Chúa Nhựt thứ 4 thường niên năm A 30 /01/2005
(Zep 2:3; 3: 12-13 1Cor 1:26-31 Mt 5: 1-12a)
Từ 10 điều răn đến 8 mối phúc thật
Phúc âm thánh Matthêu được viết cho người Do thái, tác giả trình bày Đức Giêsu như là một Môisen mới.
Ông Môisen giải phóng dân Do thái khỏi ách nô lệ người Ai cập, đưa họ vượt qua biển đỏ và dẫn đưa họ vào đất hứa.
Đức Giêsu giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ của sa tan -tội lỗi- và đưa vào đất hứa là nước thiên đàng.
Trên núi Sinai, Môi sen đã nhận 10 đìều răn ĐCT làm mẫu mực đời sống cho người Do thái. Hôm nay, cũng trên núi, Đức Giêsu công bố 8 mối phúc thật làm mẩu mực đời sống cho người kitô hữu, những kẻ theo Chúa, muốn làm môn đệ của Người.
Trong cái xã hội mà Đức Giêsu sống và lớn lên, người ta quan niệm rằng người tốt, tức người công chính, là người giữ trọn 10 điều răn, quen gọi là luật Môisen, giữ một cách trọn vẹn và hoàn hảo:(không trộm cắp, không giết người, không tà dâm, không ngoại tình... ) Các kinh sư và biệt phái còn chi tiết hoá ra trên 600 đìều luật, rất rườm rà, phức tạp. Họ giữ từng chữ, từng nét, giữ một cách máy móc và câu nệ và nhất là không có chút tình thương. Họ còn theo dõi và bắt bẻ kẻ khác như ta thường gặp thấy trong PÂ. Câu chuyện sau đây nói lên cái tinh thần giữ luật của họ: Có một bệnh nhân chết tại bệnh viện, được cấp giấy khai tử và đem đi chôn. Vị mục sư (Ra bai) chủ sự nghi lễ an táng. Nửa chừng người chết sống dậy. Vị Ra bai tuyên bố: Theo giấy tờ, anh là người đã chết nên tôi vẫn phải chôn anh.
Người thanh niên (trong Mt 19: 18-19) đã không được Chúa nhận cho làm môn đệ, mặc dù anh đã giữ trọn 10 đìều răn từ thuở nhỏ vì anh ta không muốn bán tài sản của mình mà cho người nghèo.
Trong dụ ngôn ông nhà giàu và anh Lazarô nghèo khó, PÂ không thấy nói ông nhà giàu phạm một tội gì lỗi 10 điều răn, thế mà tại sao ông phải chịu cực hình nơi hoả ngục. (Trong Luca 16: 19-31). Phải chăng vì ông đã không xót thương anh Lazarô nghèo đói, bệnh hoạn nằm trước cửa nhà ông?
Hơn nữa, người Do thái, có quan niệm rằng, giàu sang phú quý là phúc lộc TC dành cho kẻ lành, cũng như người VN mình chúc nhau “Phúc, Lộc, Thọ”. Trái lại, nghèo khổ, bệnh hoạn, tật nguyền là hình phạt do tội lỗi gây ra. Trong câu chuyện người mù từ lúc mới sinh, được Chúa chữa lành (Gioan 9: 1-3). Các môn đệ mới hỏi Chúa: Thưa Thầy, tại tội anh ta hay tội cha mẹ anh ta?
Nơi 8 mối phúc thật, Đức Giêsu đánh đổ cái quan niệm sai lầm trên, tái cấu trúc lại cái nhân sinh quan của xã hội, thay đổi tận gốc rễ tâm hồn của con người, khi Người công bố: Phúc thay cho ai có tâm hồn nghèo khó. Nghèo khó được chúc phúc trước tiên, và dẫn đầu 8 mối phúc thật khác.
Vậy ai là kẻ nghèo? Kè ăn mày ăn xin chăng ? Homeless?
Nghèo khó, theo Kinh thánh được nhắc đến nơi bài đáp ca (Tv 146) là những kẻ bị áp bức, tù nhân, nô lệ, ngoại kiều, mồ côi cha, goá phụ, đui mù, tàn tật, bệnh hoạn, không có tài sản và cuối cùng là kè tội lỗi.
Bởi chưng họ bị xã hội loài người ruồng bỏ, họ không còn nơi nương tựa, không còn ai giúp đở, họ mới chạy đến cùng Chúa, tín thác mọi sự ở nơi Chúa. Đó là tinh thần nghèo khó, vì thế họ mới có phúc, họ mới chiếm được nước trời.
Đức Giêsu Kitô xuống thế làm ngưòi cùng chỉ vì những người nghèo nầy:Thánh thần Chúa ngự trên tôi, sai tôi loan báo tin mừng cho người nghèo khó (Luca 4: 18-19).
Trong tu đức học, tiếng nghèo đồng nghĩa với khiêm nhượng. Trọng tâm đề tài CN hôm nay là Khiêm nhượng, trong cả 3 bài đọc phụng vụ đều tập chú vào đề tài nầy.
