Theo tiết lộ của một nhà đối kháng có liên hệ chặt chẽ với giới quân đội và tình báo Bắc Kinh, Trung cộng hiện có gần 25 ngàn nhân viên tình báo và hơn 15 ngàn nhân viên đã được tuyển mộ kể từ 2012 để gia tăng hoạt động tình báo ngay tại Mỹ.
Ông Quách Vương Hội (Guo Wengui) , một thương gia tỉ phú người đã cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh vài tháng trước đây vừa nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đã từng có những quan hệ mật thiết với Bộ Công An (MSS), cơ quan tình báo nhân dân, và cơ quan tình báo quân đội của PLA (Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng).
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với người Mỹ, qua người thông dịch, ông này nói "Tôi biết rất, rất rõ về hệ thống tình báo Trung cộng. Tôi có thông tin với chi tiết của từng phút về cách họ hoạt động ra sao"
Ông Quách nói rằng ông đã tìm biết được những hoạt động tình báo của Trung cộng qua cựu thứ trưởng MSS là Mã Kiên (Ma Jian) , và cựu chỉ huy trưởng tình báo quân đội của PLA là Lý Thương Đệ (Ji Shengde). Mã khi đó là giám đốc Phòng 8 của MSS, chịu trách nhiệm điều hành bộ phận phản gián chống lại những mục tiêu nước ngoài, gồm cả những nhà ngoại giao, thương gia, và phóng viên báo chí- cho đến khi ông bị bứng rễ sau cuộc tranh giành quyền lực tại Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2015. Mã đã bị đuổi ra khỏi đảng CS và bị tống giam kể từ tháng Giêng.
Ông Quách nói Mã đã bị tống giam vì ông đã khám phá nhiều chi tiết về hành động tham nhũng của một cán bộ cao cấp trong bộ phận chống tham nhũng là ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan). Ông Mã, trong một đoạn video đã được nhà cầm quyền Trung cộng cho phát hành vài tuần trước đây nói rằng ông đã cùng làm việc với Quách để tiếp tay cho giới an ninh Trung cộng.
Nói về chỉ huy trưởng tình báo quân đội Lý, Quách nói rằng ông có liên hệ mật thiết với ông này và đã từ chối yêu cầu cộng tác với Lý trong việc buôn lậu cho cơ quan tình báo quân đội được biết đến dưới danh xưng 2PLA.
Tên của ông Lý đã được nhắc đến trong một vụ tai tiếng ở thập niên 1990, trong vụ Trung cộng dính líu đến việc đóng góp cho quỹ vận động tái ứng cử của Bill Clinton. Hiện ông vẫn còn một án tử hình đang bị treo bởi toàn án quân sự Trung cộng về tội hối lộ và gây quỹ bất hợp pháp. Lý hiện còn ở Trung cộng nhưng vợ ông thì lại sống ở Los Angeles. Quách cho biết ông đã chi trả tiền cho ông Lý trong vòng 25 năm, phần nào cho việc Trung cộng xử dụng những doanh nghiệp trong việc yểm trợ các hoạt đồng tình báo. Ông nói "Tôi biết Mã Kiên đã hoạt động trong ngành an ninh trên 30 năm. Và ông ta phụ trách công tác đưa gián điệp ra ngoại quốc cũng như hoạt động phản gián, hoặc công tác đương đầu với Mỹ. Vì vậy Mã Kiên biết tất cả mọi việc liên quan đến Mỹ.
Quách là một nhà đầu tư bất động sản, đã trốn ra khỏi Trung cộng từ 2015. Hiện ông đang định cư ở thành phố New York, từ tháng Giêng đã trở thành một mục tiêu trong chiến dịch truy lùng của nhà cầm quyền Trung cộng nhằm bịt miệng ông.
Vào tháng Năm, hai cán bộ cao cấp của Trung cộng đã đến Mỹ để cố ép Quách giữ im lặng, không tiết lộ những bí mật về nạn tham nhũng của các cán bộ cao cấp Trung cộng, cũng như chi tiết về các hoạt động tình báo.
Hai cán bộ này, thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lý Quân (Sun Lijun), và phụ tá của ông này là Lưu Diên Phương (Liu Yanpang) cũng đã cố thuyết phục các viên chức chính quyền của Trump cưỡng bức Quách trở về Trung cộng đang lúc xảy ra những cáo buộc tham nhũng.
Liưu đã bị FBI bắt vì tội vi phạm các quy định về thị thực, điện thoại di động và máy tính xách tay của ông đã bị tịch thu trước khi các cán bộ Trung Quốc được phép rời khỏi nước Mỹ.
Các cán bộ Trung cộng, trong các cuộc họp ở Washington và New York cũng như qua điện thoại đã đe dọa ông Quách, gia đình và các cộng sự của ông, họ nói rằng nếu Quách giữ im lặng, chính phủ sẽ giải toả tài sản trị giá khoảng 17 tỷ đô Mỹ của ông hiện đang bị phong toả tại Trung cộng.
