(Lille 26/09/2004). Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự dấn thân của người Công Giáo trong lãnh vực chính trị và nhắc nhở họ về bổn phận phải luôn luôn nhất quán với Tin Mừng.
Quan hệ giữa người Công Giáo và chính trị là chủ đề chính trong thư hôm thứ Bẩy 25/09/2004 của Đức Thánh Cha gởi đến Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp diễn ra từ 23 đến 26/9/2004 tại Lille.
Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp năm nay có chủ đề là : “Châu Âu: Mội Xã Hội cần được khám phá”. Đặc biệt, năm nay là kỷ niệm bách chu niên sáng kiến Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp. Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp đã được khởi xướng bởi một thương gia tại Lyon và một giáo sư tại Lille và từ đó đã tạo ra một làn sóng suy tư trong đó con người được đặt ở vị trí trung tâm.
Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp năm nay hướng đến những cuộc gặp gỡ, suy tư và trao đổi về những vấn đề quan trọng của xã hội dưới ánh sáng của Tin Mừng. Các cuộc gặp gỡ thường niên trong Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp được mở ra cho mọi người cả những người không phải là tín hữu.
Thông điệp Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Roger Etchegaray, chủ tịch danh dự của Ủy Ban Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình tuyên đọc. Đức Thánh Cha viết: ”Sự hiện diện của người Công Giáo trong đời sống xã hội tạo nên một chứng tá đích thực. Qua cách thức lý giải những hiện tượng xã hội da đạng và đưa ra những giải pháp, họ đưa ra trước hết là ý nghĩa của nhân sinh và niềm hy vọng đến với họ từ Đức Kitô, nhắc nhở vai trò của luân lý Công Giáo và những giá trị tinh thần là nguyên ủy đời sống và hành động của họ”.
”Sự dấn thân của người Công Giáo trong đời sống chính trị là quan trọng. Tôi mời gọi anh chị em đừng rút lui khỏi những sứ vụ trong lãnh vực này, nhưng luôn tìm kiếm sự nhất quán với Tin Mừng, truyền thống thánh thiện và tông truyền, giáo huấn của Giáo Hội, và những lựa chọn cũng như những quyết định mà anh chị em được mời gọi”.
”Từ ơn gọi của người tín hữu Công Giáo nảy sinh ra sự phục vụ cho những người anh em trong cách thế xả kỷ cho một nền văn minh xứng đáng hơn bao giờ cho con người, đặc biệt, trong bối cảnh của một sự hợp tác quốc tế mật thiết hơn bao giờ trong đó khả năng của sự liên kết và tình liên đới chiến thắng sự theo đuổi lợi nhuận và tư bản”.
Thông điệp của Đức Thánh Cha cũng thúc giục người Công Giáo hãy chú ý tới giới trẻ.
“Không chỉ bảo đảm cho họ việc giáo dục, những giá trị và những niềm hy vọng cũng cần phải được truyền bá cho họ, và phải đề cập đến những dạng thức hành vi mà chúng ta thấy nơi họ ngày nay như tự tử, và quay sang ma túy”.
“Giới trẻ trông đợi những trợ giúp của người lớn để tự tin đương đầu với tương lai; mục tiêu là có thể để lại cho họ một di sản tinh thần và luân lý”.
Trong diễn văn bế mạc hôm Chúa Nhật 26/09/2004, Chủ tịch Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp, ông Michel Camdessus, cựu giám đốc Qũy Tiền Tệ Thế Giới, xác nhận rằng Châu Âu ngày nay cần đến phong trào Tuần Lễ Xã Hội và Tuần Lễ Xã Hội sẽ “hoặc là trở thành toàn châu Âu hoặc là không còn gì”.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng gởi một điện văn đến Tuần Lễ Xã Hội ghi nhận rằng sự hiện diện của Tuần Lễ Xã Hội trong 100 năm qua là “một trang sử đẹp”, đó là “một trong những cống hiến của Giáo Hội Công Giáo trong chiều kích xã hội của mình”. Ông nhận định Tuần Lễ Xã Hội là “nơi đào tạo và bồi dưỡng suy tư”.
