Trước hết chúng ta tìm hiểu sơ lược về Giáo xứ Lô 6.
Cuối thập niên 1970, hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Phao Lô Nguyễn Văn Bình, giới tu sĩ Công Giáo Saigon đã đi lao động tại nông trường Củ Chi và được giao cho lô số 6. Từ đó Lô 6 được hiểu là của giới tu sĩ Công Giáo Saigon.
Nhiều năm sau Lô 6 được chuyển giao cho Giáo phận Phú Cường và từ một giáo điểm đã được nâng lên Giáo Họ.
Xem Hình
Ngày 13 tháng 6 năm 2016, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường đã chính thức nâng lên hàng Giáo xứ với tên gọi: Giáo xứ Lô 6.
Vào lúc 9 giờ 30 ngày 4/10/2017, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, đã về dâng lễ tạ ơn và đặt viên đá xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên tại Giáo xứ Lô 6. Cùng hiệp dâng có cha Simon Nguyễn Văn Thu – Tổng đại diện Giáo phận. Cha Giuse Phạm Văn Hòa–quản hạt Củ Chi. Cha Anton Hà Văn Minh- quản hạt Phú Cường cùng với 43 cha trong giáo phận. Tham dự có nhiều tu sĩ và bà con giáo dân trong và ngoài xứ ước khoảng 1200 người.
Trước khi cử hành nghi thức làm phép viên đá mới, cha Tadeo Lý Nguyên Anh Thi- Chánh văn phòng đã đọc quyết đình thành lập Giáo xứ Lô 6 của Đức cha Giuse, sau đó Đức cha đã giới thiệu cha xứ tiên khởi của giáo xứ là cha Phaolo Nguyễn Văn Khi.
Trong phần nghi thức, Đức cha đã rảy nước thánh lên toàn bộ khu đất và đọc lời nguyện dâng tiến. Đức cha cũng làm phép viên đá mới có ghi hàng chữ: Kỷ niệm nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giáo xứ Lô 6 do Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường chủ sự thứ tư 4.10.2017. Đức cha đã rảy nước thánh và xông hương lên viên đá mới và cùng với cha xứ tiên khởi đặt vào bệ xây dựng.
Thánh lễ hôm nay mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa bổn mạng giáo xứ mới. Đức cha Giuse đã chia sẻ: Đức Maria với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa không phải là Đức Maria có quyền trên Thiên Chúa, nhưng là để mọi người trông lên Mẹ, noi gương Mẹ…, nhờ Mẹ bầu chữa, nhờ Mẹ thông ơn cứu chuộc, ơn bình an của Thiên Chúa xuống cho mọi người.
Giáo xứ Lô 6 nhận Mẹ Thiên Chúa là bổn mang, chắc hẳn là trông mong Mẹ thông ơn bình an của Thiên Chúa xuống cho, bởi vì giáo xứ còn nhiều nỗi lo.
Chúng ta hãy cầu xin Mẹ phù hộ cho giáo xứ càng ngày càng có nhiều người biết ăn năn trở lại, bởi vì điều kiện kinh tế, đường xá xa xôi cũng là những trở ngại mọi người đến với Chúa.
Chuyện kể:
Theo lời kể lại, năm 1976 – 1977, nhiều tu sĩ Công Giáo các dòng ở Saigon đi lao động ở Củ Chi để mong có nguồn lương thực tự cung tự cấp,vùng đất được mang tên Lô 6.
Con đường đất đỏ tỉnh lộ 7 như con rắn uốn lượn, ổ voi ổ gà nhiều vô kể, nắng bụi mưa sình (lầy), vì thế đi từ đầu đường quốc lộ 22 vào đến lô 6, đoạn đường chỉ hơn 10 km nhưng phải mất cả tiếng đồng hồ. Những chiếc công nông, những chiếc xe đò chở người và vật thường quá tải, oằn mình chậm chạp, lắc lư trong bụi, tiến về phía trước cho nhanh cho chóng để tránh cái nắng gay gắt đang làm khát cổ mọi người.
