Chúa Nhật XXVII Thường Niên , năm A
Mt 21,33 – 43
Đọc dụ ngôn chủ vườn nho hôm nay, chúng ta nhận ra một bản tóm lược lịch sử Chúa cứu độ loài người, con người và chúng ta.
Nhân loại đang sống trong một thế giới văn minh với nền kỹ thuật rất cao, mọi ngành khoa học xem ra tiến bộ vượt bực.Tuy nhiên, càng tiến bộ, nhân loại càng chối bỏ Thiên Chúa. Phần Ngài, Thiên Chúa luôn yêu thương con người, luôn muốn con người có thái độ sám hối, ăn năn, quay trở lại với Ngài để lãnh nhận ơn tha thứ và ơn cứu độ của Ngài.
Rõ ràng, Chúa Giêsu lên án thái độ chối bỏ, xa lìa Thiên Chúa của những người Do Thái ngày xưa. Nhìn vào các nhân vật đóng vai trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu có ý định để cho các nhân vật này đại diện đám người nào đang sống thực tế ngoài xã hội. Chúa Giêsu đặc biệt ám chỉ các Tư tế và Biệt phái.Các tá điền vườn nho là các lãnh đạo Israel. Vườn nho theo như bài đọc thứ nhất hôm nay là dân tộc Do Thái. Mặc dù, canh tác trên vườn nho của ông chủ, nhưng các tá điền đã không trả tiền hoa lợi, mà còn sát hại đầy tớ và con trai duy nhất của ông chủ. Họ đã có tham vọng rất lớn là chiếm lấy gia tài của ông chủ, và cũng là phần thừa kế của con trai ông chủ. Đây cũng là thái độ các thượng tế, kỳ mục của dân Do Thái khi đang tâm giết các tiên tri Thiên Chúa sai đến và âm mưu ám hại Chúa Giêsu. Nhóm nô lệ thứ hai là các tiên tri kế tiếp, Thiên Chúa cũng tiếp tục sai đến với dân tộc Israel. Con trai của chủ vườn nho là chính Chúa Giêsu, kẻ bị dân Do Thái và các Thượng tế, Biệt phái và Kỳ mục giết chết. Đám nông gia mới là các tông đồ của Chúa Giêsu. Họ là những nhà lãnh đạo mới của dân Chúa. Thực tế những Thượng tế, các nhà lãnh đạo lúc đó và các Biệt phái biết Chúa Giêsu ám chỉ họ và chính họ cũng nhận ra họ khi đọc dụ ngôn này.Đáng lẽ họ phải hoán cải, thay đổi nhưng họ không sám hối, ăn năn, vẫn tiếp tục đi vào đường nẻo sai lầm của họ.
Chúa ban cho con người tự do nhưng tự do để biết phân định cái phải cái trái.Tự do để hiểu, để nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa. Chứ không phải tự do để chối bỏ Thiên Chúa, tự cho mình là “ thiên chúa “ nhưng là một “thiên chúa “ sai lầm. Khi khước từ Thiên Chúa, chối bỏ Ngài, con người biến trần gian thành hỏa ngục, không có yêu thương mà chỉ có hận thù mà thôi.
Như vậy, dụ ngôn tóm lược toàn bộ Kinh Thánh nói về ơn cứu độ, nêu rõ những qui chiếu về Giao ước cũ và Giao ước mới, xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhân vật cuối cùng được sai đến với các tá điên là chính Chúa Giêsu. Các tông đồ của Chúa Giêsu là các nhà lãnh đạo mới của dân Chúa. Cuối cùng, dụ ngôn nói đến sự nhẫn nại của Chúa dành cho con người, dành cho chúng ta và trách nhiệm của chúng ta đối với Chúa.
Vâng, Chúa ban cho con người sự tự do để chọn lựa, để phân định như Tin Mừng nói “ Chúa kiên nhẫn chờ đợi như ông chủ đã kiên nhẫn chờ đợi các tá điền thay đổi, nhưng Ngài biết rằng có chờ đợi thêm cũng vô ích, nên Ngài đã ra tay xử họ và bắt họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi của họ.Phần chúng ta, Thiên Chúa cũng luôn kiên nhẫn với chúng ta, nhưng nếu chúng ta không thay đổi, không ăn năn, không trở về,Thiên Chúa cũng sẽ cư xử với chúng ta như ông chủ vườn nho đã cư xử với các tá điền và chúng ta phải chịu hoàn toàn về trách nhiệm, hành vi của chúng ta đã lỗi phạm.
Thiên Chúa ban cho chúng ta tự do để chúng ta trở nên giống Ngài và chúng ta chỉ trở nên hình anh, trở nên giống Ngài khi chúng ta biết nói lời “ Xin vâng “ với Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết dùng tự do để chọn cho mình một hướng đi đứng đắn đúng theo ý của Chúa. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Ông chủ vườn nho ám chỉ ai ?
2.Lần giao vườn thứ nhất ám chỉ đến gì ?
3.Lần giao vườn thứ hai ám chỉ đến gì ?
4.Các tá điền là ai ?
5.Vườn nho là gì ?
6.Các nông gia mới là ai ?
7.Dụ ngôn “ Ông chủ vườn nho “ nói đến điều gì ?
