(Bài nói chuyện với các tu sĩ hội dòng Thừa Sai Đức Tin tại giáo phận Phú Cường)
Hiệp thông và bình an luôn sóng đôi nhau như người bạn thân khó tách rời nhau. Có hiệp thông, lập tức có bình an. Bình an sẽ vắng bóng, nếu nơi đâu không có hiệp thông, hay không có hiệp thông trọn vẹn.
Cũng vậy, ở đâu bình an ngự trị, ở đâu có một bầu khí chan hòa, thánh thiện, tình yêu, tương trợ, đầm ấm…, ở đó càng lúc, hiệp thông càng dồi dào, càng sâu sắc.
Hiệp thông và bình an sẽ lấp đầy những khác biệt, sẽ bổ sung những khiếm khuyết, sẽ nâng cao giá trị cuộc sống, nâng cao giá trị làm người, sẽ trào tràn ân nghĩa, trào tràn niềm vui, trào tràn hạnh phúc…
Xây dựng được tình hiệp thông, chúng ta đã trao tặng nhau ơn bình an. Và khi phủ đầy bình an, chúng ta đang làm bừng sáng tình hiệp thông.
I. CHÚNG TA LÀ ANH EM.
Thật lòng mà nói với nhau, nhiều khi chúng ta đã than thân trách phận. Gặp một chút phiền toái, tự nhiên chúng ta bực dọc. Thấy mình kém tài hơn người khác, chúng ta không vui. Thấy mình thua thiệt người xung quanh điều gì, bản thân thất vọng về mình. Thấy người này người nọ làm được chuyện này chuyện kia to tát, ta đễ bi quan cho mình…
Bởi không chấp nhận bản thân, cuộc sống chúng ta nhiều lúc không hạnh phúc. Không hạnh phúc, không phải Chúa keo kiệt hạnh phúc với ta, nhưng chỉ do ta vô ơn với hạnh phúc Chúa ban.
Vì yêu mình cách sai trái, yêu mình bằng cái nhìn bi quan, ta không nhận ra nơi mình, nơi cuộc đời mình có quá nhiều thứ để cảm tạ Chúa, để yêu Chúa, để yêu con người.
Không nhìn thấy hồng ân của Chúa trên chính sự sống của mình, ta dễ cắng đắng với bản thân. Không nhận ra hạnh phúc, thì cũng không có hạnh phúc. Không có hạnh phúc, cuộc sống luôn vắng nụ cười, chỉ toàn cau có, gắt gỏng…
Tôi từng đọc Thánh vịnh 77: “Phải chăng Chúa ruồng bỏ đến muôn đời, chẳng bao giờ còn dủ lòng thương đoái? Tình yêu Chúa phải chăng nay cạn hẳn, và thánh ngôn chấm dứt đời đời? Hay Thiên Chúa đã quên thương xót, vì giận hờn mà khép kín từ tâm?” (Tv 77, 8-10), mà quay quắt, mà xót xa cho bản thân. Lời Thánh vịnh, lẽ ra phải là lời cầu nguyện trong đức tin, trong lòng mến, thì tôi đã từng biến nó thành lời than thở, dù vẫn cầu nguyện, nhưng hình như cầu nguyện trong cay đắng.
Bản thân chúng ta có thánh thiện không, không ai dám chắc. Chỉ Chúa biết. Nhưng điều mà chúng ta có thể thể hiện, đó là niềm ý thức: CHÚNG TA LÀ ANH EM.
Vì cùng là anh em, cùng chung sống, từng người hãy để Chúa xoay cái nhìn của mình về hướng tích cực hơn, để tự thay đổi mình, tự mài mòn những góc cạnh của bản thân, tự dẫn mình đi vào lối mở của tình hiệp thông, tự khám phá mình hơn, để chân thành biến đổi theo hướng tích cực, nhằm gây nên sự bình an nơi mình đang hiện diện…
Mỗi ngày tôi đều ban phép lành của Chúa cho anh chị em trong từng thánh lễ. Đã không ít lần tôi phải giật mình, tự hỏi, chính tôi đã có phép lành của Chúa nơi bản thân mình chưa? Ai có phép lành của Chúa, người đó sẽ có bình an nội tâm sâu thẳm.
Nhìn lại bản thân, tôi tự thấy mình còn nhiều vướng bận quá. Hình như đó là dấu hiệu mình chưa có bình an của Chúa. Vậy rồi tôi lại cầu nguyện, lại phải ăn năn tội, lại suy tư nhiều hơn về những gì mình đã sống, đã thể hiện… Mong bình an của Chúa phủ đầy trên tôi. Mong bình an của Chúa lọt vào tận hồn tôi. Bởi nếu không, tôi chỉ là cái máy, chứ không phải là người ban bình an của Chúa đúng nghĩa. Vì nếu một linh mục không có bình an, thì làm sao có thể trao ban bình an cho ai khác?
Như ánh nắng trải rộng, chiếu soi mọi nơi. Nhưng ta đóng chặt cửa nhà, ánh nắng không thể lọt vào nhà. Bình an của Chúa là ánh nắng rộng rải ban phát. Bình an của Chúa luôn tưới gội chan chứa. Bình an của Chúa luôn có sẵn và chảy tràn trề. Nhưng như cánh cửa nhà đóng kín, lòng ta cũng đóng kín bởi còn đó nhiều tham vọng, còn nhiều nhen nhúm của thói hư tật xấu, còn nhiều những mầm mống của tột lỗi…, do vậy, bình an của Chúa không thể lọt vào hồn ta.
Bình an của Chúa đã có sẵn nhưng lòng ta không đủ điều kiện đón nhận. Vì thế, mãi mãi, ta vẫn đứng ngoài ơn bình an của Chúa. Cũng chính vì thế, đau khổ trong ta vẫn hoài đau khổ, mà không hề cảm nếm một chút ngọt ngào nào. Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người giàu có mà không biết mình giàu có, không hề được hưởng nhờ sự giàu có của mình…
Với bản thân, bây giờ, khi đọc lời Thánh vịnh 77, tôi không còn thấy lời Thánh vịnh như chỉ nói về mình cách cắng đắng nữa. Nhưng nhờ lời Thánh vịnh, tôi đặt mình vào biết bao nhiêu đau khổ từ tinh thần, lẫn thể xác của nhiều anh chị em xung quanh tôi mà cầu nguyện cho họ, mà yêu thương họ, và nỗ lực phục vụ Hội Thánh cách nhiệt tâm hơn… Đó cũng chính là ơn hiệp thông mà tôi gắng sống, niềm bình an mà tôi gắng chiếm lấy.
Vậy ta cần khám phá bình an của Chúa từng ngày. Có như thế, ta sẽ thầy mình sống vui hơn, thanh thản hơn. Ước mong từng ngày sống, là từng ngày tôi quý trọng những gì tôi đang có, quý trọng những gì Chúa ban cho tôi, quý trọng ơn gọi của tôi và của anh em tôi. Ước mong mỗi một lần nhìn anh em, tôi có thể thốt lên, có thể reo lên: CHÚNG TA LÀ ANH EM!
II. BÌNH AN CỦA CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA.
Bình an của Chúa không ở ngoài tầm tay chúng ta, nhưng đang cư ngụ nơi tâm hồn mình. Nếu bớt nhìn vào mình theo nghĩa chỉ có mình là độc chiếm, là trên, là nhất, chúng ta sẽ vui với khả năng Chúa ban, dù khả năng đó nhiều hay ít, lớn hay nhỏ... Nếu bớt một chút ích kỷ cho bản thân, bớt một chút tính toán vụ lợi tư riêng, chúng ta sẽ thấy ơn bình an của Chúa tuôn đổ trên bản thân mình còn nhiều hơn, còn lớn hơn những gì ta có thể tưởng nghĩ.
Tôi thấy nơi ngôi nhà này có bình an. Có thể bên trong lòng từng người, bên trong nội bộ của đời sống chung của cộng đoàn, tôi không thể hiểu hết. Nhưng với những con người mà ngày nào cũng đến gần Chúa, cũng đều phủ phục trước Thánh Thể Chúa, cũng dâng thánh lễ, cũng suy niệm Lời Chúa, và đặt việc suy niệm, cầu nguyện lên hàng đầu, thì không thể nói rằng không có bình an của Chúa.
Một mặt, ta phải chân nhận rằng, bình an là một phần của ơn Chúa, nhưng cũng có một phần do nỗ lực của ta, dù ít, dù nhiều. Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa ban cho ta ơn bình an của Chúa, để người khác có thể thấy được, và khen ngợi.
Mặt khác, nếu thấy mình chưa xứng đáng trước lời ngợi khen, ta hãy cố gắng mà sống cho xứng đáng hơn. Hãy biến mình thành dụng cụ mang bình an của Chúa đến cho tha nhân. Hãy cầu nguyện cho chính chúng ta, để từng người trong chúng ta thực sự cảm nếm bình an của Chúa.
Dĩ nhiên, mỗi người đã bước vào con đường luyện tập nên thánh, lúc nào cũng phải chiến đấu để giằn lấy sự thánh thiện của Chúa. Có lúc ta cảm thấy mệt mỏi. Có lúc thử thách như quá sức chịu đựng của mình. Có lúc như mình đang rơi vào vực thẳm do bị hiểu lầm, bị cám dỗ bỏ cuộc, bị chối từ, bị xúc phạm… Nhưng hãy tin rằng, Chúa luôn nâng đỡ ta. Người không bỏ rơi những ai Người tuyển chọn. Hãy tin vững chắc, tin một cách đinh ninh: Không bao giờ Chúa xô ta ra khỏi ơn bình an của Chúa. Ngược lại, nếu có lúc ta dại khờ, đánh mất bình an của Chúa, không những Chúa không bỏ rơi, mà Người còn ôm ấp, chở che đem ta về với sự bình an như người chủ cố đi tìm cho được con chiên chạy xa bầy, tìm được, ông vác lên vai đem về vậy (x. Lc 15, 4-7).
Chiêm ngưỡng thánh giá Chúa Kitô nơi những anh chị em đau khổ, giúp ta sống tinh thần phó thác. Ai càng phó thác, sẽ càng nhận được ơn bình an của Chúa.
Chúng ta tự hỏi, tại sao kẻ không còn gì đáng sống, không còn gì để mà đam mê cuộc sống, như rất nhiều người đau khổ, lại cứ sống, cứ muốn vươn lên giành lấy sự sống? Còn ta, được Chúa ban quá nhiều, sao lại cứ bi quan, cứ sống như chẳng nhận từ Chúa hồng ân nào? Càng quay quắt với chính mình bao nhiêu, ta càng chứng tỏ mình vô ơn với hồng ân Chúa bấy nhiêu.
Ta phải tự tra vần mình. Tự tra vấn để trong bất kỳ biến cố đau thương nào, ta cũng sẽ yêu mến chính hồng ân Chúa ban và yêu mến chính sự sống là hồng ân quý giá nhất trong đời làm người của mình, mà trân, mà quý, mà nâng, mà niu nó.
Hãy nhớ lời Chúa Kitô: “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em… Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 27-30. 32-33).
Lời dạy đó giúp ta phó thác vào Chúa, để Chúa định liệu và quang phòng tất cả nơi ta theo thánh ý Chúa. Một khi đã ngã mình vào tay Chúa trong phó thác, bình an của Chúa sẽ theo ta mãi mãi.
Hãy nhớ, Chúa Kitô không hủy bỏ thánh giá nơi cuộc đời con người, nhưng Người cùng với con người vác thánh giá. Con Thiên Chúa không xóa bỏ đau khổ gậm nhấm con người, nhưng Người lại ban cho họ sức mạnh để vượt lên những đau khổ. Chúng ta sẽ có thánh giá. Và chúng ta cũng sẽ luôn có Chúa nơi cuộc đời mình. Chỉ cần ta phó thác vào Chúa để đón lấy bình an của Chúa là đủ.
Vậy, chúng ta hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn chăm sóc ta. Và bình an của Chúa, Chúa vẫn ban tràn đầy trên từng người chúng ta:
“Lạy Đức Chúa là Vua, con xin cảm tạ Ngài, ca ngợi Ngài là Thiên Chúa, Đấng cứu độ con. Con cảm tạ danh Ngài.
