NHẬN ĐỊNH VÀ KINH NGHIỆM VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG Công Giáo VIETCATHOLIC
Đại hội VIETCATHOLIC được tổ chức tại Nam California từ thứ tư, 23/11/2016 đến thứ sáu 25/11/2016. Là người được VIETCATHOLIC mời tham dự viết bài từ ngày 21 tháng 03 năm 2004, và được Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, cử làm đại diện của Ban Truyền Thông của Giáo Xứ đi tham dự Đại Hội này, tôi xin vâng lời cha Gioan Trần Công Nghị, Giám Đốc Việtcatholic, phát biểu đôi lời « nhận định và kinh nghiệm về Vietcatholic ».
A. NHẬN ĐỊNH VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG Công Giáo VIETCATHOLIC
Ngày 17/11/2016, Tôi nhận được điên thơ của cha Giám Đốc Trấn Công Nghị gợi ý mời tôi chia sẻ nhận định và kinh nghiệm trong công việc cộng tác với Vietcatholic. Tôi gọi điện thoại trao đổi với Đức Ông Mai Đức Vinh và thầy Phó Tế Vĩnh Viễn Phạm Bá Nha. Tôi được hai vị góp ý, mà sau đây là tóm tắt nhận định chung của chúng tôi (Ban Truyền Thông Giáo Xứ Việt Nam Paris). Ba điều rất nổi đã đánh mạnh vào tâm tư sâu thẳm của chúng tôi là: « Chất lượng cao về thông tin của Vietcatholic », « Ban lãnh đạo đa năng về quản trị tổ chức » và « Những thách đố tương lai của Vietcatholic».
A1. Chất lượng cao về thông tin của VIETCATHOLIC. Cả ba chúng tôi đều đồng ý rằng thành công lớn của Vietcatholic là thông tin có chất lượng cao.
Đức Ông Mai Đức Vinh nhấn mạnh đến vai trò « Thông Tấn Xã » mà Vietcatholic đã đạt được: Cha Trần Công Nghị đã có sáng kiến lập ra Vietcatholic để cung cấp thông tin cho mọi người: cho Giáo Hội VN trong nước, cho các Cộng Đoàn Công Giáp VN hại ngoại; cho các dòng tu, …Tờ báo Eglises d’Asie của MEP thường lấy tin từ Vietcatholic.
Thầy Nha bảo: Vietcatholic thông tin nhanh, rõ ràng, có cả hình ảnh. Thông tin lại bao quát nhiều lãnh vực, từ thông tin Giáo Triều Rôma, Công Giáo Thế Giới, qua Giáo Hội Á châu, đến Giáo ội Việt Nam; Từ tín lý thấn học, suy tư, đến mục vụ, bí tích, thánh kinh, thánh ca; Từ bênh vực công lý, qua văn hóa, nghệ thuật, đến sưu khảo,…Có rất nhiều Vidéo, Thông tin tiếng Pháp của Thừa sai Hải ngoại Paris,..
A2. Ban lãnh đạo VIETCATHOLIC là những người có nhiều khả năng về quản trị và tổ chức. Tôi cũng đồng ý với Thầy Nha và Đức Ông Mai Đức Vinh về những thành quả mà Vietcatholic đã đạt được. Nhưng qua cái nhìn quản trị thông tin và tri thức (Knowlerge management), tôi thấy rằng Vietcatholic là một tổ chức có nhân lực dồi dào, có khả năng nhìn ra những nhu cầu thông tin của người đọc, đã có một hệ thống săn tin tốt, có khả năng cung cấp cho người đọc những tin sốt dẻo mà họ cần, vào đúng lúc mà họ cần. Để làm được việc này, Vietcatholic đã qui tụ được một nhóm người có khả năng, có trình độ kỹ thuật cao, và có một tinh thần dấn thân phục vụ kiên trì.. Vietcatholic, sở dĩ đã đạt được những kết quả ấy là nhờ vào tài quản trị và tổ chức của Ban Lãnh Đạo. Tài quản trị này được nhìn thấy rõ qua bốn yếu tố chính sau đây, đã được hoạch định và lên chương trình từ năm 2006:
• Một đường hướng đứng đắn, hợp với lương tri và đạo lý Công Giáo: « Chủ trương xây dựng một Thông Tấn Xã Công Giáo, nhằm quảng bá tin tức, các đường hướng và giáo huấn của Giáo Hội; Đồng thời xây dựng một dư luận ngay chính, phù hợp đạo lý Công Giáo »
• Một đường hướng ưu tiên hàng đầu dành cho người đọc bốn phương bằng cách cung ứng các văn hóa phẩn điện tử Công Giáo gồm những CD Rom, CD nhạc, DVD và Vidéo tích chứa các tài liệu Công Giáo.