Người đến đây thường trang bị cho mình những bộ quần áo Kaki rộng rãi (dày, bền và hút ẩm). Đường đi là những lối mòn của dày dép và lằn bánh xe đạp thồ. Được phân lô ra nhiều lô nhỏ cho mỗi dòng, nhưng vẫn quy tụ tại nhà nguyện là trung tâm.
Nhà nguyện phải to chắc và đẹp, đó là tiêu chí và đó đích thực là thành quả của lao động cùng vật liệu tại chỗ mà làm nên. Mây tre lá là những vật liệu có sẵn nhưng với bàn tay rắn chắc và khối óc tinh tường của những người lần đầu tiên nhìn thấy chúng đã là một cố gắng nỗ lực.
Công việc khai hoang vỡ đất hoàn toàn bằng sức người, những chiếc cuốc, chiếc liềm… đã trở thành bạn thân thiết với các tu sĩ.
Sau nhiều tháng lao động vất vả rồi cũng có sản phẩm làm ra. Những trái bắp củ khoai, những bó rau hay đậu trái, những con gà con vịt… trước là để nuôi sống người làm ra, sau đó có dư ra đem đi trao đổi mua bán để lấy gạo, nhờ đó cuộc sống thêm tin yêu rất nhiều.
Cầu nguyện là mục đích sống. Vì thế mặt trời vừa lặn, bóng đêm bao phủ cũng là lúc những ngọn đèn dầu được thắp lên. Một điểm sáng chói cùng những lời tuyên xưng ca ngợi Thiên Chúa của các tu sĩ đã vang lên để đốt cháy lên ngọn lửa tin yêu mà không ai có thể cưỡng lại được, không ai có thể xóa nhòa được.
Những lời cầu nguyện suy niệm của thầy Hùng, thầy Long, thầy Trung….đã làm ấm lên con tim nhiệt thành mặc dù ngoài kia có sóng gió bão táp vây bủa.
Toma Đỗ Lộc Sơn
Cuối thập niên 1970, hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Tổng Giám Mục Phao Lô Nguyễn Văn Bình, giới tu sĩ Công Giáo Saigon đã đi lao động tại nông trường Củ Chi và được giao cho lô số 6. Từ đó Lô 6 được hiểu là của giới tu sĩ Công Giáo Saigon.
Nhiều năm sau Lô 6 được chuyển giao cho Giáo phận Phú Cường và từ một giáo điểm đã được nâng lên Giáo Họ.
Xem Hình
Ngày 13 tháng 6 năm 2016, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường đã chính thức nâng lên hàng Giáo xứ với tên gọi: Giáo xứ Lô 6.
Vào lúc 9 giờ 30 ngày 4/10/2017, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, đã về dâng lễ tạ ơn và đặt viên đá xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên tại Giáo xứ Lô 6. Cùng hiệp dâng có cha Simon Nguyễn Văn Thu – Tổng đại diện Giáo phận. Cha Giuse Phạm Văn Hòa–quản hạt Củ Chi. Cha Anton Hà Văn Minh- quản hạt Phú Cường cùng với 43 cha trong giáo phận. Tham dự có nhiều tu sĩ và bà con giáo dân trong và ngoài xứ ước khoảng 1200 người.
Trước khi cử hành nghi thức làm phép viên đá mới, cha Tadeo Lý Nguyên Anh Thi- Chánh văn phòng đã đọc quyết đình thành lập Giáo xứ Lô 6 của Đức cha Giuse, sau đó Đức cha đã giới thiệu cha xứ tiên khởi của giáo xứ là cha Phaolo Nguyễn Văn Khi.
Trong phần nghi thức, Đức cha đã rảy nước thánh lên toàn bộ khu đất và đọc lời nguyện dâng tiến. Đức cha cũng làm phép viên đá mới có ghi hàng chữ: Kỷ niệm nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giáo xứ Lô 6 do Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường chủ sự thứ tư 4.10.2017. Đức cha đã rảy nước thánh và xông hương lên viên đá mới và cùng với cha xứ tiên khởi đặt vào bệ xây dựng.