Nhờ uy danh cao cả, và chiếu theo lòng lân tuất vô biên của Ngài, Ngài đã giải thoát con khỏi những kẻ rình cắn xé con, chực nuốt trửng, khỏi tay những kẻ tìm hại mạng sống con, khỏi bao khốn quẫn con hứng chịu.
Ngài đã đoái nghe lời con cầu khẩn, vì đã cứu con khỏi diệt vong, và giải thoát con khỏi thời tai hoạ. Bởi thế, con xin cảm tạ và ca ngợi Ngài, và xin chúc tụng danh Đức Chúa” (Hc 51, 1.3.11-12).
III. ĐỂ CÓ HIỆP THÔNG VÀ BÌNH AN.
Quên gì thì quên, chúng ta không bao giờ được phép quên: chính mình, một khi bước vào đời thánh hiến, là dấu chỉ của sự hiệp thông. Bởi là dấu chỉ, trước hết là linh mục, kế đến là những người hướng đến chức linh mục, cũng phải là biểu tượng của mầu nhiệm hiệp thông.
Do đó, anh em chúng ta được mời gọi, hãy mạnh mẽ dấn thân phục vụ cho sự hiệp thông bất cứ nơi nào trong Hội Thánh. Và khi dấn thân cho sứ vụ hiệp thông, chúng ta cũng lập tức trở thành sứ giả của ơn bình an. Bởi ở đâu có hiệp thông, ở đó có bình an. Và người nào sống tinh thần hiệp thông, người đó cũng tỏa sáng sự bình an.
Để sống hiệp thông và bình an lâu dài, chúng ta hãy cùng tập luyện vài đề nghị:
1. Cả một đời chỉ biết làm theo mệnh lệnh Thiên Chúa như Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu là bài học ngàn đời cho từng người chúng ta. Người tuyệt đối vâng phục Thiên Chúa. Nhờ vâng phục, Chúa Kitô hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa. Nhờ hiệp thông, Chúa Kitô không bao giờ mất bình an, dẫu cho đối diện với cái chết đớn đau, đối diện với sự sỉ nhục tận cùng.
Anh em chúng ta cần ghi lòng tạc dạ: Chỉ có sống theo gương Chúa Kitô: hiệp thông hoàn toàn với Người và với Thiên Chúa, bằng cách chỉ biết một mực làm theo mệnh lệnh của Người và của Thiên Chúa, chúng ta mới thực sự chất chứa ơn bình an, để có thể trao ban ơn bình an cho con người, làm chiếu giải sự bình an ở mọi nơi chúng ta hiện diện.
2. Ý thức Ơn gọi của bản thân chỉ đến từ Chúa. Người tín hữu sống ơn gọi tu trì không bao giờ được phép tự phụ về những thành công, hay quá đau buồn về những thất bại trên con đường dâng hiến của mình. Đã là tông đồ, phải xác tín mạnh mẽ: Bản thân chẳng là gì. Nếu không có Chúa, bản thân chỉ là thân cây khô héo. Chỉ duy tình thương của Chúa đã trao ban ơn gọi, thúc đẩy chúng ta lên đường mà thôi.
3. Linh mục và tu sĩ phải phó mình trong tay Chúa. Với chỉ thị: “Không được mang gì khi đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6, 8-9), Chúa Giêsu muốn người tông đồ của Chúa phải sống nghèo khó để hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Chúa. Sự nghèo khó giúp anh em chúng ta ý thức sự thiếu thốn của mình mà dễ cảm thông với người nghèo, nhờ đó hiệp thông với họ cách sâu sắc nhất, và gieo niềm bình an trong họ cách trọn vẹn nhất.
Càng không có gì, càng dễ phó mình trong tay Chúa, càng là khí cụ của ơn bình an và ơn hiệp thông. Tiện nghi vật chất dễ đẩy đến lối sống hưởng thụ. Từ hưởng thụ, dễ tha hoá, dễ sống xa hoa, dễ kiêu ngạo, dễ cậy mình hơn cậy vào Chúa… Tất cả những điều ấy, đều là kẻ thù của sự hiệp thông. Vì thế, sống nghèo, linh mục và tu sĩ sẽ chỉ chọn chúa, một mình Chúa thôi, làm gia nghiệp quý giá của đời mình. Chúa sẽ là nguồn bình an cho cả một đời hiến dâng của họ.
4. Linh mục và tu sĩ sống tinh thần nghèo khó. Sự nghèo khó của họ nên tấm gương lôi kéo người khác tin vào Chúa. Đòi phải ra đi tay không, “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: ‘Bình an cho nhà này!’. Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy; bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em” (Lc 10, 4-6), là Chúa đòi họ phải sống tinh thần nghèo khó triệt để, để mang bình cho mọi người.
Hãy sống tinh thần nghèo khó như Chúa dạy: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó…” (Mt 5, 3). Linh mục và tu sĩ của Chúa sống nghèo khó, họ không mang theo gì của loài người, chỉ trọn một niềm phó thác vào Chúa mà thôi. Họ bình an phó thác, họ sẽ trở thành nguồn bình an. Họ hiệp thông với Chúa trong đức khó nghèo, họ sẽ trở thành nguồn ơn hiệp thông.
5. Linh mục và tu sĩ chỉ mong làm sáng danh Chúa chứ không tìm tư lợi bản thân. Linh mục và tu sĩ hãy sống ơn gọi mà Chúa ban cho mình thật thẳm sâu trong từng suy nghĩ, từng hành động, từng giây phút sống, từng mối tương quan, từng sự liên đới… chứ không bao giờ gợn chút manh nha nghĩ đến tư lợi bản thân.
