Mừng 90 năm thành lập giáo xứ Kim Lâm,GP Vinh
90 năm là quãng thời gian tạo nên biết bao sự thay đổi kỳ diệu đối với thế giới, với các quốc gia hay với từng cộng đoàn nhân loại. Với giáo xứ Kim Lâm cũng vậy, 90 năm giáo xứ đã trải qua bao gian nan từ việc bị bách hại, ly tán, rồi hội tụ, xây dựng và phát triển. Quãng thời gian 90 năm đó đủ để họ thấu hiểu và trân trọng thành quả có được của ngày hôm nay.
Xem Hình
90 năm - Chặng đường Ân phúc
Thánh Irênê thành Lyon từng nói: “Để thấy rõ hiện tại, phải tra cứu Truyền thống từ thời các Tông Đồ”. Với Kim Lâm cũng vậy, để thấy rõ được hiện tại, cần tìm về cội nguồn lịch sử từ những ngày đầu tiên.
Đó là khoảng thời gian giữa thế kỷ XIX, khi vùng đất Kim Lâm còn là vùng rừng bần cỏ lác. Khi đó, một số ngư dân Công Giáo vùng sông Nhà Tai – Hạ Vàng đã về cư trú tại vùng đất ấy, tạo nên giáo điểm Kim Loan. Cùng lúc, một nhóm nông phu tá điền gần đó đã dựng nên nguyện đường mang tên Cự Lâm.
Sau này, Kim Loan và Cự Lâm trở thành hai giáo họ của giáo xứ mẹ Tràng Đình.
Theo dòng thời gian, khi số giáo dân tăng dần, nhu cầu về việc sinh hoạt tâm linh cũng phát triển, cùng với những khó khăn về địa hình, năm 1927, Kim Loan và Cự Lâm được tách lập xứ mới lấy tên là Kim Lâm với 60 hộ gia đình gồm 320 nhân danh.
Chung dòng lịch sử bách đạo của thời cuộc, Kim Lâm cũng trải qua những giai đoạn khó khăn dẫn đến ly tán, tang thương. Tuy nhiên, song song với những đau thương đó là niềm tin ngày càng sắt son và mãnh liệt của bà con.
Trong những giai đoạn khó khăn ấy, các nhà thờ vẫn lần lượt được xây dựng, tu sửa. Số giáo dân vẫn ngày càng tăng, có 3 giáo họ khác ngoài Kim Lâm được thành lập là Văn Thọ, Tân Lập và Vĩnh Lộc.
Năm 1954, sau hiệp định Geneve, một phần lớn dân miền Trung chọn cách di cư vào Nam để sinh sống. Thế nhưng, giáo dân Kim Lâm vẫn một lòng quyết tâm ở lại gắn bó với quê hương và giáo xứ. Từ đó, giáo xứ phát triển cách mạnh mẽ về số dân cũng như về đời sống vật chất và tâm linh.
Theo thống kê cuối năm 2016, giáo xứ Kim Lâm với 4 giáo họ có số dân là 4610 nhân danh.
Vào tháng 2/2017, hai giáo họ lớn là Tân Lập và Vĩnh Lộc được tách lập thành chuẩn giáo xứ Tân Vĩnh với 2953 nhân danh. Kim Lâm trở thành “xứ mẹ” của Tân Vĩnh.
Hiện tại, giáo xứ Kim Lâm có khoảng 1700 nhân danh sống tập trung gần nhà thờ giáo xứ tại xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Giáo xứ do cha Phêrô Nguyễn Huy Hoàng quản nhiệm.
Tuần Chầu Đại Hồng Phúc
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Chín mươi năm hồ dễ mấy ai quên…
Quả vậy, đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, để nhớ về những ngày đầu, cùng khoảng thời gian cha ông đã dày công vun đắp, Giáo xứ Kim Lâm đã tổ chức Tuần Chầu Lượt một cách long trọng. Tuần Chầu nói lên tâm tình tri ân quá khứ cùng với những hy sinh của các thế hệ cha ông và tiếp tục gieo mầm cho thế hệ trẻ để hướng tới tương lai.
Để thể hiện tâm tình đó, giáo xứ đã dành Tuần Chầu cho những cuộc gặp gỡ. Gặp gỡ với Chúa cách đặc biệt qua các thánh lễ, các giờ Chầu mỗi ngày hay qua Bí tích Hòa Giải. Gặp gỡ nhau qua các bữa tiệc thân tình của toàn giáo xứ, với các bậc ân nhân, thân nhân xa gần cùng những người hàng xóm xung quanh. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ qua bữa tiệc tinh thần vào đêm Canh Thức tối thứ Bảy.