Vài tháng trước, ông Quách dưới tên Miles Kwok, đã bắt đầu đưa lên những đoạn video dài lê thê trên Twitter và YouTube để tiết lộ những gì ông biết về hành vi tham nhũng và tình báo tại Trung cộng (xem một đoạn có phụ đề tiếng Anh
Một trong những tiết lộ nảy lửa trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến Vương Kỳ Sơn, hiện là người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng của nhà cầm quyền Trung cộng và là thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung cộng, tập thể độc tài hiện đang điều hành Trung Quốc.
Theo ông Quách, Vương đã bí mật đầu tư vào bất động sản ở California kể từ cuối thập niên 1980 và đã xử dụng 30 triệu đô Mỹ để mua 111 căn nhà hiện có tổng giá trị khoảng 2 đến 3 tỷ đô Mỹ.
Ông Quách nói, ông đang có kế hoạch liệt kê các khoản đầu tư của Vương tại Anh trong một video sẽ được công bố vào tuần tới. Khu nhà ở bao gồm nhà ở và các khu chung cư ở Washington và Bethesda bên bờ đông, ở California có Los Angeles, San Jose, Cupertino, Sunnyvale, Palo Alto, San Carlos và San Francisco. Video này cũng cho thấy một loạt các biệt thự thuộc sở hữu của người trong gia tộc ông Vương tại Saratoga, Calif. Tổng cộng các căn nhà này có chi phí lên đến 12 triệu đô la và trị giá của chúng hiện nay là 30 triệu đô la.
Theo ông Quách, Vương Kỳ Sơn là cán bộ đã được chỉ định vào chức vụ lãnh đạo cao cấp bộ phận tài chính Trung Cộng do Thủ tướng Chu Dung Cơ ( Zhu Rongji), người đã từ chức năm 2003.
Ông Quách còn nói đã có nguyên một khu phố ở California gồm 14 căn nhà thuộc sở hữu của Vương hay người nhà của ông ta, được trang bị những bồn chứa ngầm đặc biệt dưới mặt đất, vốn được xử dụng làm nơi chứa nữ trang và tài liệu. Quách nói "Nếu cơ quan FBI có thể vào đó và lấy được những tài liệu này, thì có thể đàm phán được với chính quyền Trung cộng".
Ông nói ông dự định tiết lộ thêm chi tiết về cáo buộc tham nhũng của bốn nhà lãnh đạo Trung Cộng khác, gồm có Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), một thành viên Bộ Chính trị nhưng không phải là Uỷ viên thường vụ, và Hứa Quốc Cường (He Guoqiang),cán bộ về hưu, người phụ trách công an và tòa án.
Ông nói: "Trong tương lai, tôi sẽ trình báo về hai thành viên đương nhiệm khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cũng như hai cựu thành viên trước đây của Uỷ Ban này.
Liên quan đến một bài báo trong tạp chí Foreign Affairs về việc một thương gia đại diện cho phe lãnh đạo ở Bắc Kinh, Quách phủ nhận báo cáo này. Ông nói ông bắt đầu nói ra như là một phần trong nỗ lực dài hạn nhằm đem lại cải cách dân chủ cho Trung cộng.
"Điều tôi muốn làm là thay đổi toàn bộ hệ thống, đó mới là điều tôi muốn", ông nói.
Ông Quách còn nói rằng cảnh sát Trung Cộng đã giết người anh trai của ông và năm 1989, khi Trung Cộng kêu gọi quân đội hạ gục những người biểu tình ủng hộ dân chủ không vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn, ông cũng đã bị tống giam tới 22 tháng.
"Tôi đã chuẩn bị từ đó đến giờ. Tôi muốn thay đổi chính quyền Trung cộng. Chắc chắn, chính quyền Trung Cộng là bọn mafia".
Quách nói rằng các hoạt động tình báo của Trung Cộng tại Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ sau khi Đại hội Đảng Cộng sản năm 2012 đã đưa lãnh đạo hiện nay là Tập Cận Bình lên nắm quyền.
"Trước năm 2012, Trung Cộng được khoảngnói chung đã có khoảng 10.000 đến 20.000 nhân viên đang hoạt động tại Hoa Kỳ", ông nói. "Các nhân viên này đã được gửi đến làm việc tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 50 năm, và họ đang làm việc ở trạng thái phòng thủ."
Theo thương gia này, mạng lưới tình báo phòng thủ trước đây chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu về Mỹ. Những hoạt này động này vào năm 2012 đã chuyển sang "tấn công" bằng gián điệp..
"Bằng những hoạt động gây hấn, ý tôi muốn nói đến việc họ chuẩn bị để tiêu diệt Hoa Kỳ theo cách mà họ có thể", ông Quách nói.
Ngân sách Trung cộng cho việc thu thập thông tin tình báo trước năm 2012 chỉ vào khoảng 600 triệu đô la cho mỗi năm.
Đến năm 2012, giới lãnh đạo Trung cộng đã đưa ra quyết định đưa thêm 5 ngàn điệp viên sang Mỹ. "Một số này đã được gởi đến dưới dạng sinh viên, một số là thương gia, và một số là người nhập cư, tổng cộng có chừng 5 ngàn người", theo lời ông Quách.
"Thêm vào đó, họ đã tăng từ con số 15 ngàn đến 18 ngàn gián điệp khác, số người này không được trực tiếp gởi sang mà được khai triển ngay tại Mỹ."