Mt 21,33 – 43
Đọc dụ ngôn chủ vườn nho hôm nay, chúng ta nhận ra một bản tóm lược lịch sử Chúa cứu độ loài người, con người và chúng ta.
Nhân loại đang sống trong một thế giới văn minh với nền kỹ thuật rất cao, mọi ngành khoa học xem ra tiến bộ vượt bực.Tuy nhiên, càng tiến bộ, nhân loại càng chối bỏ Thiên Chúa. Phần Ngài, Thiên Chúa luôn yêu thương con người, luôn muốn con người có thái độ sám hối, ăn năn, quay trở lại với Ngài để lãnh nhận ơn tha thứ và ơn cứu độ của Ngài.
Rõ ràng, Chúa Giêsu lên án thái độ chối bỏ, xa lìa Thiên Chúa của những người Do Thái ngày xưa. Nhìn vào các nhân vật đóng vai trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu có ý định để cho các nhân vật này đại diện đám người nào đang sống thực tế ngoài xã hội. Chúa Giêsu đặc biệt ám chỉ các Tư tế và Biệt phái.Các tá điền vườn nho là các lãnh đạo Israel. Vườn nho theo như bài đọc thứ nhất hôm nay là dân tộc Do Thái. Mặc dù, canh tác trên vườn nho của ông chủ, nhưng các tá điền đã không trả tiền hoa lợi, mà còn sát hại đầy tớ và con trai duy nhất của ông chủ. Họ đã có tham vọng rất lớn là chiếm lấy gia tài của ông chủ, và cũng là phần thừa kế của con trai ông chủ. Đây cũng là thái độ các thượng tế, kỳ mục của dân Do Thái khi đang tâm giết các tiên tri Thiên Chúa sai đến và âm mưu ám hại Chúa Giêsu. Nhóm nô lệ thứ hai là các tiên tri kế tiếp, Thiên Chúa cũng tiếp tục sai đến với dân tộc Israel. Con trai của chủ vườn nho là chính Chúa Giêsu, kẻ bị dân Do Thái và các Thượng tế, Biệt phái và Kỳ mục giết chết. Đám nông gia mới là các tông đồ của Chúa Giêsu. Họ là những nhà lãnh đạo mới của dân Chúa. Thực tế những Thượng tế, các nhà lãnh đạo lúc đó và các Biệt phái biết Chúa Giêsu ám chỉ họ và chính họ cũng nhận ra họ khi đọc dụ ngôn này.Đáng lẽ họ phải hoán cải, thay đổi nhưng họ không sám hối, ăn năn, vẫn tiếp tục đi vào đường nẻo sai lầm của họ.
Chúa ban cho con người tự do nhưng tự do để biết phân định cái phải cái trái.Tự do để hiểu, để nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa. Chứ không phải tự do để chối bỏ Thiên Chúa, tự cho mình là “ thiên chúa “ nhưng là một “thiên chúa “ sai lầm. Khi khước từ Thiên Chúa, chối bỏ Ngài, con người biến trần gian thành hỏa ngục, không có yêu thương mà chỉ có hận thù mà thôi.
Như vậy, dụ ngôn tóm lược toàn bộ Kinh Thánh nói về ơn cứu độ, nêu rõ những qui chiếu về Giao ước cũ và Giao ước mới, xác nhận Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhân vật cuối cùng được sai đến với các tá điên là chính Chúa Giêsu. Các tông đồ của Chúa Giêsu là các nhà lãnh đạo mới của dân Chúa. Cuối cùng, dụ ngôn nói đến sự nhẫn nại của Chúa dành cho con người, dành cho chúng ta và trách nhiệm của chúng ta đối với Chúa.
Vâng, Chúa ban cho con người sự tự do để chọn lựa, để phân định như Tin Mừng nói “ Chúa kiên nhẫn chờ đợi như ông chủ đã kiên nhẫn chờ đợi các tá điền thay đổi, nhưng Ngài biết rằng có chờ đợi thêm cũng vô ích, nên Ngài đã ra tay xử họ và bắt họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi của họ.Phần chúng ta, Thiên Chúa cũng luôn kiên nhẫn với chúng ta, nhưng nếu chúng ta không thay đổi, không ăn năn, không trở về,Thiên Chúa cũng sẽ cư xử với chúng ta như ông chủ vườn nho đã cư xử với các tá điền và chúng ta phải chịu hoàn toàn về trách nhiệm, hành vi của chúng ta đã lỗi phạm.
Thiên Chúa ban cho chúng ta tự do để chúng ta trở nên giống Ngài và chúng ta chỉ trở nên hình anh, trở nên giống Ngài khi chúng ta biết nói lời “ Xin vâng “ với Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết dùng tự do để chọn cho mình một hướng đi đứng đắn đúng theo ý của Chúa. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Ông chủ vườn nho ám chỉ ai ?
2.Lần giao vườn thứ nhất ám chỉ đến gì ?
3.Lần giao vườn thứ hai ám chỉ đến gì ?
4.Các tá điền là ai ?
5.Vườn nho là gì ?
6.Các nông gia mới là ai ?
7.Dụ ngôn “ Ông chủ vườn nho “ nói đến điều gì ?