Ngạn ngữ Tây Phương có câu “lầm lỗi là bản tính con người” (errare est humanum, to err is human). Còn ta thì có câu “nhân vô thập toàn.” Tức là thế nào cũng lầm lỗi. Vàng ròng mà cũng chỉ 4 số 9 (9999), chứ đâu có vàng 100, huống gì con người, thế nào cũng có lỗi.
Nhưng đứng trước lầm lỗi kẻ khác, trước thiếu sót của tha nhân, con người lại chia thành hai loại để đi đến hai cực : một là cực xa – hai là cực gần.
1. Cực xa : là ta chẳng để ý gì đến người khác cả. Nó muốn làm gì kệ nó. Mặc xác nó. Thái độ này người xưa gọi là Sống chết mặc bây, bây có linh hồn bây lo giữ lấy. Còn con người thời nay (thập niên 80, 90) gọi bằng tên có vẻ Tây : Markeno. Mặc kệ nó. Chủ nghĩa này, thái độ này ngự trị hầu hết ở thành thị. Đến độ nhà bên cạnh bị mất cắp, người trong nhà đó bị giết mà mình sát vách vẫn chẳng hay chẳng biết, huống gì là họ có lỗi này lầm kia ta đến để nhắc nhở họ. Vì thế ở sát vách mà vẫn cực xa.
Những người đó hãy nghe lại Bài đọc I trong Sách Ezekiel : Hỡi con người, Ta làm cho ngươi trở nên lính canh nhà Israel để ngươi loan báo cho kẻ tội lỗi ăn năn trở lại. Nếu ngươi không chịu nói, để họ bỏ đường tà qui chánh thì kẻ tội lỗi đó chết, Ta sẽ đòi máu nó ở nơi ngươi. Còn nếu ngươi đã nói rồi mà nó vẫn không cải tà sám hối thì nó chết trong sự gian ác, còn ngươi thì không sao cả.
Do đó, chúng ta là những tuần canh được Chúa đặt lên để gìn giữ linh hồn anh em.
2. Cực gần. Nhưng tuần canh cũng có nguy hiểm là đi quá sâu, canh quá sát, gác quá gần. Đây là hạng người “Cực gần” đối lại với “Cực xa” vừa nói trên kia.
Cực gần, là hạng người tò mò tọc mạch muốn biết hết chuyện nhà hàng xóm. Nhà họ có mấy con gà ; chân giường bốn cái lung lay cái nào mình cũng hay cũng biết. Người ta gọi hạng người này là kẻ “chõ mũi vào nhà người khác”. “xía mũi vào chuyện người ta”, dò xét từng hành vi tung tích của kẻ địch để rồi kiêm luôn nhân viên sở thông tin văn hóa loan báo cho cả làng. Hạng người “cực gần” này hay nấp ở thôn xóm. Hạng cực xa có hộ khẩu ở thành thị thì hạng cực gần có địa chỉ ở thôn quê. Vì canh chừng quá gần nên triết gia hiện sinh J.P. Sartre gọi người khác là hoả ngục của tôi. Hỏa ngục chính là người khác. Tôi là kẻ bị nhìn (regardé) mà không phải được nhìn để được nhìn nhận chăm sóc, mà bị nhìn bởi cặp mắt và suy nghĩ của người nhìn: nên cũng dễ bị bệnh chủ quan lệch lạc. Kinh Thánh đã nói đâu đó : Có ai đã đặt ngươi làm quan án trên dân đâu. Còn thư Giacôbê : “Ngươi là ai mà dám xét đoán tha nhân”.
3. Trung Dung. Cả hạng người “cực xa” lẫn lớp người “cực gần” đều không phải là mẫu người mà Chúa Giêsu muốn nói trong bài Tin Mừng hôm nay. Thái độ “trung dung” như quan niệm Đông Phương là đúng nhất, tức phải để ý, lưu tâm đến người và vẫn phải để người đó có trách nhiệm trên cuộc sống của họ nữa.
Bài Tin Mừng hôm nay chẳng những Chúa muốn nói điều đó, mà còn muốn chỉ dẫn chi tiết từng bước một trong việc sửa lỗi anh em. Vì thế bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu không có ý nói về người có lỗi mà nói về người sửa lỗi.
Con đường 3 bước mà người sửa lỗi phải đi theo có thứ tự ưu tiên như sau. Đúng ra là 3 phương án.