Trong bài đọc 2, thư thánh Phao lồ gửi tín hữu Côrinthô mà đa số là nô lệ và thợ thuyền nghèo. Phao lồ viết:”Những gì thế gian cho là điên dại TC dùng để hạ những kẻ khôn ngoan, những gì thế gian cho là yếu kém thì TC dùng đề hạ những kẻ hùng mạnh”. Chúa dùng họ như là khí cụ để làm vinh danh Người.
Và nơi bài đọc 1, tiên tri Zephaniah kêu gọi: Hởi những ai nghèo hèn hãy tìm kiếm Chúa,hãy tìm sự công chính, tìm kiếm đức khiêm nhường, anh em sẽ được che chở trong ngày Chúa nổi cơn thịnh nộ (tức là ngày tận thế).
Trong ba năm đi giảng dạy, Đức Giêsu đã phải đương đầu với biệt phái và pharisiêu về v/đ giữ luật Môisen và Đức Giêsu nhiều lần đã không giữ luật, như chữa bệnh trong ngày sabat, ăn uống với người tội lỗi, các môn đệ không rửa tay trước bữa ăn... Chúa đã nặng lời chỉ trích họ, vậy Chúa có huỷ bỏ luật Môisen và thay thế bằng 8 mối phúc thật không?
Chúa phán:“Anh em đừng tưởng Thầy đến đẻ bãi bỏ luật Môisen hoặc các lời ngôn sứ, nhưng là để kiện toàn” Mt 5: 14.
Đặc tính của 8 mối phúc thật là đi vào chiều sâu của 10 đìều răn. Kêu gọi một sự liên hệ mật thiết giữa con người với TC và giữa con người với con người. Nó không chỉ gồm việc giữ những luật có tính cách đạo đức nhưng còn phải quan tâm sâu xa đến việc xây dựng một thế giới nơi chúng ta đang sống, xây dựng một xã hội nơi có sự thật, có tình yêu, có lòng thương xót, có công bình, tự do và hoà bình. Đó là Nước Trời.
Xin hãy nhìn lại nếp sống đạo đức của mình, thử xem có hơn người biệt phái và pharisiêu không? Như lời Chúa phán:”Nếu anh em không ăn ở trọn lành hơn biệt phái và pharisiêu thì chẳng được vào nước trời” Mt 5:20.
Chúng ta đã nhận ra cái nghèo cái bất lực của mình chưa?
Nếu đã nhận ra rồi, xin hãy mau đi tìm kiếm Chúa khi còn có thể gặp được Người. Được Chúa là được tất cả vì Người là nguồn mạch mọi hạnh phúc của đời ta./.
(Zep 2:3; 3: 12-13 1Cor 1:26-31 Mt 5: 1-12a)
Từ 10 điều răn đến 8 mối phúc thật
Phúc âm thánh Matthêu được viết cho người Do thái, tác giả trình bày Đức Giêsu như là một Môisen mới.
Ông Môisen giải phóng dân Do thái khỏi ách nô lệ người Ai cập, đưa họ vượt qua biển đỏ và dẫn đưa họ vào đất hứa.
Đức Giêsu giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ của sa tan -tội lỗi- và đưa vào đất hứa là nước thiên đàng.
Trên núi Sinai, Môi sen đã nhận 10 đìều răn ĐCT làm mẫu mực đời sống cho người Do thái. Hôm nay, cũng trên núi, Đức Giêsu công bố 8 mối phúc thật làm mẩu mực đời sống cho người kitô hữu, những kẻ theo Chúa, muốn làm môn đệ của Người.
Trong cái xã hội mà Đức Giêsu sống và lớn lên, người ta quan niệm rằng người tốt, tức người công chính, là người giữ trọn 10 điều răn, quen gọi là luật Môisen, giữ một cách trọn vẹn và hoàn hảo:(không trộm cắp, không giết người, không tà dâm, không ngoại tình... ) Các kinh sư và biệt phái còn chi tiết hoá ra trên 600 đìều luật, rất rườm rà, phức tạp. Họ giữ từng chữ, từng nét, giữ một cách máy móc và câu nệ và nhất là không có chút tình thương. Họ còn theo dõi và bắt bẻ kẻ khác như ta thường gặp thấy trong PÂ. Câu chuyện sau đây nói lên cái tinh thần giữ luật của họ: Có một bệnh nhân chết tại bệnh viện, được cấp giấy khai tử và đem đi chôn. Vị mục sư (Ra bai) chủ sự nghi lễ an táng. Nửa chừng người chết sống dậy. Vị Ra bai tuyên bố: Theo giấy tờ, anh là người đã chết nên tôi vẫn phải chôn anh.
Người thanh niên (trong Mt 19: 18-19) đã không được Chúa nhận cho làm môn đệ, mặc dù anh đã giữ trọn 10 đìều răn từ thuở nhỏ vì anh ta không muốn bán tài sản của mình mà cho người nghèo.
