoay quanh tình thương: “Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta… Những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”.
Vậy để được tham dự vào sự sống Chúa ban, mỗi người hãy sống lòng yêu thương qua từ nghĩa cử, từng hành động, từng tương quan, từng suy nghĩ, từng biểu hiện những nghĩ ấy của mình.
Làm cách nào để có thể sống tình yêu thương như Chúa dạy? Có rất nhiều tấm gương dạy ta sống yêu thương theo gương Chúa Giêsu. Cuộc đời và lối sống của thánh Gioan Maria Vianney là một trong những bằng chứng giúp ta học tập mà thực thi tình yêu thương với anh chị em xung quanh mình.
Người ta kể, trong lúc giáo phận Belley, nơi ngài đã từng cống hiến đời linh mục của mình, tiến hành điều tra các nhân đức để lập hồ sơ xin phong thánh cho cha Gioan Maria Vianney, bỗng có một cụ già nghèo, quê mùa đến làm chứng:
“Hôm ấy, trời đã tối, tôi thấy cha Vianney đi giúp tuần đại phúc ở một xứ xa về; giữa đường vắng chỉ có tôi với ngài; vừa gặp tôi, ngài vui vẻ lên tiếng:
- Chào ông, ông có khỏe không? Công việc làm ăn ra sao?
- Con chào cha. Con cám ơn Chúa. Con vẫn khỏe. Nhưng… Chẳng giấu gì cha, con túng thiếu quá, mất liên tiếp ba vụ mùa liền!
- Tội nghiệp! Tôi thương ông và các cháu lắm! Chúng nó rất ngoan.
Vừa nói ngài vừa xỏ tay vào túi áo, lục soát khắp cùng mà cũng chẳng có được một xu. Nhìn trước nhìn sau, ngài ghé vào tai tôi bảo nhỏ:
- Ông chịu khó đợi cha một chút!
Tôi vâng lời đứng đợi. Ngài rón rén đi ra sau một lùm cây... Mấy phút sau ngài trở lại, trao tận tay tôi một vật và nói:
- Cha không còn gì cả. Ông vui lòng lấy cái quần của cha đây đem bán mà mua bánh mì cho các cháu. Ông thông cảm, bữa sau có chút gì cha sẽ giúp cho thêm. Thôi chào ông nhé!
Nói xong, cha Gioan nhanh chân bước đi. Tôi vẫn chưa kịp cám ơn ngài vì quá xúc động nghẹn ngào...”.
Là tín hữu Kitô, chúng ta đừng chỉ nói yêu thương, nhưng hãy sống lòng yêu thương mọi nơi mọi lúc. Mỗi người hãy là chứng nhân của tình yêu. Mỗi người hãy làm điểm nối kết để nhân rộng lòng yêu thương ngày một lớn, mạnh mẽ trên khắp mọi nơi mà mình hiện diện.
Hãy nhớ: Sống tình yêu, sẽ được Chúa xét xử bằng tình yêu.