-Phương án 1 : Hai người với nhau thôi:
Nếu anh em ngươi phạm lỗi, hãy đi sửa dạy nó. riêng nó với ngươi thôi. Nếu nó nghe ngươi thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu thất bại, mới qua Phương án 2.
-Phương án 2 : thêm hai hay ba: Ta kêu thêm một hay hai người nữa để mọi việc được giải quyết êm đẹp. Thêm một, hai người không phải để gia tăng lời tố cáo mà là để, như kiểu chúng ta vẫn thường nói, “xin anh nói thêm cho một tiếng, xin chị khuyên can nó một câu, xin Sơ bảo nó một lời… . Ba mặt một lời có thể thuyết phục được hơn chăng ! Rồi nếu phương án này thất bại, ta có Phương án 3.
-Phương án 3 : trình với cộng đoàn. Tức là trình lên đại diện cộng đoàn, là “sửa lỗi trước đơn vị.” Mà nếu vẫn không thành công, thì, Phương án chót, hay đúng hơn không còn phương án nào khác, không còn trách nhiệm gì đến nó nữa. Xem họ như dân ngoại và thu thuế. Nhưng nên nhớ Đức Giêsu luôn coi trọng người ngoại và thu thuế ! Vì thế ta có thể nói, chỉ còn phương án phó thác người đó cho Chúa mà thôi !
Trong 3 phương án đó, ta phải ưu tiên phương án 1: giữa 2 người với nhau. Trong sách truyền thống các ẩn tu, người ta ghi rằng : Ngày kia, khi giám mục Ambonat đến thăm một làng nọ. Dân làng kéo đến tố cáo với giám mục về một vị ẩn tu trên núi: tu gì mà có một người nữ sống chung lén lút. Dân yêu cầu giám mục chấm dứt tình trạng đó. Giám mục nghe xong quyết định lên núi. Ngài đi đầu và dân chúng lũ lượt theo sau. Vị ẩn sĩ thấy rầm rập người tới thì hấp tấp bảo người nữ chui vào chiếc thùng gỗ trống để ẩn núp. Giám mục là người đến lều trước tiên. Ông bước vào và đưa mắt quan sát, quan sát vị ẩn tu lẫn túp lều, liền hiểu ngay. Giám mục đi thẳng tới thùng gỗ, ngồi lên đó và bình thản ra hiệu cho dân làng vào kiểm tra túp lều. Khi dân làng chẳng tìm đâu bóng dáng người nữ, giám mục liền nói : anh em hãy xin lỗi vì đã nghĩ không tốt cho vị ẩn sĩ đi.
Rồi chờ cho đến khi dân làng đã xuống hết, giám mục mới tiến lại người ẩn tu, nắm chặt tay ông, đưa đôi mắt nhân từ nhưng cương nghị và chậm rãi nói : “Hỡi người anh em, hãy giữ mình kẻo mất linh hồn.” Phương án 1 mà giám mục Ambonat đã thi hành, đúng là nhằm thực hiện Lời Chúa hôm nay.
Trong nghệ thuật sửa lỗi của nhau, các sách Học Làm Người cũng cho ta nhiều chỉ dẫn giá trị, như trong Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie, đã chỉ cho ta 9 cách để sửa lỗi người mà không làm cho người phật ý. Như, khen trước một câu ; như làm sao như thể là họ tự thấy khuyết điểm của họ, chứ không phải do mình nói ; như sửa lỗi mà không làm mất thể diện… . Tóm lại, làm sao cho họ không phật ý. Mà họ không phật ý là họ sẽ sửa sai.
Đức hồng y Roncalli (sau là giáo hoàng Gioan 23) ngày kia dự tiếp tân bên cạnh một nữ công tước mặc chiếc váy cực kì ngắn. Ngài tỏ vẻ khó chịu nên suốt bữa tiệc làm như không biết bà. Cuối bữa, ngài đưa cho bà một trái táo. Rất hân hạnh, bà nói : “Tôi không biết phải cám ơn ngài thế nào. Nhờ đâu tôi được ngài ưu ái như thế ?” ĐHY chăm chăm nhìn bà rồi nói một câu Kinh Thánh, sách Sáng Thế : “Sau khi Evà ăn quả táo, bà ta mới nhận ra là mình thiếu quần áo.”