Các điệp viên được tuyển dụng không chỉ giới hạn trong giới Á Châu và người Mỹ gốc Hoa mà còn có cả các nhóm sắc tộc khác, bao gồm người gốc Tây Ban Nha, dân da đen và da trắng.
Ông nói: "Hiện giờ ngân sách đã lên đến từ 3 đến 4 tỷ đô la mỗi năm, và đây là thông tin chỉ cách đây một tháng.
Ông Quách cho biết các cơ quan phản gián Mỹ đang phải đối mặt với một số vấn đề, chủ yếu là nạn thiếu kiến thức về các cơ quan tình báo Trung cộng.
Ông nói "Quý vị không biết tổ chức nào ở Trung cộng có trách nhiệm cho việc đưa những gián điệp này đến, việc quản lý họ như thế nào, và với mục đích gì. Thế nhưng, đối với Trung cộng, các phương pháp của họ không phải là điều mà Hoa Kỳ có thể hiểu được."
"Những gián điệp này, khi đến Mỹ, họ có thể lang chạ, có thể bỏ thuốc độc vào ly rượu của bạn để giết bạn, hoàn toàn vô đạo đức", ông nói.
Phát ngôn viên của FBI, ông Matthew Bertron đã từ chối bình luận. Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung cộng không trả lời email xin được nghe bình luận.
Các sĩ quan tình báo Trung cộng được gửi đến Hoa Kỳ bị MSS kiểm soát bằng cách giữ tất cả các thân nhân trong gia đình và họ hàng của họ làm con tin.
Các mục tiêu tình báo của Trung cộng bao gồm một số khu vực chiến lược của Mỹ.
"Trước tiên là để thu thập kỹ thuật liên quan đến vũ khí quân sự, đây chính là ưu tiên số 1", ông Quách nói.
Thứ hai, tình báo Trung cộng đang tham gia vào việc "mua chuộc" các giới chức cấp cao của Mỹ, còn mục tiêu thứ ba là mua chuộc những thân nhân của giới thượng lưu về chính trị hoặc kinh doanh Mỹ "với ý định thu thập thông tin tình báo và đưa ra những thỏa thuận lớn về kinh doanh có lợi cho Trung cộng", ông nói.
Ưu tiên thứ tư là xâm nhập hệ thống Internet của Mỹ và cơ sở hạ tầng quan trọng bằng cách cấy vào đó những nhu liệu độc hại.
"Và họ đã thành công trong việc xâm nhập vào tất cả các cơ sở cung cấp vũ khí phòng thủ chủ yếu của chính phủ Mỹ", ông Quách nói thêm rằng "quy mô hoạt động của họ thật đáng king ngạc"
Ông Quách nói Mã, thứ trưởng cơ quan MSS, nói với ông rằng có sự thay đổi lớn từ phía Trung cộng là mở rộng phạm vi tuyển dụng nhân viên từ người châu Á sang các sắc tộc chính thống.
"Đây là mối nguy hiểm lớn nhất " ông nói. " Một điều rõ ràng là tình trạng ngày càng trở nên nguy cấp. Mỹ tuy có những vũ khí tốt nhất trong kho vũ khí của mình, chẳng hạn như vũ khí lazer, vv nhưng hệ thống gián điệp của Trung cộng đã xâm nhập vào dòng chính của hệ thống quốc phòng Mỹ với những mã độc của họ và mọi thứ khác."
"Mỹ đang rỉ máu mà không biết rằng sớm hay muộn mình sẽ cạn máu", ông Quách cảnh cáo.
Ngoài ra, Mỹ còn phụ thuộc quá mức vào ngành tình báo bằng kỹ thuật, trong khi Trung cộng lại có lợi thế không cân xứng trong việc sử dụng hàng chục ngàn gián điệp người thật.
Trung cộng cũng đang phá hoại Mỹ bằng cách hợp tác với những chế độ gian trá, chẳng hạn như Bắc Hàn và Iran.
"Ông nói: "Vì vậy, trong trận chiến giữa những kẻ gian trá và một quân tử, kẻ gian trá sẽ luôn luôn giành phần thắng, bởi vì quân tử thì chiến đấu một cuộc chiến có nhân văn. Kẻ tiểu nhân lại không chiến đấu một cuộc chiến nhân văn như thế."
Ông Quách cho biết lần đầu tiên ông đến Mỹ vào năm 1983 khi ông 13 tuổi và sau đó đã trở lại nhiều lần.
"Tôi yêu dân tộc tôi, yêu đất nước tôi, nhưng tôi ghét Đảng Cộng sản", ông nói.
Ông Quách chưa đào tị đến Mỹ và có một vài hộ chiếu nước khác. Thông tin của ông có thể cung cấp một số dữ liệu cho giới hoạch định chính sách và các nhà phân tích tình báo của chính phủ Mỹ.
Một thí dụ như khi nói về Bắc Hàn, Ông Quách nói ông thường xuyên ghé thăm quốc gia này và đã biết mọi thành viên của gia đình Kim Jong Un.
"Tất cả các mậu dịch giữa Bắc Hàn và Trung cộng đều được điều hành bởi người nhà của gia tộc đang cầm quyền ", ông lưu ý rằng việc Mỹ cứ khăng khăng dựa vào chính phủ Trung cộng để đối phó với Bắc Triều Tiên là một việc" điên cuồng ".
Tại Hồng Kông, cơ quan MSS đã cử thêm 3 ngàn nhân viên tình báo tới thuộc địa của Anh sau vụ kiện tháng 5 năm 2013 liên quan đến nhân viên làm theo giao kèo của Bộ Nội An Mỹ (NSA) là Edward Snowden, người đã trốn sang Hồng Kông sau khi ăn cắp 1.7 triệu tài liệu bí mật của cơ quan này.
Các nhân viên MSS đã được Mã Kiên điều đến sau khi sở gián điệp biết được rằng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông đã lưu trữ khoảng 2,600 nhân viên Mỹ.
"Văn phòng mà họ phục vụ chính là Phòng An ninh Hồng Kông", ông Quách lưu ý rằng trước thời điểm đó "phòng này trước đây chỉ áp dụng phương pháp hoạt động tình báo theo kiểu "không trúng thì trật".
"Họ đã tăng cường và cho đến bây giờ chỉ ở Hồng Kông thôi cũng đã có 10 ngàn nhân viên (tình báo) đang hoạt động"
Ông Quách nói người Mỹ cần phải hiểu rằng Trung cộng không được cai trị bởi một chính phủ bình thường.
"Quý vị nên xem họ như một tổ chức giống như mafia vậy" ông nói.
Thứ hai, để hiểu Trung cộng, người Mỹ cần phải nghiên cứu các thân nhân của tầng lớp thượng lưu cầm quyền ở Trung cộng.
Ông nói: "Một khi quý vị biết được lợi nhuận của những nhân vậy quyền lực này và biết các thành viên trong gia đình họ, quý vị sẽ hiểu được chế độ này nó hoạt động như thế nào.
Ông Quách hy vọng Mỹ sẽ thức tỉnh trước mối đe dọa của chế độ cộng sản Trung cộng và kế hoạch của nó nhằm hạ bệ trật tự quốc tế hiện do Mỹ lãnh đạo.
"Nếu mối quan hệ này không được quản lý tốt, tôi nghĩ toàn bộ nhân loại sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn lao", ông nói. "Biện pháp giải quyết hiện được giới cầm quyền Hoa Kỳ chọn cũng tương tự như tự sát mà thôi."
Ông Quách cảnh báo về hiểm hoạ của một thế giới bị chi phối bởi hệ thống phi dân chủ hiện tại của Trung cộng.
"Nếu chúng ta không có Mỹ thực hiện việc kiểm soát hệ thống thế giới, nó sẽ biến thành một nơi con người ăn tươi nuốt sống lẫn nhau", ông nói.
Bà Michelle Van Cleave, cựu giám đốc cơ quan phản gián quốc gia dưới thời chính quyền George W. Bush, cho biết Trung cộng hiện đang chuẩn bị leo thang về gián điệp và những hoạt động nhằm chống lại Mỹ.
Bà nhắc nhở: "Hãy nhớ rằng họ đã trộm cắp qua mạng được khoảng 22 triệu hồ sơ nhân sự từ Phòng Quản lý Nhân sự (OPM). Trung cộng bây giờ đã có một danh sách chi tiết của đa số nếu không muốn nói là tất cả các nhà thầu và nhân viên chính phủ Mỹ nào có quyền truy cập vào thông tin mật, cộng với danh sách bạn bè, đồng sự hoặc đồng nghiệp của họ, những người có thể là những cửa ngõ hữu ích hoặc một tài sản tiềm năng trong quyền hạn của chính họ".
Ông Van Cleave cho biết, số liệu OPM rất có thể sẽ được tình báo Trung cộng xử dụng để ép buộc, tống tiền, hoặc tuyển dụng các nguồn nhân lực mới cho cơ sở hạ tầng gián điệp đã được mở rộng.
Bà nói: "Hoạt động gián điệp mạng và con người vốn đi đôi với nhau - và Trung cộng nổi trội hơn cả về điều này". "Chúng ta cần gấp rút một sự hiểu biết rõ rệt hơn về họ đang làm gì và làm bằng cách nào- và một chiến lược để ngăn chặn họ - bởi vì các hoạt động tình báo của Trung cộng ngay tại Mỹ đang có xu hướng tệ hại hơn nhiều".
Cựu chuyên viên phản gián FBI là I.C. Smith nói rằng số lượng lớn nhân viên (tình báo)của MSS có thể là một ước tính hợp lý nếu con số này bao gồm những người Trung cộng làm việc không chính thức cho cơ quan này như sinh viên, thường trú nhân, du khách và những người khác.
"Trung cộng không phải là bạn của chúng ta và họ sẽ không bao giờ trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới chừng nào đảng CS (ĐCSTQ) còn nắm quyền", ông Smith tuyên bố.
Ông nói "đó là một chế độ công an trị đầy tham nhũng, vô đạo đức và phạm pháp, được điều hành bởi một tầng lớp tinh nhuệ đầy quyền lực, mỗi giờ đồng hồ họ thức chỉ là để tìm cách tận dụng chức vụ của mình và để duy trì quyền lực.
