Chúa Nhật II Phục Sinh A
(Kính Lòng Thương xót của Chúa)
TĐ CV 2: 42-47; Tv. 117; 1 Phêrô:3-9; Gioan 20: 19-31

Những câu chuyện về Chúa Giêsu hiện ra sau Phục Sinh đều khác nhau. Nhưng, có một điểm chung là, trước hết các môn đệ không nhìn nhận ra Chúa Giêsu. Ngài trông khác lạ. Những chi tiết từ câu chuyện này sang câu chuyện khác về sự Chúa Giêsu hiện ra khác nhau nhiều. Chúng ta hãy nghĩ có bao nhiêu sự lộn xộn giữa các môn đệ về việc Chúa Giêsu hiện ra. Thật ra, thì các ông đang kinh nghiệm một sự kiện hoàn toàn mới lạ. Chúa Giêsu làm phép lạ cho anh Lada rô và cho con trai bà góa phụ ở Nain sống lại. Đó là những việc cho họ sống trở lại như bình thường, rồi họ sẽ chết lại. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu phục sinh từ kẻ chết, để không phải chết lại lần nữa. Và đó không phải là làm cho Chúa Giêsu sống lại đời sống bình thường, nhưng, đó là một việc tạo dựng mới. Một khi Chúa Giêsu cho các môn đệ thấy chỗ các vết thương trên mình Ngài thì họ nhìn ra Ngài. Chính Ngài là Chúa Giêsu đã sống vói họ trong mấy năm vừa qua.. Vì việc chúng ta hiệp thông với Chúa Kitô trong phép rửa, chúng ta cũng được chia phần sự sống mới với Chúa Giêsu. Chúng ta là một tạo vật mới. Chúng ta sẽ làm gì với đời sống mới này. Và chúng ta làm sao chia sẽ với người khác ? Bài phúc âm hôm nay nói về sự việc này.

Khung cảnh nơi Chúa Giêsu hiện ra như thể nào? Thánh Gioan nói với chúng ta là các môn đệ khiếp sợ. Họ có lý do sợ hãi vì điều gì đã xãy ra cho Chúa Giêsu có thể xãy ra cho họ. Thánh Gioan nói " nơi các môn đệ ở các cửa đều đóng kín ".Không phải họ chỉ ở trong nơi khóa cửa kín mà thôi, phải chăng việc đó diễn tả tâm tình và tâm linh của các môn đệ hay sao?

Bà Maria đã nói với các môn đệ là bà ta đã trông thấy Chúa Giêsu (Ga 20:18), Nhưng, họ không thể hiểu điều bà Maria nói với họ. Thật ra thì chưa bao giờ có ai thấy người sống lại từ kẻ chết phải không? Nếu Chúa Giêsu đã sống lại thật thì không còn sự nghi ngờ gì nữa, và thế giới là một nơi hoàn toàn mới lạ. Nếu Chúa Giêsu đã sống lại và đã hiện ra cho các môn đệ sau khi các ông liên tiếp từ chối, phản bội,và nghi ngờ, thì Chúa Giêsu ở trong tình trạng nào? Có lẽ đó là một lý do nữa làm cho các môn đệ sợ hãi và nghi ngờ.

Chúa Giêsu đến với các môn đệ mặc dù các ông ở trong phòng khóa cửa kín, và tâm tình khép kín lại. Chúng ta biết ngay tình trạng Chúa Giêsu ra sao vì lời nói đầu tiên của Ngài là " Bình an cho anh em ". Lập tức ngay sau đó các ông nhìn nhận ra Chúa Giêsu, và lãnh nhận lời chào của Ngài. Sự sợ hãi và buồn phiền của họ biến thành niềm vui hớn hở.

Trong khi việc sống lại không cứu các ông ra khỏi một thế giới bạo lực - nhiều người sẽ bị chết vì đức tin của họ - cộng đoàn sẽ làm chứng về niềm vui mà đức tin đã ban cho họ.Niềm vui phải là điểm đăc biệt thứ nhất của cộng đoàn Kitô hữu. Và điều này làm chúng ta hỏi: khi một người khách đến cùng phụng vụ với chúng ta, hay đến dự một lễ lạc trong Giáo Hội, người đó có nhìn nhận ra niềm vui của cộng đoàn hay không? Niềm vui là dấu chỉ chúng ta là những người theo Chúa sống lại chia sẻ với nhau và với toàn thế giới.