Một khi chấp nhận làm tông đồ của ơn hiệp thông và ơn bình an, họ trở nên anh em giữa mọi anh em, cùng sớt chia, luôn ý thức mình phải trở nên đồng phận, vui với cái vui của con người; đau với cái đau của con người…
Hãy nhớ, không bao giờ toan tính cho bản thân, công tác của người hiến dâng sẽ sáng chói, đạt hiệu quả, đi vào lòng người, gây những ảnh hưởng tốt, làm Tin Mừng bùng phát…
IV. NHƯ MỘT KẾT LUẬN.
Mỗi ngày sống, là mỗi ngày đong đầy khó nhọc, mồ hôi, nước mắt, gánh nặng, lo toan, nhiều thứ phải đối đầu, phải chống chọi với thử thách, và nhiều gian nan khác…
Người ở xa, kẻ ở gần – người thành đạt, kẻ thất bại – người khỏe mạnh, kẻ yếu đau – người viễn xứ, kẻ lưu trú – người giàu sang, kẻ hèn hạ… Tất cả, không trừ ai, đã làm người đều phải nếm “muối mặn, gừng cay”.
Giờ phút tĩnh tâm là sự hồi tâm để bước vào cõi lòng của chính mình. Ít khi nào ta thấy mình rõ ràng bằng những lúc được chìm vào thinh lặng thẳm sâu. Hãy khám phá lại chính mình, để tìm ra mấu chốt gây nên đổ vỡ mà chỉnh đốn lại, mà biến đổi chính bản thân. Nếu phát hiện ra những gì tốt, những gì tích cực nơi bàn thân, hãy cố gắn vun bồi để ngày càng phát huy hơn.
Nếu chạm phải những phát hiện vẫn thường xảy ra trong đời như:
- Một chút ngậm ngùi nhớ về những tổn thương mà ai đó đã gây ra cho mình.
- Một chút cay đắng cho thói đời mạnh được yếu thua; hay một chút xót xa cho chính mình, và cho những ai là nạn nhân của bạo quyền, nạn nhân của kẻ nhân danh quyền lực, không phải để cứu người mà là để hại người…
- Một niềm yêu muốn gởi tặng những người đã cùng ta chung xây lý tưởng ơn gọi, đã cùng ta quyết đi đến cùng trên con đường phụng sự Chúa, phục vụ tha nhân…
- Một niềm da diết dành cho những ai đã từ giã cõi đời, nhất là những đấng sinh thành, người thân yêu, những đồng nghiệp, bạn bè… Đặc biệt, trong ơn gọi linh mục và tu sĩ, còn có biết bao nhiêu anh chị em tín hữu mà mình đã tiễn đưa, đã cử hành nghi thức để gởi gắm họ vào lòng Chúa xót thương.
- Một nỗi xót xa trước những cảnh đời vô định, không có ngày mai của biết bao nhiêu trẻ em, hay người trẻ bị bán đứng, bị rơi vào vòng lao lý, bị làm nhục, bị tổn thương tinh thần…
- Một dạ bâng khuâng dành cho những nơi mà bản thân đã đi qua, đã từng phục vụ, đã để lại dấu ấn, đã ghi vào trái tim vô vàn kỷ niệm…
- Một chút xót xa cho những gì mà mình đã từng suy nghĩ, đã từng ước mơ nhưng chưa làm được, chưa hoàn thành, chưa đạt đến đích; hay nuối tiếc vì đã bỏ qua cơ hội, đã không làm được gì tích cựa hơn, mạnh mẽ hơn…
Thì hãy đặt tất cả vào tay Chúa, nguyện xin dâng lên Chúa, phó thác cho Chúa. Chúa là Chúa của niềm bình an. Hiến dâng cho Chúa, tâm hồn sẽ bình an. Chúa là Nguồn ơn hiệp thông, phó thác cho Chúa để hiệp thông với Chúa hơn. Nhờ hiệp thông với Chúa, ta sống tình hiệp thông với con người hoàn bị hơn.
Tin vào Lời Chúa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28), từng người hãy ngã mình, hãy tín thác đời mình trong vòng tay yêu thương, từ ái của Chúa.
Chỉ có một thứ an bình mà thôi: An bình trong Chúa mới làm nên điều kỳ diệu: xóa hết mọi mặc cảm, mọi thương đau, mọi oán hờn, mọi rát buốt…, nhưng tăng niềm vui sống, tin yêu sống, hy sinh, và phục vụ…
Cảm tạ Chúa vì ơn an bình Chúa ban.
Cảm tạ Chúa vì tất cả. Làm sao chúng ta có thể kể hết ơn của Chúa. Chỉ xin hiến dâng một tâm hồn cảm tạ.
Xin cảm tạ Chúa. Cảm tạ Chúa vô cùng. Muôn đời cảm tạ Chúa.
Tình yêu của Chúa ngàn trùng, lòng đại lượng của Chúa muôn đời bền vững. Xin chân thành cảm tạ.
Hạnh phúc Chúa ban là hạnh phúc thật. Hạnh phúc Chúa ban là được hiệp thông với Chúa, là được chia sẻ sự sống bất diệt nơi lòng Chúa. Ước mong lòng cảm tạ của người trần thế có thể bay cao ngút ngàn và được Chúa thương đón nhận.
Biết bao nhiêu lần lầm lỗi, Chúa đã tha thứ. Biết bao nhiêu lần sống không tròn chữ hiếu, Chúa chẳng nặng lời quở trách. Biết bao nhiêu lần, thay vì hiệp thông, lại gây chia rẽ, Chúa đã không kết tội.
Biết bao nhiêu lần chểnh mãn trong lý tưởng ơn gọi, Chúa lại ban ơn nâng đỡ. Biết bao nhiêu lần, thay vì mang bình an, lại làm cớ cho sự dữ, sự xấu có cơ hội diễn ra, Chúa vẫn tiếp tục đón nhận.
Biết bao nhiêu lần Chúa âm thầm gìn giữ, mà không cảm tạ Chúa, không lo sử dụng đầy đủ nhất, tốt nhất hồng ân của Chúa, nhưng Chúa vẫn không nản lòng, lại vui lòng chờ đón chúng ta…
Không thể kể hết. Không thể đếm hết tình yêu của Chúa. Để đáp trả tình yêu nghìn trùng ấy, mỗi người hãy làm mới lại chính mình. Biết mình còn yếu chỗ nào, lo khắc phục chỗ ấy.
Hãy có một quyết tâm sống với Chúa trong suốt đời ơn gọi của bản thân. Mỗi một người hãy tự tìm một quyết tâm, và hãy cố gắng thi hành bằng được quyết tâm của mình, để nói lên lòng biết ơn Chúa.
Hiệp thông và bình an luôn sóng đôi nhau như người bạn thân khó tách rời nhau. Có hiệp thông, lập tức có bình an. Bình an sẽ vắng bóng, nếu nơi đâu không có hiệp thông, hay không có hiệp thông trọn vẹn.
Cũng vậy, ở đâu bình an ngự trị, ở đâu có một bầu khí chan hòa, thánh thiện, tình yêu, tương trợ, đầm ấm…, ở đó càng lúc, hiệp thông càng dồi dào, càng sâu sắc.
Hiệp thông và bình an sẽ lấp đầy những khác biệt, sẽ bổ sung những khiếm khuyết, sẽ nâng cao giá trị cuộc sống, nâng cao giá trị làm người, sẽ trào tràn ân nghĩa, trào tràn niềm vui, trào tràn hạnh phúc…
Xây dựng được tình hiệp thông, chúng ta đã trao tặng nhau ơn bình an. Và khi phủ đầy bình an, chúng ta đang làm bừng sáng tình hiệp thông.
I. CHÚNG TA LÀ ANH EM.
Thật lòng mà nói với nhau, nhiều khi chúng ta đã than thân trách phận. Gặp một chút phiền toái, tự nhiên chúng ta bực dọc. Thấy mình kém tài hơn người khác, chúng ta không vui. Thấy mình thua thiệt người xung quanh điều gì, bản thân thất vọng về mình. Thấy người này người nọ làm được chuyện này chuyện kia to tát, ta đễ bi quan cho mình…
Bởi không chấp nhận bản thân, cuộc sống chúng ta nhiều lúc không hạnh phúc. Không hạnh phúc, không phải Chúa keo kiệt hạnh phúc với ta, nhưng chỉ do ta vô ơn với hạnh phúc Chúa ban.
Vì yêu mình cách sai trái, yêu mình bằng cái nhìn bi quan, ta không nhận ra nơi mình, nơi cuộc đời mình có quá nhiều thứ để cảm tạ Chúa, để yêu Chúa, để yêu con người.
Không nhìn thấy hồng ân của Chúa trên chính sự sống của mình, ta dễ cắng đắng với bản thân. Không nhận ra hạnh phúc, thì cũng không có hạnh phúc. Không có hạnh phúc, cuộc sống luôn vắng nụ cười, chỉ toàn cau có, gắt gỏng…
Tôi từng đọc Thánh vịnh 77: “Phải chăng Chúa ruồng bỏ đến muôn đời, chẳng bao giờ còn dủ lòng thương đoái? Tình yêu Chúa phải chăng nay cạn hẳn, và thánh ngôn chấm dứt đời đời? Hay Thiên Chúa đã quên thương xót, vì giận hờn mà khép kín từ tâm?” (Tv 77, 8-10), mà quay quắt, mà xót xa cho bản thân. Lời Thánh vịnh, lẽ ra phải là lời cầu nguyện trong đức tin, trong lòng mến, thì tôi đã từng biến nó thành lời than thở, dù vẫn cầu nguyện, nhưng hình như cầu nguyện trong cay đắng.
Bản thân chúng ta có thánh thiện không, không ai dám chắc. Chỉ Chúa biết. Nhưng điều mà chúng ta có thể thể hiện, đó là niềm ý thức: CHÚNG TA LÀ ANH EM.
Vì cùng là anh em, cùng chung sống, từng người hãy để Chúa xoay cái nhìn của mình về hướng tích cực hơn, để tự thay đổi mình, tự mài mòn những góc cạnh của bản thân, tự dẫn mình đi vào lối mở của tình hiệp thông, tự khám phá mình hơn, để chân thành biến đổi theo hướng tích cực, nhằm gây nên sự bình an nơi mình đang hiện diện…
Mỗi ngày tôi đều ban phép lành của Chúa cho anh chị em trong từng thánh lễ. Đã không ít lần tôi phải giật mình, tự hỏi, chính tôi đã có phép lành của Chúa nơi bản thân mình chưa? Ai có phép lành của Chúa, người đó sẽ có bình an nội tâm sâu thẳm.
Nhìn lại bản thân, tôi tự thấy mình còn nhiều vướng bận quá. Hình như đó là dấu hiệu mình chưa có bình an của Chúa. Vậy rồi tôi lại cầu nguyện, lại phải ăn năn tội, lại suy tư nhiều hơn về những gì mình đã sống, đã thể hiện… Mong bình an của Chúa phủ đầy trên tôi. Mong bình an của Chúa lọt vào tận hồn tôi. Bởi nếu không, tôi chỉ là cái máy, chứ không phải là người ban bình an của Chúa đúng nghĩa. Vì nếu một linh mục không có bình an, thì làm sao có thể trao ban bình an cho ai khác?
Như ánh nắng trải rộng, chiếu soi mọi nơi. Nhưng ta đóng chặt cửa nhà, ánh nắng không thể lọt vào nhà. Bình an của Chúa là ánh nắng rộng rải ban phát. Bình an của Chúa luôn tưới gội chan chứa. Bình an của Chúa luôn có sẵn và chảy tràn trề. Nhưng như cánh cửa nhà đóng kín, lòng ta cũng đóng kín bởi còn đó nhiều tham vọng, còn nhiều nhen nhúm của thói hư tật xấu, còn nhiều những mầm mống của tột lỗi…, do vậy, bình an của Chúa không thể lọt vào hồn ta.
Bình an của Chúa đã có sẵn nhưng lòng ta không đủ điều kiện đón nhận. Vì thế, mãi mãi, ta vẫn đứng ngoài ơn bình an của Chúa. Cũng chính vì thế, đau khổ trong ta vẫn hoài đau khổ, mà không hề cảm nếm một chút ngọt ngào nào. Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người giàu có mà không biết mình giàu có, không hề được hưởng nhờ sự giàu có của mình…
Với bản thân, bây giờ, khi đọc lời Thánh vịnh 77, tôi không còn thấy lời Thánh vịnh như chỉ nói về mình cách cắng đắng nữa. Nhưng nhờ lời Thánh vịnh, tôi đặt mình vào biết bao nhiêu đau khổ từ tinh thần, lẫn thể xác của nhiều anh chị em xung quanh tôi mà cầu nguyện cho họ, mà yêu thương họ, và nỗ lực phục vụ Hội Thánh cách nhiệt tâm hơn… Đó cũng chính là ơn hiệp thông mà tôi gắng sống, niềm bình an mà tôi gắng chiếm lấy.
Vậy ta cần khám phá bình an của Chúa từng ngày. Có như thế, ta sẽ thầy mình sống vui hơn, thanh thản hơn. Ước mong từng ngày sống, là từng ngày tôi quý trọng những gì tôi đang có, quý trọng những gì Chúa ban cho tôi, quý trọng ơn gọi của tôi và của anh em tôi. Ước mong mỗi một lần nhìn anh em, tôi có thể thốt lên, có thể reo lên: CHÚNG TA LÀ ANH EM!
II. BÌNH AN CỦA CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA.
Bình an của Chúa không ở ngoài tầm tay chúng ta, nhưng đang cư ngụ nơi tâm hồn mình. Nếu bớt nhìn vào mình theo nghĩa chỉ có mình là độc chiếm, là trên, là nhất, chúng ta sẽ vui với khả năng Chúa ban, dù khả năng đó nhiều hay ít, lớn hay nhỏ... Nếu bớt một chút ích kỷ cho bản thân, bớt một chút tính toán vụ lợi tư riêng, chúng ta sẽ thấy ơn bình an của Chúa tuôn đổ trên bản thân mình còn nhiều hơn, còn lớn hơn những gì ta có thể tưởng nghĩ.
Tôi thấy nơi ngôi nhà này có bình an. Có thể bên trong lòng từng người, bên trong nội bộ của đời sống chung của cộng đoàn, tôi không thể hiểu hết. Nhưng với những con người mà ngày nào cũng đến gần Chúa, cũng đều phủ phục trước Thánh Thể Chúa, cũng dâng thánh lễ, cũng suy niệm Lời Chúa, và đặt việc suy niệm, cầu nguyện lên hàng đầu, thì không thể nói rằng không có bình an của Chúa.
Một mặt, ta phải chân nhận rằng, bình an là một phần của ơn Chúa, nhưng cũng có một phần do nỗ lực của ta, dù ít, dù nhiều. Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa ban cho ta ơn bình an của Chúa, để người khác có thể thấy được, và khen ngợi.
Mặt khác, nếu thấy mình chưa xứng đáng trước lời ngợi khen, ta hãy cố gắng mà sống cho xứng đáng hơn. Hãy biến mình thành dụng cụ mang bình an của Chúa đến cho tha nhân. Hãy cầu nguyện cho chính chúng ta, để từng người trong chúng ta thực sự cảm nếm bình an của Chúa.
Dĩ nhiên, mỗi người đã bước vào con đường luyện tập nên thánh, lúc nào cũng phải chiến đấu để giằn lấy sự thánh thiện của Chúa. Có lúc ta cảm thấy mệt mỏi. Có lúc thử thách như quá sức chịu đựng của mình. Có lúc như mình đang rơi vào vực thẳm do bị hiểu lầm, bị cám dỗ bỏ cuộc, bị chối từ, bị xúc phạm… Nhưng hãy tin rằng, Chúa luôn nâng đỡ ta. Người không bỏ rơi những ai Người tuyển chọn. Hãy tin vững chắc, tin một cách đinh ninh: Không bao giờ Chúa xô ta ra khỏi ơn bình an của Chúa. Ngược lại, nếu có lúc ta dại khờ, đánh mất bình an của Chúa, không những Chúa không bỏ rơi, mà Người còn ôm ấp, chở che đem ta về với sự bình an như người chủ cố đi tìm cho được con chiên chạy xa bầy, tìm được, ông vác lên vai đem về vậy (x. Lc 15, 4-7).
Chiêm ngưỡng thánh giá Chúa Kitô nơi những anh chị em đau khổ, giúp ta sống tinh thần phó thác. Ai càng phó thác, sẽ càng nhận được ơn bình an của Chúa.
Chúng ta tự hỏi, tại sao kẻ không còn gì đáng sống, không còn gì để mà đam mê cuộc sống, như rất nhiều người đau khổ, lại cứ sống, cứ muốn vươn lên giành lấy sự sống? Còn ta, được Chúa ban quá nhiều, sao lại cứ bi quan, cứ sống như chẳng nhận từ Chúa hồng ân nào? Càng quay quắt với chính mình bao nhiêu, ta càng chứng tỏ mình vô ơn với hồng ân Chúa bấy nhiêu.
Ta phải tự tra vần mình. Tự tra vấn để trong bất kỳ biến cố đau thương nào, ta cũng sẽ yêu mến chính hồng ân Chúa ban và yêu mến chính sự sống là hồng ân quý giá nhất trong đời làm người của mình, mà trân, mà quý, mà nâng, mà niu nó.
Hãy nhớ lời Chúa Kitô: “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em… Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 27-30. 32-33).
Lời dạy đó giúp ta phó thác vào Chúa, để Chúa định liệu và quang phòng tất cả nơi ta theo thánh ý Chúa. Một khi đã ngã mình vào tay Chúa trong phó thác, bình an của Chúa sẽ theo ta mãi mãi.
Hãy nhớ, Chúa Kitô không hủy bỏ thánh giá nơi cuộc đời con người, nhưng Người cùng với con người vác thánh giá. Con Thiên Chúa không xóa bỏ đau khổ gậm nhấm con người, nhưng Người lại ban cho họ sức mạnh để vượt lên những đau khổ. Chúng ta sẽ có thánh giá. Và chúng ta cũng sẽ luôn có Chúa nơi cuộc đời mình. Chỉ cần ta phó thác vào Chúa để đón lấy bình an của Chúa là đủ.
Vậy, chúng ta hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn chăm sóc ta. Và bình an của Chúa, Chúa vẫn ban tràn đầy trên từng người chúng ta:
“Lạy Đức Chúa là Vua, con xin cảm tạ Ngài, ca ngợi Ngài là Thiên Chúa, Đấng cứu độ con. Con cảm tạ danh Ngài.
