Giới thiệu tiếp Tông Thư Năm Thánh Thể
Chương II có tựa đề là: "Bí Tích ThánhThể là Mầu Nhiệm Ánh Sáng".
Bí Tích Thánh Thể là mầu nhiệm ánh sáng vì nhiều lý do. Chúa Giêsu nói về chính mình như là "ánh sáng của thế gian" (Gn 8,12). Trong đêm tối Ðức Tin, Bí Tích Thánh Thể trở nên mầu nhiệm ánh sáng cho các tín hữu, bởi vì bí tích Thánh Thể dẫn đưa tín hữu đi sâu vào trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Việc cử hành Thánh Thể nuôi sống những đồ đệ của Chúa Kitô bằng hai "bàn tiệc": bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Bánh Hằng Sống. Trong phần thứ nhất củaThánh Lễ, Kinh Thánh được trích đọc ngõ hầu chúng ta được soi sáng và con tim chúng ta được tràn đầy sốt mến. Trong bài giảng, Lời Chúa được giải thích và áp dụng vào trong cuộc sống của người kitô hôm nay. Khi tinh thần con người được soi sáng và khi con tim được trở nên nhiệt thành, thì những dấu chỉ mang lại ý nghĩa. Trong những dấu chỉ thánh thể, mầu nhiệm Thánh Thể --- một cách nào đó --- được mở ra trước mắt các tín hữu. Hai môn đệ trên đường về Emmau đã nhận ra Chúa trong việc Bẻ Bánh. Bí tích Thánh Thể là một Bữa Tiệc. Nhưng đây là một Bữa Tiệc Hiến Tế: chúng ta loan truyền việc Chúa chịu chết; chúng ta tuyên xưng việc Chúa sống lại và chờ đợi ngày Chúa trở lại trong vinh quang.
Bí Tích Thánh Thể là chính Chúa Kitô hiện diện thật sự. Mầu Nhiệm nầy cần được cử hành với một đức tin vững mạnh, đúng theo những quy luật phụng vụ đã được thiết lập. Năm Thánh Thể sắp bắt đầu là thời gian thuận tiện để học hỏi nghiêm chỉnh Bản Chỉ Dẫn Tổng Quát cho việc Cử Hành Thánh Lễ theo nghi thức Roma, theo ấn bản lần thứ ba của Bản Mẫu và để nuôi sống các tín hữu bằng việc giảng dạy giáo lý. Những cách thức chúng ta cử hành Thánh Lễ phải nói lên ý thức sống động của chúng ta về sự hiện diện thật của Chúa Kitô. Người không nên bỏ qua những giây phút thinh lặng trong thánh lễ. Những thời gian dài tôn thờ Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm sẽ chứng minh cho tình thương mến của chúng ta đối với Chúa. Việc tôn thờ Mình Thánh Chúa bên ngoài Thánh Lễ phải là dấn thân đặc biệt của các giáo xứ và các cộng đoàn tu trì, trong Năm Thánh Thể nầy. Một cách đặc biệt, người ta hãy nhấn mạnh đến sự Ðền Tạ, việc chiêm ngắm và suy niệm kinh thánh hướng về Chúa Kitô. Ngày Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa cần được cử hành như là việc chúng ta tuyên xưng Ðức Tin vào bí tích Thánh Thể.
Ðó là những điểm nội dung chính của chương II của Tông Thư về Năm Thánh Thể.
Chương III :
Nơi chương thứ III, với tựa đề: "Bí Tích Thánh Thể như là nguồn mạch và là sự biểu lộ của tình hiệp thông", ÐTC nhắc lại biến cố hai môn đệ trên đường đi Emmau đã xin Chúa hãy "ở lại với họ" (x. Luca 24,29). Nhưng Chúa Giêsu trao ban cho hai môn đệ nầy nhiều hơn điều họ xin. Chúa trao ban chính mình Người trong Bí Tích Thánh Thể, để "ở lại trong họ": "Chúng con hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở trong chúng con" (Gn 15,4). Sự hiệp thông thánh thể --- tức việc rước lễ --- là một sự "hòa nhập" thân tình giữa Chúa Kitô và người rước lễ. Sự hiệp thông thánh thể cổ võ cho sự hiệp nhất giữa tất cả những ai rước lễ. Thánh Phaolô đã nói với những anh chị em tại Côrintô như sau: "Bởi vì chỉ có một tấm bánh, nên chúng ta đây, tuy nhiều người, nhưng chúng ta chỉ kết thành một thân thể mà thôi: thật vậy, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Bánh Duy Nhất (1 Co 10,17).