Ông Quách Vương Hội (Guo Wengui) , một thương gia tỉ phú người đã cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh vài tháng trước đây vừa nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đã từng có những quan hệ mật thiết với Bộ Công An (MSS), cơ quan tình báo nhân dân, và cơ quan tình báo quân đội của PLA (Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng).
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với người Mỹ, qua người thông dịch, ông này nói "Tôi biết rất, rất rõ về hệ thống tình báo Trung cộng. Tôi có thông tin với chi tiết của từng phút về cách họ hoạt động ra sao"
Ông Quách nói rằng ông đã tìm biết được những hoạt động tình báo của Trung cộng qua cựu thứ trưởng MSS là Mã Kiên (Ma Jian) , và cựu chỉ huy trưởng tình báo quân đội của PLA là Lý Thương Đệ (Ji Shengde). Mã khi đó là giám đốc Phòng 8 của MSS, chịu trách nhiệm điều hành bộ phận phản gián chống lại những mục tiêu nước ngoài, gồm cả những nhà ngoại giao, thương gia, và phóng viên báo chí- cho đến khi ông bị bứng rễ sau cuộc tranh giành quyền lực tại Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2015. Mã đã bị đuổi ra khỏi đảng CS và bị tống giam kể từ tháng Giêng.
Ông Quách nói Mã đã bị tống giam vì ông đã khám phá nhiều chi tiết về hành động tham nhũng của một cán bộ cao cấp trong bộ phận chống tham nhũng là ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan). Ông Mã, trong một đoạn video đã được nhà cầm quyền Trung cộng cho phát hành vài tuần trước đây nói rằng ông đã cùng làm việc với Quách để tiếp tay cho giới an ninh Trung cộng.
Nói về chỉ huy trưởng tình báo quân đội Lý, Quách nói rằng ông có liên hệ mật thiết với ông này và đã từ chối yêu cầu cộng tác với Lý trong việc buôn lậu cho cơ quan tình báo quân đội được biết đến dưới danh xưng 2PLA.
Tên của ông Lý đã được nhắc đến trong một vụ tai tiếng ở thập niên 1990, trong vụ Trung cộng dính líu đến việc đóng góp cho quỹ vận động tái ứng cử của Bill Clinton. Hiện ông vẫn còn một án tử hình đang bị treo bởi toàn án quân sự Trung cộng về tội hối lộ và gây quỹ bất hợp pháp. Lý hiện còn ở Trung cộng nhưng vợ ông thì lại sống ở Los Angeles. Quách cho biết ông đã chi trả tiền cho ông Lý trong vòng 25 năm, phần nào cho việc Trung cộng xử dụng những doanh nghiệp trong việc yểm trợ các hoạt đồng tình báo. Ông nói "Tôi biết Mã Kiên đã hoạt động trong ngành an ninh trên 30 năm. Và ông ta phụ trách công tác đưa gián điệp ra ngoại quốc cũng như hoạt động phản gián, hoặc công tác đương đầu với Mỹ. Vì vậy Mã Kiên biết tất cả mọi việc liên quan đến Mỹ.
Quách là một nhà đầu tư bất động sản, đã trốn ra khỏi Trung cộng từ 2015. Hiện ông đang định cư ở thành phố New York, từ tháng Giêng đã trở thành một mục tiêu trong chiến dịch truy lùng của nhà cầm quyền Trung cộng nhằm bịt miệng ông.
Vào tháng Năm, hai cán bộ cao cấp của Trung cộng đã đến Mỹ để cố ép Quách giữ im lặng, không tiết lộ những bí mật về nạn tham nhũng của các cán bộ cao cấp Trung cộng, cũng như chi tiết về các hoạt động tình báo.
Hai cán bộ này, thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lý Quân (Sun Lijun), và phụ tá của ông này là Lưu Diên Phương (Liu Yanpang) cũng đã cố thuyết phục các viên chức chính quyền của Trump cưỡng bức Quách trở về Trung cộng đang lúc xảy ra những cáo buộc tham nhũng.
Liưu đã bị FBI bắt vì tội vi phạm các quy định về thị thực, điện thoại di động và máy tính xách tay của ông đã bị tịch thu trước khi các cán bộ Trung Quốc được phép rời khỏi nước Mỹ.
Các cán bộ Trung cộng, trong các cuộc họp ở Washington và New York cũng như qua điện thoại đã đe dọa ông Quách, gia đình và các cộng sự của ông, họ nói rằng nếu Quách giữ im lặng, chính phủ sẽ giải toả tài sản trị giá khoảng 17 tỷ đô Mỹ của ông hiện đang bị phong toả tại Trung cộng.
Vài tháng trước, ông Quách dưới tên Miles Kwok, đã bắt đầu đưa lên những đoạn video dài lê thê trên Twitter và YouTube để tiết lộ những gì ông biết về hành vi tham nhũng và tình báo tại Trung cộng (xem một đoạn có phụ đề tiếng Anh
Một trong những tiết lộ nảy lửa trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến Vương Kỳ Sơn, hiện là người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng của nhà cầm quyền Trung cộng và là thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung cộng, tập thể độc tài hiện đang điều hành Trung Quốc.
