Theo Magister Sandro, trong số các linh mục sinh tại giáo phận Carpi, nơi Đức Phanxicô sẽ tới thăm vào Chúa Nhật, 2 tháng Tư này, sẽ có một vị đang gây nhức óc cho ngài.
Đó là Cha Roberto A. Maria Bertacchini. Ngài vốn được đào tạo tại một trường có tới 3 linh mục Dòng Tên nổi tiếng. Đó là các Cha Heinrich Pfeiffer, một sử gia nghệ thuật và là giáo sư tại Đại Học Gregoriana, Francesco Tata, cựu bề trên tỉnh dòng Tên tại Ý và Piersandro Vanzan, một cây viết nổi danh của tờ “La Civiltà Cattolica”. Cha Bertacchini vốn là một học giả nghiên cứu về Thánh Augustinô và là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo đăng trên các tập san thần học.
Tuần trước, Cha gửi cho Đức Phanxicô và Đức Hồng Y Gerhard L. Müller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin một tờ trình (memorandum) dài 6 trang, cực lực phê phán các ý nghĩ được trình bầy trong cuộc phỏng vấn gần đây với tân bề trên cả Dòng Tên, Cha Arturo Sosa Abascal, người rất gần gũi với Đức Giáo Hoàng.
Cha Bertacchini cho rằng các ý nghĩ trên “có tính cách trầm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành kẻ đồng loã với chúng” vì chúng có nguy cơ “đem đến một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô”.
Cuộc phỏng vấn nói trên là cuộc phỏng vấn của nhà báo Thụy Sĩ Giuseppe Rusconi chuyên viết về Vatican, đăng trên Blog Rossoporpora ngày 18 tháng Hai vừa qua(xin xem các bài “Cha Bề Trên Cả Dòng Tên Nói Tới Biện Phân” và “Biện Phân Là Gì?” đăng trên Vietcatholic các ngày 22 và 23 tháng Hai, 2017). Sau đây là nội dung một số điểm trong tờ trình của Cha Bertacchini:
Tờ Trình
Về cuộc phỏng vấn với Cha Bề Trên Cả Dòng Tên về tính đáng tin cậy của các Sách Tin Mừng
Bởi Roberto A. Maria Bertacchini
Tháng Hai vừa qua, Cha Bề Trên Cả Dòng Tên có tham dự một cuộc phỏng vấn trong đó, ngài ám chỉ rằng lời lẽ của Chúa Giêsu về tính bất khả tiêu của hôn nhân không phải là một điểm có tính vững ổn về thần học, nhưng đúng hơn, là một điểm khởi đầu đối với tín lý mà ta cần phải khai triển cách thích đáng. Điều này, nghĩ cho cùng, có thể dẫn tới việc hỗ trợ điều trái ngược hẳn, tức sự tương hợp của ly dị đối với cuộc sống Kitô Giáo. Theo nhận định của Cha Bertacchini, sáng kiến này có thể châm ngòi cho một tình huống nổ bùng.
Dĩ nhiên, Cha Arturo Sosa Abascal, Dòng Tên, rất thận trong việc không rơi vào trạng huống lạc giáo thẳng thừng. Và điều này, theo một nghĩa nào đó, có khi còn trầm trọng hơn. Bởi thế, điều cần là lần giở lại sợi chỉ xuyên suốt trong lối lý luận của ngài.
Vấn đề ngài đặt ra là liệu các tác giả Tin Mừng có đáng tin hay không, và ngài cho hay: cần phải biện phân. Thành thử việc các ngài có đáng tin hay không không phải là một sự kiện. Một tuyên bố nghiêm trọng như thế cần phải được lý luận thấu đáo cả về chiều dài lẫn về chiều sâu, vì quả tình có thể có việc thừa nhận sai lầm trong chi tiết câu truyện; nhưng nghi vấn tính chân thực trong các giáo huấn tín lý của Chúa Giêsu là một điều khác hẳn.
