I.- CUỘC TRƯNG CẦU DÂN Ý NGÀY 23.10.1955.
A. Sự lựa chọn khó khăn.
Lúc 20 giờ ngày 29.04.1955, Kiến nghị ‘Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại’ của Hội đồng Nhân dân Cách mạng được Đài Phát thanh Sài gòn truyền đi cho toàn quốc và thế giới biết tin cuộc cách mạng tại Việt Nam đã truất phế Quốc trưởng Bảo đại và Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến tại tòa Đô chính Sài gòn để nghe Ủy ban thuyết trình về biến cố lịch sử vừa xảy ra.
Từ sáng sớm ngày 30.04.1955, các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng, thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí… phấn khởi tụ tập đầy nghẹt phòng khánh tiết tòa Đô chánh Sài gòn. Sau khi được nghe tường trình về phiên đại hội ngày hôm qua, một lần nữa, ông Bảo Đại bị hạ bệ khi có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to lớn hình Quốc trưởng treo trước cửa tòa Đô chính và ném xuống đất, rồi có những thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét.
Những biến cố này làm ông Ngô đình Diệm lo âu vì, trong thâm tâm mình, ông chỉ nghĩ đến một chế độ quân chủ lập hiến. Ông Diệm vẫn muốn trung thành với lời hứa cùng Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng để hợp với ý nguyện của các đại diện Quốc Dân, ông phải thuận ý cùng họ tiến đến một thể chế Cộng hòa cho Việt Nam. Tuy vậy, ông Diệm cũng đã viết thư trình bày cùng ông Bảo Đại sự kiện Hội đồng Nhân dân Cách mạng thỉnh cầu ‘Truất quyền Quốâc trưởng của ông’. Nhưng trong thư phúc đáp, ông Bảo Đại cho biết ông không trở lại Việt Nam. Cựu tướng Trần văn Đôn đã viết nơi trang 133, sách ‘Việt Nam Nhân Chứng’ : « Theo ông Nhu kể lại, trước ngày trưng cầu dân ý, Thủ tướng Diệm tự tay viết một là thư dài giải thích tình hình và mời Bảo Đại về nước lãnh đạo, nhưng Cựu Hoàng không trả lời ».
Những đại diện Quốc Dân đưa ra những ý kiến để ủng hộ ông Diệm nhận lãnh trọng trách đưa Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp trở thành một nước Cộng hòa độc lập và dân chủ :
1.- Trao toàn quyền dân sự và quân sự.
Ngày 18.06.1954, khi Quốc trưởng kêu gọi đến lòng ái quốc của ông Diệm để bảo vệ sự tồn vong của Việt Nam để chống lại Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa. Để đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy, Quốc trưởng Bảo Đại đã trao cho Ngô đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự. Sau sự trao quyền này, Bảo Đại chỉ còn là một Quốc trưởng tượng trưng cho quốc gia, tức chính Bảo Đại ‘tự truất phế’ khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Ngô đình Diệm và, tức có thể xem đây như Bảo Đại đã gián tiếp tự mình dọn đường để lùi bước và nhường cho người khác lên thay thế mình.
2.- Phản Bội hay Trung Thành.
Vấn đề này đặt ra giữa hai ông Bảo Đại và Ngô đình Diệm có thể được coi là không đúng chổ vì :
- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Ngoài ra, về điểm này, thì đã mấy ai có thể ‘hơn’ ông Diệm?
- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai nhân vật có những chính sách, đường lối khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?
Chúng ta không nên đặt việc trung thành cho ông Diệm khi :
- Năm xưa khi cách chức Thượng Thư của ông Diệm, ông Bảo Đại đã thu lại cả Kim Khánh Bội tinh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm không thù oán gì với ông Bảo Đại vì biết Quốc trưởng chỉ thi hành lệnh của Tây!
- Khi thuyết phục ông Diệm đãm nhận trách vụ Thủ tướng, Bảo Đại biết và nói ‘Đất Nước rất bi đát, có thể bị chia cắt và cần bảo vệ nó bằng chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa’. Thế mà Quốc trưởng không làm gì để giúp đỡ ông Diệm mà còn hổ trợ để Bảy Viển cùng các giáo phái võ trang gây những khó khăn cho Đất Nước, đồng bào và ông Diệm. Ngoài ra, không ai bị bắt buộc phải trung thành với một vị ‘hôn quân’ như Bảo Đại đã bị mang tiếng là nhu nhược, thụ động, phóng đãng và xúi dục chia rẽ?
- Sau khi ông Bảo Đại bị truất phế, bà Từ Cung (thân mẫu cựu hoàng) vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết vẫn tiếp tục sửa chữa cung điện ngoài Huế và ngay cả Biệt điện Đà lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16.12.1957. Tất cả những động sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính phủ không đụng tới.
- Chúng ta cũng nên nhớ : năm 1945, ông Bảo Đại đã từng thoái vị trước Việt Minh.
Bởi thế, Thủ tướng Ngô đình Diệm đã tiến hành cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955 để hợp thức hóa cuộc cách mạng thay đổi chánh thể Việt Nam từ Quân chủ sang Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thống do dân cử trực tiếp với nhiệm kỳ do Hiến pháp quy định.
B. Một cuộc đảo chánh ‘bỏ túi’ bị thất bại.
Ngày 28.04.1955, đồng thời với việc triệu mời Thủ tướng Diệm sang Pháp, ông Bảo Đại cũng bổ nhiệm tướng Nguyễn văn Vỹ, chỉ huy trưởng Ngự lâm quân, Đà Lạt, vào chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia thay thế tướng Lê văn Tỵ qua Pháp. Tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về Sài gòn và, ngày 30.04.1955, đến nhà tướng Tỵ yêu cầu tướng Tỵ trao quyền cho ông theo lệnh của Quốc trưởng. Tướng Tỵ trả lời: « Tôi sẵn sàng nếu Thủ tướng ra lệnh ». Do đó, tất cả đồng ý vào Dinh gặp Thủ tướng.
Tại Dinh Độc lập, tướng Vỹ cùng các sĩ quan tùy tùng chạm trán những đại diện Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, danh xưng mới của Ủy ban Cách mạng, sau khi trình diện Quốc Dân ở tòa Đô chánh, đến gặp Thủ tướng. Vừa gặp mặt, ông Nhị Lang chĩa thẳng súng vào người tướng Vỹ và hô to: ‘Giơ tay lên, không tôi bắn!’. Ông Vỹ hoảng hốt giơ tay cao. Ông Nhị Lang nói với ông Hồ hán Sơn: ‘Hãy bóc galon ông này cho tôi!’, ông Sơn thi hành dưới ống kính chụp hình của phóng viên François Sully và được báo Life đăng trong số phát hành tháng 7.1955. Ông Trần trung Dung kêu cứu với ông Diệm và Thủ tướng vội ra kéo Vỹ vào phòng họp. Cùng lúc, ông Ngô đình Nhu chạy đến can gián Nhị Lang: « Thôi đừng nóng, mấy ông Tướng vào họp bàn với Cụ ».
Chỉ vài giờ trước đó, tướng Vỹ và khoảng 50 sĩ quan khác kéo đến Dinh không những chỉ để đòi thay thế tướng Tỵ trong chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia mà còn để yêu cầu Thủ trướng Ngô đình Diệm từ chức, nếu cần. Bây giờ, tình thế đã thay đổi, tướng Vỹ phải ký giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Thất thế, mọi người đều bỏ rơi ông, khiến ông phải cuốn gói rút quân về Đà lạt lúc đó đã 3 giờ sáng ngày hôm sau. Từ đó, tướng Vỹ sang Cao Miên rồi đến Pháp sống lưu vong.
C. Tổ chức Trưng cầu Dân ý.
Ngày 06.10.1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý như là một đáp ứng cho những đề nghị ‘dân chủ và hợp pháp’. Tiếp đó, hai hình thức truyền thông và vận động cử tri được khai triển :
1. Các cơ quan truyền thông chính phủ bắt đầu giải thích lý do tổ chức Trưng cầu Dân ý, vận động cử tri đi bầu và hướng dẫn cách thức đầu phiếu cho hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý có thể được xem như là hành vi khởi đầu gia nhập vào thế giới tự do vì, trước đó, người Việt chưa có dịp đầu phiếu cấp toàn quốc. Thủ tướng Diệm tuyên bố : « Đây chính là bước khởi đầu của người dân được tự do hành xử quyền hạn chính trị ».
Trong bản tuyên bố của chính phủ ngày 19.10.1955, ông Diệm tha thiết mời gọi cử tri hãy nắm lấy cơ hội để thực hiện quyền dân chủ của mình: « Quốc dân đồng bào, hãy mạnh dạn bày tỏ ý chí của mình! Hãy dũng cảm tiến lên con đường Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập! ». Tờ truyền đơn giải thích “Cuộc trưng cầu dân ý là phương pháp cực kỳ dân chủ theo đó người dân có thể bày tỏ nghĩ của mình bằng cách bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như chọn lựa thể chế cho quốc gia, chọn lựa người lãnh đạo đất nước v.v… ».
Hôm 22.10.1955, qua làn sóng đài phát thanh, Thủ tướng nói: « Ngày 23 Tháng Mười tới đây là ngày đầu tiên trong lịch sử đất nước, nam cũng như nữ được hành xử một trong những quyền hạn của người dân trong chế độ dân chủ, đó là quyền bỏ phiếu ».
2. Trong khi đó, các vận động viên thuộc Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia thì chỉ trích những hành vi của Quốc trưởng (với những chứng cớ cụ thể) và đề cao những thành tích mà ông Diệm đã thực hiện được trong 10 tháng đầu tiên cầm quyền với trách nhiệm Thủ tướng, dù không được Bảo Đại trợ giúp hay viện trợ vật chất từ Hoa kỳ rất hiếm hoi.
Họ nói với người dân rằng ông Bảo Đại là kẻ bán nước, hiếu sắc chẳng khác nào một thứ của nợ làm cản bước đi lên của đất nước. Trong khi đó, ông Diệm sẽ đưa đất nước vào thời kỳ sán lạn của lịch sử Việt Nam bằng thiết lập một nền dân chủ, dân tộc tự quyết và bảo đảm quyền hạn của mọi công dân. Khắp nơi, người ta đọc thấy những bích chương và biểu ngữ ‘Dồn phiếu cho chí sĩ Ngô đình Diệm là xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc’, ‘Chào mừng Ngô Chí sĩ, vị cứu tinh của dân tộc’ hay ‘Truất phế Bảo Đại là nhiệm vụ công dân của một nước tự do’. Ngoài ra, đồng bào được nghe nhắc nhở những câu hát như:
‘Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi’.
Ngày 18.10.1955, ông Bảo Đại đưa ra lời tố cáo ông Diệm dùng cuộc trưng cầu dân ý để chủ trương độc tài cá nhân và tạo nên sự hiềm khích giữa Pháp và Hoa kỳ. Đồng thời ông tuyên bố thu hồi quyết định bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng.
D. Ngày Trưng cầu Dân ý.
Chính quyền đã công bố những chi tiết cụ thể cho việc bỏ phiếu. Việc này được xem ra quá thường đối với người Tây Phương vào thập niên 1950, nhưng nó lại rất mới lạ và quan trọng với cử tri Việt Nam vào năm 1955.
Trong một nỗ lực bảo đảm phổ thông đầu phiếu, hoặc ít ra bề ngoài là như vậy, tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi đã ghi danh trong cuộc kiểm tra dân số gần đó đều có quyền đi bầu và bỏ phiếu kín. Theo đó, tổng số cử tri ghi danh là 5.960.302 người. Để ngăn ngừa gian lận, những địa điểm đầu phiếu được thiết lập cho mỗi 1.000 cử tri.
Khi bước vào phòng phiếu, cử tri xuất trình thẻ căn cước để nhận phiếu bầu và một phong bì. Lá phiếu gồm hai phần :
- bên trái, lồng trong khung màu xanh (màu xui xẻo) là hình ông Bảo Đại mặc quốc phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa’ ;
- bên phải, lồng trong khung màu đỏ (màu may mắn), là hình ông Diệm trong bộ âu phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’.
Ð. Kết quả :
- 5.721.735 phiếu thuận truất phế ông Bảo Đại và công nhận ông Ngô Đình Điệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa ;
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế ông Bảo Đại;
- 44.155 phiếu không hợp lệ ;
- 131.395 người không bỏ phiếu.
Nhiều nhà báo Mỹ cho rằng sự thành công của cuộc trưng cầu dân ý được coi như có khả năng củng cố nền chính trị của Miền Nam đang tách rời khỏi Pháp và nhích về phía Hoa kỳ. Việc truất phế ông Bảo Đại báo hiệu những nỗ lực cuối cùng để nắm quyền của Pháp hoàn toàn chấm dứt. Các nhà ngoại giao và ký giả Pháp cũng đồng quan điểm như vậy. Tuy vậy, Pháp đã mau chóng thừa nhận Việt Nam Cộng hòa.
E. Chuyện Bên lề.
Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng ta được đọc ‘Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Ðại Năm 1955’ tại địa chỉ http://daovanbinh.cattien.us/?p=299, tác giả Ðào Văn Bình viết (xin tóm lược):
Năm 1953, khi 11 tuổi, học lớp Nhất (năm cuối tiểu học), tôi được lên Tòa Thị Chính Hải Phòng để nhận bánh Trung thu do Ðức Quốc trưởng Bảo Ðại tặng trong dịp lễ quan trọng của thiếu nhi. Từ khi Pháp chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam năm 1949, trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chánh, cờ Quốc gia (vàng và ba sọc đỏ) được ngạo nghễ tung bay khắp nông thôn tới thị thành do Chính quyền Quốc gia kiểm soát, nhất là các cơ sở công quyền. Trường Võ bị Liên quân Ðà Lạt và Trường Hành chánh Quốc gia được Quốc trưởng Bảo Ðại thiết lập và được ông Diệm đổi thành Trường Võ bị Quốc gia và Học viện Quốc gia Hành chánh.
