Chúa Nhật XXVIII Thường Niên A
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta, đó là tiệc cưới và áo cưới. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của những hình ảnh này.
1. Tiệc cưới
Trong các nền văn hóa, tiệc tùng, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân sinh.
Người Pháp có câu: “On s’attache par le repas,” nghĩa là người ta gắn bó với nhau qua bữa ăn. Người Việt thì nói: “Khách đến nhà không gà thì vịt.” Quả thế, bữa ăn là nơi gặp gỡ, chia sẻ và sống thân tình với nhau. Bữa ăn cũng nơi bày tỏ quý mến với nhau chứ không phải là nơi tranh cãi và chửi bới nhau, như cha ông ta đã khôn ngoan dặn dò: “Trời đánh tránh bữa ăn.”
Hình ảnh bữa ăn hay bữa tiệc cũng được Kinh Thánh nhiều lần nói tới. Cựu Ước nói tới bữa ăn mà tổ phụ Abraham khoản đãi ba người khách lạ dưới lều vải ở Mamrê (x. St 18,1-8), hay như hình ảnh bữa tiệc được tiên tri Isaia loan báo trong bài đọc I (x. Is 25,6-10). Tân Ước cũng nói nhiều đến bữa tiệc như bữa tiệc người cha già tổ chức mừng người con đi hoang trở về (Lc 15,22-32). Những biến cố lớn liên quan đến Chúa Kitô đều gắn liền với bữa tiệc như Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai với việc đến dự tiệc cưới ở Cana (Ga 2,1-10); Người làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để thiết đãi dân chúng ăn no nê từ 5 chiếc bánh và 2 con cá (x. Ga 6,5-15). Trước khi đi chịu tử nạn, Chúa Giêsu đã dự Tiệc Ly với các môn độ (Ga 13,1-15). Sau khi phục sinh, Người dọn bữa ăn cho các môn đệ sau một đêm lao lực (Ga 21,1-14). Như thế, bữa ăn và bữa tiệc là “môi trường” Kinh Thánh.
Trở lại với bài đọc I, với ngôn ngữ khải huyền hướng về tương lai, tiên tri Isaia nói tới việc Thiên Chúa sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thì béo ngậy, rượu ngon tinh chế” (x. Is 25,6-10). Trong một bối cảnh mà dân Do Thái đang lưa đày ở Babilon, vua Ba Tư là Cyrus đã ký sắc lệnh cho họ trở để tái thiết cuộc sống mới ở Giêrusalem. Viễn tượng mới mà Isaia mô tả chan chứ niềm vui, hy vọng và hạnh phúc mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân Người, trong đó, mọi người sẽ được ăn uống no nê, có một cuộc sống bình an, ổn định, Thiên Chúa sẽ lau khô mọi dòng lệ và xóa tan mọi nỗi ô nhục của họ.
Đó là hình ảnh tiên báo về Nước Trời được Đức Giêsu rao giảng và thực hiện với sự xuất hiện của Người như được nói trong bài Tin Mừng.
Trước hết, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn tiệc cưới để diễn tả chân lý này: Thiên Chúa muốn ban hạnh phúc Nước Trời cho dân Do Thái, dân riêng, nhưng tiếc rằng họ là những người khách được mời đã từ chối lời mời gọi của Chúa và viện cớ vì nhiều lý do khác nhau như “kẻ thì đi thăm nông trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết” (Mt 22,5-6). Họ là đại diện cho tất cả những ai đã ưa chuộng và chạy theo những giá trị trần gian mà khước từ những giá trị đạo đức và vĩnh cửu của Nước Trời. Trước sự từ chối đó, ông chủ đã sai các đầy tớ ra các ngã đường, gặp ai cũng mời vào tiệc cưới, bất luận tốt xấu, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách (x. Mt 22,5-10).
Qua đó, dụ ngôn muốn nói rằng: Bữa tiệc nói lên tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho dân Người. Bữa tiệc cũng là hình ảnh để diễn tả ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho con người. Đây cũng là hình ảnh tiên báo về bí tích Thánh Thể, là bữa tiệc mà Thiên Chúa sẽ thiết đãi dân Người trong giao ước mới. Thiên Chúa đã kết giao ước hôn phối với loài người qua Con Một chí ái của Người. Qua giao ước này, Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người vào dự tiệc cưới đó. Điều đó cho thấy rằng Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang lại là phổ quát, chứ không chỉ dành cho một số người được ưu tiên và xứng đáng. Như thế, Thiên Chúa không chỉ mời gọi mọi người vào làm việc trong vườn nho của Chúa, nhưng còn mời gọi họ vào tận hưởng niềm vui cứu độ trong tiệc cưới với Chúa Con. Hạnh phúc cho những ai được mời vào dự tiệc cưới của Chúa!
