Thánh Lễ Làm Phép Nhà Thờ và Cung Hiến Bàn Thờ Giáo xứ Hói Dừa.
Hói Dừa là một vùng quê nghèo khó đã một thời như sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Hôm nay trở lại Hói Dừa mọi người thực sự ấn tượng về hình ảnh đổi khác, nhà cửa, đường thôn, ngõ xóm khang trang rộng đẹp lên.
Đặc biệt, ngày 17 tháng 7 năm 2017 đã để lại dấu ấn đặc biệt trong trang sử của giáo xứ Hói Dừa thân yêu này. Ngôi thánh đường của bao mơ ước đã hoàn thành và được làm phép vào lúc 08g00 do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này, còn có sự hiện diện của Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha trong và ngoài Giáo phận, đại diện nam nữ Tu sĩ các hội dòng và rất đông bà con Giáo dân từ khắp nơi về tham dự.
“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.
Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm”.(TV 126).
Xem Hình
Với khoảng thời gian 6 năm 9 tháng 10 ngày miệt mài xây dựng với biết bao công khó, nhọc nhằn đầy hy sinh, hẳn lòng mọi người trong cộng đoàn đang tràn ngập niềm vui và biết ơn sâu xa. Biết ơn Thiên Chúa, biết ơn các Đấng bậc trong Hội Thánh, biết ơn những ân nhân gần xa đã quảng đại giúp giáo xứ xây dựng Nhà thờ mới này.
Ngôi nhà thờ được Cung hiến hôm nay như là một món quà để mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và 10 năm thành lập giáo xứ Hói Dừa.
Mở đầu, mọi thành phần tham dự cùng tề tựu trước tiền đường ngôi Nhà Thờ mới, Cha quản xứ Bênêđictô Phạm Tuấn giới thiệu đôi nét lược sử về Giáo xứ Hói Dừa.
Đầu thế kỷ 20, khoảng 12 gia đình thuộc giáo xứ Phú Thượng, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, đã bồng bế dắt dìu nhau đi bộ, băng rừng vượt núi, trèo đèo Hải Vân, ra vùng đất Lăng Cô, kiếm kế sinh nhai.
Phía Tây của đầm Lăng Cô có một thung lũng dài men theo sườn núi. Núi tại đây có nhiều khe suối và những con lạch, có thác nước đổ xuống làm thành ba con hói lớn, đó là Hói Mít, Hói Cạn và Hói Dừa. Các giáo dân tiên khởi đã chọn Hói Dừa để làm nơi cư trú, an cư lạc nghiệp, xây dựng thôn làng.
Thuở mới khai canh, các giáo dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp như: trồng khoai sắn, cấy lúa, ươm dừa, tỉa mít. Và ngoài thời vụ, họ lên rừng đốn củi, đốt than, xẻ gỗ, bắt thú, đem về xuôi bán.
Vào năm 1892, giáo xứ Lăng Cô được thành lập, Cha sở tiên khởi là cố Nhơn. Và đến đầu thế kỷ 20, năm 1903, cố Nhơn đã chăm sóc mục vụ cho những giáo dân Hói Dừa và ngài đã dựng một nhà nguyện bằng tranh để làm nơi thờ phượng.
Năm 1906, cha Đặng Văn Dõng, cha sở Lăng Cô kiêm Hói Dừa, lợp ngói được nhà thờ. Ngài chọn Lễ Đức Bà Xuống Tuyết hay còn gọi Đức Bà Cả làm bổn mạng giáo xứ Hói Dừa.
Năm 1975, cha Batôlômêô Nguyễn Văn Phước làm quản xứ họ đạo Sáo Cát và họ Lăng Cô. Ngài tiếp tục kiêm nhiệm họ đạo Hói Dừa. Đến năm 1978, Cha Giuse Cái Hồng Phượng nhậm chức quản xứ Loan Lý, đồng thời ngài được Bề Trên Địa Phận giao trách vụ kiêm nhiệm giáo xứ Hói Dừa. Cha Giuse Cái Hồng Phượng giúp giáo dân Hói Dừa xây dựng một nhà thờ vào năm 1991. Nhà thờ này đã được Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, làm phép ngày 29/04/1992.
Đầu năm 1999, cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Hiệp được bổ nhiệm làm quản xứ Lăng Cô, kiêm Hói Dừa. Tại Hói Dừa, ngài xây nhà hội quán, lầu chuông, kéo dài nhà thờ và mở rộng hai cánh tả hữu.