Nhờ uy danh cao cả, và chiếu theo lòng lân tuất vô biên của Ngài, Ngài đã giải thoát con khỏi những kẻ rình cắn xé con, chực nuốt trửng, khỏi tay những kẻ tìm hại mạng sống con, khỏi bao khốn quẫn con hứng chịu.
Ngài đã đoái nghe lời con cầu khẩn, vì đã cứu con khỏi diệt vong, và giải thoát con khỏi thời tai hoạ. Bởi thế, con xin cảm tạ và ca ngợi Ngài, và xin chúc tụng danh Đức Chúa” (Hc 51, 1.3.11-12).
III. ĐỂ CÓ HIỆP THÔNG VÀ BÌNH AN.
Quên gì thì quên, chúng ta không bao giờ được phép quên: chính mình, một khi bước vào đời thánh hiến, là dấu chỉ của sự hiệp thông. Bởi là dấu chỉ, trước hết là linh mục, kế đến là những người hướng đến chức linh mục, cũng phải là biểu tượng của mầu nhiệm hiệp thông.
Do đó, anh em chúng ta được mời gọi, hãy mạnh mẽ dấn thân phục vụ cho sự hiệp thông bất cứ nơi nào trong Hội Thánh. Và khi dấn thân cho sứ vụ hiệp thông, chúng ta cũng lập tức trở thành sứ giả của ơn bình an. Bởi ở đâu có hiệp thông, ở đó có bình an. Và người nào sống tinh thần hiệp thông, người đó cũng tỏa sáng sự bình an.
Để sống hiệp thông và bình an lâu dài, chúng ta hãy cùng tập luyện vài đề nghị:
1. Cả một đời chỉ biết làm theo mệnh lệnh Thiên Chúa như Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu là bài học ngàn đời cho từng người chúng ta. Người tuyệt đối vâng phục Thiên Chúa. Nhờ vâng phục, Chúa Kitô hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa. Nhờ hiệp thông, Chúa Kitô không bao giờ mất bình an, dẫu cho đối diện với cái chết đớn đau, đối diện với sự sỉ nhục tận cùng.
Anh em chúng ta cần ghi lòng tạc dạ: Chỉ có sống theo gương Chúa Kitô: hiệp thông hoàn toàn với Người và với Thiên Chúa, bằng cách chỉ biết một mực làm theo mệnh lệnh của Người và của Thiên Chúa, chúng ta mới thực sự chất chứa ơn bình an, để có thể trao ban ơn bình an cho con người, làm chiếu giải sự bình an ở mọi nơi chúng ta hiện diện.
2. Ý thức Ơn gọi của bản thân chỉ đến từ Chúa. Người tín hữu sống ơn gọi tu trì không bao giờ được phép tự phụ về những thành công, hay quá đau buồn về những thất bại trên con đường dâng hiến của mình. Đã là tông đồ, phải xác tín mạnh mẽ: Bản thân chẳng là gì. Nếu không có Chúa, bản thân chỉ là thân cây khô héo. Chỉ duy tình thương của Chúa đã trao ban ơn gọi, thúc đẩy chúng ta lên đường mà thôi.
3. Linh mục và tu sĩ phải phó mình trong tay Chúa. Với chỉ thị: “Không được mang gì khi đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6, 8-9), Chúa Giêsu muốn người tông đồ của Chúa phải sống nghèo khó để hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Chúa. Sự nghèo khó giúp anh em chúng ta ý thức sự thiếu thốn của mình mà dễ cảm thông với người nghèo, nhờ đó hiệp thông với họ cách sâu sắc nhất, và gieo niềm bình an trong họ cách trọn vẹn nhất.
Càng không có gì, càng dễ phó mình trong tay Chúa, càng là khí cụ của ơn bình an và ơn hiệp thông. Tiện nghi vật chất dễ đẩy đến lối sống hưởng thụ. Từ hưởng thụ, dễ tha hoá, dễ sống xa hoa, dễ kiêu ngạo, dễ cậy mình hơn cậy vào Chúa… Tất cả những điều ấy, đều là kẻ thù của sự hiệp thông. Vì thế, sống nghèo, linh mục và tu sĩ sẽ chỉ chọn chúa, một mình Chúa thôi, làm gia nghiệp quý giá của đời mình. Chúa sẽ là nguồn bình an cho cả một đời hiến dâng của họ.
4. Linh mục và tu sĩ sống tinh thần nghèo khó. Sự nghèo khó của họ nên tấm gương lôi kéo người khác tin vào Chúa. Đòi phải ra đi tay không, “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: ‘Bình an cho nhà này!’. Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy; bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em” (Lc 10, 4-6), là Chúa đòi họ phải sống tinh thần nghèo khó triệt để, để mang bình cho mọi người.
Hãy sống tinh thần nghèo khó như Chúa dạy: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó…” (Mt 5, 3). Linh mục và tu sĩ của Chúa sống nghèo khó, họ không mang theo gì của loài người, chỉ trọn một niềm phó thác vào Chúa mà thôi. Họ bình an phó thác, họ sẽ trở thành nguồn bình an. Họ hiệp thông với Chúa trong đức khó nghèo, họ sẽ trở thành nguồn ơn hiệp thông.
5. Linh mục và tu sĩ chỉ mong làm sáng danh Chúa chứ không tìm tư lợi bản thân. Linh mục và tu sĩ hãy sống ơn gọi mà Chúa ban cho mình thật thẳm sâu trong từng suy nghĩ, từng hành động, từng giây phút sống, từng mối tương quan, từng sự liên đới… chứ không bao giờ gợn chút manh nha nghĩ đến tư lợi bản thân.
