Tập tục « Posadas » diễn lại cuộc hành trình của Đức Maria và Thánh Giuse về nguyên quán Bê lem
Vatican, ngày 23/12/2004 (Zenit) - Nhân Lễ Giáng Sinh, hãng thông tấn Fides đã thuật lại truyền thống Mễ Tây Cây « Posadas », diễn lại cuộc hành trình khó khăn của Đức Maria và Giuse về nguyên quán Bê lem để tìm một chỗ trú chân.
Tại Mễ Tây Cây, Lễ Giáng Sinh tràn đầy truyền thống nhân gian : một trong những truyền thống tiêu biểu nhất chính là « Posedas » (Những Quán Trọ). TẬp tục này bắt nguồn từ khoảng 400 năm trước, để tưởng niệm lại cuộc hành trình khó khăn của Đức Maria và Thánh Giuse từ thành phố Nagiarét về nguyên quán Bê lem để tìm kiếm chỗ trọ một cách luống công vô ích. Các Quán Trọ đều tổ chức Tuần Chín Ngày (Tuần Cửu Nhật) chuẩn bị các tín hữu về tinh thần để đón mừng biến cố giáng sinh của Chúa Giêsu.
Nguồn gốc truyền thống « Quán trọ » hình như khởi từ tu viện thánh Augustinô ở Acolman, nơi mà các tu sĩ thánh Augustinô đã có sáng kiến mừng Lễ Giáng Sinh vì sự trùng hợp giữa Đai lễ này với các lễ nghi mừng ngày sinh nhật của thần Huitzilopochtli của dân Aztèques.
Tập túc « Quán Trọ » đầu tiên được mừng vào cuối thế kỷ XVI tại tu viện Acolman, các tu sĩ thánh Augustinô đã khởi sự với Tuần Chín Ngày trước Noel. Các thế kỷ tiếp theo, dân chúng đã thêm vào tập tục các bài hát và các kinh nguyện bình dân, và tục phân phát bánh ngọt và trái cây. Dần dà, truyền thống « Những Quán Trọ » đã được hình thành với khuôn khổ được quy định, để trở thành cuộc cử hành tôn giáo và xã hội ăn rễ sâu trong cuộc sống của dân Mễ Tây Cơ. Ngày nay, truyền thống này được mừng trên toàn cõi Mễ Tây Cơ vào dịp Giáng Sinh, với những sắc thái khác nhau tùy theo vùng.
Những sắc thái đặc biệt chung của Tập Tục « Những Quán Trọ » đều diễn lại bằng bài đọc Kinh Thánh và rước kiệu ảnh tượng của Đức Maria và Thánh Giuse đang đi tìm quán trọ. Các tín hữu rước kiệu vừa đi vừa hát thánh ca, tay cầm nến, hoặc đèn, hoặc trống, vừa đi vừa hút sáo… và gõ cửa nhà dân chúng để xin chỗ trọ.
Tại mỗi gia cư, chủ nhà và dân chúng trao đổi nhau bằng những khúc ca, cho đến khi nào dân chúng vào và được chủ nhà tiếp đón. Khi vào được bên trong, một bài Sách Thánh sẽ được tuyên đọc, sau đó dân chúng hát các thánh ca Giáng Sinh, lần hạt Mân Côi, và đốt các cây nến và lễ mừng được bắt đầu. Đặc biệt các trẻ em ngóng đợi giây phút người ta đập bể một bình lớn để phân phát bánh kẹo cho các em. Theo truyền thống các bình lớn này có hình ngôi sao, để tưởng nhớ đến các Nhà Chiêm Tinh vương đế. Ngày nay, các bình này dầu có hình dạng khác nhau, nhưng đều chứa đầy mọi thứ bánh kẹo. Việc đập bể bìng này cũng mang ý nghĩa tượng trưng là việc giáng sinh của Đấng Cứu Thế đập tan tội lỗi để cứu rỗi muôn dân.
Vatican, ngày 23/12/2004 (Zenit) - Nhân Lễ Giáng Sinh, hãng thông tấn Fides đã thuật lại truyền thống Mễ Tây Cây « Posadas », diễn lại cuộc hành trình khó khăn của Đức Maria và Giuse về nguyên quán Bê lem để tìm một chỗ trú chân.
Tại Mễ Tây Cây, Lễ Giáng Sinh tràn đầy truyền thống nhân gian : một trong những truyền thống tiêu biểu nhất chính là « Posedas » (Những Quán Trọ). TẬp tục này bắt nguồn từ khoảng 400 năm trước, để tưởng niệm lại cuộc hành trình khó khăn của Đức Maria và Thánh Giuse từ thành phố Nagiarét về nguyên quán Bê lem để tìm kiếm chỗ trọ một cách luống công vô ích. Các Quán Trọ đều tổ chức Tuần Chín Ngày (Tuần Cửu Nhật) chuẩn bị các tín hữu về tinh thần để đón mừng biến cố giáng sinh của Chúa Giêsu.
Nguồn gốc truyền thống « Quán trọ » hình như khởi từ tu viện thánh Augustinô ở Acolman, nơi mà các tu sĩ thánh Augustinô đã có sáng kiến mừng Lễ Giáng Sinh vì sự trùng hợp giữa Đai lễ này với các lễ nghi mừng ngày sinh nhật của thần Huitzilopochtli của dân Aztèques.
Tập túc « Quán Trọ » đầu tiên được mừng vào cuối thế kỷ XVI tại tu viện Acolman, các tu sĩ thánh Augustinô đã khởi sự với Tuần Chín Ngày trước Noel. Các thế kỷ tiếp theo, dân chúng đã thêm vào tập tục các bài hát và các kinh nguyện bình dân, và tục phân phát bánh ngọt và trái cây. Dần dà, truyền thống « Những Quán Trọ » đã được hình thành với khuôn khổ được quy định, để trở thành cuộc cử hành tôn giáo và xã hội ăn rễ sâu trong cuộc sống của dân Mễ Tây Cơ. Ngày nay, truyền thống này được mừng trên toàn cõi Mễ Tây Cơ vào dịp Giáng Sinh, với những sắc thái khác nhau tùy theo vùng.
Những sắc thái đặc biệt chung của Tập Tục « Những Quán Trọ » đều diễn lại bằng bài đọc Kinh Thánh và rước kiệu ảnh tượng của Đức Maria và Thánh Giuse đang đi tìm quán trọ. Các tín hữu rước kiệu vừa đi vừa hát thánh ca, tay cầm nến, hoặc đèn, hoặc trống, vừa đi vừa hút sáo… và gõ cửa nhà dân chúng để xin chỗ trọ.
Tại mỗi gia cư, chủ nhà và dân chúng trao đổi nhau bằng những khúc ca, cho đến khi nào dân chúng vào và được chủ nhà tiếp đón. Khi vào được bên trong, một bài Sách Thánh sẽ được tuyên đọc, sau đó dân chúng hát các thánh ca Giáng Sinh, lần hạt Mân Côi, và đốt các cây nến và lễ mừng được bắt đầu. Đặc biệt các trẻ em ngóng đợi giây phút người ta đập bể một bình lớn để phân phát bánh kẹo cho các em. Theo truyền thống các bình lớn này có hình ngôi sao, để tưởng nhớ đến các Nhà Chiêm Tinh vương đế. Ngày nay, các bình này dầu có hình dạng khác nhau, nhưng đều chứa đầy mọi thứ bánh kẹo. Việc đập bể bìng này cũng mang ý nghĩa tượng trưng là việc giáng sinh của Đấng Cứu Thế đập tan tội lỗi để cứu rỗi muôn dân.