2. Áo cưới
Như thế cho thấy Thiên Chúa quảng đại mời hết mọi người vào tham dự tiệc cưới. Tuy nhiên, ở phần cuối bài Tin Mừng, có một chi tiết cần phải dừng lại để suy nghĩ, đó là chi tiết: “Nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới,” ông thắc mắc và lệnh bắt người đó và quăng vào chổ khóc lóc nghiến răng (x. Mt 22,11-14). Chi tiết này làm chúng ta phải ngạc nhiên và xem ra bất công, bởi lẽ, ban đầu nhà vua bắt các đầy tớ ra đường đột xuất mời người ta vào dự tiệc, giờ sao lại bắt nạt người này không có áo cưới. Nhưng cần lưu ý rằng đây là chi tiết mang tính dụ ngôn và biểu tưởng. Theo đó, áo cưới đây muốn ám chỉ đến những điều kiện tối thiểu mà người dự tiệc phải có khi vào dự tiệc theo phong tục Do Thái. Điều đó muốn nói rằng, một đàng, Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người, nhưng đàng khác, những ai được mời vào dự tiệc phải có sự đáp trả, chuẩn bị chiếc áo cưới của mình, để xứng đáng dự tiệc cưới.
Chiếc áo cưới ở đây là biểu tượng của sự đáp trả cách tự do của mỗi người trước phần rổi mình. Đây là điều kiện cần thiết để được cứu độ và để dự tiệc cưới Nước Trời. Như thánh Augustinô nói: “Thiên Chúa sáng tạo nên con, không cần có con, nhưng để cứu độ con, thì cần có con cộng tác.”
Theo chiều hướng đó, thánh Phaolô nói đến một chiếc áo mà mỗi người Kitô phải mặc, đó chính là Đức Kitô. Ngài mời gọi: “Anh em hãy mới lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14). Mặc áo xanh hay mặc áo đỏ, mặc áo nọ mặc áo kia, nhưng ta tin rằng ta đẹp nhất khi ta mặc áo Chúa Kitô. Nơi khác, thánh Phaolô khích lệ: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô” (Pl 2,5). Nghĩa là phải từ bỏ những thói quen của con người củ, canh tân và mặc lấy con người mới là Chúa Kitô (Ep 4,22-24). Chính ngài đã để cho Chúa Kitô sống và hướng dẫn ngài, nên ngài chia sẻ nơi bài đọc II: “Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng thiếu, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu đựng được hết” (Pl 4,12-13).
Thánh Grêgiôriô Cả giải thích theo một chiều hướng khác: “Áo cưới đây chính là lòng bác ái. Bởi vì Đấng Cứu Độ chúng ta đã mặc áo đó khi Người đến để kết hợp với Giáo Hội như là hiền thê của mình.” Theo ý nghĩa này, áo cưới chính là lòng bác ái và những việc lành mà chúng ta thực hiện đối với tha nhân, nhất là với những người nghèo khổ. Vì ngày phán xét, Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta dựa trên tình yêu và lòng bác ái đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46). Đó là áo cưới mà mỗi người cần có để mặc trong tiệc cưới cánh chung. Nếu không có bác ái là không visa, không có áo cưới để dự tiệc cưới, chúng ta sẽ bị đuổi ra ngoài, phải chịu cảnh khóc lóc và nghiến răng.
Như thế, Lời Chúa hôm nay một đàng mời gọi chúng ta xác tín vào ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ hết mọi người, và đàng khác, nhắc nhở chúng ta ý thức bổn phận của mình để cộng tác với ơn Chúa, biết chuẩn bị cho mình chiếc áo cưới đẹp nhất, bằng những việc bác ái để xứng đáng dự tiệc cưới Nước Trời mai sau. Amen!
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta, đó là tiệc cưới và áo cưới. Chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của những hình ảnh này.