• Một sự nối kết chặt chẽ các phương tiện truyền thông Công Giáo bằng cách nối kết các phương tiện truyền thông Công Giáo tại Việt Nam và hải ngoại, giúp tập hợp lại với nhau, để hình thành một tiếng nói chung, hầu có thể thực hiện được những dự án lớn hơn nữa.
• Một sự cộng tác và hỗ trợ Các Đấng Bản Quyền và tập thể người Công Giáo dựa trên nền tảng « chung sức làm việc với nhau, hỗ trợ nhau bằng lời cầu nguyện, bằng cổ võ tinh thần, khích lệ và giúp đỡ tài chánh, trong khả năng mỗi người ».
A3. Những thách đố tương lai của VIETCATHOLIC về tài chánh và độc giả. Những kết quả cao đã đạt được và những khả năng phong ohú đa tạo dựng hay mua sắm được vừa la Niềm Vui cho người rao giảng Tin Mừng, vừa là nỗi lo âu. Đó là những thách đố cho tương lai, trong một thế giới biến đổi mau chóng, dồn dập. Hai thách đố mà Ban Truyền Thông GXVN Paris đã nhìn thấy cho mạng bé tý hon http://giaoxuvnparis.com/, có lẽ cũng sẽ là những thách đố cho Vietcatholic, một khổng lồ truyền thông.
Một là thách thức tài chánh. Lấy đâu ra ngân khoản để luôn theo kịp bước tiến kỹ thuật càng ngày càng nhanh và càng ngày càng đắt ?
Hai là độc giả ! Ai sẽ là những độc giả trong tương lai xa ? Hiện nay, Trong nước, sự tự do vẫn rất giới hạn, Người Việt Nam trong nước còn cần đến những thông tin của Vietcatholic. Nhưng rồi đây, khi sự tự do được dễ dãi hơn, các phương tiện tân tiến hơn, liệu người Công Giáo ở Việt Nam có sẽ còn đọc Việtcatholic nữa hay không ? Những người trẻ thế hể thứ 3, thứ 4 ở hải ngoại có sẽ còn có khả năng đọc tiếng Việt nữa hay không ? Phải lấy ngoại ngữ chêm vào ? Ngoại ngữ nào ?
B. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC VỚI VIETCATHOLIC
Riêng về những kinh nghiệm thâu được khi làm việc với VIETCATHOLIC, tôi ghi nhận hai kinh nghiệm thích thú và cảm động: Cho một được mười và
B1. Cho một được mười. Tôi được Vietcatholic mời cộng tác từ năm 2004, với bài đầu tiên được phổ biến ngày 24/03/2004. Liên tục cộng tác từ 12 năm nay, 2004-2016. Đến nay tôi đã có 448 bài đã được phổ biến trên Vietcatholic. Kinh nghiệm lớn nhất mà tôi nhận ra là « Làm việc trong môi trường đức Mến », mọi người tôn trọng và khuyến khích nhau. Từ đó tôi có thích thú viết bài và được Gs Nguyễn Long Thao gợi ý góp lại thành sách. Cha Trần Công Nghị đã dành cho tôi nhiều ưu ái. Nhưng hai người đã khích lệ tôi nhiều hơn cả là Cha Trần Cao Tường và nhất là anh Gs Nguyễn Long Thao. Vì không có thời giờ, tôi xin trích một điện thư của Gs Thao đã viết cho tôi ngày 13/12/2007:
« Kinh Anh Cảnh, Tôi đã đọc những bài viết « GXVN Paris 60 năm hồng ân ». Tôi có một suy nghĩ xin đề nghị với anh: Phải nói đây là một tài liệu hiếm quý, một đặc khảo về một giáo xứ đạt được sự thành công về nhiều mặt. Do vậy tôi nghĩ bây giờ chưa xuất bản thành sách được thì tạm thời: 1- Hoặc là in bằng máy in computer ra độ 5 bản, trao tặng cho các Đai Chủng Viện ở VN để cac sinh viên ĐCV có tài liệu học hỏi và tham khảo. 2-Hoặc là copy loạt bài này vào trong các CD để lưu trữ và gửi cho các ĐCV ở VN để các sinh viên học hỏi và các người muốn làm luận án tiến sĩ có tài liệu tham khảo. Giai pháp thứ hai này có vẻ dễ dàng thực hiện hơn.
Đọc bài tạm kết của anh, thấy tinh thần của anh hết sức khiêm tốn, Xin cảm phục tinh thần làm việc của anh. Kinh anh Canh: Nguyen Long Thao».