Dù thế nào đi chăng nữa, vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta cũng không tự ý can dự, nhưng một cách rất khôn khéo, đã nại tới Đức Giáo Hoàng. Và vì Đức Phanxicô, trong khi xử sự với các cặp đã ly thân v.v…, cho tới lúc có cuộc phỏng vấn, chưa bao giờ trích dẫn các đoạn trong đó Chúa Giêsu nhắc đến tính bất khả tiêu của hôn nhân, nên sứ điệp tiềm ẩn của vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta rõ như ban ngày: nếu Đức Giáo Hoàng đã không trích dẫn các đoạn đó thì có nghĩa là ngài đã làm việc biện phân và đã cho rằng chúng không phải là lời lẽ của Chúa Giêsu. Do đó, chúng không có tính bó buộc. Nhưng mọi vị giáo hoàng trước đây từng dậy điều ngược lại. Điều này là sao? Hẳn các ngài sai lầm cả. Hay các ngài hẳn đã nói và dậy những điều chỉ đúng với thời các ngài, chứ không đúng với thời ta.
Ta phải rõ ràng điều này: vị tu sĩ Dòng Tên ưu tú của chúng ta không nói điều trên “apertis verbis” (một cách huỵch toẹt) nhưng nói xa gần, để người ta tự hiểu lấy. Và do đó, ngài cho ta chiếc chìa khóa để giải thích phương thức mục vụ của Đức Giáo Hoàng đối với các gia đình đi trệch ra ngoài giáo huấn truyền thống. Đó là: trên thực tế, nay “ta biết”, một cách rất có thể, hay đúng hơn, gần như chắc chắn, rằng Chúa Giêsu không bao giờ dạy hôn nhân là bất khả tiêu. Chính các tác giả Tin Mừng đã hiểu lầm mà thôi.
Một Kitô Giáo không có Chúa Kitô?
Vấn đề nghiêm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành đồng loã. Nguy hiểm là: điều này sẽ đem lại một thứ Kitô Giáo giản lược các sứ điệp của Chúa Giêsu, hay một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô.
Trong Tin Mừng Thánh Lễ ngày 24 tháng Hai vừa qua, có một đoạn của Tin Mừng Máccô 10:2-12 về việc rẫy vợ. Thành thử có được phép nghĩ rằng không biết có phải Chúa Giêsu nói ra những điều đó và chúng không có tính bó buộc hay không?
“Cảm thức đức tin” vốn bảo ta rằng các tác giả Tin Mừng là người đáng tin. Tuy nhiên, cha bề trên Cả Dòng Tên của chúng ta bác bỏ tính đáng tin này, và ngoài ra, còn không lưu ý chi tới sự kiện này: Thánh Phaolô cũng đã tiếp nhận tín lý này từ Giáo Hội như là của Chúa Giêsu, và truyền nó lại như thế cho các cộng đoàn của ngài: “Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (1 Cor 7:10-11).
Tính nhất quán của đoạn văn trên với các bản văn của các Tin Mừng Nhất Lãm về việc rẫy vợ và ngoại tình là điều hoàn toàn rõ ràng.Và quả là phi lý khi nghĩ rằng những lời đó là của riêng Thánh Phaolô chứ không thuộc truyền thống tiền Vượt Qua. Không chỉ có thế. Trong thư Êphêsô 5:22-33, Thánh Phaolô rà lại cùng một giáo huấn đó của Chúa Giêsu và thậm chí còn củng cố giáo huấn này. Ngài rà lại, vì ngài trích dẫn cùng đoạn sách Sáng Thế mà chính Chúa Giêsu đã trích dẫn; ngài củng cố, vì Chúa Kitô yêu Giáo Hội một cách bất khả tiêu, đến độ hy sinh mạng sống của Người, và quá bên kia cuộc sống trần gian. Và Thánh Phaolô biến lòng trung thành này thành mẫu mực cho lòng trung thành vợ chồng.
