Đức Cha GIUSE CỬ HÀNH LỄ LÁ TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC
Chiều tối thứ sáu ngày 07/04/2017, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên – đã có mặt tại nhà thờ An Thới (Hưng Văn) - huyện đảo Phú Quốc - để bắt đầu cho công việc mục vụ của ngài trong ba ngày liên tiếp.
Xem Hình
Cùng đi với ngài còn có cha Phêrô Lê Đức Hoàng -Tòa Giám Mục Long Xuyên – đến giúp tĩnh tâm ba ngày cho các giới tại nhà thờ An Thới. Trong từng buổi tĩnh tâm ấy, cha Phêrô đã chia sẻ khá nhiều đề tài thiết thực. Với khiếu thuyết trình dí dỏm, chân tình, cha đã đánh động được biết bao nhiêu “cõi lòng chai đá”, để họ biết nhận ra chính mình, biết sự tương quan giữa bản thân mình với Chúa, với tha nhân và với vạn vật. Trong đó, cha rất tâm đắc với ý hướng “Gặp gỡ tha nhân là hồng ân”, đó cũng là tư tưởng xuyên suốt trong ba ngày tĩnh tâm này.
Sáng Chúa Nhật ngày 09/04/2017, Đức Cha Giuse cử hành Lễ Lá tại Dương Đông. Vì nhà thờ cũ đã không còn trên nền đất thuở nao, nhà thờ mới thì còn ngổn ngang đang xây dựng, nên thánh lễ đã diễn ra trên một khoảng sân trống trước một gia đình Kitô hữu tốt bụng. Nhưng không vì thế mà sự sốt sắng của tất cả mọi người tham dự thánh lễ, từ vị chủ chăn đến từng thành phần dân Chúa, bị suy giảm.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh đến hai nội dung chính.
Thứ nhất, là sự vinh quang và đau khổ luôn đan xen nhau. Ngày giờ này khoảng 2000 năm trước, Chúa Giesu đã vào thành Gierusalem trong sự đơn sơ và được đón chào cũng bằng sự đơn sơ về “vật chất”, về các nghi thức và về cả các tấm lòng cũng đơn sơ của người Do Thái lúc bấy giờ...Nhưng không lâu sau đó, chính Chúa Giesu đã phải “nếm mùi” cay đắng và khổ nhục như thế nào trước những người vừa mới tôn vinh ngài.
Thứ hai, xuyên suốt của “cuộc thương khó của Chúa Giesu”, đã nổi bật lên hai thái độ tiêu biểu: sự tín trung và sự phản bội. Kìa một Giuda bán Chúa, phản bội Chúa. Kìa một Phêrô chối Chúa, phản bội Chúa. Kìa các tông đồ thân cận với Chúa hằng ngày, nay cũng “cao chạy xa bay”. Kìa một tên trộm thách thức, châm biếm Chúa. Và kìa một “đám” dân vừa hôm qua tung hô Chúa, hôm nay lại điên cuồng muốn giết chết ngài – đó là tận cùng của sự phản bội. Thế nhưng, vẫn còn đó những sụ tín trung (yêu mến) Chúa. Nào một Veronica lau (mát) mặt Chúa, một Simon (ngoại đạo, không quen biết Chúa), dù không hẳn tự nguyện, nhưng cũng đã thương cảm vác “phụ” thập giá cho Ngài. Rồi một Maria Madalena cùng với “các phụ nữ đạo đức” khác luôn theo phụ giúp Chúa trên từng nẻo đường. Hay một Nicodemo, và Giuse thành Arimathia đã “dám” hy sinh “nhường” lại ngôi mộ mới đẹp của mình để cho Chúa Giesu “khai trương”.
Và cái kết của từng số phận con người theo từng “trường phái” đó thì chúng ta đã rõ. Tuy nhiên, Chúa Giesu không muốn bất kỳ ai phải chết. Mà chỉ vì Ngài đã quá tôn trọng sự tự do của con người.
Chiều Chúa Nhật cùng ngày, Đức Cha Giuse trở lại An Thới để dâng thánh lễ dành cho thiếu nhi, cùng đồng tế với ngài có cha sở và cha phó nhà thờ An Thới. Đây cũng là dịp nhà thờ An Thới kỷ niệm 60 năm thành lập ( 10/04/1957 – 10/04/2017), Đức Cha đã thay mặt cha sở, cha phó và toàn thể cộng đoàn dân Chúa ôn lại từng bước đi, từng bước “lớn lên” của giáo xứ. Trong đó, ngài không quên nhắc và tri ân đến những người, còn sống hay đã chết, trong nước hay hải ngoại...đã từng sống-chết, phục vụ, cống hiến, chung tay...với ngôi nhà chung An Thới thân yêu này.
Một điều rất “đẹp”, tôi để ý thấy Đức Cha Giuse rất “siêng” ngồi tòa giải tội. Trong ba ngày mục vụ tại đây, hễ có giờ là ngài ra “ngồi tòa”. Và giáo dân có lẽ “được tin” Đức Cha giải tội, nên ai nấy đều hăng hái đến nhận bí tích hòa giải, đến nỗi có nhiều buổi lễ bị bắt đầu trễ, và cha sở phải “thế thân” ngồi tòa tiếp tục cho ngài mà không thể cùng ngài đồng tế thánh lễ được.
Điều “đẹp” nữa, ngài đã không “quản ngại” để chụp hình với các con chiên, chụp hình đến khi...hết thì thôi. Điều đó nói lên sự gần gủi, chân thành của vị chủ chăn. Ngài muốn được “kính mến” chứ không “kính sợ”- Đức Cha tâm sự.
Ba ngày ngắn ngủi đã kết thúc, nhưng niềm vui, tình yêu thương và sự liên đới thì mãi mãi vẫn còn kéo dài trên “điểm truyền giáo” xa xôi huyện đảo Phú Quốc này.
BS Antôn Bùi Duy luật
Chiều tối thứ sáu ngày 07/04/2017, Đức Cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên – đã có mặt tại nhà thờ An Thới (Hưng Văn) - huyện đảo Phú Quốc - để bắt đầu cho công việc mục vụ của ngài trong ba ngày liên tiếp.
Xem Hình
Cùng đi với ngài còn có cha Phêrô Lê Đức Hoàng -Tòa Giám Mục Long Xuyên – đến giúp tĩnh tâm ba ngày cho các giới tại nhà thờ An Thới. Trong từng buổi tĩnh tâm ấy, cha Phêrô đã chia sẻ khá nhiều đề tài thiết thực. Với khiếu thuyết trình dí dỏm, chân tình, cha đã đánh động được biết bao nhiêu “cõi lòng chai đá”, để họ biết nhận ra chính mình, biết sự tương quan giữa bản thân mình với Chúa, với tha nhân và với vạn vật. Trong đó, cha rất tâm đắc với ý hướng “Gặp gỡ tha nhân là hồng ân”, đó cũng là tư tưởng xuyên suốt trong ba ngày tĩnh tâm này.
Sáng Chúa Nhật ngày 09/04/2017, Đức Cha Giuse cử hành Lễ Lá tại Dương Đông. Vì nhà thờ cũ đã không còn trên nền đất thuở nao, nhà thờ mới thì còn ngổn ngang đang xây dựng, nên thánh lễ đã diễn ra trên một khoảng sân trống trước một gia đình Kitô hữu tốt bụng. Nhưng không vì thế mà sự sốt sắng của tất cả mọi người tham dự thánh lễ, từ vị chủ chăn đến từng thành phần dân Chúa, bị suy giảm.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha Giuse đã nhấn mạnh đến hai nội dung chính.
Thứ nhất, là sự vinh quang và đau khổ luôn đan xen nhau. Ngày giờ này khoảng 2000 năm trước, Chúa Giesu đã vào thành Gierusalem trong sự đơn sơ và được đón chào cũng bằng sự đơn sơ về “vật chất”, về các nghi thức và về cả các tấm lòng cũng đơn sơ của người Do Thái lúc bấy giờ...Nhưng không lâu sau đó, chính Chúa Giesu đã phải “nếm mùi” cay đắng và khổ nhục như thế nào trước những người vừa mới tôn vinh ngài.
Thứ hai, xuyên suốt của “cuộc thương khó của Chúa Giesu”, đã nổi bật lên hai thái độ tiêu biểu: sự tín trung và sự phản bội. Kìa một Giuda bán Chúa, phản bội Chúa. Kìa một Phêrô chối Chúa, phản bội Chúa. Kìa các tông đồ thân cận với Chúa hằng ngày, nay cũng “cao chạy xa bay”. Kìa một tên trộm thách thức, châm biếm Chúa. Và kìa một “đám” dân vừa hôm qua tung hô Chúa, hôm nay lại điên cuồng muốn giết chết ngài – đó là tận cùng của sự phản bội. Thế nhưng, vẫn còn đó những sụ tín trung (yêu mến) Chúa. Nào một Veronica lau (mát) mặt Chúa, một Simon (ngoại đạo, không quen biết Chúa), dù không hẳn tự nguyện, nhưng cũng đã thương cảm vác “phụ” thập giá cho Ngài. Rồi một Maria Madalena cùng với “các phụ nữ đạo đức” khác luôn theo phụ giúp Chúa trên từng nẻo đường. Hay một Nicodemo, và Giuse thành Arimathia đã “dám” hy sinh “nhường” lại ngôi mộ mới đẹp của mình để cho Chúa Giesu “khai trương”.
Và cái kết của từng số phận con người theo từng “trường phái” đó thì chúng ta đã rõ. Tuy nhiên, Chúa Giesu không muốn bất kỳ ai phải chết. Mà chỉ vì Ngài đã quá tôn trọng sự tự do của con người.
Chiều Chúa Nhật cùng ngày, Đức Cha Giuse trở lại An Thới để dâng thánh lễ dành cho thiếu nhi, cùng đồng tế với ngài có cha sở và cha phó nhà thờ An Thới. Đây cũng là dịp nhà thờ An Thới kỷ niệm 60 năm thành lập ( 10/04/1957 – 10/04/2017), Đức Cha đã thay mặt cha sở, cha phó và toàn thể cộng đoàn dân Chúa ôn lại từng bước đi, từng bước “lớn lên” của giáo xứ. Trong đó, ngài không quên nhắc và tri ân đến những người, còn sống hay đã chết, trong nước hay hải ngoại...đã từng sống-chết, phục vụ, cống hiến, chung tay...với ngôi nhà chung An Thới thân yêu này.
Một điều rất “đẹp”, tôi để ý thấy Đức Cha Giuse rất “siêng” ngồi tòa giải tội. Trong ba ngày mục vụ tại đây, hễ có giờ là ngài ra “ngồi tòa”. Và giáo dân có lẽ “được tin” Đức Cha giải tội, nên ai nấy đều hăng hái đến nhận bí tích hòa giải, đến nỗi có nhiều buổi lễ bị bắt đầu trễ, và cha sở phải “thế thân” ngồi tòa tiếp tục cho ngài mà không thể cùng ngài đồng tế thánh lễ được.
Điều “đẹp” nữa, ngài đã không “quản ngại” để chụp hình với các con chiên, chụp hình đến khi...hết thì thôi. Điều đó nói lên sự gần gủi, chân thành của vị chủ chăn. Ngài muốn được “kính mến” chứ không “kính sợ”- Đức Cha tâm sự.
Ba ngày ngắn ngủi đã kết thúc, nhưng niềm vui, tình yêu thương và sự liên đới thì mãi mãi vẫn còn kéo dài trên “điểm truyền giáo” xa xôi huyện đảo Phú Quốc này.
BS Antôn Bùi Duy luật