Theo ông Quách, Vương đã bí mật đầu tư vào bất động sản ở California kể từ cuối thập niên 1980 và đã xử dụng 30 triệu đô Mỹ để mua 111 căn nhà hiện có tổng giá trị khoảng 2 đến 3 tỷ đô Mỹ.
Ông Quách nói, ông đang có kế hoạch liệt kê các khoản đầu tư của Vương tại Anh trong một video sẽ được công bố vào tuần tới. Khu nhà ở bao gồm nhà ở và các khu chung cư ở Washington và Bethesda bên bờ đông, ở California có Los Angeles, San Jose, Cupertino, Sunnyvale, Palo Alto, San Carlos và San Francisco. Video này cũng cho thấy một loạt các biệt thự thuộc sở hữu của người trong gia tộc ông Vương tại Saratoga, Calif. Tổng cộng các căn nhà này có chi phí lên đến 12 triệu đô la và trị giá của chúng hiện nay là 30 triệu đô la.
Theo ông Quách, Vương Kỳ Sơn là cán bộ đã được chỉ định vào chức vụ lãnh đạo cao cấp bộ phận tài chính Trung Cộng do Thủ tướng Chu Dung Cơ ( Zhu Rongji), người đã từ chức năm 2003.
Ông Quách còn nói đã có nguyên một khu phố ở California gồm 14 căn nhà thuộc sở hữu của Vương hay người nhà của ông ta, được trang bị những bồn chứa ngầm đặc biệt dưới mặt đất, vốn được xử dụng làm nơi chứa nữ trang và tài liệu. Quách nói "Nếu cơ quan FBI có thể vào đó và lấy được những tài liệu này, thì có thể đàm phán được với chính quyền Trung cộng".
Ông nói ông dự định tiết lộ thêm chi tiết về cáo buộc tham nhũng của bốn nhà lãnh đạo Trung Cộng khác, gồm có Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), một thành viên Bộ Chính trị nhưng không phải là Uỷ viên thường vụ, và Hứa Quốc Cường (He Guoqiang),cán bộ về hưu, người phụ trách công an và tòa án.
Ông nói: "Trong tương lai, tôi sẽ trình báo về hai thành viên đương nhiệm khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cũng như hai cựu thành viên trước đây của Uỷ Ban này.
Liên quan đến một bài báo trong tạp chí Foreign Affairs về việc một thương gia đại diện cho phe lãnh đạo ở Bắc Kinh, Quách phủ nhận báo cáo này. Ông nói ông bắt đầu nói ra như là một phần trong nỗ lực dài hạn nhằm đem lại cải cách dân chủ cho Trung cộng.
"Điều tôi muốn làm là thay đổi toàn bộ hệ thống, đó mới là điều tôi muốn", ông nói.
Ông Quách còn nói rằng cảnh sát Trung Cộng đã giết người anh trai của ông và năm 1989, khi Trung Cộng kêu gọi quân đội hạ gục những người biểu tình ủng hộ dân chủ không vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn, ông cũng đã bị tống giam tới 22 tháng.
"Tôi đã chuẩn bị từ đó đến giờ. Tôi muốn thay đổi chính quyền Trung cộng. Chắc chắn, chính quyền Trung Cộng là bọn mafia".
Quách nói rằng các hoạt động tình báo của Trung Cộng tại Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ sau khi Đại hội Đảng Cộng sản năm 2012 đã đưa lãnh đạo hiện nay là Tập Cận Bình lên nắm quyền.
"Trước năm 2012, Trung Cộng được khoảngnói chung đã có khoảng 10.000 đến 20.000 nhân viên đang hoạt động tại Hoa Kỳ", ông nói. "Các nhân viên này đã được gửi đến làm việc tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 50 năm, và họ đang làm việc ở trạng thái phòng thủ."
Theo thương gia này, mạng lưới tình báo phòng thủ trước đây chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu về Mỹ. Những hoạt này động này vào năm 2012 đã chuyển sang "tấn công" bằng gián điệp..
"Bằng những hoạt động gây hấn, ý tôi muốn nói đến việc họ chuẩn bị để tiêu diệt Hoa Kỳ theo cách mà họ có thể", ông Quách nói.
Ngân sách Trung cộng cho việc thu thập thông tin tình báo trước năm 2012 chỉ vào khoảng 600 triệu đô la cho mỗi năm.
Đến năm 2012, giới lãnh đạo Trung cộng đã đưa ra quyết định đưa thêm 5 ngàn điệp viên sang Mỹ. "Một số này đã được gởi đến dưới dạng sinh viên, một số là thương gia, và một số là người nhập cư, tổng cộng có chừng 5 ngàn người", theo lời ông Quách.
"Thêm vào đó, họ đã tăng từ con số 15 ngàn đến 18 ngàn gián điệp khác, số người này không được trực tiếp gởi sang mà được khai triển ngay tại Mỹ."