1. Tiệc cưới
Trong các nền văn hóa, tiệc tùng, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân sinh.
Người Pháp có câu: “On s’attache par le repas,” nghĩa là người ta gắn bó với nhau qua bữa ăn. Người Việt thì nói: “Khách đến nhà không gà thì vịt.” Quả thế, bữa ăn là nơi gặp gỡ, chia sẻ và sống thân tình với nhau. Bữa ăn cũng nơi bày tỏ quý mến với nhau chứ không phải là nơi tranh cãi và chửi bới nhau, như cha ông ta đã khôn ngoan dặn dò: “Trời đánh tránh bữa ăn.”
Hình ảnh bữa ăn hay bữa tiệc cũng được Kinh Thánh nhiều lần nói tới. Cựu Ước nói tới bữa ăn mà tổ phụ Abraham khoản đãi ba người khách lạ dưới lều vải ở Mamrê (x. St 18,1-8), hay như hình ảnh bữa tiệc được tiên tri Isaia loan báo trong bài đọc I (x. Is 25,6-10). Tân Ước cũng nói nhiều đến bữa tiệc như bữa tiệc người cha già tổ chức mừng người con đi hoang trở về (Lc 15,22-32). Những biến cố lớn liên quan đến Chúa Kitô đều gắn liền với bữa tiệc như Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai với việc đến dự tiệc cưới ở Cana (Ga 2,1-10); Người làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để thiết đãi dân chúng ăn no nê từ 5 chiếc bánh và 2 con cá (x. Ga 6,5-15). Trước khi đi chịu tử nạn, Chúa Giêsu đã dự Tiệc Ly với các môn độ (Ga 13,1-15). Sau khi phục sinh, Người dọn bữa ăn cho các môn đệ sau một đêm lao lực (Ga 21,1-14). Như thế, bữa ăn và bữa tiệc là “môi trường” Kinh Thánh.
Trở lại với bài đọc I, với ngôn ngữ khải huyền hướng về tương lai, tiên tri Isaia nói tới việc Thiên Chúa sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thì béo ngậy, rượu ngon tinh chế” (x. Is 25,6-10). Trong một bối cảnh mà dân Do Thái đang lưa đày ở Babilon, vua Ba Tư là Cyrus đã ký sắc lệnh cho họ trở để tái thiết cuộc sống mới ở Giêrusalem. Viễn tượng mới mà Isaia mô tả chan chứ niềm vui, hy vọng và hạnh phúc mà Thiên Chúa sẽ ban cho dân Người, trong đó, mọi người sẽ được ăn uống no nê, có một cuộc sống bình an, ổn định, Thiên Chúa sẽ lau khô mọi dòng lệ và xóa tan mọi nỗi ô nhục của họ.
Đó là hình ảnh tiên báo về Nước Trời được Đức Giêsu rao giảng và thực hiện với sự xuất hiện của Người như được nói trong bài Tin Mừng.
Trước hết, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn tiệc cưới để diễn tả chân lý này: Thiên Chúa muốn ban hạnh phúc Nước Trời cho dân Do Thái, dân riêng, nhưng tiếc rằng họ là những người khách được mời đã từ chối lời mời gọi của Chúa và viện cớ vì nhiều lý do khác nhau như “kẻ thì đi thăm nông trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà hành hạ và giết chết” (Mt 22,5-6). Họ là đại diện cho tất cả những ai đã ưa chuộng và chạy theo những giá trị trần gian mà khước từ những giá trị đạo đức và vĩnh cửu của Nước Trời. Trước sự từ chối đó, ông chủ đã sai các đầy tớ ra các ngã đường, gặp ai cũng mời vào tiệc cưới, bất luận tốt xấu, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách (x. Mt 22,5-10).
Qua đó, dụ ngôn muốn nói rằng: Bữa tiệc nói lên tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho dân Người. Bữa tiệc cũng là hình ảnh để diễn tả ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho con người. Đây cũng là hình ảnh tiên báo về bí tích Thánh Thể, là bữa tiệc mà Thiên Chúa sẽ thiết đãi dân Người trong giao ước mới. Thiên Chúa đã kết giao ước hôn phối với loài người qua Con Một chí ái của Người. Qua giao ước này, Thiên Chúa mời gọi tất cả mọi người vào dự tiệc cưới đó. Điều đó cho thấy rằng Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang lại là phổ quát, chứ không chỉ dành cho một số người được ưu tiên và xứng đáng. Như thế, Thiên Chúa không chỉ mời gọi mọi người vào làm việc trong vườn nho của Chúa, nhưng còn mời gọi họ vào tận hưởng niềm vui cứu độ trong tiệc cưới với Chúa Con. Hạnh phúc cho những ai được mời vào dự tiệc cưới của Chúa!
