Sao là muối cho đời và ánh sáng thế gian : Chúa Nhật 5 thường Niên, A
Is 58:7-10; lCr 2:1-5; Mt 5:13-16
Đời xưa khi chưa có tủ lạnh, người ta dùng muối đế ướp thức ăn. Ngày nay một vài kỹ nghệ làm đồ ăn, như kỹ nghệ làm nước mắm, người ta vẫn còn dùng muối để ướp cá. Thế nên cổ nhân mới nói: cá không ăn muối, cá ươn. Nếu không có mắm muối, thì món ăn sẽ ra nhạt nhẽo, vô vị. Người cao máu mà sợ không dám ăn muối trong một thời gian khá lâu sẽ bị mất sức. Cách đây ít lâu, báo chí có đăng tin một bà ở Florida kiêng không ăn muối trong vòng một thời gian khá lâu, cuối cùng bà không còn sức đi đứng nữa. Ngoài ý nghĩa thông thường của muối có tác dụng bảo toàn và làm thêm gia vị, muối đối với người Do thái trong Thánh kinh Cựu ước còn có tác dụng biểu tượng với công hiệu sát trùng, thanh tẩy và luyện lọc (2V 2:29-22).
Chúa Giêsu sinh ra là người Do thái cũng dùng biểu tượng muối để dạy đồ đệ bài học về đời sống đức tin. Trong Phúc âm hôm nay Chúa dạy: Anh em là muối cho đời (Mt 5:13). Như vậy người tín hữu phải luyện lọc và thanh tẩy, bảo toàn và thêm gia vị cho đời sống đức tin khỏi bị dập tắt bằng kinh nguyện, việc thờ phượng và việc bác ái. Việc bác ái mà sách ngôn sứ Isaia đề ra là: Chia sẻ cơm bánh cho người đói ăn, mời vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục (Is 58:7).
Kinh nguyện, việc thờ phượng và việc bác ái còn chiếu sáng để người đời nhận biết Thiên Chúa và ca tụng Người. Đề tài về biểu tượng của ánh sáng được tìm thấy nhan nhản trong Thánh kinh: Tân ước cũng như Cựu ước. Khởi nguyên vũ trụ được mô tả trong bóng tối: Bóng tối bao trùm địa cầu (St 1:2). Rồi Chúa truyền cho ánh sánh xuất hiện để phân rẽ ánh sáng ra khỏi bóng tối: Phải có ánh sánh (St 1:3) thì liền có ánh sáng. Nói đến bóng tối, người ta thường liên tưởng đến ma quái, quỉ thần và tội lỗi. Bóng tối còn làm con nít sợ hãi, đôi khi cả người lớn cũng sợ. Đức Kitô đến để loại trừ bóng tối tội lỗi và sự chết và chỉ cho loài người đường đến với Thiên Chúa là Cha. Trong lễ vọng Phục sinh, giữa bóng tối trong nhà thờ, cây nến phục sinh được thắp lên tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Rồi linh mục chủ tế thắp lên cây nến của người tân tòng từ ánh nến phục sinh, và trao cho cha mẹ hay người đỡ đầu với lời nhắn nhủ: Hãy nhận lấy ánh sáng Chúa Kitô. Ánh sáng này được trao cho anh chị em trông nom, tức là lo lắng cho con em đã được Chúa Kitô soi sáng, luôn sống như con cái sự sáng và bền vững trong đức tin ( Nghi thức Rửi tội).
Ánh sáng là hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Kitô đến bày tỏ mình như là ánh sáng trần gian. Tin và lãnh nhận phép rửa trong Đức Kitô, người tín hữu được ánh sáng Đức Kitô chiếu sáng. Trong Phúc âm hôm nay, Chúa dạy: Anh em là ánh sáng cho trần gian (Mt 5:14). Khi mà người tín hữu loại trừ bóng tối tội lỗi ra khỏi đời sống, thì tư tưởng, lời nói và hành động sẽ chiếu sáng. Được phản ảnh bởi ánh sáng Đức Kitô, người tín hữu sẽ trở nên phương tiện cho người khác nhận ra ánh sáng Chúa Kitô.