Ngày 14/5/2007, cha Bênêđitô Phạm Tuấn nhậm chức quản xứ đầu tiên của giáo xứ Hói Dừa.
Ngày 05/08/2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đặt viên đã đầu tiên xây dựng Nhà thờ Hói Dừa.
Ngày 10/10/2010 bắt đầu khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới hoàn toàn bằng đá, có bề rộng 16m, dài 45m, với tháp chuông cao 40m vươn cao giữa trời xanh, mây ngàn gió núi....biểu tượng cho Đức tin kiên vững được vun đắp từng ngày.
Và hôm nay, ngày 17/07/2017, toàn thể giáo dân giáo xứ Hói Dừa hân hoan chào đón Đức tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh đến chủ sự nghi thức Làm phép Nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ.
Sau phần trình bày lược sử Giáo xứ Hói Dừa, Đức TGM Giuse ngỏ lời chào mừng và có những tâm tình với mọi người hiện diện.
Tiếp đến, Đức TGM Giuse, Cha Tổng Đại Diện Antôn, Cha Hạt trưởng Hải Vân, cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ và Cha Quản xứ Hói Dừa đã long trọng cắt băng khánh thành ngôi Nhà Thờ mới trong tiếng vỗ tay vui mừng của cộng đoàn hiện diện. Cha Quản xứ nhận chìa khóa từ Đức Tổng và mở cửa Nhà Thờ, mời gọi mọi người bước vào với tâm tình tri ân và cảm tạ Thiên Chúa trong tiếng chuông, tiếng trống vang lừng.
Thánh Lễ được bắt đầu qua việc Đức TGM Giuse rảy Nước Thánh trên Bàn Thờ, Nhà Thờ và Cộng đoàn hiện diện. Các bài đọc và bài Tin Mừng lần lượt được công bố.
Trong bài giảng, Đức TGM Giuse đã hết lời khen ngợi ngôi nhà thờ này là một kiến trúc độc đáo trong cả TGP Huế không có, nhà thờ bằng đá nói lên sự vững vàng và ổn định của đời sống đức tin, đá tượng trưng cho sự vững chắc. Theo Đức Cha, Nhà thờ này có một không gian rất phù hợp, nếu nói theo phong thủy là công trình hợp phong thủy, nhưng ngài không cố ý nói phong thủy ở đây như một cái khoa mà người Công Giáo cho là mê tín dị đoan. Phong thủy ở đây được hiểu là một nghệ thuật đưa một công trình của con người vào trong các yếu tố thiên nhiên làm thế nào để có được một điều kiện thuận lợi nhất cho sự sống. Chung quanh nhà thờ là núi, núi tượng trưng cho sự vững vàng như trong Thánh vịnh có câu: “Chúa là núi đá cho con trú ẩn” (TV 19,15). Chẳng những cơ sở nhà bằng đá vững vàng mà chính vị quản xứ đầu tiên tinh thần cũng bằng đá.
Mọi người chúng ta hôm nay đều vui nhưng có lẽ những người vui đặc biệt hơn cả là những vị ân nhân của giáo xứ...đã đóng góp để làm nên công trình ngày hôm nay bằng lòng quảng đại bằng sự hy sinh.
Qua câu hình ảnh Chúa Giêsu phản ứng mạnh mẽ, đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ, Đức Tổng muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta không chỉ xây dựng ngôi nhà thờ bằng tiền bạc, bằng đá theo kiểu "giàu thì làm kép, đẹp thì làm đơn" mà phải sống lối sống của đền thờ, đem tinh thần đền thờ đi khắp mọi nơi.
Đức Tổng cũng đưa ra những gợi ý với cộng đoàn tham dự: Nhà thờ là nơi mọi người đến có chỗ ngồi như nhau, được trân trọng như nhau, được nghe Lời Chúa và có sứ mệnh như nhau, yêu thương nhau và coi mọi người như anh em. Nhà Thờ chính là nhà cầu nguyện, là nơi quy tụ con cái Chúa mỗi ngày, biểu tượng của sự hiệp nhất và tinh thần hiệp thông. Chính vì lẽ đó, khi hiện diện trong ngôi nhà thờ, mỗi người cần phải luôn có tinh thần hòa thuận, phải loại trừ tinh thần chia rẽ, bè phái và bất hòa trong cộng đoàn.
