WASHINGTON 10/04/04 - Khóa hội học liên kết với chủ đề “Đạo Đức Học, Chính Sách và Quy Luật chung: Tranh biện về việc Nghiên Cứu Tế Bào Gốc tại Hoa Kỳ và Cộng Hòa Liên Bang Đức” được bảo trợ bởi Phân Khoa Luật Columbus thuộc Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (CUA) và hội Konrad Adenauer - đã mời tiến sĩ Norman Ford, tu sĩ dòng Salesian Don Bosco (SDB), một trong những nhân vật hàng đầu thế giới góp phần tranh biện về việc nghiên cứu tế bào gốc, đến tham dự khoá hội học nhằm trình bày quan điểm thần học và triết học về lý chứng phải tôn trọng bào thai con người một cách vô điều kiện.
Bài thuyết trình được ghi nhận vào ngày 4 tháng 10, 2004. Tiến sĩ Ford là đồng tác giả cuốn “Tế Bào Gốc: Khoa Học, Y Học, Luật Học và Đạo Đức Học” (Nhà xuất bản St. Paul ấn hành, tại Strathfield NSW, Úc Châu, năm 2003). Dưới đây là sơ lược bài thuyết trình của Tiến Sĩ Ford tại CUA.
“Các bản văn Kinh Thánh và truyền thống Kitô Giáo sơ khai, xét như một toàn thể, đều khắc họa Thiên Chúa luôn luôn hiện diện một cách linh hoạt trong suốt quá trình hình thành con người, và nhất là trong việc tạo dựng linh hồn của mọi con người. Vào thời điểm hình thành Kinh Thánh, người ta chỉ đơn giản giả định rằng bất kỳ một tấn công nào vào mầm sống trong bụng mẹ đều là một xúc phạm đến Thiên Chúa, và là chối bỏ tặng phẩm sự sống của Ngài. Các bản văn Kinh Thánh đều đứng trên lập trường của một nền văn hóa của sự sống tiên sinh, cũng như cung cấp những nền tảng thần học vững chãi khi công bố rằng bào thai con người thuộc quyền Thiên Chúa Tạo Hóa, và tự thân, chúng đã mang sẵn giá trị xứng đáng để được tôn trọng tuyệt đối về mặt luân lý.
“Việc tôn trọng bào thai con người được đặt trên nền tảng của tiềm năng hoạt động tự nhiên do Thiên Chúa trao ban nhằm hướng dẫn và tổ chức việc phát huy và tăng trưởng liên tục từ giai đoạn thụ thai cho đến khi sinh ra, và tới khi trưởng thành, theo đúng kế họach của Tạo Hóa. Tiến trình hình thành của việc bào thai phát triển thì tự nhiên gắn chặt với tận điểm của nó, có nghĩa là, một hữu thể nhân sinh, với một bản chất có lý trí, một chủ thể có giá trị khôn lường và phẩm giá cá biệt, được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa. Theo quan điểm cá nhân, tất cả những điều đó đã đủ để biện minh cho bổn phận phải tuyệt đối tôn trọng các bào thai con người. Bào thai là một thiện hảo tự thân, và được phú ban cho một quyền bất khả xâm phạm về mặt luân lý.
“Nếu thừa nhận một nền triết học duy vật, thì việc quy chiếu con người theo hướng tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa cũng như sự linh thánh của đời sống con người sẽ bị đặt lệch trọng tâm ngay lập tức để nhường chỗ cho chủ nghĩaduy lợi lên ngôi. Chủ nghĩa duy lợi có sẵn chỗ đứng trong các quyết định đạo đức, nhưng nó không phải là tiêu chuẩn căn bản của luân lý, vốn đặt nền tảng trên điều thiện hảo đích thực cho con người trong thế phù hợp với bản chất của mình. Điều vô luân tự thân thì không thể lấy hậu quả mà biện minh được: cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện.
“Quyền bất khả xâm phạm về mặt luân lý của bào thai con người thì loại trừ việc nghiên cứu xử dụng các tế bào con người bằng cách hủy họai các bào thai. Về mặt đạo đức, chẳng có gì khác biệt giữa hai cách hình thành bào thai: Thụ tinh trong ống nghiệm hay tạo sinh vô tính. Sự kiện cho phép thoải mái hủy hoại các bào thai đông lạnh không thể biện minh cho việc giết chết các bào thai còn sống nhằm mục đích nghiên cứu hay trị liệu. Càng tệ hại hơn nữa nếu tạo ra các bào thai chỉ nhằm mục đích để hủy diệt đi.