Trong dụ ngôn ông nhà giàu và anh Lazarô nghèo khó, PÂ không thấy nói ông nhà giàu phạm một tội gì lỗi 10 điều răn, thế mà tại sao ông phải chịu cực hình nơi hoả ngục. (Trong Luca 16: 19-31). Phải chăng vì ông đã không xót thương anh Lazarô nghèo đói, bệnh hoạn nằm trước cửa nhà ông?
Hơn nữa, người Do thái, có quan niệm rằng, giàu sang phú quý là phúc lộc TC dành cho kẻ lành, cũng như người VN mình chúc nhau “Phúc, Lộc, Thọ”. Trái lại, nghèo khổ, bệnh hoạn, tật nguyền là hình phạt do tội lỗi gây ra. Trong câu chuyện người mù từ lúc mới sinh, được Chúa chữa lành (Gioan 9: 1-3). Các môn đệ mới hỏi Chúa: Thưa Thầy, tại tội anh ta hay tội cha mẹ anh ta?
Nơi 8 mối phúc thật, Đức Giêsu đánh đổ cái quan niệm sai lầm trên, tái cấu trúc lại cái nhân sinh quan của xã hội, thay đổi tận gốc rễ tâm hồn của con người, khi Người công bố: Phúc thay cho ai có tâm hồn nghèo khó. Nghèo khó được chúc phúc trước tiên, và dẫn đầu 8 mối phúc thật khác.
Vậy ai là kẻ nghèo? Kè ăn mày ăn xin chăng ? Homeless?
Nghèo khó, theo Kinh thánh được nhắc đến nơi bài đáp ca (Tv 146) là những kẻ bị áp bức, tù nhân, nô lệ, ngoại kiều, mồ côi cha, goá phụ, đui mù, tàn tật, bệnh hoạn, không có tài sản và cuối cùng là kè tội lỗi.
Bởi chưng họ bị xã hội loài người ruồng bỏ, họ không còn nơi nương tựa, không còn ai giúp đở, họ mới chạy đến cùng Chúa, tín thác mọi sự ở nơi Chúa. Đó là tinh thần nghèo khó, vì thế họ mới có phúc, họ mới chiếm được nước trời.
Đức Giêsu Kitô xuống thế làm ngưòi cùng chỉ vì những người nghèo nầy:Thánh thần Chúa ngự trên tôi, sai tôi loan báo tin mừng cho người nghèo khó (Luca 4: 18-19).
Trong tu đức học, tiếng nghèo đồng nghĩa với khiêm nhượng. Trọng tâm đề tài CN hôm nay là Khiêm nhượng, trong cả 3 bài đọc phụng vụ đều tập chú vào đề tài nầy.
Trong bài đọc 2, thư thánh Phao lồ gửi tín hữu Côrinthô mà đa số là nô lệ và thợ thuyền nghèo. Phao lồ viết:”Những gì thế gian cho là điên dại TC dùng để hạ những kẻ khôn ngoan, những gì thế gian cho là yếu kém thì TC dùng đề hạ những kẻ hùng mạnh”. Chúa dùng họ như là khí cụ để làm vinh danh Người.
Và nơi bài đọc 1, tiên tri Zephaniah kêu gọi: Hởi những ai nghèo hèn hãy tìm kiếm Chúa,hãy tìm sự công chính, tìm kiếm đức khiêm nhường, anh em sẽ được che chở trong ngày Chúa nổi cơn thịnh nộ (tức là ngày tận thế).
Trong ba năm đi giảng dạy, Đức Giêsu đã phải đương đầu với biệt phái và pharisiêu về v/đ giữ luật Môisen và Đức Giêsu nhiều lần đã không giữ luật, như chữa bệnh trong ngày sabat, ăn uống với người tội lỗi, các môn đệ không rửa tay trước bữa ăn... Chúa đã nặng lời chỉ trích họ, vậy Chúa có huỷ bỏ luật Môisen và thay thế bằng 8 mối phúc thật không?
Chúa phán:“Anh em đừng tưởng Thầy đến đẻ bãi bỏ luật Môisen hoặc các lời ngôn sứ, nhưng là để kiện toàn” Mt 5: 14.
Đặc tính của 8 mối phúc thật là đi vào chiều sâu của 10 đìều răn. Kêu gọi một sự liên hệ mật thiết giữa con người với TC và giữa con người với con người. Nó không chỉ gồm việc giữ những luật có tính cách đạo đức nhưng còn phải quan tâm sâu xa đến việc xây dựng một thế giới nơi chúng ta đang sống, xây dựng một xã hội nơi có sự thật, có tình yêu, có lòng thương xót, có công bình, tự do và hoà bình. Đó là Nước Trời.
Xin hãy nhìn lại nếp sống đạo đức của mình, thử xem có hơn người biệt phái và pharisiêu không? Như lời Chúa phán:”Nếu anh em không ăn ở trọn lành hơn biệt phái và pharisiêu thì chẳng được vào nước trời” Mt 5:20.
Chúng ta đã nhận ra cái nghèo cái bất lực của mình chưa?
Nếu đã nhận ra rồi, xin hãy mau đi tìm kiếm Chúa khi còn có thể gặp được Người. Được Chúa là được tất cả vì Người là nguồn mạch mọi hạnh phúc của đời ta./.