ROMA - Một nhà hóa chất từng làm việc trong nhóm khám nghiệm Khăn Niệm Torinô tuyên bố rằng cuộc khảo sát mới đây cho thấy tấm khăn niệm mà nhiều người tin rằng dùng để táng xác Chúa Giêsu có thể đi ngược về tới 3,000 năm.
Ông Raymond N. Rogers, một nhà hóa học hồi hưu thuộc Đại Học California điều hành Trung Tâm Thí Nghiệm Los Alamos National Laboratory ở New Mexico, và là thành viên trong nhóm khoa học gia thử nghiệm Khăn Thành Torinô vào năm 1978 được giáo phận Torinô chủ xướng, trong cuộc phỏng vấn với báo chí ngày hôm qua (28/1) đã nói rằng sự phân tích mới cho thấy tấm vải này cổ hơn nhiều theo những gì trước đây từng chuẩn đoán là có từ thời Trung Cổ. Và như vậy có thể là tấm vải niệm xác Đức Giêsu sau khi ngài bị đóng đinh.
Ông tuyên bố: "Tôi không thể chứng minh ngược lại là tấm khăn này không phải là tấm khăn dùng trên mình Chúa Giêsu”.
"Hóa chất cho thấy đây là tấm khăn tẩm niệm thực sự, có vết máu trên khăn và máu là máu thật, và kĩ thuật được dùng để làm ra tấm khăn này đúng y như những gì mà một nhà thiên nhiên học thời đế quốc La Mã tức tác giả ông Pliny the Elder đã miêu tả vào thời ông ta, tức là khoảng 70 năm sau Công Niên.
"Đây là một tấm khăn đúng vào thời của nó, nhưng dầu vậy bạn không bao giờ có thể tìm ra qua khoa học rằng tấm khăn này được dùng trên bản thân người Đức Giêsu.
Công cuộc khảoi cứu về Khăn Niệm Thành Torinô được bác học Rogers đăng trên báo Khoa Học Thermochimica Acta mới xuất bản tháng qua.
Vào năm 2003, ông Rogers nói rằng ông đã viết thư cho đức hồng y thành Torinô nơi mà Khăm Niệm được cất giữ và trưng bày rằng ông xin đức hồng y cho một số những miếng cắt từ tấm khăn để thử nghiệm bằng radiocarbon trước khi xác nhận về thời gian tính của tấm khăn.
Nhà khoa học Hoa Kỳ này đã quyết định phân tích chất vanillin, một loại hóa chất còn đọng lại trên khăn từ những máy khâu dệt sợi chỉ dùng để dệt tấm khăn. Với thời gian chất Vanillin sẽ từ từ biến mất theo tỉ lệ thời gian nhất định.
Xét theo cách tình này, ông Rogers cho biết rằng nếu Khăn Niệm có từ thời Trung Cổ thì chất vanillin phải còn lưu trữ trên khăn vào năm 1978 (năm thí nghiệm khăn bằng hóa chất) phải còn là 37% số lượng của nó. Thế nhưng số lượng vanillum không còn tí nào cả, nên ông xác quyết nó phải có lâu trước có lẽ là 3,000 năm, cổ hơn là phương pháp thử bằng radiocarbon.
Được hỏi tại sao thử bằng phương pháp radiocarbon thì thời gian tính lại khác xa như vậy, ông Rogers giải thích rằng những người cắt mẫu vải để cho thử nghiệm không làm công tác tốt không biêu trưng đúng tấm khăn niệm, vì họ không cắt các mảnh khác nhau từ nhiều nơi trên tấm khăn.
Tưởng cũng nên nhắc lại Nhóm KHoa Học thử nghiệm Khăn Niệm này vào năm 1988 đã tuyên bố là do kết quả của khảo nghiệm bằng phương pháp radiocarbon thì khăn này vào khoảng thời Trung Cổ. Liền sau khi thông báo như vậy đã có rất nhiều cuộc tranh biện về thời gian hiện hữu của Khăn Niệm.
Các nhà nghiên cứu Trường Đại Học Do Thái “Hebrew University” đã đưa ra lập luận rằng chất phấn hoa pollen và hình cây còn dọng trên khăn chứng minh là những loại phấn hoa và cây này ở Jerusalem có trước lâu đời hơn là vào thời Trung Cổ.
Ông Rogers nói ông đã gửi thư sau đó cho văn phòng Tòa TGM Torinô và giải thích và sự phân tích này, nhưng không được thư hồi âm.
Về lập trường của Vatican thì như sau: Giáo Hội chưa bao giờ xác nhận tấm khăn này là khăn thực sự dùng để táng xác Chúa Giêsu. Và vào ngày hôm nay, sau khi được cho biết về báo cáo của ông Rogers liên quan tới sự phân tích mới, Vatican cũng không có lời bình luận nào về sự kiện này.
Khăn Niệm Thành Torinô là tấm khăn dài 14 bộ và rộng chừng 3 bộ rưỡi, trên đó thấy có in hình gương mặt mà nhiều người tin là của Chúa Giêsu. Người tín hữu tin rằng mặt của Chúa đã được in trên khăn khi mang xác từ thánh giá xuống và được phủ trong khăn và táng xác Người.