Chính vì thế, hiện diện trong nhà thờ đã đẹp nó càng đẹp hơn khi mang tinh thần của nhà thờ đi xa thật xa.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức TGM Giuse cầu chúc cho mỗi người chúng ta không chỉ vui trong ngày khánh thành hôm nay mà phải mang niềm vui đi đôi với sứ mệnh và ước gì nhà thờ trong lòng chúng ta cũng vững vàng như chính nhà thờ ngôi nhà thờ đá Hói Dừa.
Tiếp đến, Đức Tổng cử hành nghi thức Cung Hiến Bàn Thờ và Làm Phép Nhà Thờ gồm: Kinh Cầu Các Thánh, Xức Dầu, Xông Hương và Thắp Sáng Bàn Thờ. Sau đó, Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Theo đó, xương thánh được đặt tại bàn thờ chính của nhà thờ để tôn kính là xương của Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, Ngài là một trong số chín thánh tử đạo Việt Nam xuất thân từ hàng ngũ quân nhân, sinh vào khoảng năm 1825 tại làng Phan Xá, tỉnh Quảng Trị.Ngày 06/10/1858, ngài bị điệu đi xử trảm tại pháp trường An Hòa (Huế). Ngày 02/5/1909, Ðức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ngài lên hàng Chân Phước. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.
Thánh Lễ diễn ra long trọng và thấm đượm tình sốt mến của cộng đoàn tham dự. Niềm vui trên được nổi bật trên khuôn mặt mỗi người, nhất là trên khuôn mặt bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Hói Dừa, vì giờ đây họ đã có được nơi thờ phượng xứng hợp, ghi lại dấu ấn ko bao giờ phai mờ mà họ mãi vui với kỷ niệm của ngày hôm nay.
Cuối Thánh Lễ, Cha Quản xứ đã cám ơn Đức Tổng Giuse và nhân dịp này ngài cũng gửi lời cám ơn đến Đức Tổng Stephano và Đức Tổng Phanxicô Xaviê, cha Tổng đại diện Antôn, Cha Etcharren (nguyên Bề Trên Hội Thừa sai Paris).
Sau lời cám ơn của Cha Quản xứ, một vị đại diện giáo xứ đã dâng những lời tri ân lên quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ nam nữ, quý Ân nhân xa gần và Bà Con giáo dân đã hiệp ý cầu nguyện, giúp đỡ vật chất, để có được ngôi nhà thờ khang trang như ngày hôm nay.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Giuse chúc mừng Giáo xứ và ưu ái ban phép lành cho toàn thể Cộng đoàn tham dự.
Lòng người rất vui khi hôm nay Hói Dừa không còn là vùng quê xa xôi nghèo khó như trước mà đang từng bước “thay da đổi thịt”.
Tuy là giáo xứ không đông về số lượng giáo dân, trên danh nghĩa gần 600 giáo dân nhưng cơ sở vật chất được xây dựng khang trang với quần thể kiến trúc được làm bằng nhiều loại đá khác nhau từ nhà thờ, bàn thờ, nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo lý, nhà cấp phát thuốc cho đến ghế ngồi chủ tế, tòa giải tội....
Nhìn bầu trời trong xanh, tươi sáng hôm nay, lòng người tham dự không ngừng tạ ơn Chúa đã cho qua một đêm bình an với nhiều nỗi lo lắng về thời tiết bất thường ngày giữa những ngày hè của miền Trung này.
Trong niềm vui trọng đại này, giáo xứ Hói Dừa đã không quên những công ơn to lớn của các bậc tiền nhân, điều đó được bày tỏ qua Thánh lễ tri ân các bậc tiền nhân đạo cũng như đời vào lúc 18g00 ngày 16/07/2017, do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên tổng Giám mục TGP Huế chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 30 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng nhiều khách mời và giáo dân tham dự.
Trước thánh lễ, vị đại diện giáo xứ đã đứng trước bàn thờ kính nhớ tiên nhân với bài văn tế rất ý nghĩa hướng về những bậc đã khai khẩn mảnh đất này và các linh mục đã phục vụ trong giai đoạn khó khăn của buổi ban đầu...Nghi thức tôn nghiêm này cần thiết để nhắc nhở,ôn lại quá trình tiên nhân để lại cho con cháu.