Như thế, điều rõ ràng hoàn toàn là: có sự liên tục hiển nhiên về giáo huấn giữa lời rao giảng tiền Vượt Qua và hậu Vượt Qua; và điều cũng rõ ràng là: có sự bất liên tục với Do Thái Giáo, là tôn giáo vẫn duy trì định chế rẫy vợ. Nhưng nếu Thánh Phaolô xây dựng sự bất liên tục này trên Chúa Kitô, thì nghi vấn các Sách Tin Mừng có phải là điều có nghĩa hay không? Từ đâu mà có sự nhẩy vọt gợi hứng cho thực hành của Giáo Hội cổ xưa ấy, nếu không từ Chúa Kitô?
Ta nên để ý điều này: ly dị cũng đã được thế giới La Hy chấp nhận, và thêm vào đó, còn có định chế thê thiếp nữa, một định chế dễ dàng đem lại việc kết hợp vợ chồng sau đó, như kinh nghiệm của Thánh Augustinô, chẳng hạn, đã chứng tỏ. Và trong khoa chép sử, có nguyên tắc cho rằng sự trì trệ văn hóa không vô cớ mà thay đổi. Bởi thế, nếu sự thay đổi đã được chứng thực trong lịch sử, thì đâu là nguyên nhân nếu không phải là Chúa Giêsu? Và nếu là Chúa Kitô, thì tại sao lại hoài nghi tính đáng tin của các Tin Mừng?
Sau cùng, nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì đâu là nguyên nhân khiến các môn đệ nhận định cách hoảng hốt (“vậy chẳng thà không lấy vợ còn hơn!”) trong Mátthêu 19:10? Thánh Mátthêu là một trong các môn đệ ấy và các ngài rất chậm hiểu và tỏ ra gắn bó với các truyền thống bị Chúa Giêsu thách thức. Thành thử, theo quan điểm chép sử, tình tiết ở Mt 19:3-12 là hoàn toàn đáng tin: cả về phương diện phê bình nội tại lẫn phê bình ngoại tại.
Bối cảnh có tính tín điều
Mặt khác, quả quyết rằng không biết có phải Chúa Giêsu thực sự phát ra những lời đó hay không và, do đó, chúng không có tính bó buộc “trên thực tế” là một lạc giáo, vì đã bác bỏ tính linh hứng của Thánh Kinh. Thư 2 Timôtê 3 nói rất rõ: “Mọi Sách Thánh đều được Thiên Chúa linh hứng và có ích để giảng dậy, thuyết phục, sửa trị và huấn luyện lòng chính trực”.
“Mọi” hiển nhiên cũng bao gồm Mátthêu 19:3-12. Nếu không, chắc hẳn còn có lời “khác” trổi vượt hơn Sách Thánh và sự linh hứng của Sách Thánh. Thực vậy, quả quyết tính không đáng tin của một số lời Chúa Giêsu nói giống như mở ra một lỗ hổng ở chiếc đập “fides quae” (nội dung đức tin), một lỗ hổng sẽ dẫn đến việc toàn diện chiếc đập xụp đổ tan tành. Cha Bertacchini minh giải:
a) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì các tác giả Tin Mừng không đáng tin. Và nếu các ngài không đáng tin, thì các ngài không nói sự thật; nhưng nếu các ngài không nói sự thật, thì các ngài cũng không được Chúa Thánh Thần linh hứng.
b) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, có hẳn Người đã nói tất cả các lời khác mà chúng ta coi là tốt đẹp không? Ai đã không đáng tin ở một vấn đề có tính cách đổi mới cũng sẽ không đáng tin ở các vấn đề khác, như phục sinh chẳng hạn… Đó là ý nghĩa việc cả chiếc đập xụp đổ.
Và điều đó chưa hết đâu, vì nếu theo các nghi ngờ của cha bề trên cả Dòng Tên, thì không những Thánh Phaolô bị chà đạp dưới chân, mà cả Vatican II nữa. Thực thế, hiến chế “Sacrosasnctum Concilium” 7 khẳng định như thế này:
“Chúa Kitô luôn hiện diện trong Giáo Hội của Người […] Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người nói khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội”.