Bí Tích Thánh Thể cũng biểu lộ sự hiệp thông giáo hội và kêu gọi những thành phần của giáo hội hãy chia sẻ những của cải thiêng liêng và vật chất. Sự hiệp thông giáo hội nầy được thể hiện cách nổi bật bởi việc vị giám mục cử hành Thánh Thể với linh mục đoàn của mình trong Nhà Thờ Chính Tòa, với sự tham dự của dân Chúa.
Trong NămThánh Thể nầy, cần phải đặt tầm quan trọng đặc biệt cho Thánh Lễ Chúa Nhật tại giáo xứ.
Ðó là nội dung chính của chương III.
Chương IV :
Chương thứ IV - và là chương cuối cùng của Tông Thư --- có tựa đề là: "Bí Tích Thánh Thể là nguyên tắc cho sứ mạng truyền giáo".
Nơi chương thứ tư nầy, ÐTC nhắc lại rằng: khi nhận ra Chúa, hai môn đệ "lập tức lên đường" để loan truyền Tin Vui Mừng (Lc 24, 33). Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Thánh Thể thôi thúc Giáo Hội và từng người kitô hãy làm chứng, hãy rao giảng Phúc Âm. Chúng ta cần cảm tạ Thiên Chúa, và không ngần ngại chứng tỏ Ðức Tin mình nơi công cộng. Bí Tích Thánh Thể thôi thúc chúng ta chứng tỏ tình liên đới với những anh chị em khác, vừa biến chúng ta thành những kẻ cổ võ sự hòa hợp, hòa bình, và nhất là biết chia sẽ với những anh chị em túng thiếu.
Năm Thánh Thể cần hướng dẫn các cộng đoàn giáo phận và giáo xứ biết chú ý đặc biệt đến những hình thức khác nhau của sự nghèo cùng trên thế giới, như nạn đói và các bệnh tật, nhất là tại những quốc gia đang trên đường phát triển, sự cô đơn của những người cao niên, nạn thất nghiệp và những đau khổ của những anh chị em di dân nhập cư. Dấu chỉ của tình bác ái nầy sẽ là dấu hiệu cho tính cách trung thực của những lần chúng ta cử hành thánh thể.
Quý vị và các bạn thân mến, chúng ta vừa lướt qua nội dung chính của các chương II, III và IV của Tông Thư của ÐTC cho Năm Thánh Thể.
Phần Kết của tông thư :
Kết thúc tông thư, ÐTC cầu mong cho Năm Thánh Thể được trở nên dịp quý giá, giúp cho tất cả mọi người có ý thức mới về kho tàng vô giá mà Chúa Kitô đã trao phó cho Giáo Hội gìn giữ. Những vị chủ chăn của các gíao hội địa phương có bổn phận đề ra những sáng kiến riêng. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật bí tích sẽ đưa ra những gợi ý và những đề nghị hữu ích. ÐTC Gioan Phaolô II không đòi buộc những điều phi thường, nhưng ngài mong ước sao cho tất cả những sáng kiến được ghi dấu bởi tinh thần tu đức sâu xa. Cần phải dành ưu tiên cho Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và việc Chầu Thánh Thể bên ngòai Thánh Lễ. ÐTC khuyến khích mọi thành phần Giáo Hội --- giám mục, linh mục, các thừa tác viên, các chủng sinh, những anh chị em sống đời tận hiến, các tín hữu giáo dân, nhất là các bạn trẻ, hãy góp phần làm cho Năm Thánh Thể đạt được mục tiêu. ÐTC khẩn cầu cùng Ðức Nữ Ðồng Trinh, Ðấng mà Giáo Hội nhìn về như là mẫu gương cho mình, ngõ hầu mọi người biết bắt chước mối tương quan giữa Mẹ và mầu nhiệm Thánh Thể.
Chương II có tựa đề là: "Bí Tích ThánhThể là Mầu Nhiệm Ánh Sáng".
Bí Tích Thánh Thể là mầu nhiệm ánh sáng vì nhiều lý do. Chúa Giêsu nói về chính mình như là "ánh sáng của thế gian" (Gn 8,12). Trong đêm tối Ðức Tin, Bí Tích Thánh Thể trở nên mầu nhiệm ánh sáng cho các tín hữu, bởi vì bí tích Thánh Thể dẫn đưa tín hữu đi sâu vào trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Việc cử hành Thánh Thể nuôi sống những đồ đệ của Chúa Kitô bằng hai "bàn tiệc": bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Bánh Hằng Sống. Trong phần thứ nhất củaThánh Lễ, Kinh Thánh được trích đọc ngõ hầu chúng ta được soi sáng và con tim chúng ta được tràn đầy sốt mến. Trong bài giảng, Lời Chúa được giải thích và áp dụng vào trong cuộc sống của người kitô hôm nay. Khi tinh thần con người được soi sáng và khi con tim được trở nên nhiệt thành, thì những dấu chỉ mang lại ý nghĩa. Trong những dấu chỉ thánh thể, mầu nhiệm Thánh Thể --- một cách nào đó --- được mở ra trước mắt các tín hữu. Hai môn đệ trên đường về Emmau đã nhận ra Chúa trong việc Bẻ Bánh. Bí tích Thánh Thể là một Bữa Tiệc. Nhưng đây là một Bữa Tiệc Hiến Tế: chúng ta loan truyền việc Chúa chịu chết; chúng ta tuyên xưng việc Chúa sống lại và chờ đợi ngày Chúa trở lại trong vinh quang.
Bí Tích Thánh Thể là chính Chúa Kitô hiện diện thật sự. Mầu Nhiệm nầy cần được cử hành với một đức tin vững mạnh, đúng theo những quy luật phụng vụ đã được thiết lập. Năm Thánh Thể sắp bắt đầu là thời gian thuận tiện để học hỏi nghiêm chỉnh Bản Chỉ Dẫn Tổng Quát cho việc Cử Hành Thánh Lễ theo nghi thức Roma, theo ấn bản lần thứ ba của Bản Mẫu và để nuôi sống các tín hữu bằng việc giảng dạy giáo lý. Những cách thức chúng ta cử hành Thánh Lễ phải nói lên ý thức sống động của chúng ta về sự hiện diện thật của Chúa Kitô. Người không nên bỏ qua những giây phút thinh lặng trong thánh lễ. Những thời gian dài tôn thờ Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm sẽ chứng minh cho tình thương mến của chúng ta đối với Chúa. Việc tôn thờ Mình Thánh Chúa bên ngoài Thánh Lễ phải là dấn thân đặc biệt của các giáo xứ và các cộng đoàn tu trì, trong Năm Thánh Thể nầy. Một cách đặc biệt, người ta hãy nhấn mạnh đến sự Ðền Tạ, việc chiêm ngắm và suy niệm kinh thánh hướng về Chúa Kitô. Ngày Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa cần được cử hành như là việc chúng ta tuyên xưng Ðức Tin vào bí tích Thánh Thể.
Ðó là những điểm nội dung chính của chương II của Tông Thư về Năm Thánh Thể.
Chương III :
Nơi chương thứ III, với tựa đề: "Bí Tích Thánh Thể như là nguồn mạch và là sự biểu lộ của tình hiệp thông", ÐTC nhắc lại biến cố hai môn đệ trên đường đi Emmau đã xin Chúa hãy "ở lại với họ" (x. Luca 24,29). Nhưng Chúa Giêsu trao ban cho hai môn đệ nầy nhiều hơn điều họ xin. Chúa trao ban chính mình Người trong Bí Tích Thánh Thể, để "ở lại trong họ": "Chúng con hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở trong chúng con" (Gn 15,4). Sự hiệp thông thánh thể --- tức việc rước lễ --- là một sự "hòa nhập" thân tình giữa Chúa Kitô và người rước lễ. Sự hiệp thông thánh thể cổ võ cho sự hiệp nhất giữa tất cả những ai rước lễ. Thánh Phaolô đã nói với những anh chị em tại Côrintô như sau: "Bởi vì chỉ có một tấm bánh, nên chúng ta đây, tuy nhiều người, nhưng chúng ta chỉ kết thành một thân thể mà thôi: thật vậy, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Bánh Duy Nhất (1 Co 10,17).
Bí Tích Thánh Thể cũng biểu lộ sự hiệp thông giáo hội và kêu gọi những thành phần của giáo hội hãy chia sẻ những của cải thiêng liêng và vật chất. Sự hiệp thông giáo hội nầy được thể hiện cách nổi bật bởi việc vị giám mục cử hành Thánh Thể với linh mục đoàn của mình trong Nhà Thờ Chính Tòa, với sự tham dự của dân Chúa.
Trong NămThánh Thể nầy, cần phải đặt tầm quan trọng đặc biệt cho Thánh Lễ Chúa Nhật tại giáo xứ.
Ðó là nội dung chính của chương III.
Chương IV :
Chương thứ IV - và là chương cuối cùng của Tông Thư --- có tựa đề là: "Bí Tích Thánh Thể là nguyên tắc cho sứ mạng truyền giáo".
Nơi chương thứ tư nầy, ÐTC nhắc lại rằng: khi nhận ra Chúa, hai môn đệ "lập tức lên đường" để loan truyền Tin Vui Mừng (Lc 24, 33). Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Thánh Thể thôi thúc Giáo Hội và từng người kitô hãy làm chứng, hãy rao giảng Phúc Âm. Chúng ta cần cảm tạ Thiên Chúa, và không ngần ngại chứng tỏ Ðức Tin mình nơi công cộng. Bí Tích Thánh Thể thôi thúc chúng ta chứng tỏ tình liên đới với những anh chị em khác, vừa biến chúng ta thành những kẻ cổ võ sự hòa hợp, hòa bình, và nhất là biết chia sẽ với những anh chị em túng thiếu.
Năm Thánh Thể cần hướng dẫn các cộng đoàn giáo phận và giáo xứ biết chú ý đặc biệt đến những hình thức khác nhau của sự nghèo cùng trên thế giới, như nạn đói và các bệnh tật, nhất là tại những quốc gia đang trên đường phát triển, sự cô đơn của những người cao niên, nạn thất nghiệp và những đau khổ của những anh chị em di dân nhập cư. Dấu chỉ của tình bác ái nầy sẽ là dấu hiệu cho tính cách trung thực của những lần chúng ta cử hành thánh thể.
Quý vị và các bạn thân mến, chúng ta vừa lướt qua nội dung chính của các chương II, III và IV của Tông Thư của ÐTC cho Năm Thánh Thể.
Phần Kết của tông thư :
Kết thúc tông thư, ÐTC cầu mong cho Năm Thánh Thể được trở nên dịp quý giá, giúp cho tất cả mọi người có ý thức mới về kho tàng vô giá mà Chúa Kitô đã trao phó cho Giáo Hội gìn giữ. Những vị chủ chăn của các gíao hội địa phương có bổn phận đề ra những sáng kiến riêng. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật bí tích sẽ đưa ra những gợi ý và những đề nghị hữu ích. ÐTC Gioan Phaolô II không đòi buộc những điều phi thường, nhưng ngài mong ước sao cho tất cả những sáng kiến được ghi dấu bởi tinh thần tu đức sâu xa. Cần phải dành ưu tiên cho Thánh Lễ ngày Chúa Nhật và việc Chầu Thánh Thể bên ngòai Thánh Lễ. ÐTC khuyến khích mọi thành phần Giáo Hội --- giám mục, linh mục, các thừa tác viên, các chủng sinh, những anh chị em sống đời tận hiến, các tín hữu giáo dân, nhất là các bạn trẻ, hãy góp phần làm cho Năm Thánh Thể đạt được mục tiêu. ÐTC khẩn cầu cùng Ðức Nữ Ðồng Trinh, Ðấng mà Giáo Hội nhìn về như là mẫu gương cho mình, ngõ hầu mọi người biết bắt chước mối tương quan giữa Mẹ và mầu nhiệm Thánh Thể.