Ông Raymond N. Rogers, một nhà hóa học hồi hưu thuộc Đại Học California điều hành Trung Tâm Thí Nghiệm Los Alamos National Laboratory ở New Mexico, và là thành viên trong nhóm khoa học gia thử nghiệm Khăn Thành Torinô vào năm 1978 được giáo phận Torinô chủ xướng, trong cuộc phỏng vấn với báo chí ngày hôm qua (28/1) đã nói rằng sự phân tích mới cho thấy tấm vải này cổ hơn nhiều theo những gì trước đây từng chuẩn đoán là có từ thời Trung Cổ. Và như vậy có thể là tấm vải niệm xác Đức Giêsu sau khi ngài bị đóng đinh.
Ông tuyên bố: "Tôi không thể chứng minh ngược lại là tấm khăn này không phải là tấm khăn dùng trên mình Chúa Giêsu”.
"Hóa chất cho thấy đây là tấm khăn tẩm niệm thực sự, có vết máu trên khăn và máu là máu thật, và kĩ thuật được dùng để làm ra tấm khăn này đúng y như những gì mà một nhà thiên nhiên học thời đế quốc La Mã tức tác giả ông Pliny the Elder đã miêu tả vào thời ông ta, tức là khoảng 70 năm sau Công Niên.
"Đây là một tấm khăn đúng vào thời của nó, nhưng dầu vậy bạn không bao giờ có thể tìm ra qua khoa học rằng tấm khăn này được dùng trên bản thân người Đức Giêsu.
Công cuộc khảoi cứu về Khăn Niệm Thành Torinô được bác học Rogers đăng trên báo Khoa Học Thermochimica Acta mới xuất bản tháng qua.
Vào năm 2003, ông Rogers nói rằng ông đã viết thư cho đức hồng y thành Torinô nơi mà Khăm Niệm được cất giữ và trưng bày rằng ông xin đức hồng y cho một số những miếng cắt từ tấm khăn để thử nghiệm bằng radiocarbon trước khi xác nhận về thời gian tính của tấm khăn.
Nhà khoa học Hoa Kỳ này đã quyết định phân tích chất vanillin, một loại hóa chất còn đọng lại trên khăn từ những máy khâu dệt sợi chỉ dùng để dệt tấm khăn. Với thời gian chất Vanillin sẽ từ từ biến mất theo tỉ lệ thời gian nhất định.
Xét theo cách tình này, ông Rogers cho biết rằng nếu Khăn Niệm có từ thời Trung Cổ thì chất vanillin phải còn lưu trữ trên khăn vào năm 1978 (năm thí nghiệm khăn bằng hóa chất) phải còn là 37% số lượng của nó. Thế nhưng số lượng vanillum không còn tí nào cả, nên ông xác quyết nó phải có lâu trước có lẽ là 3,000 năm, cổ hơn là phương pháp thử bằng radiocarbon.
Được hỏi tại sao thử bằng phương pháp radiocarbon thì thời gian tính lại khác xa như vậy, ông Rogers giải thích rằng những người cắt mẫu vải để cho thử nghiệm không làm công tác tốt không biêu trưng đúng tấm khăn niệm, vì họ không cắt các mảnh khác nhau từ nhiều nơi trên tấm khăn.
Tưởng cũng nên nhắc lại Nhóm KHoa Học thử nghiệm Khăn Niệm này vào năm 1988 đã tuyên bố là do kết quả của khảo nghiệm bằng phương pháp radiocarbon thì khăn này vào khoảng thời Trung Cổ. Liền sau khi thông báo như vậy đã có rất nhiều cuộc tranh biện về thời gian hiện hữu của Khăn Niệm.
Các nhà nghiên cứu Trường Đại Học Do Thái “Hebrew University” đã đưa ra lập luận rằng chất phấn hoa pollen và hình cây còn dọng trên khăn chứng minh là những loại phấn hoa và cây này ở Jerusalem có trước lâu đời hơn là vào thời Trung Cổ.
Ông Rogers nói ông đã gửi thư sau đó cho văn phòng Tòa TGM Torinô và giải thích và sự phân tích này, nhưng không được thư hồi âm.
Về lập trường của Vatican thì như sau: Giáo Hội chưa bao giờ xác nhận tấm khăn này là khăn thực sự dùng để táng xác Chúa Giêsu. Và vào ngày hôm nay, sau khi được cho biết về báo cáo của ông Rogers liên quan tới sự phân tích mới, Vatican cũng không có lời bình luận nào về sự kiện này.
Khăn Niệm Thành Torinô là tấm khăn dài 14 bộ và rộng chừng 3 bộ rưỡi, trên đó thấy có in hình gương mặt mà nhiều người tin là của Chúa Giêsu. Người tín hữu tin rằng mặt của Chúa đã được in trên khăn khi mang xác từ thánh giá xuống và được phủ trong khăn và táng xác Người.