Sau thánh lễ, Cha quản xứ Bênêđictô đã cám ơn Đức tổng và đặc biệt trao những món quà lưu niệm cho các ân nhân đã đóng góp cho việc xây dựng ngôi nhà thờ này.
Niềm vui tiếp tục kéo dài bằng chương trình văn nghệ và chợ quê. Trước tiền đường nhà thờ, tiết mục múa vừa mới bắt đầu khai mạc, thì trời đổ mưa và gió lớn, nên phải dời vào bên trong. Cảnh tượng giờ đây trở nên nhốn nháo, người chạy xuôi, người chạy ngược tất bật, đầy lo lắng. Nhưng rồi vẫn an nhiên, thuận theo ý trời để trời mưa thì mặc trời mưa, gió to thì mặc gió to...Biết đâu trời đất muốn “nhảy mừng” diễn tả ân huệ Chúa tuôn đổ như mưa như mưa và thổi Thần Khí của Ngài xuống nhân trần để giúp con người biết bắt tay vào những công việc phải làm theo Thánh thần soi dẫn...
Mặc dù “thiên bất thời, địa bất lợi” nhưng không vì thế mà “nhân bất hòa”. Những gian hàng chợ quê với những món ăn dân dã, bình dị đã làm cho mọi người gần nhau hơn. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của Cha quản xứ cùng với giáo dân giáo xứ Sáo Cát, Lăng Cô đã giúp cho ngày lễ trọng đại cùng với những hoạt động của giáo xứ Hói Dừa diễn ra trong tình thần hiệp thông, huynh đệ sẻ chia.
Quá trình xây dựng ngôi nhà thờ Giáo xứ Hói Dừa gặp không ít khó khăn, thử thách. Vì thế, càng nhận biết sự mọn hèn của mình, trải qua nhiều thử thách, Cha quản xứ và cộng đoàn càng nhận ra những gì Chúa làm cho giáo xứ thật lớn lao, nhận thấy rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa trong suốt hành trình đã qua, để gìn giữ Đức tin và chăm sóc giáo xứ trong mọi ân huệ xác hồn. Với tất cả tâm tình đó, giờ đây “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới”. (Ep 3, 20).
Maria Thủy Tiên
Hói Dừa là một vùng quê nghèo khó đã một thời như sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Hôm nay trở lại Hói Dừa mọi người thực sự ấn tượng về hình ảnh đổi khác, nhà cửa, đường thôn, ngõ xóm khang trang rộng đẹp lên.
Đặc biệt, ngày 17 tháng 7 năm 2017 đã để lại dấu ấn đặc biệt trong trang sử của giáo xứ Hói Dừa thân yêu này. Ngôi thánh đường của bao mơ ước đã hoàn thành và được làm phép vào lúc 08g00 do Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này, còn có sự hiện diện của Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha trong và ngoài Giáo phận, đại diện nam nữ Tu sĩ các hội dòng và rất đông bà con Giáo dân từ khắp nơi về tham dự.
“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.
Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm”.(TV 126).
Xem Hình
Với khoảng thời gian 6 năm 9 tháng 10 ngày miệt mài xây dựng với biết bao công khó, nhọc nhằn đầy hy sinh, hẳn lòng mọi người trong cộng đoàn đang tràn ngập niềm vui và biết ơn sâu xa. Biết ơn Thiên Chúa, biết ơn các Đấng bậc trong Hội Thánh, biết ơn những ân nhân gần xa đã quảng đại giúp giáo xứ xây dựng Nhà thờ mới này.
Ngôi nhà thờ được Cung hiến hôm nay như là một món quà để mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và 10 năm thành lập giáo xứ Hói Dừa.
Mở đầu, mọi thành phần tham dự cùng tề tựu trước tiền đường ngôi Nhà Thờ mới, Cha quản xứ Bênêđictô Phạm Tuấn giới thiệu đôi nét lược sử về Giáo xứ Hói Dừa.
Đầu thế kỷ 20, khoảng 12 gia đình thuộc giáo xứ Phú Thượng, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, đã bồng bế dắt dìu nhau đi bộ, băng rừng vượt núi, trèo đèo Hải Vân, ra vùng đất Lăng Cô, kiếm kế sinh nhai.