“Bất kỳ việc xử dụng tế bào gốc lấy được từ việc hủy hoại các bào thai con người đều là mặc nhiên chấp nhận hoặc thông đồng với việc hủy diệt các bào thai ấy. Các nhà nghiên cứu cần từ bỏ việc xử dụng các tế bào gốc đa năng để tập trung vào những phương thức thay thế khác xét về mặt đạo đức, tỉ như các tế bào gốc trưởng thành, và nhất là các tế bào gốc đa năng lấy từ cuống nhau. Đây là khám phá mới nhất tại Đức Quốc của Gesine Koogler và các cộng sự viên.”
Bài thuyết trình được ghi nhận vào ngày 4 tháng 10, 2004. Tiến sĩ Ford là đồng tác giả cuốn “Tế Bào Gốc: Khoa Học, Y Học, Luật Học và Đạo Đức Học” (Nhà xuất bản St. Paul ấn hành, tại Strathfield NSW, Úc Châu, năm 2003). Dưới đây là sơ lược bài thuyết trình của Tiến Sĩ Ford tại CUA.
“Các bản văn Kinh Thánh và truyền thống Kitô Giáo sơ khai, xét như một toàn thể, đều khắc họa Thiên Chúa luôn luôn hiện diện một cách linh hoạt trong suốt quá trình hình thành con người, và nhất là trong việc tạo dựng linh hồn của mọi con người. Vào thời điểm hình thành Kinh Thánh, người ta chỉ đơn giản giả định rằng bất kỳ một tấn công nào vào mầm sống trong bụng mẹ đều là một xúc phạm đến Thiên Chúa, và là chối bỏ tặng phẩm sự sống của Ngài. Các bản văn Kinh Thánh đều đứng trên lập trường của một nền văn hóa của sự sống tiên sinh, cũng như cung cấp những nền tảng thần học vững chãi khi công bố rằng bào thai con người thuộc quyền Thiên Chúa Tạo Hóa, và tự thân, chúng đã mang sẵn giá trị xứng đáng để được tôn trọng tuyệt đối về mặt luân lý.
“Việc tôn trọng bào thai con người được đặt trên nền tảng của tiềm năng hoạt động tự nhiên do Thiên Chúa trao ban nhằm hướng dẫn và tổ chức việc phát huy và tăng trưởng liên tục từ giai đoạn thụ thai cho đến khi sinh ra, và tới khi trưởng thành, theo đúng kế họach của Tạo Hóa. Tiến trình hình thành của việc bào thai phát triển thì tự nhiên gắn chặt với tận điểm của nó, có nghĩa là, một hữu thể nhân sinh, với một bản chất có lý trí, một chủ thể có giá trị khôn lường và phẩm giá cá biệt, được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa. Theo quan điểm cá nhân, tất cả những điều đó đã đủ để biện minh cho bổn phận phải tuyệt đối tôn trọng các bào thai con người. Bào thai là một thiện hảo tự thân, và được phú ban cho một quyền bất khả xâm phạm về mặt luân lý.
“Nếu thừa nhận một nền triết học duy vật, thì việc quy chiếu con người theo hướng tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa cũng như sự linh thánh của đời sống con người sẽ bị đặt lệch trọng tâm ngay lập tức để nhường chỗ cho chủ nghĩaduy lợi lên ngôi. Chủ nghĩa duy lợi có sẵn chỗ đứng trong các quyết định đạo đức, nhưng nó không phải là tiêu chuẩn căn bản của luân lý, vốn đặt nền tảng trên điều thiện hảo đích thực cho con người trong thế phù hợp với bản chất của mình. Điều vô luân tự thân thì không thể lấy hậu quả mà biện minh được: cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện.
“Quyền bất khả xâm phạm về mặt luân lý của bào thai con người thì loại trừ việc nghiên cứu xử dụng các tế bào con người bằng cách hủy họai các bào thai. Về mặt đạo đức, chẳng có gì khác biệt giữa hai cách hình thành bào thai: Thụ tinh trong ống nghiệm hay tạo sinh vô tính. Sự kiện cho phép thoải mái hủy hoại các bào thai đông lạnh không thể biện minh cho việc giết chết các bào thai còn sống nhằm mục đích nghiên cứu hay trị liệu. Càng tệ hại hơn nữa nếu tạo ra các bào thai chỉ nhằm mục đích để hủy diệt đi.
“Bất kỳ việc xử dụng tế bào gốc lấy được từ việc hủy hoại các bào thai con người đều là mặc nhiên chấp nhận hoặc thông đồng với việc hủy diệt các bào thai ấy. Các nhà nghiên cứu cần từ bỏ việc xử dụng các tế bào gốc đa năng để tập trung vào những phương thức thay thế khác xét về mặt đạo đức, tỉ như các tế bào gốc trưởng thành, và nhất là các tế bào gốc đa năng lấy từ cuống nhau. Đây là khám phá mới nhất tại Đức Quốc của Gesine Koogler và các cộng sự viên.”