MANILLA 11/11/04 -Kẻ đưa thiếu nhi vào làm nghề mãi dâm là người trong gia đình hay bạn bè thân thiết. Đó là kết luận rút ra từ một bản báo cáo có tên là “Chấm dứt nạn thiếu nhi làm mãi dâm, thiếu nhi khoả thân, việc buôn bán thiếu nhi với mục đích tình dục”
Bản nghiên cứu được thực hiện trên toàn cõi Phi Luật Tân dựa trên những dữ kiện của 74 trường hợp mẫu của các thiếu nhi hoặc còn đang hành nghề, hoặc đã từng là trẻ con mãi dâm.
Bản báo cáo ước lượng trong những năm thập niên 90 có khoảng 60,000 thiếu nhi làm nghề mãi dâm. Nhưng các giới chức chính quyền cho rằng con số này chỉ vào khoảng 40,000. Trái lại một số các nhà hoạt động bảo vệ trẻ em lại đưa ra con số 100,000.
Theo bản báo cáo, các tay mai mối trẻ em đưa vào kỹ nghệ mãi dâm thường bào chữa rằng làm vậy để “giúp đỡ các em và gia đình các em”.
Bà Anjanette Saguisag, phối trí viên của tổ chức ECPAT bảo vệ trẻ em cho biết các người mai mối trẻ em chính là những người trong gia đình hay là những bạn bè hoặc người quen biết với gia đình. Tiền thưởng cho người mai mối một trẻ em là từ 500 Pesos tương đương với 69 Mỹ Kim cho tới 4000 Pesos, tương đương với 500 Mỹ Kim.
Bản báo cáo cũng cho biết các tay mua bán thiếu nhi vào nghề mãi dâm cảm thấy tội lỗi nhưng tự bào chữa đó là để giúp gia đình và cộng đồng thoát khỏi sự nghèo nàn
Các tay mai mối nói với các em là sẽ đi giúp việc trong các gia đình, làm việc trong hãng xưởng, các nơi giải trí nhưng sau đó các em bị ép vào nghề mãi dâm.
Bản báo cáo cũng cho biết các thiếu nhi Phi Luật Tân thường bị bán sang các nước lân cận như Mã Lai, Nhật Bản, và các người mua dâm là người Nhật, Tàu, Nam Hàn, Âu Châu.
Theo bà Yolanda Tanigue, chỉ huy đơn vị cảnh sát đặc biệt diệt trừ nạn buôn bán thiếu nhi cho biết việc ngăn ngừa thiếu nhi lâm vào cảnh làm nghề mãi dâm bị khó khăn vì việc áp dụng luật pháp thiếu hữu hiệu, các gia đình không chịu khai báo rõ ràng, họ bị miễn cưỡng và xấu hổ. Mặt khác các công tố viên cũng là những người thiếu kinh nghiệm.
Bản nghiên cứu được thực hiện trên toàn cõi Phi Luật Tân dựa trên những dữ kiện của 74 trường hợp mẫu của các thiếu nhi hoặc còn đang hành nghề, hoặc đã từng là trẻ con mãi dâm.
Bản báo cáo ước lượng trong những năm thập niên 90 có khoảng 60,000 thiếu nhi làm nghề mãi dâm. Nhưng các giới chức chính quyền cho rằng con số này chỉ vào khoảng 40,000. Trái lại một số các nhà hoạt động bảo vệ trẻ em lại đưa ra con số 100,000.
Theo bản báo cáo, các tay mai mối trẻ em đưa vào kỹ nghệ mãi dâm thường bào chữa rằng làm vậy để “giúp đỡ các em và gia đình các em”.
Bà Anjanette Saguisag, phối trí viên của tổ chức ECPAT bảo vệ trẻ em cho biết các người mai mối trẻ em chính là những người trong gia đình hay là những bạn bè hoặc người quen biết với gia đình. Tiền thưởng cho người mai mối một trẻ em là từ 500 Pesos tương đương với 69 Mỹ Kim cho tới 4000 Pesos, tương đương với 500 Mỹ Kim.
Bản báo cáo cũng cho biết các tay mua bán thiếu nhi vào nghề mãi dâm cảm thấy tội lỗi nhưng tự bào chữa đó là để giúp gia đình và cộng đồng thoát khỏi sự nghèo nàn
Các tay mai mối nói với các em là sẽ đi giúp việc trong các gia đình, làm việc trong hãng xưởng, các nơi giải trí nhưng sau đó các em bị ép vào nghề mãi dâm.
Bản báo cáo cũng cho biết các thiếu nhi Phi Luật Tân thường bị bán sang các nước lân cận như Mã Lai, Nhật Bản, và các người mua dâm là người Nhật, Tàu, Nam Hàn, Âu Châu.
Theo bà Yolanda Tanigue, chỉ huy đơn vị cảnh sát đặc biệt diệt trừ nạn buôn bán thiếu nhi cho biết việc ngăn ngừa thiếu nhi lâm vào cảnh làm nghề mãi dâm bị khó khăn vì việc áp dụng luật pháp thiếu hữu hiệu, các gia đình không chịu khai báo rõ ràng, họ bị miễn cưỡng và xấu hổ. Mặt khác các công tố viên cũng là những người thiếu kinh nghiệm.