Phía Tây của đầm Lăng Cô có một thung lũng dài men theo sườn núi. Núi tại đây có nhiều khe suối và những con lạch, có thác nước đổ xuống làm thành ba con hói lớn, đó là Hói Mít, Hói Cạn và Hói Dừa. Các giáo dân tiên khởi đã chọn Hói Dừa để làm nơi cư trú, an cư lạc nghiệp, xây dựng thôn làng.
Thuở mới khai canh, các giáo dân sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp như: trồng khoai sắn, cấy lúa, ươm dừa, tỉa mít. Và ngoài thời vụ, họ lên rừng đốn củi, đốt than, xẻ gỗ, bắt thú, đem về xuôi bán.
Vào năm 1892, giáo xứ Lăng Cô được thành lập, Cha sở tiên khởi là cố Nhơn. Và đến đầu thế kỷ 20, năm 1903, cố Nhơn đã chăm sóc mục vụ cho những giáo dân Hói Dừa và ngài đã dựng một nhà nguyện bằng tranh để làm nơi thờ phượng.
Năm 1906, cha Đặng Văn Dõng, cha sở Lăng Cô kiêm Hói Dừa, lợp ngói được nhà thờ. Ngài chọn Lễ Đức Bà Xuống Tuyết hay còn gọi Đức Bà Cả làm bổn mạng giáo xứ Hói Dừa.
Năm 1975, cha Batôlômêô Nguyễn Văn Phước làm quản xứ họ đạo Sáo Cát và họ Lăng Cô. Ngài tiếp tục kiêm nhiệm họ đạo Hói Dừa. Đến năm 1978, Cha Giuse Cái Hồng Phượng nhậm chức quản xứ Loan Lý, đồng thời ngài được Bề Trên Địa Phận giao trách vụ kiêm nhiệm giáo xứ Hói Dừa. Cha Giuse Cái Hồng Phượng giúp giáo dân Hói Dừa xây dựng một nhà thờ vào năm 1991. Nhà thờ này đã được Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, làm phép ngày 29/04/1992.
Đầu năm 1999, cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Hiệp được bổ nhiệm làm quản xứ Lăng Cô, kiêm Hói Dừa. Tại Hói Dừa, ngài xây nhà hội quán, lầu chuông, kéo dài nhà thờ và mở rộng hai cánh tả hữu.
Ngày 14/5/2007, cha Bênêđitô Phạm Tuấn nhậm chức quản xứ đầu tiên của giáo xứ Hói Dừa.
Ngày 05/08/2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đặt viên đã đầu tiên xây dựng Nhà thờ Hói Dừa.
Ngày 10/10/2010 bắt đầu khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới hoàn toàn bằng đá, có bề rộng 16m, dài 45m, với tháp chuông cao 40m vươn cao giữa trời xanh, mây ngàn gió núi....biểu tượng cho Đức tin kiên vững được vun đắp từng ngày.
Và hôm nay, ngày 17/07/2017, toàn thể giáo dân giáo xứ Hói Dừa hân hoan chào đón Đức tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh đến chủ sự nghi thức Làm phép Nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ.
Sau phần trình bày lược sử Giáo xứ Hói Dừa, Đức TGM Giuse ngỏ lời chào mừng và có những tâm tình với mọi người hiện diện.
Tiếp đến, Đức TGM Giuse, Cha Tổng Đại Diện Antôn, Cha Hạt trưởng Hải Vân, cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ và Cha Quản xứ Hói Dừa đã long trọng cắt băng khánh thành ngôi Nhà Thờ mới trong tiếng vỗ tay vui mừng của cộng đoàn hiện diện. Cha Quản xứ nhận chìa khóa từ Đức Tổng và mở cửa Nhà Thờ, mời gọi mọi người bước vào với tâm tình tri ân và cảm tạ Thiên Chúa trong tiếng chuông, tiếng trống vang lừng.
Thánh Lễ được bắt đầu qua việc Đức TGM Giuse rảy Nước Thánh trên Bàn Thờ, Nhà Thờ và Cộng đoàn hiện diện. Các bài đọc và bài Tin Mừng lần lượt được công bố.