Vì các đoạn nói về tính bất khả tiêu của hôn nhân được đọc trong Thánh Lễ, và nói cho chính xác: Máccô 10:2-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 7 mùa thường niên và vào Chúa Nhật 27 năm B, Mátthêu 19:3-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 19 mùa thường niên, và Mátthêu 5:27-32 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 10, chẳng hóa ra Vatican II, cách nào đó, đã gắn những lời này vào thế giá của Chúa Giêsu.
Như thế, những ai theo các hoài nghi của cha bề trên cả Dòng Tên không những bác bỏ Vatican II, mà hơn nữa còn hoài nghi cả Thánh Truyền đến độ biến thẩm quyền giảng dậy của Chúa Giêsu thành trừu tượng và không thể nào nắm được. Nếu thế, ta đang đối diện với một cuộc ném bom trải thảm đúng nghĩa…
Để kết luận, việc bước từ tính tôn giáo của lề luật qua tính tôn giáo của biện phân là một điều thánh thiêng, nhưng đầy cạm bẫy. Nó đòi một việc đào luyện tuyệt vời mà bất hạnh thay rất ít người ngày nay đạt tới…
Dù sao, vì thế giới mà dựng lên một mặt trận giả với mục đích duy nhất là tránh tranh chấp và bách hại không những là một việc hèn nhát, mà còn hoàn toàn bước ra ngoài Tin Mừng, là Sách đòi ta phải thành thực và can đảm trong việc bảo vệ sự thật. Chúa Giêsu không sợ thập giá, mà các tông đồ cũng không sợ. Hơn nữa, Thánh Phaolô nói rất rõ:
“Những ai muốn nở mày nở mặt vì những lý do thuần tuý con người, thì ép anh em phải chịu cắt bì, chỉ là để khỏi bị ngược đãi vì thập giá Đức Ki-tô” (Gl 6:12).
Cắt bì, một đàng, có nghĩa trở về với tính tôn giáo được Rôma nhìn nhận là hợp pháp, và đàng khác, là phù hợp với não trạng thời đại. Thánh Phaolô biết rằng cắt bì chân thực là cắt bì của trái tim, và trong việc này, ngài không bao giờ đầu hàng.
Carpi, Ngày 19 Tháng Ba, 2017
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Magister nhận định rằng trong bản văn đầy đủ bằng tiếng Ý, Cha Bertacchini viết rằng ngày 24 tháng Hai, một ít ngày sau khi đăng tải cuộc phỏng vấn Cha Sosa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã kiểm duyệt các chủ trương của cha bề trên cả Dòng Tên” khi dành trọn bài giảng ở Nhà Thánh Mácta cho đoạn Tin Mừng Máccô nói về hôn nhân và ly dị, một điều ngài chưa bao giờ làm trước đó.
Theo cha Bertacchini, trong bài giảng trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thách thức các hoài nghi của Cha Sosa. Ngài nhấn mạnh rằng “Chúa Giêsu trả lời các người biệt phái về việc rẫy vợ, và do đó, tác giả Tin Mừng là đáng tin”.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản văn chính thức do Đài Phát Thanh Vatican và tờ L’Osservatore Romano phổ biến, thì các nhận định của Đức Phanxicô về đoạn Tin Mừng Máccô ấy có vẻ khá lắt léo.
Vì có lúc, Đức Giáo Hoàng tiến xa tới chỗ cho rằng “Chúa Giêsu không trả lời liệu [việc rẫy vợ] là hợp pháp hay không hợp pháp”.
Và cho dù Đức Giáo Hoàng vẫn chống khoa giải nghi học (casuistry), ta thấy có sự mâu thuẫn. Vì đâu có gì khác với điều “Amoris Laetitia” yêu cầu khi nó đòi phải biện phân từng trường hợp ai được rước lễ ai không trong số những người ly dị và tái hôn vẫn sống theo kiểu vợ chồng?
