(News.va) New Delhi. Một lá thư ngỏ gởi cho Cơ Quan Thông Tin Fides của Tòa Thánh kêu gọi các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội và các nhà lãnh đạo Kitô hữu khác, được ký tên bởi 101 các nhà hoạt động Kitô có tiếng tăm, và các trí thức, gồm các nhà giáo dục, nhà hoạt động, luật sư, phóng viên, thần học, triết gia, học giả và các linh mục, mục sư, có nội dung như sau:
“Chúng tôi những Kitô hữu Ấn Độ rất băn khoăn về những thay đổi đang diễn ra trên đất nước của chúng ta. Từ một nền dân chủ đa nguyên, nước Ấn Độ hầu như đang biến thành một chế độ thống trị bởi một hệ tư tưởng Hindu. Có sự sắp đặt như là một hệ thống nhằm bào mòn Hiến Pháp dân chủ và ủng hộ các nhóm cực đoan này. Những nạn nhân trở thành kẻ bị buộc tôi, những phiên tòa được điểu khiển bởi kẻ nắm quyền và những tường trình dựa trên bản sắc tôn giám chiếm ưu thế. Hệ thống truyền thông dường như im tiếng, tự kiểm duyệt, vì sợ chính quyền hay vì sợ mất quyền lợi của mình. Có sự sói mòn các nguyên tắc về dân chủ và quyền bình đẳng ở trong nước, trong khi một nền văn hóa cưỡng chế mới đang phá hủy xã hội.
“Sự xuất hiện tự phát của phong trào quần chúng là “ Không Phải là Tôi” (#NotInMyName) trong nhiều thành phố chứng tỏ rằng “cảm giác chung của người dân Ấn chống lại tư tưởng hận thù” và mời gọi mọi người hãy giữ yên lặng trong khi xã hội vẫn còn đang bị kinh ngạc bởi cái chết của nhà báo Gauri Lankesh mới đây vì lên tiếng chống lại chính sách dân tộc Hindu. Lá thư vạch trần bản chất hai mặt của nhà cầm quyền, một mặt như là đứng đầu chiến tuyến chống lại khủng bố toàn cầu, nhưng mặt khác lại phớt lờ hay làm nhẹ ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa dân tộc và những phong trào bạo lực chủ yếu là tấn công vào những người yếu thế, những người bên lề xã hội . Trên thực tế, nạn nhân thường là những người thiểu số. những tôn giáo và những bộ lạc thiểu số.
“Chỉ tính riêng các Kitô hữu thôi thì đã có 600 vụ bị tấn công bạo lực trong vòng ba năm qua cùng với “ tẩy chay, phân biệt đối xử xã hội gây ảnh hưởng đến quyền được sống, thực phẩm và sinh kế.” Văn Phòng Lưu Trữ Tội Phạm Quốc Gia đã có hồ sơ của 47,064 vụ bạo động chống lại những người dân đen vào năm 2014, trong khi bạo động chống lại Hồi Giáo thì cũng đã đạt tới mức báo động.
“Lá thư ghi nhận rằng “hận thù cũng được phổ biến bởi chính các chính khách và những viên chức cao cấp trong chính quyền, những người đại diện cho thể chế bạo lực này.” Và dĩ nhiên, có thể là cố ý, những vấn đề này làm cho chúng ta không còn tập trung vào những khó khăn thực sự của người dân và những chính sách kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến công nhân, nông dân và thanh niên. Theo như những tác giả của lá thư “chính sách hiện nay chống lại bất cứ nguyên tắc cơ bản và hiến pháp nào về bình đẳng và nhân phẩm và dĩ nhiên chính sách đó không bảo vệ lợi ích chung.
Cộng đồng Kitô hữu có một di sản quý giá là luôn bảo vệ công lý, nhân quyền cho những người bị áp bức và bị gạt ra ngoài lề xã hội và do đó chúng tôi kêu gọi các Kitô hữu hãy công khai đứng lên ủng hộ cho sự thật, chống lại sự vi phạm những nguyên tắc này. “Kitô hữu phải là muối đất… nếu không họ là những con người thơ ơ, vô cảm? Các Giáo Hội phải hành động trước khi quá muộn. Là những công dân và là những Kitô hữu, đây là giờ phút hãy đứng cùng với những nạn nhân để nói lên tiếng nói của người nghèo, người cùng khổ: Lúc này là thời điểm cộng tác với các tổ chức dân sự để phổ biến sự thật; là thời gian thực hiện sáng kiến nhằm ngăn ngừa sự sói mòn giá trị nhân bản và hiến pháp của chúng ta.