Có một câu châm ngôn nói rằng: Người ta không thể cho người khác điều mà họ không có. Như vậy để trở thành muối cho đời, người tín hữu phải là muối cho chính mình trước đã. Họ phải luyện lọc và thanh tẩy cái vỏ đạo đức phô trương bề ngoài cũng như những gì không phù hợp với đời sống đức tin. Rồi người tín hữu phải duy trì và thêm gia vị cho đời sống đức tin của mình rồi mới có thể duy trì và thêm gia vị cho đời sống xã hội khỏi sa đoạ, trụy lạc. Cùng một cách thế, người tín hữu chỉ có thể trở nên ánh sáng thế gian, khi họ có Chúa trong đời sống, và sống trong ơn nghĩa với Chúa.
Hôm nay mỗi người cần tự hỏi xem muối đức tin của tôi còn mặn nồng hay đã trở nên vô vị? Riêng đối với người công giáo Việt Nam hải ngoại thì có phải một trong những mục đích của việc rời bỏ quê hương là để được tự do giữ đạo không? Vậy tôi có sống đạo trong gia đình, tại sở làm và đem đạo vào đời sống xã hội không? Cá nhân hay gia đình tôi có đọc kinh, dù chỉ là một vài kinh vắn tắt trước khi lên giường ngủ và dự lễ Chúa nhật để duy trì đức tin không? Ánh sáng đức của tôi còn chiếu sáng hay đã trở nên lu mờ? Khi cha mẹ và người đỡ đầu đem con đến nhà thờ xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội, họ hứa giáo dục con em trong ánh sáng đức tin. Vậy con cái tôi có được gửi đi học giáo lý không? Con cái tôi có thuộc những kinh căn bản trong đạo như Kinh Lạy Cha, Kinh Mười Giới răn, kinh Tin kính không? Con cái tôi lớn rồi mà có được xưng tội, rước lễ lần đầu và chịu phép Thêm sức chưa?
Trên đây là những câu hỏi hầu giúp ta thẩm định xem độ mặn nồng của muối đức tin và cường độ ánh sáng đức tin của mỗi người đang ở mức độ nào. Khi mà ta cứ nại lý do nọ, lý do kia để tự miễn cho mình những việc làm đạo đức và bác ái hầu giúp duy trì đời sống đức tin một cách quá dễ dãi, rồi cứ thế miễn trừ mãi cho mình tới khi mà đời sống đức tin của ta trở thành nguội lạnh và ươn hèn, ta sẽ không còn sức vươn lên, hướng về thiên giới.
Lm Trần Bình Trọng, USA
Is 58:7-10; lCr 2:1-5; Mt 5:13-16
Đời xưa khi chưa có tủ lạnh, người ta dùng muối đế ướp thức ăn. Ngày nay một vài kỹ nghệ làm đồ ăn, như kỹ nghệ làm nước mắm, người ta vẫn còn dùng muối để ướp cá. Thế nên cổ nhân mới nói: cá không ăn muối, cá ươn. Nếu không có mắm muối, thì món ăn sẽ ra nhạt nhẽo, vô vị. Người cao máu mà sợ không dám ăn muối trong một thời gian khá lâu sẽ bị mất sức. Cách đây ít lâu, báo chí có đăng tin một bà ở Florida kiêng không ăn muối trong vòng một thời gian khá lâu, cuối cùng bà không còn sức đi đứng nữa. Ngoài ý nghĩa thông thường của muối có tác dụng bảo toàn và làm thêm gia vị, muối đối với người Do thái trong Thánh kinh Cựu ước còn có tác dụng biểu tượng với công hiệu sát trùng, thanh tẩy và luyện lọc (2V 2:29-22).
Chúa Giêsu sinh ra là người Do thái cũng dùng biểu tượng muối để dạy đồ đệ bài học về đời sống đức tin. Trong Phúc âm hôm nay Chúa dạy: Anh em là muối cho đời (Mt 5:13). Như vậy người tín hữu phải luyện lọc và thanh tẩy, bảo toàn và thêm gia vị cho đời sống đức tin khỏi bị dập tắt bằng kinh nguyện, việc thờ phượng và việc bác ái. Việc bác ái mà sách ngôn sứ Isaia đề ra là: Chia sẻ cơm bánh cho người đói ăn, mời vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục (Is 58:7).