Đó là Cha Roberto A. Maria Bertacchini. Ngài vốn được đào tạo tại một trường có tới 3 linh mục Dòng Tên nổi tiếng. Đó là các Cha Heinrich Pfeiffer, một sử gia nghệ thuật và là giáo sư tại Đại Học Gregoriana, Francesco Tata, cựu bề trên tỉnh dòng Tên tại Ý và Piersandro Vanzan, một cây viết nổi danh của tờ “La Civiltà Cattolica”. Cha Bertacchini vốn là một học giả nghiên cứu về Thánh Augustinô và là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo đăng trên các tập san thần học.
Tuần trước, Cha gửi cho Đức Phanxicô và Đức Hồng Y Gerhard L. Müller, bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin một tờ trình (memorandum) dài 6 trang, cực lực phê phán các ý nghĩ được trình bầy trong cuộc phỏng vấn gần đây với tân bề trên cả Dòng Tên, Cha Arturo Sosa Abascal, người rất gần gũi với Đức Giáo Hoàng.
Cha Bertacchini cho rằng các ý nghĩ trên “có tính cách trầm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành kẻ đồng loã với chúng” vì chúng có nguy cơ “đem đến một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô”.
Cuộc phỏng vấn nói trên là cuộc phỏng vấn của nhà báo Thụy Sĩ Giuseppe Rusconi chuyên viết về Vatican, đăng trên Blog Rossoporpora ngày 18 tháng Hai vừa qua(xin xem các bài “Cha Bề Trên Cả Dòng Tên Nói Tới Biện Phân” và “Biện Phân Là Gì?” đăng trên Vietcatholic các ngày 22 và 23 tháng Hai, 2017). Sau đây là nội dung một số điểm trong tờ trình của Cha Bertacchini:
Tờ Trình
Về cuộc phỏng vấn với Cha Bề Trên Cả Dòng Tên về tính đáng tin cậy của các Sách Tin Mừng
Bởi Roberto A. Maria Bertacchini
Tháng Hai vừa qua, Cha Bề Trên Cả Dòng Tên có tham dự một cuộc phỏng vấn trong đó, ngài ám chỉ rằng lời lẽ của Chúa Giêsu về tính bất khả tiêu của hôn nhân không phải là một điểm có tính vững ổn về thần học, nhưng đúng hơn, là một điểm khởi đầu đối với tín lý mà ta cần phải khai triển cách thích đáng. Điều này, nghĩ cho cùng, có thể dẫn tới việc hỗ trợ điều trái ngược hẳn, tức sự tương hợp của ly dị đối với cuộc sống Kitô Giáo. Theo nhận định của Cha Bertacchini, sáng kiến này có thể châm ngòi cho một tình huống nổ bùng.
Dĩ nhiên, Cha Arturo Sosa Abascal, Dòng Tên, rất thận trong việc không rơi vào trạng huống lạc giáo thẳng thừng. Và điều này, theo một nghĩa nào đó, có khi còn trầm trọng hơn. Bởi thế, điều cần là lần giở lại sợi chỉ xuyên suốt trong lối lý luận của ngài.
Vấn đề ngài đặt ra là liệu các tác giả Tin Mừng có đáng tin hay không, và ngài cho hay: cần phải biện phân. Thành thử việc các ngài có đáng tin hay không không phải là một sự kiện. Một tuyên bố nghiêm trọng như thế cần phải được lý luận thấu đáo cả về chiều dài lẫn về chiều sâu, vì quả tình có thể có việc thừa nhận sai lầm trong chi tiết câu truyện; nhưng nghi vấn tính chân thực trong các giáo huấn tín lý của Chúa Giêsu là một điều khác hẳn.
Dù thế nào đi chăng nữa, vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta cũng không tự ý can dự, nhưng một cách rất khôn khéo, đã nại tới Đức Giáo Hoàng. Và vì Đức Phanxicô, trong khi xử sự với các cặp đã ly thân v.v…, cho tới lúc có cuộc phỏng vấn, chưa bao giờ trích dẫn các đoạn trong đó Chúa Giêsu nhắc đến tính bất khả tiêu của hôn nhân, nên sứ điệp tiềm ẩn của vị tu sĩ Dòng Tên của chúng ta rõ như ban ngày: nếu Đức Giáo Hoàng đã không trích dẫn các đoạn đó thì có nghĩa là ngài đã làm việc biện phân và đã cho rằng chúng không phải là lời lẽ của Chúa Giêsu. Do đó, chúng không có tính bó buộc. Nhưng mọi vị giáo hoàng trước đây từng dậy điều ngược lại. Điều này là sao? Hẳn các ngài sai lầm cả. Hay các ngài hẳn đã nói và dậy những điều chỉ đúng với thời các ngài, chứ không đúng với thời ta.
Ta phải rõ ràng điều này: vị tu sĩ Dòng Tên ưu tú của chúng ta không nói điều trên “apertis verbis” (một cách huỵch toẹt) nhưng nói xa gần, để người ta tự hiểu lấy. Và do đó, ngài cho ta chiếc chìa khóa để giải thích phương thức mục vụ của Đức Giáo Hoàng đối với các gia đình đi trệch ra ngoài giáo huấn truyền thống. Đó là: trên thực tế, nay “ta biết”, một cách rất có thể, hay đúng hơn, gần như chắc chắn, rằng Chúa Giêsu không bao giờ dạy hôn nhân là bất khả tiêu. Chính các tác giả Tin Mừng đã hiểu lầm mà thôi.
Một Kitô Giáo không có Chúa Kitô?
Vấn đề nghiêm trọng đến nỗi không thể im lặng làm ngơ mà không trở thành đồng loã. Nguy hiểm là: điều này sẽ đem lại một thứ Kitô Giáo giản lược các sứ điệp của Chúa Giêsu, hay một thứ Kitô Giáo không có Chúa Kitô.
Trong Tin Mừng Thánh Lễ ngày 24 tháng Hai vừa qua, có một đoạn của Tin Mừng Máccô 10:2-12 về việc rẫy vợ. Thành thử có được phép nghĩ rằng không biết có phải Chúa Giêsu nói ra những điều đó và chúng không có tính bó buộc hay không?
“Cảm thức đức tin” vốn bảo ta rằng các tác giả Tin Mừng là người đáng tin. Tuy nhiên, cha bề trên Cả Dòng Tên của chúng ta bác bỏ tính đáng tin này, và ngoài ra, còn không lưu ý chi tới sự kiện này: Thánh Phaolô cũng đã tiếp nhận tín lý này từ Giáo Hội như là của Chúa Giêsu, và truyền nó lại như thế cho các cộng đoàn của ngài: “Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ” (1 Cor 7:10-11).
Tính nhất quán của đoạn văn trên với các bản văn của các Tin Mừng Nhất Lãm về việc rẫy vợ và ngoại tình là điều hoàn toàn rõ ràng.Và quả là phi lý khi nghĩ rằng những lời đó là của riêng Thánh Phaolô chứ không thuộc truyền thống tiền Vượt Qua. Không chỉ có thế. Trong thư Êphêsô 5:22-33, Thánh Phaolô rà lại cùng một giáo huấn đó của Chúa Giêsu và thậm chí còn củng cố giáo huấn này. Ngài rà lại, vì ngài trích dẫn cùng đoạn sách Sáng Thế mà chính Chúa Giêsu đã trích dẫn; ngài củng cố, vì Chúa Kitô yêu Giáo Hội một cách bất khả tiêu, đến độ hy sinh mạng sống của Người, và quá bên kia cuộc sống trần gian. Và Thánh Phaolô biến lòng trung thành này thành mẫu mực cho lòng trung thành vợ chồng.
Như thế, điều rõ ràng hoàn toàn là: có sự liên tục hiển nhiên về giáo huấn giữa lời rao giảng tiền Vượt Qua và hậu Vượt Qua; và điều cũng rõ ràng là: có sự bất liên tục với Do Thái Giáo, là tôn giáo vẫn duy trì định chế rẫy vợ. Nhưng nếu Thánh Phaolô xây dựng sự bất liên tục này trên Chúa Kitô, thì nghi vấn các Sách Tin Mừng có phải là điều có nghĩa hay không? Từ đâu mà có sự nhẩy vọt gợi hứng cho thực hành của Giáo Hội cổ xưa ấy, nếu không từ Chúa Kitô?
Ta nên để ý điều này: ly dị cũng đã được thế giới La Hy chấp nhận, và thêm vào đó, còn có định chế thê thiếp nữa, một định chế dễ dàng đem lại việc kết hợp vợ chồng sau đó, như kinh nghiệm của Thánh Augustinô, chẳng hạn, đã chứng tỏ. Và trong khoa chép sử, có nguyên tắc cho rằng sự trì trệ văn hóa không vô cớ mà thay đổi. Bởi thế, nếu sự thay đổi đã được chứng thực trong lịch sử, thì đâu là nguyên nhân nếu không phải là Chúa Giêsu? Và nếu là Chúa Kitô, thì tại sao lại hoài nghi tính đáng tin của các Tin Mừng?
Sau cùng, nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì đâu là nguyên nhân khiến các môn đệ nhận định cách hoảng hốt (“vậy chẳng thà không lấy vợ còn hơn!”) trong Mátthêu 19:10? Thánh Mátthêu là một trong các môn đệ ấy và các ngài rất chậm hiểu và tỏ ra gắn bó với các truyền thống bị Chúa Giêsu thách thức. Thành thử, theo quan điểm chép sử, tình tiết ở Mt 19:3-12 là hoàn toàn đáng tin: cả về phương diện phê bình nội tại lẫn phê bình ngoại tại.
Bối cảnh có tính tín điều
Mặt khác, quả quyết rằng không biết có phải Chúa Giêsu thực sự phát ra những lời đó hay không và, do đó, chúng không có tính bó buộc “trên thực tế” là một lạc giáo, vì đã bác bỏ tính linh hứng của Thánh Kinh. Thư 2 Timôtê 3 nói rất rõ: “Mọi Sách Thánh đều được Thiên Chúa linh hứng và có ích để giảng dậy, thuyết phục, sửa trị và huấn luyện lòng chính trực”.
“Mọi” hiển nhiên cũng bao gồm Mátthêu 19:3-12. Nếu không, chắc hẳn còn có lời “khác” trổi vượt hơn Sách Thánh và sự linh hứng của Sách Thánh. Thực vậy, quả quyết tính không đáng tin của một số lời Chúa Giêsu nói giống như mở ra một lỗ hổng ở chiếc đập “fides quae” (nội dung đức tin), một lỗ hổng sẽ dẫn đến việc toàn diện chiếc đập xụp đổ tan tành. Cha Bertacchini minh giải:
a) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, thì các tác giả Tin Mừng không đáng tin. Và nếu các ngài không đáng tin, thì các ngài không nói sự thật; nhưng nếu các ngài không nói sự thật, thì các ngài cũng không được Chúa Thánh Thần linh hứng.
b) Nếu Chúa Giêsu không nói các lời trên, có hẳn Người đã nói tất cả các lời khác mà chúng ta coi là tốt đẹp không? Ai đã không đáng tin ở một vấn đề có tính cách đổi mới cũng sẽ không đáng tin ở các vấn đề khác, như phục sinh chẳng hạn… Đó là ý nghĩa việc cả chiếc đập xụp đổ.
Và điều đó chưa hết đâu, vì nếu theo các nghi ngờ của cha bề trên cả Dòng Tên, thì không những Thánh Phaolô bị chà đạp dưới chân, mà cả Vatican II nữa. Thực thế, hiến chế “Sacrosasnctum Concilium” 7 khẳng định như thế này:
“Chúa Kitô luôn hiện diện trong Giáo Hội của Người […] Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người nói khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội”.
Vì các đoạn nói về tính bất khả tiêu của hôn nhân được đọc trong Thánh Lễ, và nói cho chính xác: Máccô 10:2-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 7 mùa thường niên và vào Chúa Nhật 27 năm B, Mátthêu 19:3-12 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 19 mùa thường niên, và Mátthêu 5:27-32 được đọc vào thứ Sáu tuần thứ 10, chẳng hóa ra Vatican II, cách nào đó, đã gắn những lời này vào thế giá của Chúa Giêsu.
Như thế, những ai theo các hoài nghi của cha bề trên cả Dòng Tên không những bác bỏ Vatican II, mà hơn nữa còn hoài nghi cả Thánh Truyền đến độ biến thẩm quyền giảng dậy của Chúa Giêsu thành trừu tượng và không thể nào nắm được. Nếu thế, ta đang đối diện với một cuộc ném bom trải thảm đúng nghĩa…
Để kết luận, việc bước từ tính tôn giáo của lề luật qua tính tôn giáo của biện phân là một điều thánh thiêng, nhưng đầy cạm bẫy. Nó đòi một việc đào luyện tuyệt vời mà bất hạnh thay rất ít người ngày nay đạt tới…
Dù sao, vì thế giới mà dựng lên một mặt trận giả với mục đích duy nhất là tránh tranh chấp và bách hại không những là một việc hèn nhát, mà còn hoàn toàn bước ra ngoài Tin Mừng, là Sách đòi ta phải thành thực và can đảm trong việc bảo vệ sự thật. Chúa Giêsu không sợ thập giá, mà các tông đồ cũng không sợ. Hơn nữa, Thánh Phaolô nói rất rõ:
“Những ai muốn nở mày nở mặt vì những lý do thuần tuý con người, thì ép anh em phải chịu cắt bì, chỉ là để khỏi bị ngược đãi vì thập giá Đức Ki-tô” (Gl 6:12).
Cắt bì, một đàng, có nghĩa trở về với tính tôn giáo được Rôma nhìn nhận là hợp pháp, và đàng khác, là phù hợp với não trạng thời đại. Thánh Phaolô biết rằng cắt bì chân thực là cắt bì của trái tim, và trong việc này, ngài không bao giờ đầu hàng.
Carpi, Ngày 19 Tháng Ba, 2017
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Magister nhận định rằng trong bản văn đầy đủ bằng tiếng Ý, Cha Bertacchini viết rằng ngày 24 tháng Hai, một ít ngày sau khi đăng tải cuộc phỏng vấn Cha Sosa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã kiểm duyệt các chủ trương của cha bề trên cả Dòng Tên” khi dành trọn bài giảng ở Nhà Thánh Mácta cho đoạn Tin Mừng Máccô nói về hôn nhân và ly dị, một điều ngài chưa bao giờ làm trước đó.
Theo cha Bertacchini, trong bài giảng trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thách thức các hoài nghi của Cha Sosa. Ngài nhấn mạnh rằng “Chúa Giêsu trả lời các người biệt phái về việc rẫy vợ, và do đó, tác giả Tin Mừng là đáng tin”.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản văn chính thức do Đài Phát Thanh Vatican và tờ L’Osservatore Romano phổ biến, thì các nhận định của Đức Phanxicô về đoạn Tin Mừng Máccô ấy có vẻ khá lắt léo.
Vì có lúc, Đức Giáo Hoàng tiến xa tới chỗ cho rằng “Chúa Giêsu không trả lời liệu [việc rẫy vợ] là hợp pháp hay không hợp pháp”.
Và cho dù Đức Giáo Hoàng vẫn chống khoa giải nghi học (casuistry), ta thấy có sự mâu thuẫn. Vì đâu có gì khác với điều “Amoris Laetitia” yêu cầu khi nó đòi phải biện phân từng trường hợp ai được rước lễ ai không trong số những người ly dị và tái hôn vẫn sống theo kiểu vợ chồng?