Quan hệ giữa người Công Giáo và chính trị là chủ đề chính trong thư hôm thứ Bẩy 25/09/2004 của Đức Thánh Cha gởi đến Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp diễn ra từ 23 đến 26/9/2004 tại Lille.
Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp năm nay có chủ đề là : “Châu Âu: Mội Xã Hội cần được khám phá”. Đặc biệt, năm nay là kỷ niệm bách chu niên sáng kiến Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp. Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp đã được khởi xướng bởi một thương gia tại Lyon và một giáo sư tại Lille và từ đó đã tạo ra một làn sóng suy tư trong đó con người được đặt ở vị trí trung tâm.
Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp năm nay hướng đến những cuộc gặp gỡ, suy tư và trao đổi về những vấn đề quan trọng của xã hội dưới ánh sáng của Tin Mừng. Các cuộc gặp gỡ thường niên trong Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp được mở ra cho mọi người cả những người không phải là tín hữu.
Thông điệp Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Roger Etchegaray, chủ tịch danh dự của Ủy Ban Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình tuyên đọc. Đức Thánh Cha viết: ”Sự hiện diện của người Công Giáo trong đời sống xã hội tạo nên một chứng tá đích thực. Qua cách thức lý giải những hiện tượng xã hội da đạng và đưa ra những giải pháp, họ đưa ra trước hết là ý nghĩa của nhân sinh và niềm hy vọng đến với họ từ Đức Kitô, nhắc nhở vai trò của luân lý Công Giáo và những giá trị tinh thần là nguyên ủy đời sống và hành động của họ”.
”Sự dấn thân của người Công Giáo trong đời sống chính trị là quan trọng. Tôi mời gọi anh chị em đừng rút lui khỏi những sứ vụ trong lãnh vực này, nhưng luôn tìm kiếm sự nhất quán với Tin Mừng, truyền thống thánh thiện và tông truyền, giáo huấn của Giáo Hội, và những lựa chọn cũng như những quyết định mà anh chị em được mời gọi”.
”Từ ơn gọi của người tín hữu Công Giáo nảy sinh ra sự phục vụ cho những người anh em trong cách thế xả kỷ cho một nền văn minh xứng đáng hơn bao giờ cho con người, đặc biệt, trong bối cảnh của một sự hợp tác quốc tế mật thiết hơn bao giờ trong đó khả năng của sự liên kết và tình liên đới chiến thắng sự theo đuổi lợi nhuận và tư bản”.
Thông điệp của Đức Thánh Cha cũng thúc giục người Công Giáo hãy chú ý tới giới trẻ.
“Không chỉ bảo đảm cho họ việc giáo dục, những giá trị và những niềm hy vọng cũng cần phải được truyền bá cho họ, và phải đề cập đến những dạng thức hành vi mà chúng ta thấy nơi họ ngày nay như tự tử, và quay sang ma túy”.
“Giới trẻ trông đợi những trợ giúp của người lớn để tự tin đương đầu với tương lai; mục tiêu là có thể để lại cho họ một di sản tinh thần và luân lý”.
Trong diễn văn bế mạc hôm Chúa Nhật 26/09/2004, Chủ tịch Tuần Lễ Xã Hội tại Pháp, ông Michel Camdessus, cựu giám đốc Qũy Tiền Tệ Thế Giới, xác nhận rằng Châu Âu ngày nay cần đến phong trào Tuần Lễ Xã Hội và Tuần Lễ Xã Hội sẽ “hoặc là trở thành toàn châu Âu hoặc là không còn gì”.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac cũng gởi một điện văn đến Tuần Lễ Xã Hội ghi nhận rằng sự hiện diện của Tuần Lễ Xã Hội trong 100 năm qua là “một trang sử đẹp”, đó là “một trong những cống hiến của Giáo Hội Công Giáo trong chiều kích xã hội của mình”. Ông nhận định Tuần Lễ Xã Hội là “nơi đào tạo và bồi dưỡng suy tư”.