(Đài Vatican) ĐGH Phanxicô đã tới thăm các thành phố Cesena và Bolagna, kết thúc chuyến thăm mục vụ của ngài bằng Thánh Lễ tại Sân Vận Động Dall’Ara ở Bologna.
Trong bài giảng mà ĐGH gọi là “Chúa Nhật đầu tiên của Lời Chúa”,ngài đã suy tư về Lời Chúa. Lời Chúa đốt cháy lòng trí chúng ta bởi vì Lời Chúa làm cho chúng ta cảm nhận được yêu và được an ủi bởi Thiên Chúa.
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay kể về dụ ngôn hai người con được cha mình sai đi làm vườn nho. Một người nói không, nhưng sau lại đi làm, còn người nói vâng, nhưng rồi lại không đi. ĐGH nói rằng “Có một sự khác biệt lớn lao giữa người con thứ nhất cho là lười biếng và người con thứ hai cho là đạo đức giả.” Chúng ta hãy tưởng tượng xem họ nghĩ gì trong lòng. Tiếng của người cha vang vọng sâu xa trong tâm hồn người con, dù rằng lúc đầu anh ta nói không. Trong trường hợp thứ hai, thì ngược lại tiếng của cha đã hoàn toàn “bị chôn vùi.”
Giống như hai người con, chúng ta có thể chọn hoặc là người tội lỗi trong hành trình cuộc đời, tiếp tục lắng nghe thấy tiếng của Cha rồi ăn năn và chỗi dậy khi xa ngã; hoặc cứ là người tội lỗi đạo đức giả, luôn sẵn sàng biên minh cho mình và chỉ muốn làm những gì mình muốn và thuận tiện. Chúa Giêsu rất nghiêm khắc với trường hợp thứ hai và người mà chúng ta cho là tội lỗi sẽ đi trước mọi người mà vào thiên đàng. Những người trong trường hợp hai không có gì sai khi họ nghĩ về Thiên Chúa và về tôn giáo, nhưng họ hiểu lầm về cách một người tín hữu phải có đời sống như thế nào. Họ là những người quản gia cứng ngắc của truyền thống nhân loại, không có khả năng để hiểu rằng cuộc sống đi theo Chúa là một hành trình và nó đòi hỏi sự khiêm nhường để mở lòng, để ăn năn và để bắt đầu lại.
ĐGH Phanxicô nói điều quan trọng ở đây là sự ăn năn, nó cho phép chúng ta không cứng ngắc để biến đổi từ “không” với Chúa ra “vâng”, biến đổi từ “không” của tội lỗi ra “ vâng “ của tình yêu Thiên Chúa. Cuộc đời của mỗi người chúng ta có hai con đường: là người tội lỗi biết ăn ăn hay là người tội lỗi đạo đức giả.
Lời của Chúa thấm sâu vào lòng trí mỗi người chúng ta. Và cũng là lời kêu gọi chúng ta trở lại với mối liên hệ giữa cha và con. Như trong một gia đình, trong xã hội và trong Giáo Hội, có một nhu cầu gặp gỡ. “Đừng bao giờ loại bỏ sự gặp gỡ, đối thoại. Đừng bao giờ đầu hàng việc tìm kiếm những con đường mới để cùng sánh bước với nhau.”
Kết thúc bài giảng, ĐGH Phanxicô đưa ra ba chữ “P” theo tiếng Ý để giúp chúng ta nhận biết mình đang mình đang hướng về đâu như là một Giáo Hội. Chữ “Parola, nghĩa là Lời”, là kim chỉ nam dẫn chúng ta tới cuộc hành trình khiêm tốn; Chữ “Pane nghĩa là Bánh”, là Bánh Thánh ,khởi điểm cho mọi việc; và chữ “Poveri nghĩa là nghèo”, không chỉ là những người nghèo theo nghĩa vật chất, mà ngay cả những người nghèo về phần tâm linh. Qua những điều đó chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu, bởi vì Thiên Chúa đến thế gian trong sự nghèo hèn bằng cách tự bỏ chính mình như lời Thánh Phaolô đã nói.