Khi Pháp thất trận Ðiện Biên Phủ, không còn khả năng ngăn chặn làn sóng Ðỏ tràn xuống Ðông Nam Á và người Mỹ vào thế chân để tránh thảm họa xụp đổ cả vùng Ðông Nam Á. Vua Bảo Ðại đề cử ông Ngô Ðình Diệm giữ chức vụ thủ tướng thay Hoàng thân Bửu Lộc. Theo gia đình tôi di cư vào Nam, tôi tiếp tục theo học lớp Ðệ Thất tại Trung học Công Giáo Trần Lục ở Bùi Chu Phát Diệm di cư vào Nam, học nhờ trường Tiểu học Ðồ Chiểu, sát chợ Tân Ðịnh.
Bỗng dưng một tuần lễ trước ngày Trưng cầu Dân ý, học sinh chúng tôi đưa xe nhà binh chở tới chợ Bình Tây, tay cầm hình Vua Bảo Ðại bị gạch mặt, hát khan cả tiếng những bài vè mà tôi còn nhớ được vài câu như sau ‘Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Ðại, là quân ăn hại…’. Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc trưởng Bảo Ðại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền ‘Cụ’ thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở rạp Moderne cũng nằm sát chợ Tân Ðịnh. Thêm vào đó, đài phát thanh truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu ‘Xanh bỏ vào giỏ, Ðỏ bỏ vào thùng’, tức lá phiếu màu xanh in hình ông Bảo Ðại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình ông Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Ðầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm, tôi bắt đầu có thiện cảm với ‘Cụ Ngô’ và căm ghét ‘Bảo Ðại bán nước’ mà không cần tìm hiểu xem thực hư thế nào.
Ê. Phản ứng của cựu Quốc trưởng Bảo Ðại.
Cựu Quốc trưởng Bảo Ðại, tuy rất bất mãn về việc bị truất phế, nhưng xem ra rất nhẹ nhàng trong việc chỉ trích ông Diệm. Lời duy nhất ông dùng tương đối nặng là câu ‘một quốc gia cảnh sát trị’ để chỉ trích chế độ Ngô đình Diệm chuyên quyền độc đoán (Con Rồng Việt Nam, trang 538).
Khoảng giữa năm 1992, sau 37 năm im lặng, cựu vương Bảo Ðại đã lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại một trường học ở Pháp. Nhân dịp này, người ta đã hỏi ông nhiều điều về thái độ của ông trong những năm cầm quyền trong đó có một câu về việc ông trao toàn quyền cho ông Diệm, được nhà báo Phan văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau:
- « Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô đình Diệm để rồi ông này lật đổ Ngài?”
Cựu vương trả lời :
- « Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng sản đã được Liên sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được. » (trích Nguyệt san ‘Diễn Ðàn Phụ Nữ’ tháng 9 năm 1992).
II. THÀNH LẬP VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Thể theo nguyện vọng của Quốc Dân bày tỏ qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, hai biến cố lịch sử đã được thực hiện :
a./ Chấm dứt quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng của Vua Bảo Ðại (tên khai sinh : Nguyễn Phước Vĩnh Thụy) và, đồng thời, chấm dứt chế độ Quân chủ cho Quốc gia Việt Nam (Etat du Viêt Nam).
b./ Trao quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng cho ông Ngô đình Diệm để thành lập chế độ Cộng hòa (République du Viêt Nam).
1.- Tuyên bố Thành lập Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 26.10.1955, trước nhiều vạn người dân hiện diện, tại Dinh Ðộc lập, Thủ tướng Ngô đình Diệm, giờ đây, hành sử chức vụ Quốc trưởng, tuyên đọc Hiến Ước tạm thời gồm ba điều quan trọng :
- Việt Nam là một nước Cộng hoà.
- Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống.
- Quốc hội Lập Hiến sẽ xét định về Hiến Pháp.
Căn cứ vào đó, kể từ giờ phút này, chế độ Cộng hòa dân chủ được áp dụng tại Việt Nam và Tổng thống do dân bầu cho từng nhiệm kỳ.
2.- Tuyển cử Dân biểu Quốc hội Lập Hiến.
Chiếu Hiến Ước tạm thời, ngày 23.01.1956, Tổng thống Diệm ký Dụ số 8 quy định tổ chức bầu cử, trực tiếp và kín, các Dân biểu Quốc hội Lập Hiến để soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp, Luật căn bản của một quốc gia.
Ngày 04.03.1956, Quốc dân miền Việt Nam Cộng hòa đã nhiệt liệt hứng khởi đi đầu phiếu với khoảng 80% số cử tri ghi danh, và đã tuyển chọn 123 Dân biểu trong số 405 ứng cử viên để họp thành Quốc hội Lập Hiến. Phiên họp khai mạc ngày 17.04.1956.
Quốc Hội Lập Hiến gồm có 134 Dân Biểu thuộc bốn đảng. Uỷ Ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm (Chủ Tịch), Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ. Hiến Pháp phỏng theo các Hiến Pháp Hoa Kỳ và Pháp. Phủ Tổng Thống đề nghị tu chính một số điều khoản, Quốc Hội chấp thuận. Việt Nam là một nước Cộng Hoà theo thể chế độc viện, có một Tổng Thống và Phó Tổng Thống cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Hiến Pháp không chấp nhận một người có thể nắm giữ hai chức Hành Pháp và Lập Pháp. Không có điều khoản nào cho phép truất phế, khi Tổng Thống phạm trọng tội.
Ngày 26.10.1956, nước Việt nam Cộng hòa ra đời với Hiến pháp vừa được công bố. Nước Việt nam Cộng hòa ra đời, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm được xác nhận là Nguyên thủ Quốc gia, dưới danh xưng là Tổng thống, với 2 nhiệm kỳ là tối đa, mỗi nhiệm kỳ là năm năm. (Lưu ý : có những người bịa đặt chuyện Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho sửa Hiến pháp 1956 để có nhiệm kỳ 3. Ý nguyện của ông là sau nhiệm kỳ 2, ông sẽ về phụng sự Mẹ và khi Mẹ lìa trần, ông sẽ Tu tại Dòng Chúa Cứu Thế).
3.- Hiến pháp 1956 hay là căn tính của Ðệ nhứt Cộng hòa Việt Nam.