Bây giờ chúng ta hãy dừng lại và suy ngẫm: làm sao mà tôi đóng cửa lòng tôi kín lại để ngăn cách tôi với Chúa Kitô và những người khác? Làm sao mà tội lỗi đã gây thói quen và sợ sệt tránh hiềm vui? Chúa Kitô sống lại ở giữa chúng ta trong phụng vụ như Ngài đã ở giữa các môn đệ Ngài đang sợ hãi. Chúa Giê u nói với chúng ta lời Ngài nói với các môn đệ "Bình an cho anh em". Hãy lãnh nhận niềm vui và ơn tha thứ là cam đoan của sự hiện diện của Ngài ban cho chúng ta. Nhưng, Ngài không ngừng lại với chúng ta, Ngài có việc gì cho chúng ta phải làm.

Sau khi Chúa Giêsu nói lần thứ hai "Bình an cho anh em", Ngài giao các ông một sứ mệnh lớn: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". Như Chúa Giêsu đã được Chúa Cha gởi đến, Chúa Giêsu ban cho các môn đệ Thần Khí của Ngài, và gởi các ông đi làm việc hòa giải như Ngài đã làm. Những ai gặp và lãnh nhận Chúa Giêsu đã được ơn tha thứ cho tội lỗi của họ. Những ai không chấp nhận, thi họ tự xét xử họ vì họ đã từ chối. Cũng như với những người được Chúa Giêsu sai đi. Nếu dân chúng chấp nhận tin bình an họ đưa đến, họ sẽ được ơn tha thứ. Nếu họ từ chối, họ sẽ tự xét xử họ, và tội lỗi họ sẽ không được tha thứ, vì họ đã từ chối chấp nhận ơn huệ tha thứ của Thiên Chúa do các môn đệ đem đến cho họ.

Các bạn có để ý là thánh Gioan không nói là có bao nhiêu môn đệ trong phòng, và cũng không cho biết tên và bao nhiêu người nam và nữ. Đó có phải là một cách thánh Gioan muốn chúng ta đặt chúng ta ở đó trong sự hiện diện của Chúa Kitô sống lại không? Vậy ông Tôma có mặt với họ có thể cho chúng ta nói lên sự nghi ngờ và do dự hay không? Chúng ta đứng trước mặt Đấng đã sống lại với sự sợ hãi, do dự và với đức tin. Ngài nói với chúng ta "Bình an cho anh em". Chúng ta được chấp nhận và được sai đi để chia sẻ với người khác kinh nghiệm chúng ta đã được, niềm vui vào sự hiện diện của Chúa Kitô sống lại. Và chúng ta cũng được sai đi để tha thứ kẻ khác như chúng ta đã được tha thứ.

Nếu chúng ta thi hành trách nhiệm tha thứ mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, thi người ta có thể hỏi nguồn gốc của thái độ lạ lùng đó bởi đâu mà ra. Nghĩ thật ra, chúng ta tất cả là "loài người", và loài người không thể sẵn sàng tha thứ một cách rộng lượng như thế. Ngoại trừ nguồn gốc sự tha thứ đó là bởi chính Chúa Giêsu. Ngay từ trên cây thánh giá Ngài đã ban ơn tha thứ cho các người xữ tử Ngài. Khi Chúa Giêsu thổi hơi trên các môn đệ, Ngài ban cho chúng ta chính Thần Khí của Ngài. Và lý do bây giờ chúng ta có thể tha thứ ngay cho cả các thù địch của chúng ta như Chúa Giêsu đã làm.

Chúng ta không quên ông Tôma "người không tin". Thật đáng buồn là ông ta mang tên như thế. Chúng ta, những người do dự vui lên "cám ơn Chúa cho ông Tôma". Chúng ta không quên là trước kia ông ta có lần tỏ vẽ can đảm, kêu các môn đệ khác cùng đi với Chúa Giêsu lên thăm anh Lada rô đang đau nặng, mặc dù có sự nguy hiểm đe dọa họ (Ga 11:16). Ông Tôma do dự như nhiều người trong chúng ta thời nay khi nghe tin Chúa Giêsu sống lại. Dù vậy, vẫn là ông Tôma thay cho chúng ta hôm nay khi chúng ta gặp Chúa Kitô sống lại trong lời Ngài nói và trong phép Thánh Thể "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con". Ông Tôma do dự và được tin lại là dịp Chúa Giêsu ban phép cho tất cả những ai tỏ lòng tin Ngài, những ai trong chúng ta không trông thấy Ngài, không sờ vào Ngài, nhưng chúng ta tin và nói lên lời với ông Tôma "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


2nd Sunday of Easter (A)
( Sunday of Divine Mercy)
Acts 2: 42-47; Psalm 118; 1 Peter 1: 3-9; John 20: 19-31

The post-resurrection appearances of Jesus differ from one another. But one thing they have in common is that, at first, his disciples do not recognize him. He’s different. The details from one appearance to another have many differences. You have to expect a lot of confusion on the part of the disciples over these appearances of Jesus. After all, they are experiencing a totally new event. Jesus gave life back to Lazarus and the widow of Nain’s son. That was revivification. But God has raised Jesus from the dead, never to die again – that’s not revivification, that’s a new creation. Once he showed them his wounds then they recognized them. He was the same Jesus they had spent the last years with. Because of our union with Christ in baptism we too share his new life, we are a new creation. What shall we do with this new life and how so we share it with others? Today’s gospel begins to address this question.

