Trong mầu nhiệm các thánh thông công, có ba thành phần sau đây: Một là các kitô hữu còn sống ở thế gian, gọi là thành phần chiến đấu; Hai là các linh hồn đang thanh luyện trong luyện ngục, gọi là thành phần đau khổ; Ba là tất cả các thánh ở trên trời, gọi là thành phần chiến thắng. Cả ba thành phần này liên kết mật thiết với nhau: Các thánh trên Thiên đàng bầu cử cho các kitô hữu còn sống; Các kitô hữu còn sống cầu nguyện, dâng hy sinh, làm việc lành chỉ cho các linh hồn trong luyện ngục; Các linh hồn trong luyện ngục khi đã được lên Thiên đàng sẽ bầu cử cho các kitô hữu. Thánh lễ hôm nay Giáo hội mừng kính toàn thể các Thánh trên Thiên đàng, tức là thành phần chiến thắng, xin được gợi ý suy niệm một số điểm sau đây:
1. Trước hết, chúng ta nên nhớ rằng, Thiên Chúa mong muốn mọi người được nên thánh:
Sách Sáng Thế cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã dựng nên con người “giống hình ảnh Ngài” (x. St 1,26-27). Sau khi sa ngã phạm tội, Nguyên tổ mất đi tình nghĩa với Thiên Chúa, tức là mất đi ân sủng của sự thánh thiện nguyên thủy. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người, trái lại, Ngài hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu con người (x. St 3,15). Đến thời gian tới hồi viên mãn, lời hứa đó được thực hiện bởi biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Maria (x. Lc 1,26-38). Sau biến cố Truyền tin, Đức Maria cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu. Ngài sống ẩn dật với Đức Mẹ và Thánh Giuse ở Nazarét suốt 30 năm. Để thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó là giúp mọi người được lãnh nhận ơn cứu độ, trong ba năm đi rao giảng Tin mừng, Ngài đã tuyển chọn các Tông đồ, thiết lập Giáo hội, thiết lập các Bí tích, sau cùng Ngài chịu chết, sống lại và lên trời. Trước khi về trời, Ngài nói với các môn đệ rằng: “Thầy đi để dọn chỗ cho các con.” (x. Ga 4,1-2). Như vậy, những gì Thiên Chúa đã làm đều tạo điều kiện và mong muốn mọi người được nên thánh, được ở trên Thiên đàng với Ngài.
2. Nên thánh là bổn phận của mỗi người chúng ta:
Từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mời gọi dân Do thái rằng: “Các ngươi phải nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 20,26). Sang thời Tân Ước, Đức Giêsu đã lặp lại lời mời gọi đó: “Các Con hãy nên thánh như Cha các con trên trời là Đấng Thánh” (Mt 5,48). Sau này, tôi tớ đáng kính của Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cũng đã cho biết: “Ai phải nên Thánh? Tất cả mọi người không có luật trừ. Khởi sự từ chính mình con, vì Chúa mời gọi tất cả.” (Đường Hy Vọng số 92). Như vậy, nên thánh là bổn phận của mỗi người kitô hữu chúng ta.
3. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể nên thánh?
Để nên thánh thì cần phải muốn: Tục ngữ Tây phương có câu: “Vouloir c’est pouvoir” (muốn là có thể): Muốn làm giáo viên thì có thể trở thành giáo viên; Muốn làm bác sĩ thì có thể trở thành bác sĩ; Muốn làm kỷ sư thì có thể trở thành kỷ sư; muốn làm tu sĩ, linh mục thì có thể trở thành tu sĩ, linh mục...Nhưng động từ “muốn” đó diễn tả một quá trình phấn đấu, học tập, trau dồi những gì cần thiết cho “chức vụ” của mình. Chẳng hạn, muốn làm kỷ sư thì phải vào trường đào tạo nghề kỷ sư, muốn làm linh mục thì phải trải qua thời gian đào tạo của Giáo hội. Từ đó chúng ta có thể nói: Muốn nên thánh thì có thể nên thánh được. Thật vậy, khi nghe tin phong thánh Phanxicô Xaviê, Thánh Thánh Phanxicô Salê (Francois de Sales) liền nói: - Đó là thánh Phanxicô thứ ba, tôi sẽ là Phanxicô thứ bốn. Qủa thực, ngài đã trở thành thánh Phanxicô thứ bốn. Thánh Augustinô thì nói: “Ông nọ bà kia làm được sao tôi không” và Ngài đã nên thánh. Cho nên, muốn là có thể. Tôi muốn nên thánh thì tôi có thể nên thánh, với điều kiện tôi phải thực hành những gì cần thiết mà Chúa và Giáo hội đòi buộc để nên thánh.