Trong bài giảng, Đức TGM Giuse đã hết lời khen ngợi ngôi nhà thờ này là một kiến trúc độc đáo trong cả TGP Huế không có, nhà thờ bằng đá nói lên sự vững vàng và ổn định của đời sống đức tin, đá tượng trưng cho sự vững chắc. Theo Đức Cha, Nhà thờ này có một không gian rất phù hợp, nếu nói theo phong thủy là công trình hợp phong thủy, nhưng ngài không cố ý nói phong thủy ở đây như một cái khoa mà người Công Giáo cho là mê tín dị đoan. Phong thủy ở đây được hiểu là một nghệ thuật đưa một công trình của con người vào trong các yếu tố thiên nhiên làm thế nào để có được một điều kiện thuận lợi nhất cho sự sống. Chung quanh nhà thờ là núi, núi tượng trưng cho sự vững vàng như trong Thánh vịnh có câu: “Chúa là núi đá cho con trú ẩn” (TV 19,15). Chẳng những cơ sở nhà bằng đá vững vàng mà chính vị quản xứ đầu tiên tinh thần cũng bằng đá.
Mọi người chúng ta hôm nay đều vui nhưng có lẽ những người vui đặc biệt hơn cả là những vị ân nhân của giáo xứ...đã đóng góp để làm nên công trình ngày hôm nay bằng lòng quảng đại bằng sự hy sinh.
Qua câu hình ảnh Chúa Giêsu phản ứng mạnh mẽ, đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ, Đức Tổng muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta không chỉ xây dựng ngôi nhà thờ bằng tiền bạc, bằng đá theo kiểu "giàu thì làm kép, đẹp thì làm đơn" mà phải sống lối sống của đền thờ, đem tinh thần đền thờ đi khắp mọi nơi.
Đức Tổng cũng đưa ra những gợi ý với cộng đoàn tham dự: Nhà thờ là nơi mọi người đến có chỗ ngồi như nhau, được trân trọng như nhau, được nghe Lời Chúa và có sứ mệnh như nhau, yêu thương nhau và coi mọi người như anh em. Nhà Thờ chính là nhà cầu nguyện, là nơi quy tụ con cái Chúa mỗi ngày, biểu tượng của sự hiệp nhất và tinh thần hiệp thông. Chính vì lẽ đó, khi hiện diện trong ngôi nhà thờ, mỗi người cần phải luôn có tinh thần hòa thuận, phải loại trừ tinh thần chia rẽ, bè phái và bất hòa trong cộng đoàn.
Chính vì thế, hiện diện trong nhà thờ đã đẹp nó càng đẹp hơn khi mang tinh thần của nhà thờ đi xa thật xa.
Kết thúc bài chia sẻ, Đức TGM Giuse cầu chúc cho mỗi người chúng ta không chỉ vui trong ngày khánh thành hôm nay mà phải mang niềm vui đi đôi với sứ mệnh và ước gì nhà thờ trong lòng chúng ta cũng vững vàng như chính nhà thờ ngôi nhà thờ đá Hói Dừa.
Tiếp đến, Đức Tổng cử hành nghi thức Cung Hiến Bàn Thờ và Làm Phép Nhà Thờ gồm: Kinh Cầu Các Thánh, Xức Dầu, Xông Hương và Thắp Sáng Bàn Thờ. Sau đó, Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Theo đó, xương thánh được đặt tại bàn thờ chính của nhà thờ để tôn kính là xương của Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, Ngài là một trong số chín thánh tử đạo Việt Nam xuất thân từ hàng ngũ quân nhân, sinh vào khoảng năm 1825 tại làng Phan Xá, tỉnh Quảng Trị.Ngày 06/10/1858, ngài bị điệu đi xử trảm tại pháp trường An Hòa (Huế). Ngày 02/5/1909, Ðức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ngài lên hàng Chân Phước. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.
Thánh Lễ diễn ra long trọng và thấm đượm tình sốt mến của cộng đoàn tham dự. Niềm vui trên được nổi bật trên khuôn mặt mỗi người, nhất là trên khuôn mặt bà con giáo dân thuộc Giáo xứ Hói Dừa, vì giờ đây họ đã có được nơi thờ phượng xứng hợp, ghi lại dấu ấn ko bao giờ phai mờ mà họ mãi vui với kỷ niệm của ngày hôm nay.
Cuối Thánh Lễ, Cha Quản xứ đã cám ơn Đức Tổng Giuse và nhân dịp này ngài cũng gửi lời cám ơn đến Đức Tổng Stephano và Đức Tổng Phanxicô Xaviê, cha Tổng đại diện Antôn, Cha Etcharren (nguyên Bề Trên Hội Thừa sai Paris).