What is the atmosphere in the place where Jesus appeared? John tells us the disciples were afraid. They had reason to be afraid that, what happened to Jesus, could be inflicted on them too. John tells us, "the doors were locked where the disciples were." They weren’t just physically locked in. Doesn’t that also describe their emotional and spiritual states as well?

Mary had already told them she had seen the Lord (20:18). But they couldn’t comprehend what she told them, after all, whoever heard of someone rising from the dead? If he had risen then all bets are off, the world is an entirely new place. If he were alive and should appear to them after their repeated denials, betrayals and doubts, what mood would he be in? Perhaps that was another reason for the disciples’ fear and uncertainty.

Jesus comes to them, despite their being locked in physically and emotionally. We learn quickly what mood Jesus is in because his first words to them are, "Peace be with you." Immediately after the disciples recognize Jesus and receive his greeting their fear and sadness turn to joy.

While the resurrection did not deliver them from a violent world – many would be martyred for their faith – the community would give witness to the joy their faith gave them. Joy should be a primary characteristic of the Christian community. Which makes us ask: when a visitor joins us for worship, or any "church function," would they identify us as a joyful community? Joy is the sign that we followers of the risen one share with one another and with our world.

Which gives us pause to reflect: how have I locked myself up, separating myself from Christ and others? How has sin bound me up in habit and fear and kept out joy? The resurrected Christ is as present to us in this worship space as he was to his fearful disciples. He says to us what he says to them, "Peace be with you." His presence and his words open the locked doors of our hearts and he enters, bringing his assurance that we are reconciled with him. Listen to his words to us, "Peace be with you." Receive the joy and forgiveness that his assuring presence gives us. But he is not finished with us, he has something for us to do.

After Jesus bids a second peace to his disciples he gives them, what is called, the "great commission." "As the Father has sent me, so I send you." Just as Jesus has been sent by the Father, he gives them his Spirit and sends them to accomplish the task of reconciliation. – to do as he was sent to do. Those who encountered and accepted Jesus were forgiven their sins. Those who did not accept him, in effect, passed judgment on themselves by their act of rejection. So it will be with those sent by Jesus. If people accept their message of peace they will receive forgiveness. If they reject that, they will pass judgment on themselves and their sins will be "retained" by their refusal to receive the gift of God’s forgiveness the disciples offer.

Did you notice that John doesn’t tell us the number of the disciples in the room – their names, or whether they were both men and women? Is it his way of telling us to put ourselves there with them in the presence of our risen Christ? Will Thomas’ eventual presence with them allow us to also voice our hesitation and doubts? We stand before the resurrected one with our fears, doubts and faith. He bids us, "Peace be with you." We are accepted and we are sent to share what we have experienced, joy in the presence of the risen Christ and we are sent to forgive others as we have been forgiven.

If we practice the commission of forgiveness Jesus gives us, wouldn’t it make people wonder the source of such unusual behavior? After all, we are "only human" and we mere humans aren’t well disposed to generous doses of forgiveness. Unless the source of forgiveness is Jesus himself, who offered forgiveness even from the cross to his executioners. When he breathed on the disciples he gave us his very Spirit, which is now the reason we can offer forgiveness, even to our enemies – just as he did.

Let’s not forget the one nicknamed "Doubting Thomas." It’s a shame he has such a negative reputation. We doubters cheer him on, "Thank God for Thomas!" We should not forget that earlier Thomas expressed courage, encouraging the disciples to join Jesus’ going to his dying friend Lazarus, despite the dangers awaiting them (11:16). Thomas has the doubt any of us moderns would have upon hearing the unbelievable news of Jesus’ resurrection. Still, it is Thomas who gives us voice today as we encounter the risen Christ in his Word and Sacrament – "My Lord, and my God." Thomas’ doubting and coming to believe is the occasion for Jesus to pronounce a blessing on all who express faith in him, those of us who have not seen or touched him, but still believe and proclaim today with Thomas, "My Lord, and my God."