Để nên thánh cần phải giữ mình sạch tội: Giữ mình sạch tội là tuân giữ 10 điều răn Thiên Chúa, các điều răn Hội thánh, bảy mối tội đầu. Vì tội đối nghịch với sự thánh thiện như bóng tối đối nghịch với ánh sáng. Thánh vịnh 24,4 của bài đáp ca hôm nay cho biết, các thánh là những “người có bàn tay vô tội và tâm hồn trong sạch, không để lòng xuôi theo sự giả trá.” Phúc thứ sáu trong tám mối phúc thật cũng cho biết rằng: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa" (Mt 5,8). Vì thế, để nên thánh cần phải giữ mình sạch tội.
Để nên thánh cần phải có lòng sám hối: Nếu giữ được mình sạch tội thì quá tốt, vì đã nên thánh. Nhưng trong suốt hành trình dương thế ít người giữ được tâm hồn trong sạch, vô tội. Vì thế, ai phạm tội thì phải có lòng sám hối ăn năn và nhận lãnh ơn tha thứ của Chúa qua Bí tích Giao hòa. Thánh Phaolô nói rằng: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 4,22-24). Thánh Gioan viết: “Các con thân mến, Cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính, làm trạng sư nơi Đức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta; không nguyên đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian.” (1Ga 2,1-2).
Trong hạnh các thánh, rất nhiều vị có quá khứ tội lỗi nhưng nhờ có lòng sám hối mà đã nên thánh: Thánh Mathêu, thánh Augustinô, thánh Phêrô, thánh Maria Madalêna...Nếu chúng ta có tội, nhất là tội nặng nhưng biết sám hối kịp thời chúng ta cũng có thể nên thánh.
Để nên thánh cần phải chu toàn bổn phận: Rất nhiều vị thánh đã nên thánh bằng những phương pháp đặc biệt mà có lẽ chúng ta không thể bắt chước được. Nhưng có một cách nên thánh chung mà ai cũng có thể làm được, đó là nên thánh bằng cách chu toàn bổn phận: Bổn phận làm vợ chồng, cha mẹ, con cái, linh mục, tu sĩ, thầy giáo, học sinh, bác sĩ, công nhân... Tôi tớ đáng kính, ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận nói: “Các thánh không nên thánh vì nói tiên tri hay làm phép lạ. Các Ngài đâu làm gì lạ! Họ chỉ chu toàn bổn phận” (ĐHV số 25). Đối với Ngài, “Bổn phận chính là Thánh Ý Chúa trong giây phút hiện tại” (ĐHV Số 17). Vì thế, Ngài cho biết: “Thợ nên thánh ở công xưởng, lính nên thánh ở bộ đội, bệnh nhân nên thánh ở bệnh viện, học sinh nên thánh ở học đường, nông phu nên thánh ở ruộng rẫy, linh mục nên thánh trong mục vụ, công chức nên thánh ở công sở. Mỗi bước tiến là một bước hy sinh trong bổn phận” (ĐHV 24). Và Ngài kết luận: “Bổn phận là giấy để vào được Nước Trời” (ĐHV Số 27). Như vậy, chu toàn bổn phận thì đã nên thánh rồi. Nên thánh bằng cách này thì hết sức dễ dàng, ai cũng có thể làm được.
Ngày kia, cha Dan nói chuyện với một người thợ sắp chữ in. Cha đặt câu hỏi: “Con có bao giờ nghĩ rằng mình phải nên thánh không?”
Người thợ đơn sơ trả lời: “Thưa cha, khó quá vì từ mai đến tối, con phải sắp chữ để in, không có thời giờ để nghĩ đến việc nên thánh.”
Cha Dan động viên: “Nên thánh không khó gì đâu. Nên thánh không cần phải làm điều chi lạ. Khi con sắp chữ, con sắp vì Chúa, con làm vì lòng kính mến Chúa.”