2. Áo cưới
Như thế cho thấy Thiên Chúa quảng đại mời hết mọi người vào tham dự tiệc cưới. Tuy nhiên, ở phần cuối bài Tin Mừng, có một chi tiết cần phải dừng lại để suy nghĩ, đó là chi tiết: “Nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới,” ông thắc mắc và lệnh bắt người đó và quăng vào chổ khóc lóc nghiến răng (x. Mt 22,11-14). Chi tiết này làm chúng ta phải ngạc nhiên và xem ra bất công, bởi lẽ, ban đầu nhà vua bắt các đầy tớ ra đường đột xuất mời người ta vào dự tiệc, giờ sao lại bắt nạt người này không có áo cưới. Nhưng cần lưu ý rằng đây là chi tiết mang tính dụ ngôn và biểu tưởng. Theo đó, áo cưới đây muốn ám chỉ đến những điều kiện tối thiểu mà người dự tiệc phải có khi vào dự tiệc theo phong tục Do Thái. Điều đó muốn nói rằng, một đàng, Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người, nhưng đàng khác, những ai được mời vào dự tiệc phải có sự đáp trả, chuẩn bị chiếc áo cưới của mình, để xứng đáng dự tiệc cưới.
Chiếc áo cưới ở đây là biểu tượng của sự đáp trả cách tự do của mỗi người trước phần rổi mình. Đây là điều kiện cần thiết để được cứu độ và để dự tiệc cưới Nước Trời. Như thánh Augustinô nói: “Thiên Chúa sáng tạo nên con, không cần có con, nhưng để cứu độ con, thì cần có con cộng tác.”
Theo chiều hướng đó, thánh Phaolô nói đến một chiếc áo mà mỗi người Kitô phải mặc, đó chính là Đức Kitô. Ngài mời gọi: “Anh em hãy mới lấy Chúa Giêsu Kitô (Rm 13,14). Mặc áo xanh hay mặc áo đỏ, mặc áo nọ mặc áo kia, nhưng ta tin rằng ta đẹp nhất khi ta mặc áo Chúa Kitô. Nơi khác, thánh Phaolô khích lệ: “Anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô” (Pl 2,5). Nghĩa là phải từ bỏ những thói quen của con người củ, canh tân và mặc lấy con người mới là Chúa Kitô (Ep 4,22-24). Chính ngài đã để cho Chúa Kitô sống và hướng dẫn ngài, nên ngài chia sẻ nơi bài đọc II: “Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng thiếu, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu đựng được hết” (Pl 4,12-13).
Thánh Grêgiôriô Cả giải thích theo một chiều hướng khác: “Áo cưới đây chính là lòng bác ái. Bởi vì Đấng Cứu Độ chúng ta đã mặc áo đó khi Người đến để kết hợp với Giáo Hội như là hiền thê của mình.” Theo ý nghĩa này, áo cưới chính là lòng bác ái và những việc lành mà chúng ta thực hiện đối với tha nhân, nhất là với những người nghèo khổ. Vì ngày phán xét, Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta dựa trên tình yêu và lòng bác ái đối với tha nhân (x. Mt 25,31-46). Đó là áo cưới mà mỗi người cần có để mặc trong tiệc cưới cánh chung. Nếu không có bác ái là không visa, không có áo cưới để dự tiệc cưới, chúng ta sẽ bị đuổi ra ngoài, phải chịu cảnh khóc lóc và nghiến răng.
Như thế, Lời Chúa hôm nay một đàng mời gọi chúng ta xác tín vào ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ hết mọi người, và đàng khác, nhắc nhở chúng ta ý thức bổn phận của mình để cộng tác với ơn Chúa, biết chuẩn bị cho mình chiếc áo cưới đẹp nhất, bằng những việc bác ái để xứng đáng dự tiệc cưới Nước Trời mai sau. Amen!