Các điệp viên được tuyển dụng không chỉ giới hạn trong giới Á Châu và người Mỹ gốc Hoa mà còn có cả các nhóm sắc tộc khác, bao gồm người gốc Tây Ban Nha, dân da đen và da trắng.
Ông nói: "Hiện giờ ngân sách đã lên đến từ 3 đến 4 tỷ đô la mỗi năm, và đây là thông tin chỉ cách đây một tháng.
Ông Quách cho biết các cơ quan phản gián Mỹ đang phải đối mặt với một số vấn đề, chủ yếu là nạn thiếu kiến thức về các cơ quan tình báo Trung cộng.
Ông nói "Quý vị không biết tổ chức nào ở Trung cộng có trách nhiệm cho việc đưa những gián điệp này đến, việc quản lý họ như thế nào, và với mục đích gì. Thế nhưng, đối với Trung cộng, các phương pháp của họ không phải là điều mà Hoa Kỳ có thể hiểu được."
"Những gián điệp này, khi đến Mỹ, họ có thể lang chạ, có thể bỏ thuốc độc vào ly rượu của bạn để giết bạn, hoàn toàn vô đạo đức", ông nói.
Phát ngôn viên của FBI, ông Matthew Bertron đã từ chối bình luận. Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung cộng không trả lời email xin được nghe bình luận.
Các sĩ quan tình báo Trung cộng được gửi đến Hoa Kỳ bị MSS kiểm soát bằng cách giữ tất cả các thân nhân trong gia đình và họ hàng của họ làm con tin.
Các mục tiêu tình báo của Trung cộng bao gồm một số khu vực chiến lược của Mỹ.
"Trước tiên là để thu thập kỹ thuật liên quan đến vũ khí quân sự, đây chính là ưu tiên số 1", ông Quách nói.
Thứ hai, tình báo Trung cộng đang tham gia vào việc "mua chuộc" các giới chức cấp cao của Mỹ, còn mục tiêu thứ ba là mua chuộc những thân nhân của giới thượng lưu về chính trị hoặc kinh doanh Mỹ "với ý định thu thập thông tin tình báo và đưa ra những thỏa thuận lớn về kinh doanh có lợi cho Trung cộng", ông nói.
Ưu tiên thứ tư là xâm nhập hệ thống Internet của Mỹ và cơ sở hạ tầng quan trọng bằng cách cấy vào đó những nhu liệu độc hại.
"Và họ đã thành công trong việc xâm nhập vào tất cả các cơ sở cung cấp vũ khí phòng thủ chủ yếu của chính phủ Mỹ", ông Quách nói thêm rằng "quy mô hoạt động của họ thật đáng king ngạc"
Ông Quách nói Mã, thứ trưởng cơ quan MSS, nói với ông rằng có sự thay đổi lớn từ phía Trung cộng là mở rộng phạm vi tuyển dụng nhân viên từ người châu Á sang các sắc tộc chính thống.
"Đây là mối nguy hiểm lớn nhất " ông nói. " Một điều rõ ràng là tình trạng ngày càng trở nên nguy cấp. Mỹ tuy có những vũ khí tốt nhất trong kho vũ khí của mình, chẳng hạn như vũ khí lazer, vv nhưng hệ thống gián điệp của Trung cộng đã xâm nhập vào dòng chính của hệ thống quốc phòng Mỹ với những mã độc của họ và mọi thứ khác."
"Mỹ đang rỉ máu mà không biết rằng sớm hay muộn mình sẽ cạn máu", ông Quách cảnh cáo.
Ngoài ra, Mỹ còn phụ thuộc quá mức vào ngành tình báo bằng kỹ thuật, trong khi Trung cộng lại có lợi thế không cân xứng trong việc sử dụng hàng chục ngàn gián điệp người thật.
Trung cộng cũng đang phá hoại Mỹ bằng cách hợp tác với những chế độ gian trá, chẳng hạn như Bắc Hàn và Iran.
"Ông nói: "Vì vậy, trong trận chiến giữa những kẻ gian trá và một quân tử, kẻ gian trá sẽ luôn luôn giành phần thắng, bởi vì quân tử thì chiến đấu một cuộc chiến có nhân văn. Kẻ tiểu nhân lại không chiến đấu một cuộc chiến nhân văn như thế."
Ông Quách cho biết lần đầu tiên ông đến Mỹ vào năm 1983 khi ông 13 tuổi và sau đó đã trở lại nhiều lần.
"Tôi yêu dân tộc tôi, yêu đất nước tôi, nhưng tôi ghét Đảng Cộng sản", ông nói.
Ông Quách chưa đào tị đến Mỹ và có một vài hộ chiếu nước khác. Thông tin của ông có thể cung cấp một số dữ liệu cho giới hoạch định chính sách và các nhà phân tích tình báo của chính phủ Mỹ.
Một thí dụ như khi nói về Bắc Hàn, Ông Quách nói ông thường xuyên ghé thăm quốc gia này và đã biết mọi thành viên của gia đình Kim Jong Un.
"Tất cả các mậu dịch giữa Bắc Hàn và Trung cộng đều được điều hành bởi người nhà của gia tộc đang cầm quyền ", ông lưu ý rằng việc Mỹ cứ khăng khăng dựa vào chính phủ Trung cộng để đối phó với Bắc Triều Tiên là một việc" điên cuồng ".