Sau lời cám ơn của Cha Quản xứ, một vị đại diện giáo xứ đã dâng những lời tri ân lên quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ nam nữ, quý Ân nhân xa gần và Bà Con giáo dân đã hiệp ý cầu nguyện, giúp đỡ vật chất, để có được ngôi nhà thờ khang trang như ngày hôm nay.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Giuse chúc mừng Giáo xứ và ưu ái ban phép lành cho toàn thể Cộng đoàn tham dự.
Lòng người rất vui khi hôm nay Hói Dừa không còn là vùng quê xa xôi nghèo khó như trước mà đang từng bước “thay da đổi thịt”.
Tuy là giáo xứ không đông về số lượng giáo dân, trên danh nghĩa gần 600 giáo dân nhưng cơ sở vật chất được xây dựng khang trang với quần thể kiến trúc được làm bằng nhiều loại đá khác nhau từ nhà thờ, bàn thờ, nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo lý, nhà cấp phát thuốc cho đến ghế ngồi chủ tế, tòa giải tội....
Nhìn bầu trời trong xanh, tươi sáng hôm nay, lòng người tham dự không ngừng tạ ơn Chúa đã cho qua một đêm bình an với nhiều nỗi lo lắng về thời tiết bất thường ngày giữa những ngày hè của miền Trung này.
Trong niềm vui trọng đại này, giáo xứ Hói Dừa đã không quên những công ơn to lớn của các bậc tiền nhân, điều đó được bày tỏ qua Thánh lễ tri ân các bậc tiền nhân đạo cũng như đời vào lúc 18g00 ngày 16/07/2017, do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên tổng Giám mục TGP Huế chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 30 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng nhiều khách mời và giáo dân tham dự.
Trước thánh lễ, vị đại diện giáo xứ đã đứng trước bàn thờ kính nhớ tiên nhân với bài văn tế rất ý nghĩa hướng về những bậc đã khai khẩn mảnh đất này và các linh mục đã phục vụ trong giai đoạn khó khăn của buổi ban đầu...Nghi thức tôn nghiêm này cần thiết để nhắc nhở,ôn lại quá trình tiên nhân để lại cho con cháu.
Sau thánh lễ, Cha quản xứ Bênêđictô đã cám ơn Đức tổng và đặc biệt trao những món quà lưu niệm cho các ân nhân đã đóng góp cho việc xây dựng ngôi nhà thờ này.
Niềm vui tiếp tục kéo dài bằng chương trình văn nghệ và chợ quê. Trước tiền đường nhà thờ, tiết mục múa vừa mới bắt đầu khai mạc, thì trời đổ mưa và gió lớn, nên phải dời vào bên trong. Cảnh tượng giờ đây trở nên nhốn nháo, người chạy xuôi, người chạy ngược tất bật, đầy lo lắng. Nhưng rồi vẫn an nhiên, thuận theo ý trời để trời mưa thì mặc trời mưa, gió to thì mặc gió to...Biết đâu trời đất muốn “nhảy mừng” diễn tả ân huệ Chúa tuôn đổ như mưa như mưa và thổi Thần Khí của Ngài xuống nhân trần để giúp con người biết bắt tay vào những công việc phải làm theo Thánh thần soi dẫn...
Mặc dù “thiên bất thời, địa bất lợi” nhưng không vì thế mà “nhân bất hòa”. Những gian hàng chợ quê với những món ăn dân dã, bình dị đã làm cho mọi người gần nhau hơn. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của Cha quản xứ cùng với giáo dân giáo xứ Sáo Cát, Lăng Cô đã giúp cho ngày lễ trọng đại cùng với những hoạt động của giáo xứ Hói Dừa diễn ra trong tình thần hiệp thông, huynh đệ sẻ chia.
Quá trình xây dựng ngôi nhà thờ Giáo xứ Hói Dừa gặp không ít khó khăn, thử thách. Vì thế, càng nhận biết sự mọn hèn của mình, trải qua nhiều thử thách, Cha quản xứ và cộng đoàn càng nhận ra những gì Chúa làm cho giáo xứ thật lớn lao, nhận thấy rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa trong suốt hành trình đã qua, để gìn giữ Đức tin và chăm sóc giáo xứ trong mọi ân huệ xác hồn. Với tất cả tâm tình đó, giờ đây “Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới”. (Ep 3, 20).
Maria Thủy Tiên