Tin Vatican (Apic 29/10/2004) - Thứ Sáu ngày 29 tháng 10 năm 2004, ÐTC Gioan Phaolô II đã tiếp vị Tân Ðại Sứ Iran cạnh Tòa Thánh, Ông MOHAMMAD JAVAD FARIDZADEH, đến trình thư ủy nhiệm.
Trong bài diễn văn được trao cho vị Tân Ðại Sứ trong dịp nầy, ÐTC Gioan Phaolô II đã cho biết rằng Tòa Thánh không bao giờ ngưng cố gắng thuyết phục những vị trách nhiệm các quốc gia hãy từ chối bạo lực. ÐTC cho rằng sự dấn thân của các quốc gia để tạo ra cho mình những "phương tiện ổn định, hữu hiệu và được nhìn nhận" trong công cuộc đi tìm hòa bình, là điều cần thiết để có được sự quân bình trong trật tự quốc tế và loại bỏ được nạn khủng bố.
ÐTC cũng đã xác định rằng các cộng đồng kitô và những tôn giáo lớn của nhân loại cần phải cộng tác với nhau, để loại bỏ những nguyên nhân xã hội và văn hóa của nạn khủng bố, nhờ qua việc giảng dạy sự cao cả và phẩm giá của nhân vị và cổ võ một ý thức nhiều hơn về sự hiệp nhất của gia đình nhân loại. Các cộng đoàn kitô và những tôn giáo lớn cần đối thoại để hiểu rõ hơn chính mình, để biết quý trọng những sự phong phú của nhau và cộng tác với nhau để phục vụ cho công ích của nhân loại. Dĩ nhiên, việc xây dựng hòa bình giả thiết phải có sự tin tưởng lẫn nhau để chấp nhận kẻ khác, không phải như là một đe dọa, nhưng như một đối tác, vừa chấp nhận những giới hạn và những phương thế kiểm soát mà những dấn thân chung đều đòi hỏi phải có, chẳng hạn như những hiệp định, những hiệp ước quốc tế, trong những lãnh vực khác nhau của tương quan quốc tế có liên hệ đến công ích của nhân lọai, như việc tôn trọng môi sinh, việc kiểm soát những vũ khí nguyên tử, việc kiểm soát việc buôn bán vũ khí, việc bảo vệ những trẻ em, và quyền lợi của những nhóm thiểu số.
ÐTC nhấn mạnh rằng Tòa Thánh không ngừng cố gắng để thuyết phục những vị trách nhiệm các quốc gia từ bỏ việc xử dụng bạo lực, và luôn luôn dành ưu tiên cho việc thương thuyết như là phương thế để vượt qua những bất đồng và những xung đột có thể phát sinh giữa các quốc gia, giữa các nhóm và giữa các cá nhân. Cuối cùng, ÐTC nói lên ước mong của Tòa Thánh nơi những thẩm quyền Iran cho phép các tín hữu của Giáo hội Công giáo tại Iran, cũng như cho những tín hữu kitô khác, được tự do tuyên xưng tôn giáo và tạo điều kiện cho việc nhìn nhận tính cách pháp nhân của những cơ cấu giáo hội, ngõ hầu những cơ cấu nầy được sinh họat dễ dàng hơn giữa lòng xã hội Iran.
Ðược biết 99% của 70 triệu dân số Iran là tín đồ hồi giáo, trong khi đó chỉ có 0.2% là người kitô. Và đa số những người kitô nầy theo Chính thống giáo; những nguời công giáo tại Iran chỉ có khoảng 13 ngàn, và thuộc cả ba nghi thức, Chaldê, Armênien, và Latinh. Tòa Thánh và Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đã thiết lập liên lạc ngoại giao với nhau từ ngày 2 tháng 5 năm 1953.
Trong bài diễn văn được trao cho vị Tân Ðại Sứ trong dịp nầy, ÐTC Gioan Phaolô II đã cho biết rằng Tòa Thánh không bao giờ ngưng cố gắng thuyết phục những vị trách nhiệm các quốc gia hãy từ chối bạo lực. ÐTC cho rằng sự dấn thân của các quốc gia để tạo ra cho mình những "phương tiện ổn định, hữu hiệu và được nhìn nhận" trong công cuộc đi tìm hòa bình, là điều cần thiết để có được sự quân bình trong trật tự quốc tế và loại bỏ được nạn khủng bố.
ÐTC cũng đã xác định rằng các cộng đồng kitô và những tôn giáo lớn của nhân loại cần phải cộng tác với nhau, để loại bỏ những nguyên nhân xã hội và văn hóa của nạn khủng bố, nhờ qua việc giảng dạy sự cao cả và phẩm giá của nhân vị và cổ võ một ý thức nhiều hơn về sự hiệp nhất của gia đình nhân loại. Các cộng đoàn kitô và những tôn giáo lớn cần đối thoại để hiểu rõ hơn chính mình, để biết quý trọng những sự phong phú của nhau và cộng tác với nhau để phục vụ cho công ích của nhân loại. Dĩ nhiên, việc xây dựng hòa bình giả thiết phải có sự tin tưởng lẫn nhau để chấp nhận kẻ khác, không phải như là một đe dọa, nhưng như một đối tác, vừa chấp nhận những giới hạn và những phương thế kiểm soát mà những dấn thân chung đều đòi hỏi phải có, chẳng hạn như những hiệp định, những hiệp ước quốc tế, trong những lãnh vực khác nhau của tương quan quốc tế có liên hệ đến công ích của nhân lọai, như việc tôn trọng môi sinh, việc kiểm soát những vũ khí nguyên tử, việc kiểm soát việc buôn bán vũ khí, việc bảo vệ những trẻ em, và quyền lợi của những nhóm thiểu số.
ÐTC nhấn mạnh rằng Tòa Thánh không ngừng cố gắng để thuyết phục những vị trách nhiệm các quốc gia từ bỏ việc xử dụng bạo lực, và luôn luôn dành ưu tiên cho việc thương thuyết như là phương thế để vượt qua những bất đồng và những xung đột có thể phát sinh giữa các quốc gia, giữa các nhóm và giữa các cá nhân. Cuối cùng, ÐTC nói lên ước mong của Tòa Thánh nơi những thẩm quyền Iran cho phép các tín hữu của Giáo hội Công giáo tại Iran, cũng như cho những tín hữu kitô khác, được tự do tuyên xưng tôn giáo và tạo điều kiện cho việc nhìn nhận tính cách pháp nhân của những cơ cấu giáo hội, ngõ hầu những cơ cấu nầy được sinh họat dễ dàng hơn giữa lòng xã hội Iran.
Ðược biết 99% của 70 triệu dân số Iran là tín đồ hồi giáo, trong khi đó chỉ có 0.2% là người kitô. Và đa số những người kitô nầy theo Chính thống giáo; những nguời công giáo tại Iran chỉ có khoảng 13 ngàn, và thuộc cả ba nghi thức, Chaldê, Armênien, và Latinh. Tòa Thánh và Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đã thiết lập liên lạc ngoại giao với nhau từ ngày 2 tháng 5 năm 1953.