Tại Hồng Kông, cơ quan MSS đã cử thêm 3 ngàn nhân viên tình báo tới thuộc địa của Anh sau vụ kiện tháng 5 năm 2013 liên quan đến nhân viên làm theo giao kèo của Bộ Nội An Mỹ (NSA) là Edward Snowden, người đã trốn sang Hồng Kông sau khi ăn cắp 1.7 triệu tài liệu bí mật của cơ quan này.
Các nhân viên MSS đã được Mã Kiên điều đến sau khi sở gián điệp biết được rằng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông đã lưu trữ khoảng 2,600 nhân viên Mỹ.
"Văn phòng mà họ phục vụ chính là Phòng An ninh Hồng Kông", ông Quách lưu ý rằng trước thời điểm đó "phòng này trước đây chỉ áp dụng phương pháp hoạt động tình báo theo kiểu "không trúng thì trật".
"Họ đã tăng cường và cho đến bây giờ chỉ ở Hồng Kông thôi cũng đã có 10 ngàn nhân viên (tình báo) đang hoạt động"
Ông Quách nói người Mỹ cần phải hiểu rằng Trung cộng không được cai trị bởi một chính phủ bình thường.
"Quý vị nên xem họ như một tổ chức giống như mafia vậy" ông nói.
Thứ hai, để hiểu Trung cộng, người Mỹ cần phải nghiên cứu các thân nhân của tầng lớp thượng lưu cầm quyền ở Trung cộng.
Ông nói: "Một khi quý vị biết được lợi nhuận của những nhân vậy quyền lực này và biết các thành viên trong gia đình họ, quý vị sẽ hiểu được chế độ này nó hoạt động như thế nào.
Ông Quách hy vọng Mỹ sẽ thức tỉnh trước mối đe dọa của chế độ cộng sản Trung cộng và kế hoạch của nó nhằm hạ bệ trật tự quốc tế hiện do Mỹ lãnh đạo.
"Nếu mối quan hệ này không được quản lý tốt, tôi nghĩ toàn bộ nhân loại sẽ phải đối mặt với những vấn đề lớn lao", ông nói. "Biện pháp giải quyết hiện được giới cầm quyền Hoa Kỳ chọn cũng tương tự như tự sát mà thôi."
Ông Quách cảnh báo về hiểm hoạ của một thế giới bị chi phối bởi hệ thống phi dân chủ hiện tại của Trung cộng.
"Nếu chúng ta không có Mỹ thực hiện việc kiểm soát hệ thống thế giới, nó sẽ biến thành một nơi con người ăn tươi nuốt sống lẫn nhau", ông nói.
Bà Michelle Van Cleave, cựu giám đốc cơ quan phản gián quốc gia dưới thời chính quyền George W. Bush, cho biết Trung cộng hiện đang chuẩn bị leo thang về gián điệp và những hoạt động nhằm chống lại Mỹ.
Bà nhắc nhở: "Hãy nhớ rằng họ đã trộm cắp qua mạng được khoảng 22 triệu hồ sơ nhân sự từ Phòng Quản lý Nhân sự (OPM). Trung cộng bây giờ đã có một danh sách chi tiết của đa số nếu không muốn nói là tất cả các nhà thầu và nhân viên chính phủ Mỹ nào có quyền truy cập vào thông tin mật, cộng với danh sách bạn bè, đồng sự hoặc đồng nghiệp của họ, những người có thể là những cửa ngõ hữu ích hoặc một tài sản tiềm năng trong quyền hạn của chính họ".
Ông Van Cleave cho biết, số liệu OPM rất có thể sẽ được tình báo Trung cộng xử dụng để ép buộc, tống tiền, hoặc tuyển dụng các nguồn nhân lực mới cho cơ sở hạ tầng gián điệp đã được mở rộng.
Bà nói: "Hoạt động gián điệp mạng và con người vốn đi đôi với nhau - và Trung cộng nổi trội hơn cả về điều này". "Chúng ta cần gấp rút một sự hiểu biết rõ rệt hơn về họ đang làm gì và làm bằng cách nào- và một chiến lược để ngăn chặn họ - bởi vì các hoạt động tình báo của Trung cộng ngay tại Mỹ đang có xu hướng tệ hại hơn nhiều".
Cựu chuyên viên phản gián FBI là I.C. Smith nói rằng số lượng lớn nhân viên (tình báo)của MSS có thể là một ước tính hợp lý nếu con số này bao gồm những người Trung cộng làm việc không chính thức cho cơ quan này như sinh viên, thường trú nhân, du khách và những người khác.
"Trung cộng không phải là bạn của chúng ta và họ sẽ không bao giờ trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới chừng nào đảng CS (ĐCSTQ) còn nắm quyền", ông Smith tuyên bố.
Ông nói "đó là một chế độ công an trị đầy tham nhũng, vô đạo đức và phạm pháp, được điều hành bởi một tầng lớp tinh nhuệ đầy quyền lực, mỗi giờ đồng hồ họ thức chỉ là để tìm cách tận dụng chức vụ của mình và để duy trì quyền lực.