Thánh lễ hôm nay mừng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa bổn mạng giáo xứ mới. Đức cha Giuse đã chia sẻ: Đức Maria với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa không phải là Đức Maria có quyền trên Thiên Chúa, nhưng là để mọi người trông lên Mẹ, noi gương Mẹ…, nhờ Mẹ bầu chữa, nhờ Mẹ thông ơn cứu chuộc, ơn bình an của Thiên Chúa xuống cho mọi người.
Giáo xứ Lô 6 nhận Mẹ Thiên Chúa là bổn mang, chắc hẳn là trông mong Mẹ thông ơn bình an của Thiên Chúa xuống cho, bởi vì giáo xứ còn nhiều nỗi lo.
Chúng ta hãy cầu xin Mẹ phù hộ cho giáo xứ càng ngày càng có nhiều người biết ăn năn trở lại, bởi vì điều kiện kinh tế, đường xá xa xôi cũng là những trở ngại mọi người đến với Chúa.
Chuyện kể:
Theo lời kể lại, năm 1976 – 1977, nhiều tu sĩ Công Giáo các dòng ở Saigon đi lao động ở Củ Chi để mong có nguồn lương thực tự cung tự cấp,vùng đất được mang tên Lô 6.
Con đường đất đỏ tỉnh lộ 7 như con rắn uốn lượn, ổ voi ổ gà nhiều vô kể, nắng bụi mưa sình (lầy), vì thế đi từ đầu đường quốc lộ 22 vào đến lô 6, đoạn đường chỉ hơn 10 km nhưng phải mất cả tiếng đồng hồ. Những chiếc công nông, những chiếc xe đò chở người và vật thường quá tải, oằn mình chậm chạp, lắc lư trong bụi, tiến về phía trước cho nhanh cho chóng để tránh cái nắng gay gắt đang làm khát cổ mọi người.
Người đến đây thường trang bị cho mình những bộ quần áo Kaki rộng rãi (dày, bền và hút ẩm). Đường đi là những lối mòn của dày dép và lằn bánh xe đạp thồ. Được phân lô ra nhiều lô nhỏ cho mỗi dòng, nhưng vẫn quy tụ tại nhà nguyện là trung tâm.
Nhà nguyện phải to chắc và đẹp, đó là tiêu chí và đó đích thực là thành quả của lao động cùng vật liệu tại chỗ mà làm nên. Mây tre lá là những vật liệu có sẵn nhưng với bàn tay rắn chắc và khối óc tinh tường của những người lần đầu tiên nhìn thấy chúng đã là một cố gắng nỗ lực.
Công việc khai hoang vỡ đất hoàn toàn bằng sức người, những chiếc cuốc, chiếc liềm… đã trở thành bạn thân thiết với các tu sĩ.
Sau nhiều tháng lao động vất vả rồi cũng có sản phẩm làm ra. Những trái bắp củ khoai, những bó rau hay đậu trái, những con gà con vịt… trước là để nuôi sống người làm ra, sau đó có dư ra đem đi trao đổi mua bán để lấy gạo, nhờ đó cuộc sống thêm tin yêu rất nhiều.
Cầu nguyện là mục đích sống. Vì thế mặt trời vừa lặn, bóng đêm bao phủ cũng là lúc những ngọn đèn dầu được thắp lên. Một điểm sáng chói cùng những lời tuyên xưng ca ngợi Thiên Chúa của các tu sĩ đã vang lên để đốt cháy lên ngọn lửa tin yêu mà không ai có thể cưỡng lại được, không ai có thể xóa nhòa được.
Những lời cầu nguyện suy niệm của thầy Hùng, thầy Long, thầy Trung….đã làm ấm lên con tim nhiệt thành mặc dù ngoài kia có sóng gió bão táp vây bủa.
Toma Đỗ Lộc Sơn