Lạy Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa dạy con nhiều điều. Điều trước hết là ai cũng có thể phạm lỗi để con không tự kiêu tự đại. Điều thứ hai là con cũng có trách nhiệm trên lỗi của kẻ khác để con biết tìm cách giúp người anh em sửa lỗi sửa sai, và điều thứ ba là đừng nóng vội đốt công đoạn trong việc sửa lỗi. Trước hết là phải giữa hai người với nhau mà thôi.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con hiểu rõ Lời Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Nhưng đứng trước lầm lỗi kẻ khác, trước thiếu sót của tha nhân, con người lại chia thành hai loại để đi đến hai cực : một là cực xa – hai là cực gần.
1. Cực xa : là ta chẳng để ý gì đến người khác cả. Nó muốn làm gì kệ nó. Mặc xác nó. Thái độ này người xưa gọi là Sống chết mặc bây, bây có linh hồn bây lo giữ lấy. Còn con người thời nay (thập niên 80, 90) gọi bằng tên có vẻ Tây : Markeno. Mặc kệ nó. Chủ nghĩa này, thái độ này ngự trị hầu hết ở thành thị. Đến độ nhà bên cạnh bị mất cắp, người trong nhà đó bị giết mà mình sát vách vẫn chẳng hay chẳng biết, huống gì là họ có lỗi này lầm kia ta đến để nhắc nhở họ. Vì thế ở sát vách mà vẫn cực xa.
Những người đó hãy nghe lại Bài đọc I trong Sách Ezekiel : Hỡi con người, Ta làm cho ngươi trở nên lính canh nhà Israel để ngươi loan báo cho kẻ tội lỗi ăn năn trở lại. Nếu ngươi không chịu nói, để họ bỏ đường tà qui chánh thì kẻ tội lỗi đó chết, Ta sẽ đòi máu nó ở nơi ngươi. Còn nếu ngươi đã nói rồi mà nó vẫn không cải tà sám hối thì nó chết trong sự gian ác, còn ngươi thì không sao cả.
Do đó, chúng ta là những tuần canh được Chúa đặt lên để gìn giữ linh hồn anh em.
2. Cực gần. Nhưng tuần canh cũng có nguy hiểm là đi quá sâu, canh quá sát, gác quá gần. Đây là hạng người “Cực gần” đối lại với “Cực xa” vừa nói trên kia.
Cực gần, là hạng người tò mò tọc mạch muốn biết hết chuyện nhà hàng xóm. Nhà họ có mấy con gà ; chân giường bốn cái lung lay cái nào mình cũng hay cũng biết. Người ta gọi hạng người này là kẻ “chõ mũi vào nhà người khác”. “xía mũi vào chuyện người ta”, dò xét từng hành vi tung tích của kẻ địch để rồi kiêm luôn nhân viên sở thông tin văn hóa loan báo cho cả làng. Hạng người “cực gần” này hay nấp ở thôn xóm. Hạng cực xa có hộ khẩu ở thành thị thì hạng cực gần có địa chỉ ở thôn quê. Vì canh chừng quá gần nên triết gia hiện sinh J.P. Sartre gọi người khác là hoả ngục của tôi. Hỏa ngục chính là người khác. Tôi là kẻ bị nhìn (regardé) mà không phải được nhìn để được nhìn nhận chăm sóc, mà bị nhìn bởi cặp mắt và suy nghĩ của người nhìn: nên cũng dễ bị bệnh chủ quan lệch lạc. Kinh Thánh đã nói đâu đó : Có ai đã đặt ngươi làm quan án trên dân đâu. Còn thư Giacôbê : “Ngươi là ai mà dám xét đoán tha nhân”.
3. Trung Dung. Cả hạng người “cực xa” lẫn lớp người “cực gần” đều không phải là mẫu người mà Chúa Giêsu muốn nói trong bài Tin Mừng hôm nay. Thái độ “trung dung” như quan niệm Đông Phương là đúng nhất, tức phải để ý, lưu tâm đến người và vẫn phải để người đó có trách nhiệm trên cuộc sống của họ nữa.
Bài Tin Mừng hôm nay chẳng những Chúa muốn nói điều đó, mà còn muốn chỉ dẫn chi tiết từng bước một trong việc sửa lỗi anh em. Vì thế bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu không có ý nói về người có lỗi mà nói về người sửa lỗi.
Con đường 3 bước mà người sửa lỗi phải đi theo có thứ tự ưu tiên như sau. Đúng ra là 3 phương án.
-Phương án 1 : Hai người với nhau thôi:
Nếu anh em ngươi phạm lỗi, hãy đi sửa dạy nó. riêng nó với ngươi thôi. Nếu nó nghe ngươi thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu thất bại, mới qua Phương án 2.
