Diễn văn của Đức Cha Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Giáo Dân

VATICAN(ZENIT.org)- Châu Âu ngày nay cần những tín hữu giáo dân trở thành những "người tiên phong của tính hiện đại" bằng cách từ bỏ tính uể oải, tính nông cạn và sư dửng dưng.

Đức Cha Stanislas Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Giáo Dân, đã thuyết trình về chủ dề: "Hàng giáo dân châu Âu: hoàn cảnh và viễn ảnh", tại đại hội tông đồ phần đời tổ chức tại Madrid từ 12 tới 14/11.

Về hiệp ước hiến pháp châu Âu, Đức Cha Rylko cho rằng "sự tranh cãi về những nguồn gốc Kitô hữu đã nêu rõ môt thái độ bận tâm về sự kiểm duyệt đối mặt sự kiện tôn giáo và nhất là Kitô giáo".

"Trước khuynh hướng công nhận nền văn hóa nổi bật, ngài nói, chúng ta quên rằng chúng ta là ai, nhưng chúng ta có thể trở nên những "người tiên phong thật sự của tính hiện đại" và thoát ra khỏi tính uể oải tính nông cạn và sự dửng dưng, để thu hồi sự chắc chắn của đức tin trong Chúa Kitô".

Hành động của những người giáo dân như vậy phải đựa vào sự trở lại với cảm giác thuộc về Giáo Hội". Ngài nhấn mạnh đến "nguy cơ phân tán" và đến sự kiện là các hiệp hội, các phong tráo và các cộng đồng" có tầm quan trọng sống còn cho Giáo Hội" trong đầu ngàn năm này. Đức Gioan Phaolô II thấy nơi họ " một trong những dấu hứa hẹn nhất của mùa xuân Kitô hữu".

"Những thay đổi đụng chạm tới lục địa cổ xưa đòi hỏi, chứng từ của các Kitô hữu phải vượt quá biên giới của quốc gia mình. Sự dấn thân và sự phục vụ của họ phải vang rền mạnh mẽ trong hội đồng bác học châu Âu ngày nay.

Ngài nói, đó là Châu Âu do những kẻ sáng lập nghĩ ra, một ngôi Nhà chung đi từ đại tây dương tới Oural. Nhưng cũng là châu Âu của những bức tường mới, của những nền dân chủ mỏng giòn được đánh dấu bằng những khủng hoảng sâu xa về các giá trị và những đe dọa của những ý thức hệ cũ và mới".

Đức Cha nói tiếp "Đó là châu Âu giàu có, đang mất linh hồn của nó, và trở thành lục địa của sự chối đạo thinh lặng, nơi sự tục hóa trở thành thể chế, trở lại với một thuyết tân-lương dân mà những kẻ thừa sai hiếu chiến bênh vực để cổ võ những tín điều riêng của mình".

Về tương lai của châu Âu, Đức Cha Rylko đã gợi ý "sự tân phúc âm hóa", như một thách đố quan trọng liên quan tất cả những người đã được rửa tội và đòi hỏi một "căn tính sáng sủa", cố kết, và môt ý thức mạnh mẽ về ơn gọi của mình.

Nhưng cũng phải nhắm tới "sự hiện diện rõ ràng và sâu sắt trong xã hội, sự can đảm làm muối đất thật sự và làm ánh sáng thật của thế gian".

Hơn hai ngàn đại biểu gần như đến từ toàn diện các giáo phận tại Tây Ban Nha, các hiệp hội và các phong trào, đã trao đổi những kinh nghiệm và những suy tư của họ trong những ngày đại hội, hầu ấn định những đường hướng mới để đổi mới sự dấn thân của các giáo dân và phát động tinh thần hiệp thông giữa những nhóm khác biệt làm việc phục vụ Giáo Hội.