Kinh nguyện, việc thờ phượng và việc bác ái còn chiếu sáng để người đời nhận biết Thiên Chúa và ca tụng Người. Đề tài về biểu tượng của ánh sáng được tìm thấy nhan nhản trong Thánh kinh: Tân ước cũng như Cựu ước. Khởi nguyên vũ trụ được mô tả trong bóng tối: Bóng tối bao trùm địa cầu (St 1:2). Rồi Chúa truyền cho ánh sánh xuất hiện để phân rẽ ánh sáng ra khỏi bóng tối: Phải có ánh sánh (St 1:3) thì liền có ánh sáng. Nói đến bóng tối, người ta thường liên tưởng đến ma quái, quỉ thần và tội lỗi. Bóng tối còn làm con nít sợ hãi, đôi khi cả người lớn cũng sợ. Đức Kitô đến để loại trừ bóng tối tội lỗi và sự chết và chỉ cho loài người đường đến với Thiên Chúa là Cha. Trong lễ vọng Phục sinh, giữa bóng tối trong nhà thờ, cây nến phục sinh được thắp lên tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Rồi linh mục chủ tế thắp lên cây nến của người tân tòng từ ánh nến phục sinh, và trao cho cha mẹ hay người đỡ đầu với lời nhắn nhủ: Hãy nhận lấy ánh sáng Chúa Kitô. Ánh sáng này được trao cho anh chị em trông nom, tức là lo lắng cho con em đã được Chúa Kitô soi sáng, luôn sống như con cái sự sáng và bền vững trong đức tin ( Nghi thức Rửi tội).
Ánh sáng là hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Kitô đến bày tỏ mình như là ánh sáng trần gian. Tin và lãnh nhận phép rửa trong Đức Kitô, người tín hữu được ánh sáng Đức Kitô chiếu sáng. Trong Phúc âm hôm nay, Chúa dạy: Anh em là ánh sáng cho trần gian (Mt 5:14). Khi mà người tín hữu loại trừ bóng tối tội lỗi ra khỏi đời sống, thì tư tưởng, lời nói và hành động sẽ chiếu sáng. Được phản ảnh bởi ánh sáng Đức Kitô, người tín hữu sẽ trở nên phương tiện cho người khác nhận ra ánh sáng Chúa Kitô.
Có một câu châm ngôn nói rằng: Người ta không thể cho người khác điều mà họ không có. Như vậy để trở thành muối cho đời, người tín hữu phải là muối cho chính mình trước đã. Họ phải luyện lọc và thanh tẩy cái vỏ đạo đức phô trương bề ngoài cũng như những gì không phù hợp với đời sống đức tin. Rồi người tín hữu phải duy trì và thêm gia vị cho đời sống đức tin của mình rồi mới có thể duy trì và thêm gia vị cho đời sống xã hội khỏi sa đoạ, trụy lạc. Cùng một cách thế, người tín hữu chỉ có thể trở nên ánh sáng thế gian, khi họ có Chúa trong đời sống, và sống trong ơn nghĩa với Chúa.
Hôm nay mỗi người cần tự hỏi xem muối đức tin của tôi còn mặn nồng hay đã trở nên vô vị? Riêng đối với người công giáo Việt Nam hải ngoại thì có phải một trong những mục đích của việc rời bỏ quê hương là để được tự do giữ đạo không? Vậy tôi có sống đạo trong gia đình, tại sở làm và đem đạo vào đời sống xã hội không? Cá nhân hay gia đình tôi có đọc kinh, dù chỉ là một vài kinh vắn tắt trước khi lên giường ngủ và dự lễ Chúa nhật để duy trì đức tin không? Ánh sáng đức của tôi còn chiếu sáng hay đã trở nên lu mờ? Khi cha mẹ và người đỡ đầu đem con đến nhà thờ xin lãnh nhận Bí tích Rửa tội, họ hứa giáo dục con em trong ánh sáng đức tin. Vậy con cái tôi có được gửi đi học giáo lý không? Con cái tôi có thuộc những kinh căn bản trong đạo như Kinh Lạy Cha, Kinh Mười Giới răn, kinh Tin kính không? Con cái tôi lớn rồi mà có được xưng tội, rước lễ lần đầu và chịu phép Thêm sức chưa?
Trên đây là những câu hỏi hầu giúp ta thẩm định xem độ mặn nồng của muối đức tin và cường độ ánh sáng đức tin của mỗi người đang ở mức độ nào. Khi mà ta cứ nại lý do nọ, lý do kia để tự miễn cho mình những việc làm đạo đức và bác ái hầu giúp duy trì đời sống đức tin một cách quá dễ dãi, rồi cứ thế miễn trừ mãi cho mình tới khi mà đời sống đức tin của ta trở thành nguội lạnh và ươn hèn, ta sẽ không còn sức vươn lên, hướng về thiên giới.
Lm Trần Bình Trọng, USA