Như trên đã nói, từ ngày Hội nghị các chính đảng và các nhân sĩ miền Nam đã làm Cách mạng truất phế Quốc trưởng Bảo Ðại (ngày 29-04-1954), vai trò của C ấn lao Nh ân v ị C ách m ạng LNVCM đảng càng ngày trở nên hết sức quan trọng, với chủ thuyết Nhân vị cũng như với tổ chức nhân sự của nó. Ảnh hưởng của nó trên những biến cố chánh trị đưa đến kết quả là Hiến pháp VN Cộng hòa 1956 đều luôn luôn có tính cánh quyệt định nếu không nói là chủ động. Và cây nào sanh ra trái nấy là một lẽ tất nhiên.
Như thế Quốc dân miền Nam muốn chấm dứt chế độ Quân chủ và ủy nhiệm cho ông Ngô Ðình Diệm nhiệm vụ thiết lập chế độ Cộng hòa dân chủ. Cho nên cách nầy hay cách nọ Truất phế Quốc trưởng BÐ như là mẹ đẻ ra các Biến cố lịch sử kế tiếp, như là một quá trình tiến hóa chánh trị bất di bất dịch của lịch sử.
Ngày 26.10.1955, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm tuyến bố Hiến chương tạm thời, theo đó, từ đây, Việt Nam là một nước Cộng hòa, người lãnh đạo là Quốc trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt Nam Cộng hòa. Ðến đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nuớc cũng như trên thế giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó, ông giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn cho Việt Nam Cộng hòa.
Ngay trong trang đầu của Hiến pháp có hai từ ngữ Duy linh và Nhân vị. Thiết nghĩ hai từ ngữ nầy cũng đủ để giái thích tất cả bản chất của một Hiến pháp như là bản luật tối cao của một nước, của một Quốc gia hoàn toàn độc lập. Nhưng nội dung với những điều khoản của nó không khác mấy với những Hiến pháp các nước khác, kể cả nước CS, như là định đoạt chủ quyền thuộc về toàn dân, định đọat nhiệm vụ và bảo đảm quyền lợi của nguời dân với đầy đủ những quyền tự do của nó, tự do đi lại, cư ngụ, tự do tư tưởng, tư do ngôn luận, tư do tín nguởng., đủ thứ tự do….
Vốn chủ thuyết Duy linh Nhân vị là một lý thuyết lấy Chân lý lịch sử, lấy Sự thật khoa học làm căn bản để giải thích mọi diễn tiến của xã hội con người, cũng như nhận định con nguời (Nhân vị) như là một giá trị tuyệt đối, ngang hàng với trời đất, tức nhiên Nhân vị của con người thành ra mực thước đo lường các giá trị khác. Tuy nhiên Nhân vị còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, để đưa cộng đồng cùng đồng tiến.
Hiến pháp Ðê nhứt Cộng hòa đã bảo đảm cho Quốc dân miền Nam được nhiều năm hết sức an lạc: Kinh tế phát triển tốt đẹp dù phải nhận thêm gần một triệu di cư chạy giặc cộng sản từ miền Bắc, Xã hội được an bình, an sinh xã hội được bảo đảm, Giáo dục được tổ chức có qui củ theo định hướng duy linh truyền thống dân tộc, vừa tiến bộ theo trào lưu khoa học của nhân loại, Văn học được nẩy nở tưng bừng…
III.- CÔNG DU TRONG DANH DỰ.
Tổng thống Dwight David Eisenhower đã gởi lời mời Tổng thống Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ năm 1955. Quốc gia này hai lần đã lập lịch trình tiếp đón nhưng, ngay khi còn là Thủ tướng, ông Diệm quá bận rộn với quốc sự sau chiến tranh và bị Pháp đô hộ. Nỗ lực tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho 860 ngàn đồng bào di cư tìm tự do từ miền Bắc, sau khi Đất Nước bị chia đôi, là một thành quả vượt bực của ông Diệm và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn Việt Nam Cộng hòa cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Đến Los Angeles, Thị trưởng ở đây ra đón và trao chìa khóa vàng cho ông Diệm. Một buổi yến tiệc được tổ chức với dao, muỗng, nĩa bằng vàng để thiết đãi. Đến phi trường quốc gia Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang long trọng chào đón Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ». Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phài có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Ngoại trưởng Dulles và các phụ tá đã đến thăm và hội kiến với ông Diệm tại Dinh Blair House. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Tổng thống Việt Nam cũng đã đến nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở để thành công việc định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.
Trong những năm sau, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã viếng thăm nhiều nước khác để cám ơn sự ủng hộ của các quốc gia này trong việc giúp tái thiết nước Việt sau chiến tranh hay viện trợ phát triển cho Ðất Nước chúng ta.
Hà Minh Thảo
A. Sự lựa chọn khó khăn.
Lúc 20 giờ ngày 29.04.1955, Kiến nghị ‘Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại’ của Hội đồng Nhân dân Cách mạng được Đài Phát thanh Sài gòn truyền đi cho toàn quốc và thế giới biết tin cuộc cách mạng tại Việt Nam đã truất phế Quốc trưởng Bảo đại và Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến tại tòa Đô chính Sài gòn để nghe Ủy ban thuyết trình về biến cố lịch sử vừa xảy ra.
Từ sáng sớm ngày 30.04.1955, các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng, thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí… phấn khởi tụ tập đầy nghẹt phòng khánh tiết tòa Đô chánh Sài gòn. Sau khi được nghe tường trình về phiên đại hội ngày hôm qua, một lần nữa, ông Bảo Đại bị hạ bệ khi có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to lớn hình Quốc trưởng treo trước cửa tòa Đô chính và ném xuống đất, rồi có những thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét.
Những biến cố này làm ông Ngô đình Diệm lo âu vì, trong thâm tâm mình, ông chỉ nghĩ đến một chế độ quân chủ lập hiến. Ông Diệm vẫn muốn trung thành với lời hứa cùng Quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng để hợp với ý nguyện của các đại diện Quốc Dân, ông phải thuận ý cùng họ tiến đến một thể chế Cộng hòa cho Việt Nam. Tuy vậy, ông Diệm cũng đã viết thư trình bày cùng ông Bảo Đại sự kiện Hội đồng Nhân dân Cách mạng thỉnh cầu ‘Truất quyền Quốâc trưởng của ông’. Nhưng trong thư phúc đáp, ông Bảo Đại cho biết ông không trở lại Việt Nam. Cựu tướng Trần văn Đôn đã viết nơi trang 133, sách ‘Việt Nam Nhân Chứng’ : « Theo ông Nhu kể lại, trước ngày trưng cầu dân ý, Thủ tướng Diệm tự tay viết một là thư dài giải thích tình hình và mời Bảo Đại về nước lãnh đạo, nhưng Cựu Hoàng không trả lời ».
Những đại diện Quốc Dân đưa ra những ý kiến để ủng hộ ông Diệm nhận lãnh trọng trách đưa Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp trở thành một nước Cộng hòa độc lập và dân chủ :
1.- Trao toàn quyền dân sự và quân sự.
Ngày 18.06.1954, khi Quốc trưởng kêu gọi đến lòng ái quốc của ông Diệm để bảo vệ sự tồn vong của Việt Nam để chống lại Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa. Để đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn lúc ấy, Quốc trưởng Bảo Đại đã trao cho Ngô đình Diệm toàn quyền dân sự và quân sự. Sau sự trao quyền này, Bảo Đại chỉ còn là một Quốc trưởng tượng trưng cho quốc gia, tức chính Bảo Đại ‘tự truất phế’ khi trao toàn quyền tuyệt đối cho ông Ngô đình Diệm và, tức có thể xem đây như Bảo Đại đã gián tiếp tự mình dọn đường để lùi bước và nhường cho người khác lên thay thế mình.
2.- Phản Bội hay Trung Thành.
Vấn đề này đặt ra giữa hai ông Bảo Đại và Ngô đình Diệm có thể được coi là không đúng chổ vì :
- Thứ nhất không có vấn đề đạo đức hay luân lý vốn thuộc sự giao kết cá nhân với cá nhân trong tinh thần đạo lý thiêng liêng ràng buộc họ. Ngoài ra, về điểm này, thì đã mấy ai có thể ‘hơn’ ông Diệm?
- Thứ hai, đây là vấn đề mối tương quan chính trị giữa hai nhân vật có những chính sách, đường lối khác biệt nhau thì có thẩm quyền nào bắt buộc họ phải trung thành?
Chúng ta không nên đặt việc trung thành cho ông Diệm khi :
- Năm xưa khi cách chức Thượng Thư của ông Diệm, ông Bảo Đại đã thu lại cả Kim Khánh Bội tinh của ông Diệm, chỉ còn để lại chức hàm Tuần Vũ thì có ác quá không? Nhưng ông Diệm không thù oán gì với ông Bảo Đại vì biết Quốc trưởng chỉ thi hành lệnh của Tây!
- Khi thuyết phục ông Diệm đãm nhận trách vụ Thủ tướng, Bảo Đại biết và nói ‘Đất Nước rất bi đát, có thể bị chia cắt và cần bảo vệ nó bằng chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa’. Thế mà Quốc trưởng không làm gì để giúp đỡ ông Diệm mà còn hổ trợ để Bảy Viển cùng các giáo phái võ trang gây những khó khăn cho Đất Nước, đồng bào và ông Diệm. Ngoài ra, không ai bị bắt buộc phải trung thành với một vị ‘hôn quân’ như Bảo Đại đã bị mang tiếng là nhu nhược, thụ động, phóng đãng và xúi dục chia rẽ?
- Sau khi ông Bảo Đại bị truất phế, bà Từ Cung (thân mẫu cựu hoàng) vẫn được cấp 5000 đồng/tháng. Nha Kiến thiết vẫn tiếp tục sửa chữa cung điện ngoài Huế và ngay cả Biệt điện Đà lạt hay những nhà săn ở Ban Mê Thuột, những đồn điền hay công ty Cao nguyên, du thuyền Hương Giang hay nhà cửa đứng tên ông này bà kia vẫn để nguyên mặc dầu có lệnh tịch thâu ban hành ngày 16.12.1957. Tất cả những động sản, bất động sản đứng tên ông Vĩnh Cẩn hay Nguyễn Đệ và vợ, chính phủ không đụng tới.
- Chúng ta cũng nên nhớ : năm 1945, ông Bảo Đại đã từng thoái vị trước Việt Minh.
Bởi thế, Thủ tướng Ngô đình Diệm đã tiến hành cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955 để hợp thức hóa cuộc cách mạng thay đổi chánh thể Việt Nam từ Quân chủ sang Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tổng thống do dân cử trực tiếp với nhiệm kỳ do Hiến pháp quy định.
B. Một cuộc đảo chánh ‘bỏ túi’ bị thất bại.
Ngày 28.04.1955, đồng thời với việc triệu mời Thủ tướng Diệm sang Pháp, ông Bảo Đại cũng bổ nhiệm tướng Nguyễn văn Vỹ, chỉ huy trưởng Ngự lâm quân, Đà Lạt, vào chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia thay thế tướng Lê văn Tỵ qua Pháp. Tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về Sài gòn và, ngày 30.04.1955, đến nhà tướng Tỵ yêu cầu tướng Tỵ trao quyền cho ông theo lệnh của Quốc trưởng. Tướng Tỵ trả lời: « Tôi sẵn sàng nếu Thủ tướng ra lệnh ». Do đó, tất cả đồng ý vào Dinh gặp Thủ tướng.
Tại Dinh Độc lập, tướng Vỹ cùng các sĩ quan tùy tùng chạm trán những đại diện Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia, danh xưng mới của Ủy ban Cách mạng, sau khi trình diện Quốc Dân ở tòa Đô chánh, đến gặp Thủ tướng. Vừa gặp mặt, ông Nhị Lang chĩa thẳng súng vào người tướng Vỹ và hô to: ‘Giơ tay lên, không tôi bắn!’. Ông Vỹ hoảng hốt giơ tay cao. Ông Nhị Lang nói với ông Hồ hán Sơn: ‘Hãy bóc galon ông này cho tôi!’, ông Sơn thi hành dưới ống kính chụp hình của phóng viên François Sully và được báo Life đăng trong số phát hành tháng 7.1955. Ông Trần trung Dung kêu cứu với ông Diệm và Thủ tướng vội ra kéo Vỹ vào phòng họp. Cùng lúc, ông Ngô đình Nhu chạy đến can gián Nhị Lang: « Thôi đừng nóng, mấy ông Tướng vào họp bàn với Cụ ».
Chỉ vài giờ trước đó, tướng Vỹ và khoảng 50 sĩ quan khác kéo đến Dinh không những chỉ để đòi thay thế tướng Tỵ trong chức vụ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia mà còn để yêu cầu Thủ trướng Ngô đình Diệm từ chức, nếu cần. Bây giờ, tình thế đã thay đổi, tướng Vỹ phải ký giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Thất thế, mọi người đều bỏ rơi ông, khiến ông phải cuốn gói rút quân về Đà lạt lúc đó đã 3 giờ sáng ngày hôm sau. Từ đó, tướng Vỹ sang Cao Miên rồi đến Pháp sống lưu vong.
C. Tổ chức Trưng cầu Dân ý.
Ngày 06.10.1955, Thủ tướng Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý như là một đáp ứng cho những đề nghị ‘dân chủ và hợp pháp’. Tiếp đó, hai hình thức truyền thông và vận động cử tri được khai triển :
1. Các cơ quan truyền thông chính phủ bắt đầu giải thích lý do tổ chức Trưng cầu Dân ý, vận động cử tri đi bầu và hướng dẫn cách thức đầu phiếu cho hợp lệ.
Cuộc trưng cầu dân ý có thể được xem như là hành vi khởi đầu gia nhập vào thế giới tự do vì, trước đó, người Việt chưa có dịp đầu phiếu cấp toàn quốc. Thủ tướng Diệm tuyên bố : « Đây chính là bước khởi đầu của người dân được tự do hành xử quyền hạn chính trị ».
Trong bản tuyên bố của chính phủ ngày 19.10.1955, ông Diệm tha thiết mời gọi cử tri hãy nắm lấy cơ hội để thực hiện quyền dân chủ của mình: « Quốc dân đồng bào, hãy mạnh dạn bày tỏ ý chí của mình! Hãy dũng cảm tiến lên con đường Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập! ». Tờ truyền đơn giải thích “Cuộc trưng cầu dân ý là phương pháp cực kỳ dân chủ theo đó người dân có thể bày tỏ nghĩ của mình bằng cách bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như chọn lựa thể chế cho quốc gia, chọn lựa người lãnh đạo đất nước v.v… ».
Hôm 22.10.1955, qua làn sóng đài phát thanh, Thủ tướng nói: « Ngày 23 Tháng Mười tới đây là ngày đầu tiên trong lịch sử đất nước, nam cũng như nữ được hành xử một trong những quyền hạn của người dân trong chế độ dân chủ, đó là quyền bỏ phiếu ».
2. Trong khi đó, các vận động viên thuộc Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia thì chỉ trích những hành vi của Quốc trưởng (với những chứng cớ cụ thể) và đề cao những thành tích mà ông Diệm đã thực hiện được trong 10 tháng đầu tiên cầm quyền với trách nhiệm Thủ tướng, dù không được Bảo Đại trợ giúp hay viện trợ vật chất từ Hoa kỳ rất hiếm hoi.
Họ nói với người dân rằng ông Bảo Đại là kẻ bán nước, hiếu sắc chẳng khác nào một thứ của nợ làm cản bước đi lên của đất nước. Trong khi đó, ông Diệm sẽ đưa đất nước vào thời kỳ sán lạn của lịch sử Việt Nam bằng thiết lập một nền dân chủ, dân tộc tự quyết và bảo đảm quyền hạn của mọi công dân. Khắp nơi, người ta đọc thấy những bích chương và biểu ngữ ‘Dồn phiếu cho chí sĩ Ngô đình Diệm là xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc’, ‘Chào mừng Ngô Chí sĩ, vị cứu tinh của dân tộc’ hay ‘Truất phế Bảo Đại là nhiệm vụ công dân của một nước tự do’. Ngoài ra, đồng bào được nghe nhắc nhở những câu hát như:
‘Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi’.
Ngày 18.10.1955, ông Bảo Đại đưa ra lời tố cáo ông Diệm dùng cuộc trưng cầu dân ý để chủ trương độc tài cá nhân và tạo nên sự hiềm khích giữa Pháp và Hoa kỳ. Đồng thời ông tuyên bố thu hồi quyết định bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng.
D. Ngày Trưng cầu Dân ý.
Chính quyền đã công bố những chi tiết cụ thể cho việc bỏ phiếu. Việc này được xem ra quá thường đối với người Tây Phương vào thập niên 1950, nhưng nó lại rất mới lạ và quan trọng với cử tri Việt Nam vào năm 1955.
Trong một nỗ lực bảo đảm phổ thông đầu phiếu, hoặc ít ra bề ngoài là như vậy, tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi đã ghi danh trong cuộc kiểm tra dân số gần đó đều có quyền đi bầu và bỏ phiếu kín. Theo đó, tổng số cử tri ghi danh là 5.960.302 người. Để ngăn ngừa gian lận, những địa điểm đầu phiếu được thiết lập cho mỗi 1.000 cử tri.
Khi bước vào phòng phiếu, cử tri xuất trình thẻ căn cước để nhận phiếu bầu và một phong bì. Lá phiếu gồm hai phần :
- bên trái, lồng trong khung màu xanh (màu xui xẻo) là hình ông Bảo Đại mặc quốc phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi không truất phế Bảo Đại và không công nhận Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập thể chế cộng hòa’ ;
- bên phải, lồng trong khung màu đỏ (màu may mắn), là hình ông Diệm trong bộ âu phục, bên dưới có hàng chữ ‘Tôi truất phế Bảo Đại và chọn ông Ngô Đình Diệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa’.
Ð. Kết quả :
- 5.721.735 phiếu thuận truất phế ông Bảo Đại và công nhận ông Ngô Đình Điệm như tổng thống để thành lập chế độ cộng hòa ;
- 63.017 bỏ phiếu không chịu truất phế ông Bảo Đại;
- 44.155 phiếu không hợp lệ ;
- 131.395 người không bỏ phiếu.
Nhiều nhà báo Mỹ cho rằng sự thành công của cuộc trưng cầu dân ý được coi như có khả năng củng cố nền chính trị của Miền Nam đang tách rời khỏi Pháp và nhích về phía Hoa kỳ. Việc truất phế ông Bảo Đại báo hiệu những nỗ lực cuối cùng để nắm quyền của Pháp hoàn toàn chấm dứt. Các nhà ngoại giao và ký giả Pháp cũng đồng quan điểm như vậy. Tuy vậy, Pháp đã mau chóng thừa nhận Việt Nam Cộng hòa.
E. Chuyện Bên lề.
Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng ta được đọc ‘Cuộc Trưng Cầu Dân Ý Truất Phế Vua Bảo Ðại Năm 1955’ tại địa chỉ http://daovanbinh.cattien.us/?p=299, tác giả Ðào Văn Bình viết (xin tóm lược):
Năm 1953, khi 11 tuổi, học lớp Nhất (năm cuối tiểu học), tôi được lên Tòa Thị Chính Hải Phòng để nhận bánh Trung thu do Ðức Quốc trưởng Bảo Ðại tặng trong dịp lễ quan trọng của thiếu nhi. Từ khi Pháp chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam năm 1949, trừ Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chánh, cờ Quốc gia (vàng và ba sọc đỏ) được ngạo nghễ tung bay khắp nông thôn tới thị thành do Chính quyền Quốc gia kiểm soát, nhất là các cơ sở công quyền. Trường Võ bị Liên quân Ðà Lạt và Trường Hành chánh Quốc gia được Quốc trưởng Bảo Ðại thiết lập và được ông Diệm đổi thành Trường Võ bị Quốc gia và Học viện Quốc gia Hành chánh.
Khi Pháp thất trận Ðiện Biên Phủ, không còn khả năng ngăn chặn làn sóng Ðỏ tràn xuống Ðông Nam Á và người Mỹ vào thế chân để tránh thảm họa xụp đổ cả vùng Ðông Nam Á. Vua Bảo Ðại đề cử ông Ngô Ðình Diệm giữ chức vụ thủ tướng thay Hoàng thân Bửu Lộc. Theo gia đình tôi di cư vào Nam, tôi tiếp tục theo học lớp Ðệ Thất tại Trung học Công Giáo Trần Lục ở Bùi Chu Phát Diệm di cư vào Nam, học nhờ trường Tiểu học Ðồ Chiểu, sát chợ Tân Ðịnh.
Bỗng dưng một tuần lễ trước ngày Trưng cầu Dân ý, học sinh chúng tôi đưa xe nhà binh chở tới chợ Bình Tây, tay cầm hình Vua Bảo Ðại bị gạch mặt, hát khan cả tiếng những bài vè mà tôi còn nhớ được vài câu như sau ‘Ve vẻ vè ve, nghe vè Bảo Ðại, là quân ăn hại…’. Sau cuộc xuống đường chửi bới Quốc trưởng Bảo Ðại, chiều hôm đó chúng tôi được các thầy/cô phát cho mỗi đứa 5 đồng gọi là tiền ‘Cụ’ thưởng cho học sinh. Số tiền 5 đồng lúc đó quá lớn và quá sướng để tha hồ ăn thịt bò khô, đậu đỏ bánh lọc và coi Ciné ở rạp Moderne cũng nằm sát chợ Tân Ðịnh. Thêm vào đó, đài phát thanh truyền đi những lời hướng dẫn đồng bào đi bỏ phiếu ‘Xanh bỏ vào giỏ, Ðỏ bỏ vào thùng’, tức lá phiếu màu xanh in hình ông Bảo Ðại thì bỏ vào giỏ rác, lá phiếu màu đỏ in hình ông Diệm thì bỏ vào thùng phiếu. Ðầu óc thơ dại của trẻ nhỏ dễ bị tiêm nhiễm, tôi bắt đầu có thiện cảm với ‘Cụ Ngô’ và căm ghét ‘Bảo Ðại bán nước’ mà không cần tìm hiểu xem thực hư thế nào.
Ê. Phản ứng của cựu Quốc trưởng Bảo Ðại.
Cựu Quốc trưởng Bảo Ðại, tuy rất bất mãn về việc bị truất phế, nhưng xem ra rất nhẹ nhàng trong việc chỉ trích ông Diệm. Lời duy nhất ông dùng tương đối nặng là câu ‘một quốc gia cảnh sát trị’ để chỉ trích chế độ Ngô đình Diệm chuyên quyền độc đoán (Con Rồng Việt Nam, trang 538).
Khoảng giữa năm 1992, sau 37 năm im lặng, cựu vương Bảo Ðại đã lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại một trường học ở Pháp. Nhân dịp này, người ta đã hỏi ông nhiều điều về thái độ của ông trong những năm cầm quyền trong đó có một câu về việc ông trao toàn quyền cho ông Diệm, được nhà báo Phan văn Trường ghi lại và dịch từ Pháp văn như sau:
- « Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô đình Diệm để rồi ông này lật đổ Ngài?”
Cựu vương trả lời :
- « Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng sản đã được Liên sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là NGƯỜI YÊU NƯỚC, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã CHẾT KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được. » (trích Nguyệt san ‘Diễn Ðàn Phụ Nữ’ tháng 9 năm 1992).
II. THÀNH LẬP VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Thể theo nguyện vọng của Quốc Dân bày tỏ qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, hai biến cố lịch sử đã được thực hiện :
a./ Chấm dứt quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng của Vua Bảo Ðại (tên khai sinh : Nguyễn Phước Vĩnh Thụy) và, đồng thời, chấm dứt chế độ Quân chủ cho Quốc gia Việt Nam (Etat du Viêt Nam).
b./ Trao quyền bính và trách nhiệm Quốc trưởng cho ông Ngô đình Diệm để thành lập chế độ Cộng hòa (République du Viêt Nam).
1.- Tuyên bố Thành lập Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 26.10.1955, trước nhiều vạn người dân hiện diện, tại Dinh Ðộc lập, Thủ tướng Ngô đình Diệm, giờ đây, hành sử chức vụ Quốc trưởng, tuyên đọc Hiến Ước tạm thời gồm ba điều quan trọng :
- Việt Nam là một nước Cộng hoà.
- Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống.
- Quốc hội Lập Hiến sẽ xét định về Hiến Pháp.
Căn cứ vào đó, kể từ giờ phút này, chế độ Cộng hòa dân chủ được áp dụng tại Việt Nam và Tổng thống do dân bầu cho từng nhiệm kỳ.
2.- Tuyển cử Dân biểu Quốc hội Lập Hiến.
Chiếu Hiến Ước tạm thời, ngày 23.01.1956, Tổng thống Diệm ký Dụ số 8 quy định tổ chức bầu cử, trực tiếp và kín, các Dân biểu Quốc hội Lập Hiến để soạn thảo và biểu quyết Hiến Pháp, Luật căn bản của một quốc gia.
Ngày 04.03.1956, Quốc dân miền Việt Nam Cộng hòa đã nhiệt liệt hứng khởi đi đầu phiếu với khoảng 80% số cử tri ghi danh, và đã tuyển chọn 123 Dân biểu trong số 405 ứng cử viên để họp thành Quốc hội Lập Hiến. Phiên họp khai mạc ngày 17.04.1956.
Quốc Hội Lập Hiến gồm có 134 Dân Biểu thuộc bốn đảng. Uỷ Ban soạn thảo Hiến Pháp gồm có Trần Văn Lắm (Chủ Tịch), Trần Chánh Thành, Trần Trung Dung, Vũ Quốc Thông và Trương Vĩnh Lễ. Hiến Pháp phỏng theo các Hiến Pháp Hoa Kỳ và Pháp. Phủ Tổng Thống đề nghị tu chính một số điều khoản, Quốc Hội chấp thuận. Việt Nam là một nước Cộng Hoà theo thể chế độc viện, có một Tổng Thống và Phó Tổng Thống cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Hiến Pháp không chấp nhận một người có thể nắm giữ hai chức Hành Pháp và Lập Pháp. Không có điều khoản nào cho phép truất phế, khi Tổng Thống phạm trọng tội.
Ngày 26.10.1956, nước Việt nam Cộng hòa ra đời với Hiến pháp vừa được công bố. Nước Việt nam Cộng hòa ra đời, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm được xác nhận là Nguyên thủ Quốc gia, dưới danh xưng là Tổng thống, với 2 nhiệm kỳ là tối đa, mỗi nhiệm kỳ là năm năm. (Lưu ý : có những người bịa đặt chuyện Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho sửa Hiến pháp 1956 để có nhiệm kỳ 3. Ý nguyện của ông là sau nhiệm kỳ 2, ông sẽ về phụng sự Mẹ và khi Mẹ lìa trần, ông sẽ Tu tại Dòng Chúa Cứu Thế).
3.- Hiến pháp 1956 hay là căn tính của Ðệ nhứt Cộng hòa Việt Nam.
Như trên đã nói, từ ngày Hội nghị các chính đảng và các nhân sĩ miền Nam đã làm Cách mạng truất phế Quốc trưởng Bảo Ðại (ngày 29-04-1954), vai trò của C ấn lao Nh ân v ị C ách m ạng LNVCM đảng càng ngày trở nên hết sức quan trọng, với chủ thuyết Nhân vị cũng như với tổ chức nhân sự của nó. Ảnh hưởng của nó trên những biến cố chánh trị đưa đến kết quả là Hiến pháp VN Cộng hòa 1956 đều luôn luôn có tính cánh quyệt định nếu không nói là chủ động. Và cây nào sanh ra trái nấy là một lẽ tất nhiên.
Như thế Quốc dân miền Nam muốn chấm dứt chế độ Quân chủ và ủy nhiệm cho ông Ngô Ðình Diệm nhiệm vụ thiết lập chế độ Cộng hòa dân chủ. Cho nên cách nầy hay cách nọ Truất phế Quốc trưởng BÐ như là mẹ đẻ ra các Biến cố lịch sử kế tiếp, như là một quá trình tiến hóa chánh trị bất di bất dịch của lịch sử.
Ngày 26.10.1955, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm tuyến bố Hiến chương tạm thời, theo đó, từ đây, Việt Nam là một nước Cộng hòa, người lãnh đạo là Quốc trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt Nam Cộng hòa. Ðến đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nuớc cũng như trên thế giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó, ông giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn cho Việt Nam Cộng hòa.
Ngay trong trang đầu của Hiến pháp có hai từ ngữ Duy linh và Nhân vị. Thiết nghĩ hai từ ngữ nầy cũng đủ để giái thích tất cả bản chất của một Hiến pháp như là bản luật tối cao của một nước, của một Quốc gia hoàn toàn độc lập. Nhưng nội dung với những điều khoản của nó không khác mấy với những Hiến pháp các nước khác, kể cả nước CS, như là định đoạt chủ quyền thuộc về toàn dân, định đọat nhiệm vụ và bảo đảm quyền lợi của nguời dân với đầy đủ những quyền tự do của nó, tự do đi lại, cư ngụ, tự do tư tưởng, tư do ngôn luận, tư do tín nguởng., đủ thứ tự do….
Vốn chủ thuyết Duy linh Nhân vị là một lý thuyết lấy Chân lý lịch sử, lấy Sự thật khoa học làm căn bản để giải thích mọi diễn tiến của xã hội con người, cũng như nhận định con nguời (Nhân vị) như là một giá trị tuyệt đối, ngang hàng với trời đất, tức nhiên Nhân vị của con người thành ra mực thước đo lường các giá trị khác. Tuy nhiên Nhân vị còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, để đưa cộng đồng cùng đồng tiến.
Hiến pháp Ðê nhứt Cộng hòa đã bảo đảm cho Quốc dân miền Nam được nhiều năm hết sức an lạc: Kinh tế phát triển tốt đẹp dù phải nhận thêm gần một triệu di cư chạy giặc cộng sản từ miền Bắc, Xã hội được an bình, an sinh xã hội được bảo đảm, Giáo dục được tổ chức có qui củ theo định hướng duy linh truyền thống dân tộc, vừa tiến bộ theo trào lưu khoa học của nhân loại, Văn học được nẩy nở tưng bừng…
III.- CÔNG DU TRONG DANH DỰ.
Tổng thống Dwight David Eisenhower đã gởi lời mời Tổng thống Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ năm 1955. Quốc gia này hai lần đã lập lịch trình tiếp đón nhưng, ngay khi còn là Thủ tướng, ông Diệm quá bận rộn với quốc sự sau chiến tranh và bị Pháp đô hộ. Nỗ lực tiếp đón và an cư lạc nghiệp cho 860 ngàn đồng bào di cư tìm tự do từ miền Bắc, sau khi Đất Nước bị chia đôi, là một thành quả vượt bực của ông Diệm và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Rời Sài gòn ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu hôm sau, 21 phát đại bác nổ vang chào mừng. Tổng thống Eisenhower đặc biệt cử Bộ trưởng Ngoại giao John Foster Dulles đến đón và mời phái đoàn Việt Nam Cộng hòa cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ Columbine III để bay đến thủ đô. Đến Los Angeles, Thị trưởng ở đây ra đón và trao chìa khóa vàng cho ông Diệm. Một buổi yến tiệc được tổ chức với dao, muỗng, nĩa bằng vàng để thiết đãi. Đến phi trường quốc gia Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được chính Tổng thống Hoa kỳ tiếp đón ngay tại cầu thang phi cơ. Đồng thời, 21 phát đại bác nổ vang long trọng chào đón Nguyên Thủ Quốc gia Việt Nam. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.
Hôm sau, thay mặt đồng bào, Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ được đếm trên các ngón tay. Nhân dịp này, Tổng thống cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ». Tiếp theo, ông Diệm giải thích nền tảng chính trị của mình: « Đứng trước những khối kinh tế và chính trị cấu thành những áp lực lớn lao luôn uy hiếp chúng tôi, Dân tộc tôi cảm thấy hơn các Dân tộc khác sự cần thiết phải xây dựng đời sống chính trị của mình dựa trên một căn bản rõ rệt và vững chắc và phải triệt để hướng tất cả các giai đoạn liên tiếp của sự hoạt động chúng ta vào con đường tiến bộ dân chủ ngày càng sâu rộng phài có căn bản duy linh, với Nhân Vị trong thể chất cũng như trong cố gắng để đạt tới mức toàn thiện, toàn mỹ về các phương diện lý trí, đạo đức và thiêng liêng. Chúng tôi xác nhận lòng tin vào giá trị tuyệt đối của con người có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ khi xã hội được tạo thành. Dân chủ không phải chỉ là hạnh phúc vật chất, lấy mạnh hiếp yếu. Nhưng bản chất Dân chủ là nỗ lực lâu dài để tìm thấy những phương tiện chính trị hầu đảm bảo cho mọi công dân có quyền phát triển tự do và chủ động tối đa trách nhiệm về đời sống tinh thần. »
Tổng thống Diệm lưu lại Hoa thạnh đốn trong bốn ngày để gặp gỡ Tổng thống, các nhân viên cao cấp Bộ Ngoại giao và những chính khách Mỹ đã từng giúp đỡ Việt Nam. Ngoại trưởng Dulles và các phụ tá đã đến thăm và hội kiến với ông Diệm tại Dinh Blair House. Sau khi ông Diệm rời Thủ đô, Tòa Bạch ốc phát hành một văn kiện ca ngợi ‘Những thành quả đáng kể của Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của ông’. Tại New York, Tổng thống được Thị trưởng và Nhân dân thành phố tiếp đón long trong (Ticker Tape Parade) như đã từng tổ chức để vinh danh các Tướng thắng trận Thế chiến hay các phi hành gia không gian từ Mặt Trăng trở về. Tổng thống Việt Nam cũng đã đến nhiều Tiểu bang khác để cám ơn các cá nhân và hiệp hội tôn giáo đã giúp đở để thành công việc định cư đồng bào tị nạn tìm Tự do.
Trong những năm sau, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã viếng thăm nhiều nước khác để cám ơn sự ủng hộ của các quốc gia này trong việc giúp tái thiết nước Việt sau chiến tranh hay viện trợ phát triển cho Ðất Nước chúng ta.
Hà Minh Thảo