Lá thư kết luận rằng “Đó cũng là lý do chúng tôi khẩn thiết kêu mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội hãy chia sẻ và hướng dẫn cộng đồng tín hữu Ấn Độ trên con đượng sự thật, yêu thương và công bình.”
Giuse Thẩm Nguyễn
“Chúng tôi những Kitô hữu Ấn Độ rất băn khoăn về những thay đổi đang diễn ra trên đất nước của chúng ta. Từ một nền dân chủ đa nguyên, nước Ấn Độ hầu như đang biến thành một chế độ thống trị bởi một hệ tư tưởng Hindu. Có sự sắp đặt như là một hệ thống nhằm bào mòn Hiến Pháp dân chủ và ủng hộ các nhóm cực đoan này. Những nạn nhân trở thành kẻ bị buộc tôi, những phiên tòa được điểu khiển bởi kẻ nắm quyền và những tường trình dựa trên bản sắc tôn giám chiếm ưu thế. Hệ thống truyền thông dường như im tiếng, tự kiểm duyệt, vì sợ chính quyền hay vì sợ mất quyền lợi của mình. Có sự sói mòn các nguyên tắc về dân chủ và quyền bình đẳng ở trong nước, trong khi một nền văn hóa cưỡng chế mới đang phá hủy xã hội.
“Sự xuất hiện tự phát của phong trào quần chúng là “ Không Phải là Tôi” (#NotInMyName) trong nhiều thành phố chứng tỏ rằng “cảm giác chung của người dân Ấn chống lại tư tưởng hận thù” và mời gọi mọi người hãy giữ yên lặng trong khi xã hội vẫn còn đang bị kinh ngạc bởi cái chết của nhà báo Gauri Lankesh mới đây vì lên tiếng chống lại chính sách dân tộc Hindu. Lá thư vạch trần bản chất hai mặt của nhà cầm quyền, một mặt như là đứng đầu chiến tuyến chống lại khủng bố toàn cầu, nhưng mặt khác lại phớt lờ hay làm nhẹ ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa dân tộc và những phong trào bạo lực chủ yếu là tấn công vào những người yếu thế, những người bên lề xã hội . Trên thực tế, nạn nhân thường là những người thiểu số. những tôn giáo và những bộ lạc thiểu số.
“Chỉ tính riêng các Kitô hữu thôi thì đã có 600 vụ bị tấn công bạo lực trong vòng ba năm qua cùng với “ tẩy chay, phân biệt đối xử xã hội gây ảnh hưởng đến quyền được sống, thực phẩm và sinh kế.” Văn Phòng Lưu Trữ Tội Phạm Quốc Gia đã có hồ sơ của 47,064 vụ bạo động chống lại những người dân đen vào năm 2014, trong khi bạo động chống lại Hồi Giáo thì cũng đã đạt tới mức báo động.
“Lá thư ghi nhận rằng “hận thù cũng được phổ biến bởi chính các chính khách và những viên chức cao cấp trong chính quyền, những người đại diện cho thể chế bạo lực này.” Và dĩ nhiên, có thể là cố ý, những vấn đề này làm cho chúng ta không còn tập trung vào những khó khăn thực sự của người dân và những chính sách kinh tế có ảnh hưởng tiêu cực đến công nhân, nông dân và thanh niên. Theo như những tác giả của lá thư “chính sách hiện nay chống lại bất cứ nguyên tắc cơ bản và hiến pháp nào về bình đẳng và nhân phẩm và dĩ nhiên chính sách đó không bảo vệ lợi ích chung.
Cộng đồng Kitô hữu có một di sản quý giá là luôn bảo vệ công lý, nhân quyền cho những người bị áp bức và bị gạt ra ngoài lề xã hội và do đó chúng tôi kêu gọi các Kitô hữu hãy công khai đứng lên ủng hộ cho sự thật, chống lại sự vi phạm những nguyên tắc này. “Kitô hữu phải là muối đất… nếu không họ là những con người thơ ơ, vô cảm? Các Giáo Hội phải hành động trước khi quá muộn. Là những công dân và là những Kitô hữu, đây là giờ phút hãy đứng cùng với những nạn nhân để nói lên tiếng nói của người nghèo, người cùng khổ: Lúc này là thời điểm cộng tác với các tổ chức dân sự để phổ biến sự thật; là thời gian thực hiện sáng kiến nhằm ngăn ngừa sự sói mòn giá trị nhân bản và hiến pháp của chúng ta.
Lá thư kết luận rằng “Đó cũng là lý do chúng tôi khẩn thiết kêu mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội hãy chia sẻ và hướng dẫn cộng đồng tín hữu Ấn Độ trên con đượng sự thật, yêu thương và công bình.”
Giuse Thẩm Nguyễn