Thế giới có thể học được gì qua các nhân chứng Kitô hữu Ai Cập?
(EWTN News/CAN) Các lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Coptic ở Anh đã nói rằng mặc dù các tín hữu Ai Cập là nạn nhân của nạn quấy nhiễu và bạo lực, họ đã sẵn sàng tha thứ theo một tiêu chuẩn Tin Mừng mà mọi người nên bắt chước.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài EWTN, Giám mục Anba Angealos, Giám mục tổng quyền của Giáo Hội Chính Thống Giáo Coptic ở Anh đã nhắc lại rằng các tín hữu Ai cập luôn trung thành với lý tưởng hòa bình và tha thứ khi phải đối diện với các vụ bạo động mới đây khiến hằng trăm người phải bỏ nhà cửa của họ.
ĐGM nói rằng “Tôi cảm thấy tự hào về cách sống chứng nhân và gương mẫu của họ. Họ đã là một gương sống động cho chúng ta noi theo.
“Tôi nghĩ rằng nếu họ có thể sống trong ân sủng và niềm phó thác trong hoàn cảnh bất ổn đó thì chúng ta cũng có thể vượt qua được những thử thách hằng ngày trong đời sống của chúng ta.”
Chỉ trong ba tháng gần đây thôi đã có trên 40 tín hữu bị giết, bao gồm vụ đánh bom ở nhà thờ Chính Tòa Thánh Mác-Cô của Giáo Hội Chính Thống ở Cairo vào tháng Mười Hai đã làm thiêt mạng 29 người.
Nhóm nhà nước Hồi Giáo ở khu vực Sinai, Ai Cập đã nhắm mục tiêu vào các tín hữu ở đây nhằm đuổi họ ra khỏi khu vực này. Cuộc tấn công vào al-Arixh, một thành phố trong vùng Sinai đã làm cho 7 người chết và hằng trăm người đã phải sơ tán.
ĐGM Angaelos nói rằng các Giám Mục Coptic địa phương và chính quyền đang tìm cách giúp đỡ họ, đặc biệt là việc giúp các con em được tiếp tục đến trường.
Dĩ nhiên là các tín hữu ở Sinai muốn trở lại nhà vì không ai muốn rời nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ai cũng biết xảy chân ra khỏi nhà là một nỗi xót xa, nhất là khi việc rời bỏ này phải để lại mọi thứ cần thiết, để lại toàn bộ cuộc đời mình ở phía sau. Ước mơ trở về nhà của họ chỉ có thể thành sự thật trừ phi việc bạo động chấm dứt. Những kẻ khủng bố vẫn còn đó và chúng có thể tấn công trở lại.
Cuộc sống ở Ai Cập không dễ dàng chút nào cho các tín hữu Coptic, những người đã gắn bó trong cộng đồng Thánh Mác-Cô, vị tông đồ đầu tiên truyền đạo tại vùng này. Các tín hữu ở đây chiếm 15 phần trăm dân số Ai Cập, nhất là các tín hữu ở vùng nông thôn. Họ thường bị đối xử như công dân hạng hai, là nạn nhân của phân biệt chủng tộc và bạo lực. Nhà thờ của họ bị tấn công trong lúc chính quyền địa phương đã không điều tra các tội ác đúng mức để xử phạt.
ĐGM Angaelos nhận xét rằng chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã có những biểu hiện tích cực, nhưng hệ thống luật pháp và lực lượng anh ninh trật tự địa phương không đủ mạnh để có thể ngăn chặn tội ác và bắt giữ các thủ phạm. Cần có sự cộng tác tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy hòa bình để các Kitô hữu có thể trở lại quê hương của mình.
Hiện nay số các tín hữu ở Trung Đông đã giảm xuống đáng kể vì ở nhiều nước nơi mà có sự hiện diện đông đảo của các tín hữu thì đã bị tàn phá bởi chiến tranh và xung đột nên họ đã phải bỏ đi. Cũng theo sự ước tính của Giám Mục thì cộng đồng thiểu số Kitô hữu Ai Cập chiếm khoảng 80 phần trăm toàn thể tín hữu ở Trung Đông.
Chúng ta có thể làm gì để giúp giúp đỡ các Kitô hữu Coptic này?
"Trước hết và trên hết là cầu nguyện. Sau đó là vận động bằng cách lên tiếng về những xung đột đang diễn ra, nhất là sự loan tin trên các bản tin trên mạng. Đừng tưởng rằng khi không có tin tức về những xung đột này có nghĩa là tội ác không xảy ra.
Điều quan trọng là làm cho những tin tức ấy loa truyền khắp mọi nơi, đến từng mọi nhà, đến từng mọi người để ai cũng biết là các tín hữu đang chịu đau khổ và bạo động vẫn đang xảy ra. Chúng ta đừng để cho các nạn nhân không có tiếng nói cảm thấy thất vọng và bị bỏ quên, nhưng phải chứng tỏ là họ luôn được chúng ta quan tâm và nâng đỡ.
Hoa Kỳ cũng cần phải gây áp lực với Ai Cập để bảo đàm cho người tín hữu được quyền bình đẳng và các quyền công dân khác.
Các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế cũng cần đóng góp phần mình để giúp các nạn nhân qua việc đầu tư nước ngoài và hỗ trợ du lịch, đầu tư để giúp các nước nghèo và người dân của họ phát triển chứ không phải là bố thí.
Không phải chỉ các quốc gia yếu kém và ngay cả người dân nghèo luôn là mục tiêu bị triệt tiêu. Trước áp lực về nghèo đói, thất nghiệp, họ dễ trở thành những con mồi. Xin đừng để yếu kém về kinh tế hiện nay là nguyên nhân gây nên đau khổ nơi các cộng đoàn Kitô hữu ở Ai Cập.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CAN) Các lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Coptic ở Anh đã nói rằng mặc dù các tín hữu Ai Cập là nạn nhân của nạn quấy nhiễu và bạo lực, họ đã sẵn sàng tha thứ theo một tiêu chuẩn Tin Mừng mà mọi người nên bắt chước.
ĐGM nói rằng “Tôi cảm thấy tự hào về cách sống chứng nhân và gương mẫu của họ. Họ đã là một gương sống động cho chúng ta noi theo.
“Tôi nghĩ rằng nếu họ có thể sống trong ân sủng và niềm phó thác trong hoàn cảnh bất ổn đó thì chúng ta cũng có thể vượt qua được những thử thách hằng ngày trong đời sống của chúng ta.”
Chỉ trong ba tháng gần đây thôi đã có trên 40 tín hữu bị giết, bao gồm vụ đánh bom ở nhà thờ Chính Tòa Thánh Mác-Cô của Giáo Hội Chính Thống ở Cairo vào tháng Mười Hai đã làm thiêt mạng 29 người.
Nhóm nhà nước Hồi Giáo ở khu vực Sinai, Ai Cập đã nhắm mục tiêu vào các tín hữu ở đây nhằm đuổi họ ra khỏi khu vực này. Cuộc tấn công vào al-Arixh, một thành phố trong vùng Sinai đã làm cho 7 người chết và hằng trăm người đã phải sơ tán.
ĐGM Angaelos nói rằng các Giám Mục Coptic địa phương và chính quyền đang tìm cách giúp đỡ họ, đặc biệt là việc giúp các con em được tiếp tục đến trường.
Dĩ nhiên là các tín hữu ở Sinai muốn trở lại nhà vì không ai muốn rời nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ai cũng biết xảy chân ra khỏi nhà là một nỗi xót xa, nhất là khi việc rời bỏ này phải để lại mọi thứ cần thiết, để lại toàn bộ cuộc đời mình ở phía sau. Ước mơ trở về nhà của họ chỉ có thể thành sự thật trừ phi việc bạo động chấm dứt. Những kẻ khủng bố vẫn còn đó và chúng có thể tấn công trở lại.
Cuộc sống ở Ai Cập không dễ dàng chút nào cho các tín hữu Coptic, những người đã gắn bó trong cộng đồng Thánh Mác-Cô, vị tông đồ đầu tiên truyền đạo tại vùng này. Các tín hữu ở đây chiếm 15 phần trăm dân số Ai Cập, nhất là các tín hữu ở vùng nông thôn. Họ thường bị đối xử như công dân hạng hai, là nạn nhân của phân biệt chủng tộc và bạo lực. Nhà thờ của họ bị tấn công trong lúc chính quyền địa phương đã không điều tra các tội ác đúng mức để xử phạt.
ĐGM Angaelos nhận xét rằng chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã có những biểu hiện tích cực, nhưng hệ thống luật pháp và lực lượng anh ninh trật tự địa phương không đủ mạnh để có thể ngăn chặn tội ác và bắt giữ các thủ phạm. Cần có sự cộng tác tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy hòa bình để các Kitô hữu có thể trở lại quê hương của mình.
Hiện nay số các tín hữu ở Trung Đông đã giảm xuống đáng kể vì ở nhiều nước nơi mà có sự hiện diện đông đảo của các tín hữu thì đã bị tàn phá bởi chiến tranh và xung đột nên họ đã phải bỏ đi. Cũng theo sự ước tính của Giám Mục thì cộng đồng thiểu số Kitô hữu Ai Cập chiếm khoảng 80 phần trăm toàn thể tín hữu ở Trung Đông.
Chúng ta có thể làm gì để giúp giúp đỡ các Kitô hữu Coptic này?
"Trước hết và trên hết là cầu nguyện. Sau đó là vận động bằng cách lên tiếng về những xung đột đang diễn ra, nhất là sự loan tin trên các bản tin trên mạng. Đừng tưởng rằng khi không có tin tức về những xung đột này có nghĩa là tội ác không xảy ra.
Điều quan trọng là làm cho những tin tức ấy loa truyền khắp mọi nơi, đến từng mọi nhà, đến từng mọi người để ai cũng biết là các tín hữu đang chịu đau khổ và bạo động vẫn đang xảy ra. Chúng ta đừng để cho các nạn nhân không có tiếng nói cảm thấy thất vọng và bị bỏ quên, nhưng phải chứng tỏ là họ luôn được chúng ta quan tâm và nâng đỡ.
Hoa Kỳ cũng cần phải gây áp lực với Ai Cập để bảo đàm cho người tín hữu được quyền bình đẳng và các quyền công dân khác.
Các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế cũng cần đóng góp phần mình để giúp các nạn nhân qua việc đầu tư nước ngoài và hỗ trợ du lịch, đầu tư để giúp các nước nghèo và người dân của họ phát triển chứ không phải là bố thí.
Không phải chỉ các quốc gia yếu kém và ngay cả người dân nghèo luôn là mục tiêu bị triệt tiêu. Trước áp lực về nghèo đói, thất nghiệp, họ dễ trở thành những con mồi. Xin đừng để yếu kém về kinh tế hiện nay là nguyên nhân gây nên đau khổ nơi các cộng đoàn Kitô hữu ở Ai Cập.
Giuse Thẩm Nguyễn