-Phương án 2 : thêm hai hay ba: Ta kêu thêm một hay hai người nữa để mọi việc được giải quyết êm đẹp. Thêm một, hai người không phải để gia tăng lời tố cáo mà là để, như kiểu chúng ta vẫn thường nói, “xin anh nói thêm cho một tiếng, xin chị khuyên can nó một câu, xin Sơ bảo nó một lời… . Ba mặt một lời có thể thuyết phục được hơn chăng ! Rồi nếu phương án này thất bại, ta có Phương án 3.
-Phương án 3 : trình với cộng đoàn. Tức là trình lên đại diện cộng đoàn, là “sửa lỗi trước đơn vị.” Mà nếu vẫn không thành công, thì, Phương án chót, hay đúng hơn không còn phương án nào khác, không còn trách nhiệm gì đến nó nữa. Xem họ như dân ngoại và thu thuế. Nhưng nên nhớ Đức Giêsu luôn coi trọng người ngoại và thu thuế ! Vì thế ta có thể nói, chỉ còn phương án phó thác người đó cho Chúa mà thôi !
Trong 3 phương án đó, ta phải ưu tiên phương án 1: giữa 2 người với nhau. Trong sách truyền thống các ẩn tu, người ta ghi rằng : Ngày kia, khi giám mục Ambonat đến thăm một làng nọ. Dân làng kéo đến tố cáo với giám mục về một vị ẩn tu trên núi: tu gì mà có một người nữ sống chung lén lút. Dân yêu cầu giám mục chấm dứt tình trạng đó. Giám mục nghe xong quyết định lên núi. Ngài đi đầu và dân chúng lũ lượt theo sau. Vị ẩn sĩ thấy rầm rập người tới thì hấp tấp bảo người nữ chui vào chiếc thùng gỗ trống để ẩn núp. Giám mục là người đến lều trước tiên. Ông bước vào và đưa mắt quan sát, quan sát vị ẩn tu lẫn túp lều, liền hiểu ngay. Giám mục đi thẳng tới thùng gỗ, ngồi lên đó và bình thản ra hiệu cho dân làng vào kiểm tra túp lều. Khi dân làng chẳng tìm đâu bóng dáng người nữ, giám mục liền nói : anh em hãy xin lỗi vì đã nghĩ không tốt cho vị ẩn sĩ đi.
Rồi chờ cho đến khi dân làng đã xuống hết, giám mục mới tiến lại người ẩn tu, nắm chặt tay ông, đưa đôi mắt nhân từ nhưng cương nghị và chậm rãi nói : “Hỡi người anh em, hãy giữ mình kẻo mất linh hồn.” Phương án 1 mà giám mục Ambonat đã thi hành, đúng là nhằm thực hiện Lời Chúa hôm nay.
Trong nghệ thuật sửa lỗi của nhau, các sách Học Làm Người cũng cho ta nhiều chỉ dẫn giá trị, như trong Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie, đã chỉ cho ta 9 cách để sửa lỗi người mà không làm cho người phật ý. Như, khen trước một câu ; như làm sao như thể là họ tự thấy khuyết điểm của họ, chứ không phải do mình nói ; như sửa lỗi mà không làm mất thể diện… . Tóm lại, làm sao cho họ không phật ý. Mà họ không phật ý là họ sẽ sửa sai.
Đức hồng y Roncalli (sau là giáo hoàng Gioan 23) ngày kia dự tiếp tân bên cạnh một nữ công tước mặc chiếc váy cực kì ngắn. Ngài tỏ vẻ khó chịu nên suốt bữa tiệc làm như không biết bà. Cuối bữa, ngài đưa cho bà một trái táo. Rất hân hạnh, bà nói : “Tôi không biết phải cám ơn ngài thế nào. Nhờ đâu tôi được ngài ưu ái như thế ?” ĐHY chăm chăm nhìn bà rồi nói một câu Kinh Thánh, sách Sáng Thế : “Sau khi Evà ăn quả táo, bà ta mới nhận ra là mình thiếu quần áo.”
Lạy Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa dạy con nhiều điều. Điều trước hết là ai cũng có thể phạm lỗi để con không tự kiêu tự đại. Điều thứ hai là con cũng có trách nhiệm trên lỗi của kẻ khác để con biết tìm cách giúp người anh em sửa lỗi sửa sai, và điều thứ ba là đừng nóng vội đốt công đoạn trong việc sửa lỗi. Trước hết là phải giữa hai người với nhau mà thôi.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con hiểu rõ Lời Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm