Melbourne, 25-2-2017
Buổi hội thảo do Hội Y Tế Việt Nam Victoria và Đoàn Thanh Niên Công Giáo VN Tổng Giáo phận Melbourne tổ chức với sự đóng góp của Cộng Đồng Công Gíao VN Tổng Giáo phận Melbourne, với sự tham dự của đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria đã diễn ra tại Nhà thờ Giáo Xứ St John the Baptist, Vùng Clipton Hill, Melbourne từ 2 giờ đến 6 giờ chiều cùng ngày.
Mời xem hình
Thành phần tham dự khoảng gần 200 người gồm hai nhóm tuổi rõ rệt: giới trẻ, thuộc thế hệ thứ hai rưỡi và giới phụ huynh, ông bà, thuộc thế hệ thứ nhất trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Úc. Chính vì thế hai chuyên viên tâm lý thuộc cơ quan CoHealth là anh Jean-Louis Nguyen và chị Thuỷ Đinh đã chia nhau phụ trách hai nhóm hội thảo riêng biệt kể trên. Có bốn linh mục Việt Nam và hai linh mục Úc cùng tham dự.
Theo thống kê và kết quả của nhiều năm làm việc, nguyên nhân của tình trạng trầm cảm trong giới phụ huynh và giới trẻ là do nền tảng gia đình khác biệt từ quê nhà kèm theo khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá khi đặt chân đến quốc gia mới là nước Úc. Từ căn bản đó, phải kể đến những khác biệt do cuộc sống trong xã hội mới tạo nên những ảnh hưởng liên quan đến kiến thức, cách đối phó với những thay đổi trong xã hội mới, các cơ hội, sự giúp đỡ trong xã hội mới. Những khía cạnh đó ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của cả hai thế hệ.
Thống kê trong cộng đồng người Việt tại Úc cho thấy 14,4 phần trăm mắc căn bệnh lo âu, 6,2 phần trăm trầm cảm và 5,1 phần trăm rối loạn tâm thần. Mỗi năm, cứ trong năm người thì có một người có vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Năm 2014, cuộc khảo sát 2.400 người Việt cho thấy 13 phần trăm sức khoẻ tinh thần không tốt. Trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ 35 phần trăm và nữ giới 46 phần trăm.
Các biểu hiện của bệnh trầm cảm có thể bao gồm các hiện tượng khóc lóc, buông xuôi, trầm tư, không chịu ăn uống hay ăn không thấy ngon, không ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Có thể kể đến chuyện thiếu hứng thú trong việc chăm sóc bề ngoài của mình, không tập trung, hay quên, chậm chạp, bực bội, đau nhức cơ thể, không thích ăn uống, không thích đi chơi, và muốn.. tự tử! Việc tự tử do trầm cảm là “cách giải quyết vĩnh viễn cho một vấn đề tạm thời”, do cảm thấy tội lỗi, bối rối, có thể báo trước bằng việc tự nhiên cho đi những tài sản quý giá hoặc sắp xếp công việc như sắp sửa đi xa.
Cuộc hội thảo xoay quanh ba câu hỏi: (1) lý do tự tử; (2) làm gì để giúp người có ý định tự tử; (3) và làm thế nào để giúp cộng đồng trong việc ngăn ngừa tự tử.
Sau gần một giờ rưỡi thảo luận và ít phút nghỉ ngơi, buổi hội thảo đã đề nghị phương cách để giúp người trầm cảm hoặc muốn tự tử là đem yêu thương đến cho họ để họ không cảm thấy cô đơn, dành thời gian cho họ, và gửi đến cho họ những thông tin đúng đắn, tạo cho họ niềm tin tôn giáo trong tình yêu tạo nên bởi Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa Giúp cho họ tránh tâm lý coi tôn giáo như một cơ chế sẵn sàng trừng phạt con người khi con người mắc lỗi. Đây cũng là lúc cần đến những chuyên viên tâm lý hay bác sĩ tâm thần. Một việc khác cần làm là tạo những phương cách như thông tin, báo chí, mạng internet, thăm viếng để người bị trầm cảm không cảm thấy cô đơn.
Buổi hội thảo đã khép lại trong trầm lắng dưới ánh nến lung linh để tưởng niệm những anh chị em đã giã từ cuộc sống và đã đi vào cõi thiên thu bằng con đường tự huỷ hoại chính mình. Những giọt nến như những giọt lệ cảm thông và thấu hiểu nỗi cô đơn của những anh chị em đã chọn con đường về bên kia thế giới của riêng mình.
Được biết giới trẻ đã thống nhất chọn việc trợ Giúp người trẻ đang bị cô đơn và trầm cảm tìm được lẽ sống trong hy vọng và tinh thần vui tươi như một hoạt động chính của liên đoàn. Buổi hội thảo thật bổ ích cho mọi giới, cộng đồng nên duy trì các buổi sinh hoạt hữu ích này. Hẹn gặp nhau trong những kỳ hội thảo khác.
Ghi nhanh: Trần Bá Nguyệt (DCUC).
Buổi hội thảo do Hội Y Tế Việt Nam Victoria và Đoàn Thanh Niên Công Giáo VN Tổng Giáo phận Melbourne tổ chức với sự đóng góp của Cộng Đồng Công Gíao VN Tổng Giáo phận Melbourne, với sự tham dự của đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria đã diễn ra tại Nhà thờ Giáo Xứ St John the Baptist, Vùng Clipton Hill, Melbourne từ 2 giờ đến 6 giờ chiều cùng ngày.
Mời xem hình
Thành phần tham dự khoảng gần 200 người gồm hai nhóm tuổi rõ rệt: giới trẻ, thuộc thế hệ thứ hai rưỡi và giới phụ huynh, ông bà, thuộc thế hệ thứ nhất trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Úc. Chính vì thế hai chuyên viên tâm lý thuộc cơ quan CoHealth là anh Jean-Louis Nguyen và chị Thuỷ Đinh đã chia nhau phụ trách hai nhóm hội thảo riêng biệt kể trên. Có bốn linh mục Việt Nam và hai linh mục Úc cùng tham dự.
Theo thống kê và kết quả của nhiều năm làm việc, nguyên nhân của tình trạng trầm cảm trong giới phụ huynh và giới trẻ là do nền tảng gia đình khác biệt từ quê nhà kèm theo khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá khi đặt chân đến quốc gia mới là nước Úc. Từ căn bản đó, phải kể đến những khác biệt do cuộc sống trong xã hội mới tạo nên những ảnh hưởng liên quan đến kiến thức, cách đối phó với những thay đổi trong xã hội mới, các cơ hội, sự giúp đỡ trong xã hội mới. Những khía cạnh đó ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của cả hai thế hệ.
Thống kê trong cộng đồng người Việt tại Úc cho thấy 14,4 phần trăm mắc căn bệnh lo âu, 6,2 phần trăm trầm cảm và 5,1 phần trăm rối loạn tâm thần. Mỗi năm, cứ trong năm người thì có một người có vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Năm 2014, cuộc khảo sát 2.400 người Việt cho thấy 13 phần trăm sức khoẻ tinh thần không tốt. Trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ 35 phần trăm và nữ giới 46 phần trăm.
Các biểu hiện của bệnh trầm cảm có thể bao gồm các hiện tượng khóc lóc, buông xuôi, trầm tư, không chịu ăn uống hay ăn không thấy ngon, không ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Có thể kể đến chuyện thiếu hứng thú trong việc chăm sóc bề ngoài của mình, không tập trung, hay quên, chậm chạp, bực bội, đau nhức cơ thể, không thích ăn uống, không thích đi chơi, và muốn.. tự tử! Việc tự tử do trầm cảm là “cách giải quyết vĩnh viễn cho một vấn đề tạm thời”, do cảm thấy tội lỗi, bối rối, có thể báo trước bằng việc tự nhiên cho đi những tài sản quý giá hoặc sắp xếp công việc như sắp sửa đi xa.
Cuộc hội thảo xoay quanh ba câu hỏi: (1) lý do tự tử; (2) làm gì để giúp người có ý định tự tử; (3) và làm thế nào để giúp cộng đồng trong việc ngăn ngừa tự tử.
Sau gần một giờ rưỡi thảo luận và ít phút nghỉ ngơi, buổi hội thảo đã đề nghị phương cách để giúp người trầm cảm hoặc muốn tự tử là đem yêu thương đến cho họ để họ không cảm thấy cô đơn, dành thời gian cho họ, và gửi đến cho họ những thông tin đúng đắn, tạo cho họ niềm tin tôn giáo trong tình yêu tạo nên bởi Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa Giúp cho họ tránh tâm lý coi tôn giáo như một cơ chế sẵn sàng trừng phạt con người khi con người mắc lỗi. Đây cũng là lúc cần đến những chuyên viên tâm lý hay bác sĩ tâm thần. Một việc khác cần làm là tạo những phương cách như thông tin, báo chí, mạng internet, thăm viếng để người bị trầm cảm không cảm thấy cô đơn.
Buổi hội thảo đã khép lại trong trầm lắng dưới ánh nến lung linh để tưởng niệm những anh chị em đã giã từ cuộc sống và đã đi vào cõi thiên thu bằng con đường tự huỷ hoại chính mình. Những giọt nến như những giọt lệ cảm thông và thấu hiểu nỗi cô đơn của những anh chị em đã chọn con đường về bên kia thế giới của riêng mình.
Được biết giới trẻ đã thống nhất chọn việc trợ Giúp người trẻ đang bị cô đơn và trầm cảm tìm được lẽ sống trong hy vọng và tinh thần vui tươi như một hoạt động chính của liên đoàn. Buổi hội thảo thật bổ ích cho mọi giới, cộng đồng nên duy trì các buổi sinh hoạt hữu ích này. Hẹn gặp nhau trong những kỳ hội thảo khác.
Ghi nhanh: Trần Bá Nguyệt (DCUC).