Một khi chấp nhận làm tông đồ của ơn hiệp thông và ơn bình an, họ trở nên anh em giữa mọi anh em, cùng sớt chia, luôn ý thức mình phải trở nên đồng phận, vui với cái vui của con người; đau với cái đau của con người…
Hãy nhớ, không bao giờ toan tính cho bản thân, công tác của người hiến dâng sẽ sáng chói, đạt hiệu quả, đi vào lòng người, gây những ảnh hưởng tốt, làm Tin Mừng bùng phát…
IV. NHƯ MỘT KẾT LUẬN.
Mỗi ngày sống, là mỗi ngày đong đầy khó nhọc, mồ hôi, nước mắt, gánh nặng, lo toan, nhiều thứ phải đối đầu, phải chống chọi với thử thách, và nhiều gian nan khác…
Người ở xa, kẻ ở gần – người thành đạt, kẻ thất bại – người khỏe mạnh, kẻ yếu đau – người viễn xứ, kẻ lưu trú – người giàu sang, kẻ hèn hạ… Tất cả, không trừ ai, đã làm người đều phải nếm “muối mặn, gừng cay”.
Giờ phút tĩnh tâm là sự hồi tâm để bước vào cõi lòng của chính mình. Ít khi nào ta thấy mình rõ ràng bằng những lúc được chìm vào thinh lặng thẳm sâu. Hãy khám phá lại chính mình, để tìm ra mấu chốt gây nên đổ vỡ mà chỉnh đốn lại, mà biến đổi chính bản thân. Nếu phát hiện ra những gì tốt, những gì tích cực nơi bàn thân, hãy cố gắn vun bồi để ngày càng phát huy hơn.
Nếu chạm phải những phát hiện vẫn thường xảy ra trong đời như:
- Một chút ngậm ngùi nhớ về những tổn thương mà ai đó đã gây ra cho mình.
- Một chút cay đắng cho thói đời mạnh được yếu thua; hay một chút xót xa cho chính mình, và cho những ai là nạn nhân của bạo quyền, nạn nhân của kẻ nhân danh quyền lực, không phải để cứu người mà là để hại người…
- Một niềm yêu muốn gởi tặng những người đã cùng ta chung xây lý tưởng ơn gọi, đã cùng ta quyết đi đến cùng trên con đường phụng sự Chúa, phục vụ tha nhân…
- Một niềm da diết dành cho những ai đã từ giã cõi đời, nhất là những đấng sinh thành, người thân yêu, những đồng nghiệp, bạn bè… Đặc biệt, trong ơn gọi linh mục và tu sĩ, còn có biết bao nhiêu anh chị em tín hữu mà mình đã tiễn đưa, đã cử hành nghi thức để gởi gắm họ vào lòng Chúa xót thương.
- Một nỗi xót xa trước những cảnh đời vô định, không có ngày mai của biết bao nhiêu trẻ em, hay người trẻ bị bán đứng, bị rơi vào vòng lao lý, bị làm nhục, bị tổn thương tinh thần…
- Một dạ bâng khuâng dành cho những nơi mà bản thân đã đi qua, đã từng phục vụ, đã để lại dấu ấn, đã ghi vào trái tim vô vàn kỷ niệm…
- Một chút xót xa cho những gì mà mình đã từng suy nghĩ, đã từng ước mơ nhưng chưa làm được, chưa hoàn thành, chưa đạt đến đích; hay nuối tiếc vì đã bỏ qua cơ hội, đã không làm được gì tích cựa hơn, mạnh mẽ hơn…
Thì hãy đặt tất cả vào tay Chúa, nguyện xin dâng lên Chúa, phó thác cho Chúa. Chúa là Chúa của niềm bình an. Hiến dâng cho Chúa, tâm hồn sẽ bình an. Chúa là Nguồn ơn hiệp thông, phó thác cho Chúa để hiệp thông với Chúa hơn. Nhờ hiệp thông với Chúa, ta sống tình hiệp thông với con người hoàn bị hơn.
Tin vào Lời Chúa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28), từng người hãy ngã mình, hãy tín thác đời mình trong vòng tay yêu thương, từ ái của Chúa.
Chỉ có một thứ an bình mà thôi: An bình trong Chúa mới làm nên điều kỳ diệu: xóa hết mọi mặc cảm, mọi thương đau, mọi oán hờn, mọi rát buốt…, nhưng tăng niềm vui sống, tin yêu sống, hy sinh, và phục vụ…
Cảm tạ Chúa vì ơn an bình Chúa ban.
Cảm tạ Chúa vì tất cả. Làm sao chúng ta có thể kể hết ơn của Chúa. Chỉ xin hiến dâng một tâm hồn cảm tạ.
Xin cảm tạ Chúa. Cảm tạ Chúa vô cùng. Muôn đời cảm tạ Chúa.
Tình yêu của Chúa ngàn trùng, lòng đại lượng của Chúa muôn đời bền vững. Xin chân thành cảm tạ.
Hạnh phúc Chúa ban là hạnh phúc thật. Hạnh phúc Chúa ban là được hiệp thông với Chúa, là được chia sẻ sự sống bất diệt nơi lòng Chúa. Ước mong lòng cảm tạ của người trần thế có thể bay cao ngút ngàn và được Chúa thương đón nhận.
Biết bao nhiêu lần lầm lỗi, Chúa đã tha thứ. Biết bao nhiêu lần sống không tròn chữ hiếu, Chúa chẳng nặng lời quở trách. Biết bao nhiêu lần, thay vì hiệp thông, lại gây chia rẽ, Chúa đã không kết tội.
Biết bao nhiêu lần chểnh mãn trong lý tưởng ơn gọi, Chúa lại ban ơn nâng đỡ. Biết bao nhiêu lần, thay vì mang bình an, lại làm cớ cho sự dữ, sự xấu có cơ hội diễn ra, Chúa vẫn tiếp tục đón nhận.
Biết bao nhiêu lần Chúa âm thầm gìn giữ, mà không cảm tạ Chúa, không lo sử dụng đầy đủ nhất, tốt nhất hồng ân của Chúa, nhưng Chúa vẫn không nản lòng, lại vui lòng chờ đón chúng ta…
Không thể kể hết. Không thể đếm hết tình yêu của Chúa. Để đáp trả tình yêu nghìn trùng ấy, mỗi người hãy làm mới lại chính mình. Biết mình còn yếu chỗ nào, lo khắc phục chỗ ấy.
Hãy có một quyết tâm sống với Chúa trong suốt đời ơn gọi của bản thân. Mỗi một người hãy tự tìm một quyết tâm, và hãy cố gắng thi hành bằng được quyết tâm của mình, để nói lên lòng biết ơn Chúa.