Người thợ thuận lời: “Dạ, để con thử.”
Vài ngày sau, người thợ đến tìm cha Dan và nói: “Thưa cha, nên thánh không khó như con đã tưởng.”
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chu toàn bổn phận là hoàn tất ý định của Chúa Cha trao phó, xin giúp chúng con cũng biết chu toàn bổn phận hằng ngày của mình với lòng yêu mến Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Trước hết, chúng ta nên nhớ rằng, Thiên Chúa mong muốn mọi người được nên thánh:
Sách Sáng Thế cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã dựng nên con người “giống hình ảnh Ngài” (x. St 1,26-27). Sau khi sa ngã phạm tội, Nguyên tổ mất đi tình nghĩa với Thiên Chúa, tức là mất đi ân sủng của sự thánh thiện nguyên thủy. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người, trái lại, Ngài hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu con người (x. St 3,15). Đến thời gian tới hồi viên mãn, lời hứa đó được thực hiện bởi biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Maria (x. Lc 1,26-38). Sau biến cố Truyền tin, Đức Maria cưu mang và sinh hạ Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu. Ngài sống ẩn dật với Đức Mẹ và Thánh Giuse ở Nazarét suốt 30 năm. Để thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó là giúp mọi người được lãnh nhận ơn cứu độ, trong ba năm đi rao giảng Tin mừng, Ngài đã tuyển chọn các Tông đồ, thiết lập Giáo hội, thiết lập các Bí tích, sau cùng Ngài chịu chết, sống lại và lên trời. Trước khi về trời, Ngài nói với các môn đệ rằng: “Thầy đi để dọn chỗ cho các con.” (x. Ga 4,1-2). Như vậy, những gì Thiên Chúa đã làm đều tạo điều kiện và mong muốn mọi người được nên thánh, được ở trên Thiên đàng với Ngài.
2. Nên thánh là bổn phận của mỗi người chúng ta:
Từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mời gọi dân Do thái rằng: “Các ngươi phải nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 20,26). Sang thời Tân Ước, Đức Giêsu đã lặp lại lời mời gọi đó: “Các Con hãy nên thánh như Cha các con trên trời là Đấng Thánh” (Mt 5,48). Sau này, tôi tớ đáng kính của Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cũng đã cho biết: “Ai phải nên Thánh? Tất cả mọi người không có luật trừ. Khởi sự từ chính mình con, vì Chúa mời gọi tất cả.” (Đường Hy Vọng số 92). Như vậy, nên thánh là bổn phận của mỗi người kitô hữu chúng ta.
3. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể nên thánh?
Để nên thánh thì cần phải muốn: Tục ngữ Tây phương có câu: “Vouloir c’est pouvoir” (muốn là có thể): Muốn làm giáo viên thì có thể trở thành giáo viên; Muốn làm bác sĩ thì có thể trở thành bác sĩ; Muốn làm kỷ sư thì có thể trở thành kỷ sư; muốn làm tu sĩ, linh mục thì có thể trở thành tu sĩ, linh mục...Nhưng động từ “muốn” đó diễn tả một quá trình phấn đấu, học tập, trau dồi những gì cần thiết cho “chức vụ” của mình. Chẳng hạn, muốn làm kỷ sư thì phải vào trường đào tạo nghề kỷ sư, muốn làm linh mục thì phải trải qua thời gian đào tạo của Giáo hội. Từ đó chúng ta có thể nói: Muốn nên thánh thì có thể nên thánh được. Thật vậy, khi nghe tin phong thánh Phanxicô Xaviê, Thánh Thánh Phanxicô Salê (Francois de Sales) liền nói: - Đó là thánh Phanxicô thứ ba, tôi sẽ là Phanxicô thứ bốn. Qủa thực, ngài đã trở thành thánh Phanxicô thứ bốn. Thánh Augustinô thì nói: “Ông nọ bà kia làm được sao tôi không” và Ngài đã nên thánh. Cho nên, muốn là có thể. Tôi muốn nên thánh thì tôi có thể nên thánh, với điều kiện tôi phải thực hành những gì cần thiết mà Chúa và Giáo hội đòi buộc để nên thánh.