ĐGH nói “Chúng ta sẽ làm tốt nếu luôn nhớ ba chữ này. “Lời Chúa, Bánh Thánh và Người Nghèo”. Ngài kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện cho chúng ta đừng bao giờ quên ba “thức ăn” căn bản này trong suốt cuộc hành của chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn
Trong bài giảng mà ĐGH gọi là “Chúa Nhật đầu tiên của Lời Chúa”,ngài đã suy tư về Lời Chúa. Lời Chúa đốt cháy lòng trí chúng ta bởi vì Lời Chúa làm cho chúng ta cảm nhận được yêu và được an ủi bởi Thiên Chúa.
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay kể về dụ ngôn hai người con được cha mình sai đi làm vườn nho. Một người nói không, nhưng sau lại đi làm, còn người nói vâng, nhưng rồi lại không đi. ĐGH nói rằng “Có một sự khác biệt lớn lao giữa người con thứ nhất cho là lười biếng và người con thứ hai cho là đạo đức giả.” Chúng ta hãy tưởng tượng xem họ nghĩ gì trong lòng. Tiếng của người cha vang vọng sâu xa trong tâm hồn người con, dù rằng lúc đầu anh ta nói không. Trong trường hợp thứ hai, thì ngược lại tiếng của cha đã hoàn toàn “bị chôn vùi.”
Giống như hai người con, chúng ta có thể chọn hoặc là người tội lỗi trong hành trình cuộc đời, tiếp tục lắng nghe thấy tiếng của Cha rồi ăn năn và chỗi dậy khi xa ngã; hoặc cứ là người tội lỗi đạo đức giả, luôn sẵn sàng biên minh cho mình và chỉ muốn làm những gì mình muốn và thuận tiện. Chúa Giêsu rất nghiêm khắc với trường hợp thứ hai và người mà chúng ta cho là tội lỗi sẽ đi trước mọi người mà vào thiên đàng. Những người trong trường hợp hai không có gì sai khi họ nghĩ về Thiên Chúa và về tôn giáo, nhưng họ hiểu lầm về cách một người tín hữu phải có đời sống như thế nào. Họ là những người quản gia cứng ngắc của truyền thống nhân loại, không có khả năng để hiểu rằng cuộc sống đi theo Chúa là một hành trình và nó đòi hỏi sự khiêm nhường để mở lòng, để ăn năn và để bắt đầu lại.
ĐGH Phanxicô nói điều quan trọng ở đây là sự ăn năn, nó cho phép chúng ta không cứng ngắc để biến đổi từ “không” với Chúa ra “vâng”, biến đổi từ “không” của tội lỗi ra “ vâng “ của tình yêu Thiên Chúa. Cuộc đời của mỗi người chúng ta có hai con đường: là người tội lỗi biết ăn ăn hay là người tội lỗi đạo đức giả.
Lời của Chúa thấm sâu vào lòng trí mỗi người chúng ta. Và cũng là lời kêu gọi chúng ta trở lại với mối liên hệ giữa cha và con. Như trong một gia đình, trong xã hội và trong Giáo Hội, có một nhu cầu gặp gỡ. “Đừng bao giờ loại bỏ sự gặp gỡ, đối thoại. Đừng bao giờ đầu hàng việc tìm kiếm những con đường mới để cùng sánh bước với nhau.”
Kết thúc bài giảng, ĐGH Phanxicô đưa ra ba chữ “P” theo tiếng Ý để giúp chúng ta nhận biết mình đang mình đang hướng về đâu như là một Giáo Hội. Chữ “Parola, nghĩa là Lời”, là kim chỉ nam dẫn chúng ta tới cuộc hành trình khiêm tốn; Chữ “Pane nghĩa là Bánh”, là Bánh Thánh ,khởi điểm cho mọi việc; và chữ “Poveri nghĩa là nghèo”, không chỉ là những người nghèo theo nghĩa vật chất, mà ngay cả những người nghèo về phần tâm linh. Qua những điều đó chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu, bởi vì Thiên Chúa đến thế gian trong sự nghèo hèn bằng cách tự bỏ chính mình như lời Thánh Phaolô đã nói.
ĐGH nói “Chúng ta sẽ làm tốt nếu luôn nhớ ba chữ này. “Lời Chúa, Bánh Thánh và Người Nghèo”. Ngài kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện cho chúng ta đừng bao giờ quên ba “thức ăn” căn bản này trong suốt cuộc hành của chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn