Chúa Nhật V Mùa Chay - A
Êzêkien 37: 12-14; Roma 8: 8-11; Gioan 11: 1-45 Lm. Jude Siciliano, OP

Đức tin cho chúng ta sự sống đời đời

Thiên Chúa đang đứng trước cửa mộ. Đây là hình ảnh mạnh mẻ có ảnh hưởng nhất trong các bài đọc hôm nay, làm cho tôi rúng động. Nấm mộ là nơi nghỉ cuối cùng của đời chúng ta trên hành trình đến với Thiên Chúa. Và thật là một nơi dừng chân kinh khủng có phải không? Ở các nghĩa trang ở Hoa Kỳ người ta dọn dẹp, cắt cỏ sạch sẻ. Họ đào mộ, để đất lên một bên và xung quanh mộ bao phủ một thảm cỏ xanh nhân tạo trông như mặt cỏ xanh trong sân bóng đá. Trên miệng phần mộ có khung kim loại và có giây đai to bản đặt ngang để chịu đựng cái hòm. Gia đình và bạn bè vẫn ngồi trong xe đợi trong khi người ta sắp đặt các vòng hoa. Nếu thời tiết xấu thì có một mái vải được giăng ra che người đi đưa đám và quan tài khỏi tuyết hay mưa. Quan tài được để hổng chân trên miệng hầm mộ bởi sức nâng của giây bản dày thẳng ngang, rồi người đi đưa đám sẽ được mời vào. Các người làm việc đứng ra một bên, chờ đợi. Có người thừa dịp này hút một điếu thuốc. Họ sẽ trở lại làm việc sau khi mọi người ra về.

Lời kinh cầu cuối cùng đọc xong, mỗi người đưa đám lấy một cành hoa, chào người quá cố, rồi đặt hoa trên hòm trước khi ra về. Nhưng, mặc dù nơi phần mộ được dọn dẹp sạch sẻ, chúng ta biết chúng ta nhìn vào đâu: đó là phần mộ nơi chúng ta đặt người thân thương xuống, và có thể là tất cả đời sống chúng ta. Những người phu mộ đứng đợi gần đó, rồi sẻ bắt tay vào đưa hòm người thân thương xuống đất và chúng ta không trông thấy người đó nữa.

Tôi biết là tôi đang tả cảnh chôn cất đẹp nhất ở Hoa kỳ. Ở các nơi nghèo nàn nhất, người quá cố được bọc trong khăn vải liệm, rồi để vào trong một cái hòm bằng gỗ do người nhà làm ra. Phần mộ do bạn bè đào lên nơi đất đá, và có thể có vài cái hoa đặt trên mặt đất đã lấp hòm bia. Nhưng, trong văn hóa chúng ta, phần đông chúng ta ra về sau khi chúng ta đã trông thấy hòm hạ xuống huyệt. Chúng ta không trông thấy phần đất lấp trên hòm của người thân thương. Chúng ta cũng có cách che lấp sự chết với những lời nói nhẹ nhàng. Nhưng, mặc dù chúng ta chôn cất người quá cố theo cách nào đi nữa, phần mộ là nơi chúng ta không còn năng lực gì nữa, và sự chết đã chiếm đoạt đời sống chúng ta.

Bây giờ bạn hãy tưởng tượng cảnh chôn cất một cách khác. Rồi bạn hãy đọc Kinh Thánh hôm nay và hãy xem phần mộ trong bài sách thứ nhất và bài sách thứ ba, và hãy nghe lời an ủi đời sống trong thơ thánh Phao lô gởi giáo hữu thành Rô ma. Bài sách này cam đoan với chúng ta là chúng ta không ở một mình chúng ta trong lúc vô cùng khốn đốn. Những lúc đó không tránh khỏi nhìn thấy nỗi đau đớn của chúng ta và đưa lời hỏi và tỏ lòng chán nản với Thiên Chúa: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây...". Nhưng trong những lúc đó chúng ta chấp nhận nỗi lo buồn và cảm thấy bất lực của chúng ta trong khi chúng ta nhìn vào sự chết, nhìn vào ngôi mộ, chúng ta biết một điều không thể tưởng tượng được. Kinh Thánh nói: trong lúc chúng ta vô cùng yếu đuối, Thiên Chúa đứng cạnh chúng ta nơi phần mộ và nói lên lời hứa, và sự sống hình như cười chê sự thật trước mắt chúng ta. Sau bao nhiêu kết luận lý tưởng, sự chết đã thắng chúng ta. Nhưng, Thiên Chúa nói: "KHÔNG ĐÂU !!!!" viết với chữ hoa và theo bao nhiêu dấu chấm than. Như ngôn sứ Ezekiel nói: "Này ta sẽ mở cửa mồ các ngươi ! Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi mồ, hỡi dân Ta!" Các dấu chấm than có ảnh hưởng nhấn mạnh những lời đó. Chỉ có Thiên Chúa mới nói những lời như thế với quyền uy chắc chắn vì chúng ta không thể nào nói lời hứa như thế được.

Ngôn sứ Ezekiel không viết để an ủi một gia đình hay vài người bạn đã có người thân thương qua đời. Ông ta viết cho tất cả một dân chúng về sự chết của tổ quốc họ và sự tàn phá nơi đất thánh của họ. Ngôn sứ nói đến dân Israel bị tù đày ở Babylon. Họ đã trông thấy sự tàn phá của Giêrusalem, nơi họ yêu mến, và Đền Thờ Giêrusalem bị tiêu hủy năm 587 trước Công Nguyên. Ngôn sứ dùng hình ảnh sống động là các xương chết khô để gây nên niềm hy vọng là Thiên Chúa có thể làm cho những "xương khô" đấy sống dậy với ơn Thần Khí và Lời nói. Thiên Chúa dùng ngôn sứ để nói lên lời sấm hứa hẹn của Thiên Chúa. Thị kiến của ngôn sứ không nói đến sự sống lại cuối cùng. Nhưng bài sách hôm nay nói đến ý Thiên Chúa cho dân Ngài cảm thấy sống lại bởi đã bị cắt đứt khỏi, không những quê hương họ mà cả khỏi Thiên Chúa họ. Và họ đang đau khổ nơi tù đày xa lạ. Vậy, Thiên Chúa có thể làm việc không thể làm được đó để dựng lại dân Israel; đưa dân chúng về lại Giêrusalem và giúp họ xây dựng lại Đền Thờ hay không? "Được chứ". Ngôn sứ hứa Thiên Chúa quyền lực vô cùng "Ta sẽ ban thần khí của Ta xuống trong các ngươi. Và các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ cho các ngươi an cư nơi thửa đất của các ngươi".

Khi nghe lời ngôn sứ Ezekiel nói với dân Israel, chúng ta tự hỏi: dân chúng có thể để lại người thân thương đã qua đời ở nơi tù đày để trở về xứ sở xây dựng lại đời sống của họ hay không? Một gia đình có thể còn đoàn tụ khi một người cha hay mẹ chết sớm hay không? Hoặc khi một người anh em bị chết một cách đau đớn vì khủng bố hay vì nạn nghiện ma tuý hay không? Hoặc nữa khi chiến tranh gây loạn lạc, và dân chúng phải phiêu lưu nơi khác hay không? Sự chết đã làm bao nhiêu người cùng làm việc chung với nhau phải đương đầu với bao nhiêu cảnh ngộ khác, vậy còn người sống sót thì sao? Hãy nghe lời Thiên Chúa nói "Ta sẽ cho các ngươi an cư nơi thửa đất của các ngươi. Và các ngươi sẽ biết chính Ta, là Đức Chúa. Ta đã nói và sẽ thi hành". Vậy bây giờ hãy xem lời hứa đó nói cho ai và như thế nào.

Chúng ta quay về bài phúc âm: Câu chuyện có đặc tính riêng biệt vì đó là câu chuyện một người bị chết sau khi đau ốm; có lời quở trách; có lời tỏ lòng tin nơi sự không thể thực hiện được; có việc than khóc, thiếu tin tưởng, trông thấy sự không thể thực hiện được rồi đến đức tin. Và hơn nữa, Chúa Giêsu phải tự Ngài bày tỏ Ngài, và qua phép lạ này thì sự chống đối Ngài ngày càng thêm mạnh mẻ, và bắt đầu đưa đến sự chết của Ngài. Trong khi Thiên Chúa không tỏ ra về ngôi mộ của anh Ladarô, phép lạ này sẽ làm cho Thiên Chúa cũng đau đớn nhiều. Anh Ladarô là bạn của Chúa Giêsu, và như trong câu chuyện, chúng ta được khuyến khích tin tưởng chúng ta cũng là bạn của Chúa Giêsu. Nhưng, trong phần phúc âm thánh Gioan trước câu chuyện này "...vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng người Con và sẽ ra khỏi đó..." (Ga 5: 28). Chúng ta, những người bạn của Chúa Giêsu tin tưởng vào những lời đó trong lúc chúng ta đứng bên ngôi mộ chưa lấp của biết bao nhiêu người thân thương và nghĩ đến ngôi mộ chờ đợi chúng ta nữa.

Chúa Giêsu hoàn toàn có uy quyền ở đây. Không ai có thể thối thúc Ngài. Ngay cả lời kêu cứu khẩn cấp của các người chị của anh Ladarô. Chúa Giêsu có thể tỏ ra Ngài không phải là một người bạn thật lòng, không tỏ vẻ lo lắng gì về việc đó. Vì sao Chúa Giêsu lại để đợi lâu đến thế? (Và vi sao chúng ta lại phải đặt câu hỏi và nghi ngờ khi chỉ một lời nói của Chúa Giêsu có thể làm chúng ta chết có thể được sống lại?). Có một điều chắc chắn là- sau khi chờ đợi chúng ta biết anh Ladarô đã chết! Bà Mácta nói lên sự thật "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được 4 ngày".

Thật là một hoàn cảnh bi đát: một người chết từ trong mồ bước ra, chân tay còn quấn trong vải liệm và mặt còn phủ khăn. Rồi đến phiên Chúa Giêsu sẽ chết theo cách bạo lực. Theo phong tục, người ta sẽ quấn thân xác Ngài vào khăn liệm, và đặt Ngài trong một ngôi mộ. Một nhóm người bạn và gia đình sẽ đứng gần đó bên một ngôi mộ khác và nhìn vào một cách lạnh lùng. Và họ cũng cảm thấy bất lực trong lúc họ ôm nhau an ủi nhau. Nhưng, mọi sự không thể mất đi. Thiên Chúa sẽ đến thăm ngôi mộ này và nói một lời sống động trên Chúa Giêsu và Thần Khí Thiên Chúa sẽ làm cho Ngài sống lại, một đời sống hoàn toàn mới. Có thể tưởng tượng được như thế không? Với sự sống lại của Ngài, tất cả chúng ta, những ai đã chịu chết sẽ được lãnh niềm hy vọng và đáp lại "chúng ta sẽ sống lại".

Trong khi chúng ta suy ngẫm đoạn sách này, hãy chú ý phúc âm của thánh Gioan. Đối với thánh Gioan, lời Thiên Chúa hứa qua Chúa Giêsu đã là sự thật đối với những người đã chịu phép rửa. Đời sống mới của chúng ta không bắt đầu sau khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, hay sau khi thân xác chúng ta đã được chôn vào ngôi mộ. Nhưng, đời sống mới đó bắt đầu ngay bây giờ. Chúng ta hãy đọc câu văn khác trong phúc âm thánh Gioan "Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến - và chính là lúc này đây đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống” (Ga 5: 25). chúng ta được sự sống mới trong chúng ta ngay cả khi chúng ta nhìn vào những ngôi mộ trong đời sống chúng ta.

Lẽ cố nhiên, có sự chết của gia đình và bạn bè. Nhưng chúng ta cũng thấy sự chết nếu chúng ta: bị mất việc làm; bị rớt ra khỏi đại học; bị một cơn bệnh ngặt nghèo; bị mất sức lực thể xác và tinh thần vì già nua; bị mất chương trình lập gia đình hay sinh con cái; khi có một đứa con ra đi đến trường lần đầu hay ra đi lập gia đình v.v... Vậy có thể có đời sống mới sau những ngôi mộ này hay những ngôi mộ khác hay không?: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thi dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?" Và chúng ta cùng cô Mácta đáp lại "Thưa Thầy có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thể gian".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



5th Sunday of Lent (A)
Ezekiel 37: 12-14; Romans 8: 8-11; John 11: 1-45


God is standing outside the tomb – this is the strong image that touches me in today’s readings. The tomb – our last stop on our journey to God. And what a terrible stopping-off-place it is! At American cemeteries the undertakers and grave diggers do their jobs well. The hole is dug, the excavated soil placed off to the side and the area surrounding the grave is covered with artificial green turf. (It looks like the astro-turf of indoor football stadiums.) Over the grave is a metal framed contraption and thick straps are hung from it to support the coffin. Family and friends remain in their cars until the workers ready the site with flowers. If the weather is foul, there is an awning to protect the mourners and the casket from rain or snow. When all is neatly arranged the mourners are invited to come to the grave site. The coffin is suspended over the grave, supported by that frame and straps. The grave diggers take their break off to the side, some grabbing a smoke during their idle moments. Soon they will be needed again, but not till after everyone has left.

The final prayers are said, each mourner takes a flower from the nearby floral arrangements, bids farewell to the deceased and places the flower on the coffin before they leave. But no matter how antiseptic the grave site and how orderly the process, we know what we are looking at – it’s a grave to which we are assigning one we have loved, perhaps all of our lives. Those nearby grave diggers will soon be placing our loved one into the earth and we will see them no more.

Of course, I know I am describing American first-world funeral practices. In the poorest lands the body is wrapped in a simple cloth or placed in a wooden coffin made by a family member, a grave is scratched out of rocky soil by friends, and perhaps a flower or two is left on the earth that has been scrapped back into the grave. But in our culture, most of us leave before we get to see the casket lowered into the earth. We can’t watch the final triumph of the grave as it claims our beloved dead. We also have our ways of camouflaging death with cosmetics and euphemisms. But no matter where and how we bury the dead, the grave finds us at our most vulnerable and seems to have its triumphant moments over us.

Hold this burial scene, the one you are most familiar with, in your imagination. Then look at the scriptures for today and see the graves in the first and third readings and hear the life-assuring words of the Romans passage. The scriptures assure us we are not alone at our most desolate moments. They don’t avoid recognizing our pain and voicing our questions and even our disappointment in God. "If you had only been here...." But while they acknowledge our grief and feelings of impotency, as we stare at death’s handiwork, the grave – they also tell us something unimaginable. The scriptures say that, in our most vulnerable moments, God stands with us at the grave and makes a promise of life that seems to mock the evidence before us. Death, by all logical conclusions, has defeated us. But God says, "NO!!!!"–in capital letters with a few exclamation points. As Ezekiel puts it, "Then you shall know that I am the Lord, when I open your graves and have you rise from them, O my people!" (Check out the text, it has an exclamation point, and should have a few more to emphasize the impact of those words!) Only God can speak with such authority and certainty, for we are in no place to make such a promise on our own.

Ezekiel is not writing to console a family or a few friends over the death of a loved one. Ezekiel is writing for an entire people over the death of their nation and the destruction of their religious holy places. The prophet is speaking to the Jewish exiles in Babylon who have seen their beloved Jerusalem destroyed and their Temple desecrated (587 B.C.E.). Using the vivid dead-bones vision (37: 1-10) Ezekiel evokes the hope that God can raise these people, these "dry bones," by means of God’s Spirit and Word. The prophet is God’s instrument for proclaiming this promise. Ezekiel’s vision isn’t addressing a final resurrection, but today’s reading suggests God will raise up the people who feel cut off, not only from their homeland, but also from God, as they languish in foreign captivity. Can God do the impossible and restore Israel, take the people home to Jerusalem and help them rebuild the Temple? "Yes" – God is that powerful, and promises Ezekiel. "I will put my spirit in you that you may live and I will settle you upon your land."

Hearing Ezekiel address the people we wonder: can people leaving a loved one behind for burial rebuild their lives? Can a family hold together as a family when its mother or father dies young? When a sibling is tragically killed in a random act of violence, or an overdose? When a war causes civilian upheaval and displacement? Death has so many co-workers dealing out death in so many forms. What will happen to the survivors? Hear what God has to say: "I will settle you upon you land; thus you will know that I am God." Let’s see how else the promise is made and to whom. We turn to the gospel.

The story gets more personal in the gospel for in it we get: a sick person who dies, a reprimand, an expression of faith in the impossible, weeping, disbelief, seeing the impossible and then coming to belief. In addition, Jesus will have to pay personally and dearly for this miracle, for it will intensify opposition to him and begin the scheming that leads to his own grave. While God doesn’t stand helplessly by Lazarus’ grave, this miracle of life will cost God dearly as well. Lazarus is Jesus’ friend and as we hear this story we are encouraged to believe that we are friends as well. As Jesus said earlier in John, "...an hour is coming in which all those in their tombs shall hear his [the Son of Man’s] voice and come forth." (5: 28) We friends of Jesus trust these words as we stand by the open graves of so many loved ones and anticipate that a similar grave awaits us as well.

Jesus is very much in charge here. No one can rush him, not even the urgent pleas of the dying Lazarus’ sisters. He risks the appearance of not being their true friend, seeming unconcerned. Why does he wait so long? (And why are we also left with questions and doubts when a word from him could raise us from our death beds?) One thing is for sure – after the delay we know Lazarus is really dead! Practical Martha names the reality, "Lord, by now there will be a stench, he has been dead four days."

What a scene: the dead man emerging from the dark, dank tomb with his burial cloths dangling from his resuscitated body! Soon Jesus will suffer a violent death. They will also wrap him, as was their custom, in burial cloths and place him in a tomb. Another group of family and friends will stand by yet one more grave and peer into its coldness. They too will feel helpless as they huddle to comfort one another. But all is not totally lost. God will visit this grave and speak a word of life over Jesus and God’s Spirit will raise him up to a completely new life. Who could have imagined? With his resurrection all of us who suffer death will be given the gift of hope and respond, "We too will rise."

As we interpret this passage, note this about John’s gospel. For John, the life God promises in Jesus is already present to the baptized. Our new life does not begin after we have breathed our last breath, or when our bodies are surrendered to the grave—it begins now. To call upon another verse from John, "I solemnly assure you, an hour is coming, has indeed come, when the dead shall hear the voice of the Son of God, and those who have heeded it shall live” (5:25). We have new life in us even as we stare at the many grave sites in the course of our lives.

There are the deaths of family and friends, of course. But we also face death if we; lose our jobs; flunk out of college; get a crippling disease; lose our physical or mental strengths in old age; give up plans of being married and having children; have our last child go off to school or get married, etc. Is new life possible beyond these and other graves? In this life? The believer, hearing today’s scriptures, is encouraged to believe that God has not abandoned us at our graves and will call out our names, utter a life-giving Word and breathe into us a resurrecting Spirit. "I am the resurrection and the life; whoever believes in me, even if he/she dies, will live, and everyone who lives and believers in me will never die. Do you believe this?" And we respond with Martha, "Yes, Lord, I have come to believe that you are the Christ, the Son of God, the one who is coming into the world."