Ngoài ra, giáo xứ còn dành thời gian đặc biệt này để chăm lo đời sống thiêng liêng các em là tương lai của giáo xứ. Qua việc chuẩn bị cho hơn 100 em xưng tội và rước lễ lần đầu trong những ngày đầu tuần. Và đồng hành cùng 77 em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức vào sáng thứ Sáu do Đức Giám Mục Phaolô cử hành.
Nhân dịp đặc biệt này, hẳn trong lòng mỗi người Kim Lâm đều có những cảm nghiệm sâu xa. Hiều được tâm tình đó, Đức Cha Phaolô Maria đã kêu gọi mọi người biến những cảm nghiệm đó thành tâm tình tạ ơn: “Mừng giáo xứ 90 tuổi chúng ta hãy dâng lời cảm tạ tri ân Chúa, Đấng đã dìu dắt giáo xứ trong suốt chặng đường 90 năm qua, với bao ân lộc từng ngày, từng giờ và vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta mãi trên hành trình về Đất Hứa - Hãy cùng với Thánh Vương Đavid, chúng ta chung tiếng hát lên: “Tạ ơn Chúa đi nào, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Nhưng quan trọng hơn là hãy làm sao để những lời tạ ơn không tan vào mây khói sau những ngày lễ, mà phải đi vào thực tế, nghĩa là phải biến thành nếp sống đạo hằng ngày để nên người Công Giáo đích thực, tức là người sống như Chúa Giêsu đã sống.” (Bài giảng sáng Chúa Nhật tuần Chầu tại giáo xứ Kim Lâm)
Trải qua mọi biến cố, người dân Kim Lâm luôn ý thức được sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, nghĩa là kỷ niệm hành trình 90 năm giáo xứ bước đi trong ân sủng và bình an. Nghĩa là đốt lên trong lòng mỗi người con Kim Lâm ngọn lửa đức tin cháy bỏng, với tâm tình dám yêu, dám sống và dám chết vì đức tin ấy của các bậc tiền nhân.
Cầu mong Kim Lâm hôm nay sẽ viết tiếp trang sử của giáo xứ mình những giai đoạn đầy tâm tình tạ ơn và yêu mến như những ngày nhộn nhịp vừa qua.
Mary Nguyễn
90 năm là quãng thời gian tạo nên biết bao sự thay đổi kỳ diệu đối với thế giới, với các quốc gia hay với từng cộng đoàn nhân loại. Với giáo xứ Kim Lâm cũng vậy, 90 năm giáo xứ đã trải qua bao gian nan từ việc bị bách hại, ly tán, rồi hội tụ, xây dựng và phát triển. Quãng thời gian 90 năm đó đủ để họ thấu hiểu và trân trọng thành quả có được của ngày hôm nay.
Xem Hình
90 năm - Chặng đường Ân phúc
Thánh Irênê thành Lyon từng nói: “Để thấy rõ hiện tại, phải tra cứu Truyền thống từ thời các Tông Đồ”. Với Kim Lâm cũng vậy, để thấy rõ được hiện tại, cần tìm về cội nguồn lịch sử từ những ngày đầu tiên.
Đó là khoảng thời gian giữa thế kỷ XIX, khi vùng đất Kim Lâm còn là vùng rừng bần cỏ lác. Khi đó, một số ngư dân Công Giáo vùng sông Nhà Tai – Hạ Vàng đã về cư trú tại vùng đất ấy, tạo nên giáo điểm Kim Loan. Cùng lúc, một nhóm nông phu tá điền gần đó đã dựng nên nguyện đường mang tên Cự Lâm.
Sau này, Kim Loan và Cự Lâm trở thành hai giáo họ của giáo xứ mẹ Tràng Đình.
Theo dòng thời gian, khi số giáo dân tăng dần, nhu cầu về việc sinh hoạt tâm linh cũng phát triển, cùng với những khó khăn về địa hình, năm 1927, Kim Loan và Cự Lâm được tách lập xứ mới lấy tên là Kim Lâm với 60 hộ gia đình gồm 320 nhân danh.
Chung dòng lịch sử bách đạo của thời cuộc, Kim Lâm cũng trải qua những giai đoạn khó khăn dẫn đến ly tán, tang thương. Tuy nhiên, song song với những đau thương đó là niềm tin ngày càng sắt son và mãnh liệt của bà con.
Trong những giai đoạn khó khăn ấy, các nhà thờ vẫn lần lượt được xây dựng, tu sửa. Số giáo dân vẫn ngày càng tăng, có 3 giáo họ khác ngoài Kim Lâm được thành lập là Văn Thọ, Tân Lập và Vĩnh Lộc.
Năm 1954, sau hiệp định Geneve, một phần lớn dân miền Trung chọn cách di cư vào Nam để sinh sống. Thế nhưng, giáo dân Kim Lâm vẫn một lòng quyết tâm ở lại gắn bó với quê hương và giáo xứ. Từ đó, giáo xứ phát triển cách mạnh mẽ về số dân cũng như về đời sống vật chất và tâm linh.
Theo thống kê cuối năm 2016, giáo xứ Kim Lâm với 4 giáo họ có số dân là 4610 nhân danh.
Vào tháng 2/2017, hai giáo họ lớn là Tân Lập và Vĩnh Lộc được tách lập thành chuẩn giáo xứ Tân Vĩnh với 2953 nhân danh. Kim Lâm trở thành “xứ mẹ” của Tân Vĩnh.
Hiện tại, giáo xứ Kim Lâm có khoảng 1700 nhân danh sống tập trung gần nhà thờ giáo xứ tại xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Giáo xứ do cha Phêrô Nguyễn Huy Hoàng quản nhiệm.
Tuần Chầu Đại Hồng Phúc
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Chín mươi năm hồ dễ mấy ai quên…
Quả vậy, đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, để nhớ về những ngày đầu, cùng khoảng thời gian cha ông đã dày công vun đắp, Giáo xứ Kim Lâm đã tổ chức Tuần Chầu Lượt một cách long trọng. Tuần Chầu nói lên tâm tình tri ân quá khứ cùng với những hy sinh của các thế hệ cha ông và tiếp tục gieo mầm cho thế hệ trẻ để hướng tới tương lai.
Để thể hiện tâm tình đó, giáo xứ đã dành Tuần Chầu cho những cuộc gặp gỡ. Gặp gỡ với Chúa cách đặc biệt qua các thánh lễ, các giờ Chầu mỗi ngày hay qua Bí tích Hòa Giải. Gặp gỡ nhau qua các bữa tiệc thân tình của toàn giáo xứ, với các bậc ân nhân, thân nhân xa gần cùng những người hàng xóm xung quanh. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ qua bữa tiệc tinh thần vào đêm Canh Thức tối thứ Bảy.
Ngoài ra, giáo xứ còn dành thời gian đặc biệt này để chăm lo đời sống thiêng liêng các em là tương lai của giáo xứ. Qua việc chuẩn bị cho hơn 100 em xưng tội và rước lễ lần đầu trong những ngày đầu tuần. Và đồng hành cùng 77 em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức vào sáng thứ Sáu do Đức Giám Mục Phaolô cử hành.
Nhân dịp đặc biệt này, hẳn trong lòng mỗi người Kim Lâm đều có những cảm nghiệm sâu xa. Hiều được tâm tình đó, Đức Cha Phaolô Maria đã kêu gọi mọi người biến những cảm nghiệm đó thành tâm tình tạ ơn: “Mừng giáo xứ 90 tuổi chúng ta hãy dâng lời cảm tạ tri ân Chúa, Đấng đã dìu dắt giáo xứ trong suốt chặng đường 90 năm qua, với bao ân lộc từng ngày, từng giờ và vẫn tiếp tục đồng hành với chúng ta mãi trên hành trình về Đất Hứa - Hãy cùng với Thánh Vương Đavid, chúng ta chung tiếng hát lên: “Tạ ơn Chúa đi nào, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Nhưng quan trọng hơn là hãy làm sao để những lời tạ ơn không tan vào mây khói sau những ngày lễ, mà phải đi vào thực tế, nghĩa là phải biến thành nếp sống đạo hằng ngày để nên người Công Giáo đích thực, tức là người sống như Chúa Giêsu đã sống.” (Bài giảng sáng Chúa Nhật tuần Chầu tại giáo xứ Kim Lâm)
Trải qua mọi biến cố, người dân Kim Lâm luôn ý thức được sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập, nghĩa là kỷ niệm hành trình 90 năm giáo xứ bước đi trong ân sủng và bình an. Nghĩa là đốt lên trong lòng mỗi người con Kim Lâm ngọn lửa đức tin cháy bỏng, với tâm tình dám yêu, dám sống và dám chết vì đức tin ấy của các bậc tiền nhân.
Cầu mong Kim Lâm hôm nay sẽ viết tiếp trang sử của giáo xứ mình những giai đoạn đầy tâm tình tạ ơn và yêu mến như những ngày nhộn nhịp vừa qua.
Mary Nguyễn