Để nên thánh cần phải giữ mình sạch tội: Giữ mình sạch tội là tuân giữ 10 điều răn Thiên Chúa, các điều răn Hội thánh, bảy mối tội đầu. Vì tội đối nghịch với sự thánh thiện như bóng tối đối nghịch với ánh sáng. Thánh vịnh 24,4 của bài đáp ca hôm nay cho biết, các thánh là những “người có bàn tay vô tội và tâm hồn trong sạch, không để lòng xuôi theo sự giả trá.” Phúc thứ sáu trong tám mối phúc thật cũng cho biết rằng: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa" (Mt 5,8). Vì thế, để nên thánh cần phải giữ mình sạch tội.
Để nên thánh cần phải có lòng sám hối: Nếu giữ được mình sạch tội thì quá tốt, vì đã nên thánh. Nhưng trong suốt hành trình dương thế ít người giữ được tâm hồn trong sạch, vô tội. Vì thế, ai phạm tội thì phải có lòng sám hối ăn năn và nhận lãnh ơn tha thứ của Chúa qua Bí tích Giao hòa. Thánh Phaolô nói rằng: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 4,22-24). Thánh Gioan viết: “Các con thân mến, Cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính, làm trạng sư nơi Đức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta; không nguyên đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian.” (1Ga 2,1-2).
Trong hạnh các thánh, rất nhiều vị có quá khứ tội lỗi nhưng nhờ có lòng sám hối mà đã nên thánh: Thánh Mathêu, thánh Augustinô, thánh Phêrô, thánh Maria Madalêna...Nếu chúng ta có tội, nhất là tội nặng nhưng biết sám hối kịp thời chúng ta cũng có thể nên thánh.
Để nên thánh cần phải chu toàn bổn phận: Rất nhiều vị thánh đã nên thánh bằng những phương pháp đặc biệt mà có lẽ chúng ta không thể bắt chước được. Nhưng có một cách nên thánh chung mà ai cũng có thể làm được, đó là nên thánh bằng cách chu toàn bổn phận: Bổn phận làm vợ chồng, cha mẹ, con cái, linh mục, tu sĩ, thầy giáo, học sinh, bác sĩ, công nhân... Tôi tớ đáng kính, ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận nói: “Các thánh không nên thánh vì nói tiên tri hay làm phép lạ. Các Ngài đâu làm gì lạ! Họ chỉ chu toàn bổn phận” (ĐHV số 25). Đối với Ngài, “Bổn phận chính là Thánh Ý Chúa trong giây phút hiện tại” (ĐHV Số 17). Vì thế, Ngài cho biết: “Thợ nên thánh ở công xưởng, lính nên thánh ở bộ đội, bệnh nhân nên thánh ở bệnh viện, học sinh nên thánh ở học đường, nông phu nên thánh ở ruộng rẫy, linh mục nên thánh trong mục vụ, công chức nên thánh ở công sở. Mỗi bước tiến là một bước hy sinh trong bổn phận” (ĐHV 24). Và Ngài kết luận: “Bổn phận là giấy để vào được Nước Trời” (ĐHV Số 27). Như vậy, chu toàn bổn phận thì đã nên thánh rồi. Nên thánh bằng cách này thì hết sức dễ dàng, ai cũng có thể làm được.
Ngày kia, cha Dan nói chuyện với một người thợ sắp chữ in. Cha đặt câu hỏi: “Con có bao giờ nghĩ rằng mình phải nên thánh không?”
Người thợ đơn sơ trả lời: “Thưa cha, khó quá vì từ mai đến tối, con phải sắp chữ để in, không có thời giờ để nghĩ đến việc nên thánh.”
Cha Dan động viên: “Nên thánh không khó gì đâu. Nên thánh không cần phải làm điều chi lạ. Khi con sắp chữ, con sắp vì Chúa, con làm vì lòng kính mến Chúa.”
Người thợ thuận lời: “Dạ, để con thử.”
Vài ngày sau, người thợ đến tìm cha Dan và nói: “Thưa cha, nên thánh không khó như con đã tưởng.”
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chu toàn bổn phận là hoàn tất ý định của Chúa Cha trao phó, xin giúp chúng con cũng biết chu toàn bổn phận hằng ngày của mình với lòng yêu mến Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành