(Đài Vatican) Tại buổi tiếp kiến chung hằng tuần vào hôm Thứ Tư, ĐGH Phanxicô đã khuyên các tín hữu không bao giờ thất vọng vì ân sủng của Chúa luôn tràn đầy với những ai tín thác vào Thiên Chúa.
ĐGH đã chào mừng các khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô và nói với mọi người rằng đây là bài giáo lý cuối cùng với chủ đề về Niềm Hy Vọng của Người Tín Hữu mà ngài đã bắt đầu từ đầu năm phụng vụ. Ngài nói rằng “Tôi sẽ kết thúc bài nói về nước thiên đàng, niềm hy vọng của chúng ta.”
Thiên Đàng
Thiên Đàng là lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trên cây thánh giá khi ngài hứa ban cho người trộm lành.
Nhắc lại khung cảnh này trong Phúc Âm, ĐGH nói rằng “Chúa Giêsu không ở một mình. Bên cạnh Ngài, bên phải và bên trái Ngài, là hai người tội phạm. Đối với Chúa Giêsu, chính vào cái ngày bi thảm trên đồi Calvary và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là giây phút Ngài kết hợp chặt chẽ nhất với những người tội lỗi. Như tiên tri Isaiah nói: Ngài được kể trong số những người tội lỗi.”
ĐGH đã nói rằng quả là thú vị khi nhận ra đây là trường hợp duy nhất mà chữ “Thiên Đàng” đã được nhắc đến trong các sách Phúc Âm.
Người trộm lành.
“Kẻ tội lỗi” trên cây thập giá đã có sự can đảm để bày tỏ lòng khiêm cung nhất với ước mong “Xin nhớ đến tôi khi Ngài vào vương quốc của Ngài.”
“Người trộm lành đã chẳng có việc làm tốt đẹp nào, chẳng có gì để dâng lên, ngoài lòng tín thác vào Chúa Giêsu và những lời van xin khiêm hạ với lòng ăn năn của anh đã đụng chạm tới trái tim Chúa Giêsu.”
Điều này cho chúng ta thấy rằng sự kết hợp của Chúa đối với chúng ta, những người tội lỗi, đã lên tới tột cùng trên cây thánh giá, nơi ấy một trong những việc làm cuối cùng của Chúa là mở cửa thiên đàng cho một tội nhân biết ăn năn.
Tín thác vào lòng thương xót của Chúa
Vì vậy, điểm chính của bài giáo lý của ĐGH là một thông điệp rằng chúng ta chỉ có thể tín thác vào lòng thương xót của Chúa và trong mỗi giây phút của đời mình, hãy trở về với Ngài với niềm hy vọng vào lời hứa của Ngài.
Phép lạ này sẽ được lập lại vô số lần trong các bệnh viện và các phòng giam tù nhân: “Không có ai, dù xấu xa đến thế nào, mà lại bị khước từ ân sủng của Chúa. Thiên Chúa muốn rằng không có ai bị hư mất vì Ngài đã hy sinh cứu chuộc.”
Không ai phải thất vọng.
Không ai phải thất vọng vì ơn của Chúa luôn tràn đầy cho những ai tín thác vào Ngài.”
ĐGH nói rằng Thiên Đàng không phải là chuyện cổ tích, cũng chằng phải là khu vườn hoang tưởng. Thiên đàng là được Thiên Chúa ôm ấp với một tình yêu vô tận. Thiên đàng là chốn chúng ta đi vào để tạ ơn Chúa Giêsu, Đấng đã chết trên cây thánh giá vì chúng ta.
“Nơi đâu có Chúa Giêsu, nơi ấy có lòng thương xót và hạnh phúc; nơi nào không có Chúa, nơi ấy lạnh lẽo và tối tăm.”
Tình yêu và lòng bác ái không bao giờ hết
ĐGH nói rằng nếu chúng ta tin như thế, thì chúng ta không sợ chết và chúng ta hy vọng có thể lìa bỏ thế gian này một cách thanh thản và phó thác.
“Trong cơn hấp hối, người tín hữu phải kêu lên cùng Chúa Giêsu rằng “Xin nhớ đến con” và ngay cả nếu không có ai nhớ đến chúng ta, thì Chúa Giêsu sẽ hiện diện ở đó, ngay bên cạnh chúng ta.”
ĐGH kết luận rằng vào giây phút ấy chúng ta sẽ không còn có nhu cầu gì nữa, chúng ta sẽ không còn bối rối, không còn than khóc bởi vì mọi thứ sẽ qua đi chỉ còn tình yêu và “đức ái thì không bao giờ hết.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH đã chào mừng các khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô và nói với mọi người rằng đây là bài giáo lý cuối cùng với chủ đề về Niềm Hy Vọng của Người Tín Hữu mà ngài đã bắt đầu từ đầu năm phụng vụ. Ngài nói rằng “Tôi sẽ kết thúc bài nói về nước thiên đàng, niềm hy vọng của chúng ta.”
Thiên Đàng
Thiên Đàng là lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trên cây thánh giá khi ngài hứa ban cho người trộm lành.
Nhắc lại khung cảnh này trong Phúc Âm, ĐGH nói rằng “Chúa Giêsu không ở một mình. Bên cạnh Ngài, bên phải và bên trái Ngài, là hai người tội phạm. Đối với Chúa Giêsu, chính vào cái ngày bi thảm trên đồi Calvary và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là giây phút Ngài kết hợp chặt chẽ nhất với những người tội lỗi. Như tiên tri Isaiah nói: Ngài được kể trong số những người tội lỗi.”
ĐGH đã nói rằng quả là thú vị khi nhận ra đây là trường hợp duy nhất mà chữ “Thiên Đàng” đã được nhắc đến trong các sách Phúc Âm.
Người trộm lành.
“Kẻ tội lỗi” trên cây thập giá đã có sự can đảm để bày tỏ lòng khiêm cung nhất với ước mong “Xin nhớ đến tôi khi Ngài vào vương quốc của Ngài.”
“Người trộm lành đã chẳng có việc làm tốt đẹp nào, chẳng có gì để dâng lên, ngoài lòng tín thác vào Chúa Giêsu và những lời van xin khiêm hạ với lòng ăn năn của anh đã đụng chạm tới trái tim Chúa Giêsu.”
Điều này cho chúng ta thấy rằng sự kết hợp của Chúa đối với chúng ta, những người tội lỗi, đã lên tới tột cùng trên cây thánh giá, nơi ấy một trong những việc làm cuối cùng của Chúa là mở cửa thiên đàng cho một tội nhân biết ăn năn.
Tín thác vào lòng thương xót của Chúa
Vì vậy, điểm chính của bài giáo lý của ĐGH là một thông điệp rằng chúng ta chỉ có thể tín thác vào lòng thương xót của Chúa và trong mỗi giây phút của đời mình, hãy trở về với Ngài với niềm hy vọng vào lời hứa của Ngài.
Phép lạ này sẽ được lập lại vô số lần trong các bệnh viện và các phòng giam tù nhân: “Không có ai, dù xấu xa đến thế nào, mà lại bị khước từ ân sủng của Chúa. Thiên Chúa muốn rằng không có ai bị hư mất vì Ngài đã hy sinh cứu chuộc.”
Không ai phải thất vọng.
Không ai phải thất vọng vì ơn của Chúa luôn tràn đầy cho những ai tín thác vào Ngài.”
ĐGH nói rằng Thiên Đàng không phải là chuyện cổ tích, cũng chằng phải là khu vườn hoang tưởng. Thiên đàng là được Thiên Chúa ôm ấp với một tình yêu vô tận. Thiên đàng là chốn chúng ta đi vào để tạ ơn Chúa Giêsu, Đấng đã chết trên cây thánh giá vì chúng ta.
“Nơi đâu có Chúa Giêsu, nơi ấy có lòng thương xót và hạnh phúc; nơi nào không có Chúa, nơi ấy lạnh lẽo và tối tăm.”
Tình yêu và lòng bác ái không bao giờ hết
ĐGH nói rằng nếu chúng ta tin như thế, thì chúng ta không sợ chết và chúng ta hy vọng có thể lìa bỏ thế gian này một cách thanh thản và phó thác.
“Trong cơn hấp hối, người tín hữu phải kêu lên cùng Chúa Giêsu rằng “Xin nhớ đến con” và ngay cả nếu không có ai nhớ đến chúng ta, thì Chúa Giêsu sẽ hiện diện ở đó, ngay bên cạnh chúng ta.”
ĐGH kết luận rằng vào giây phút ấy chúng ta sẽ không còn có nhu cầu gì nữa, chúng ta sẽ không còn bối rối, không còn than khóc bởi vì mọi thứ sẽ qua đi chỉ còn tình yêu và “đức ái thì không bao giờ hết.”
Giuse Thẩm Nguyễn