Phấn khởi về đề nghị của Gs Thao, tôi gom góp những bài viết đã phổ biến trên Vietcatholic, sửa cho chỉnh hơn, rồi in thành sách. Nhờ sự khuyến khích của Anh Gs Nguyễn Long Thao và của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh tôi đã viết 4 loạt bài khác nhau. Dự trù tất cả sẽ phổ biến trong 12 cuốn sách. 8 cuốn đã được xuất bản hay đang lên khuôn và in ấn. Bốn cuốn đang được chuẩn bị, để cập nhật, sửa chữa cho có cấu trúc hợp lý và nghiêm chỉnh. Sau đây là 4 loạt bài đã được phổ biến trên Vietcatholic và số sách đã được xuất bản, hay đang được cập nhật lại, hoặc thêm bài mới, để xuất bản trong hai năm 2017-2018. Tất cả dự trù khoảng 2328 trang A4, hay 4656 trang A5.
1. Loạt bài MỤC VỤ GIÁO XỨ & GIÁO VÙNG; 2011, A4, 1193 tr
1.1. Nền mục vụ, 2011, A4, 336 tr.
1.2. Những sinh hoạt mục vụ; 2011; A4, 322 tr.
1.3. Mừng Năm Thánh 2000 với Giáo Hội Việt Nam; 2011, A4, 177 tr.
1.4. Công Giáo Việt Nam tại Pháp; 2011, A4, 358 tr.
2. Loạt bài VĂN HÓA & GIÁO DỤC; 2016, A4 (tương đương), 335 tr.
2.1. Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris; 2016, A5, 302 tr.
2.2. Dẫn nhập Văn hóa Gia đình; 2016, A5, 180 tr. (Đang lên khuôn)
2.3. Giáo dục con cái; 2016, A5, 188 tr. (Đang in)
3. Loạt bài LỊCH SỬ Giáo Hội VIỆT NAM. (dự trù) 2017, A4 (tương đương) 300tr.
3.1. Việt Nam Công Giáo Sử Lược; 2017, A5, 200 tr;
3.2. Thừa Sai Hải Ngoại Paris, 2017; A5, 200tr.
3.3. Linh đạo chứng nhân của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam;
4. Loạt bài VĂN HÓA, VĂN HỌC VIỆT NAM (Chủ Biên)
4.1. Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris; 2016, 610 tr.
4.2. Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại 2017, 400 tr.
Sánh công tôi làm, và kết quả tôi đạt được, đặc biệt là hiểu hơn về sống đạo, về mục vụ, về lịch sử Giáo Hội Việt Nam, để mở rộng ra cho Văn hóa, Giáo dục và Văn Học. Quả thật là công một đồng, lời 10 đồng.
B2- Trong chân lỳ và tinh thần, cần nhiều ngòi bút mở cửa mang Đức Tin vào Văn Chương, Văn Học, Văn Hóa và Lịch Sử Việt Nam. Trong thời gian tôi viết loạt bài về Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tìm được nhiều tài liệu, tôi đọc ngấu nghiến những tài liệu tìm được ở Ngân Khố Thừa Sai. Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu trở về trong tâm tư tôi. Trong Năm Hồng Ân 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tôi muốn tìm hiểu một cách khách quan về hội, trước là để cùng chung vui với các cha thừa sai quen biết, sau là để chia sẻ với nhiều bạn đọc cũng đã có một tâm trạng như tôi và nhất là để nói với các cha thừa sai lòng biết ơn của tôi. Trần tình như vậy, xin mời bạn đọc vào thăm loạt bài « Thừa sai hải ngoại Paris, 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam ».
Bài được phổ biến ngày 01.01 2008. Tôi đã nhận được rất nhiều điện thư khuyến khích từ Việt Nam. Rồi làm việc với anh Gs Thao và cha Tường, tôi khám phá ra một nhà nghiên cứu Văn Học Việt Nam có tầm vóc. Đó là Nguyễn Vi Khanh. Ông dám nêu đích danh những nhóm Văn Học Công Giáo Việt Nam đã đóng góp xây dựng Văn Hóa Việt Nam: Văn bút Trần Lục, Học Hội Ra khơi,…
Tôi thán phục ông, và nghĩ rằng đó là con đường Chúa đã chỉ khi xưa: Trong chân lý và Tinh thần.
Tôi nghĩ rằng Việtcatholic có nhiều nhân tài. Nếu chúng ta có được nhiều hơn những ngòi bút chân lý và tinh thần, thì có lẽ sự hội nhập của Đức Tin Công Giáo vào Văn Hóa Việt Nam sẽ phong phú và dồi dào hơn.
Vui mừng về tham dự Đại Hội VIETCATHOLIC, tôi xin mọi người cùng tôi hát bài « Hồng Ân Thiên Chúa bao la. Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Ngài » và chúc VIETCATHOLIC tiến nữa, vững mạnh hơn.
Paris, Lễ Chúa Giêsu Vua vũ trụ,
ngày 20 tháng 11 năm 2016
Trần Văn Cảnh
Đại hội VIETCATHOLIC được tổ chức tại Nam California từ thứ tư, 23/11/2016 đến thứ sáu 25/11/2016. Là người được VIETCATHOLIC mời tham dự viết bài từ ngày 21 tháng 03 năm 2004, và được Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, cử làm đại diện của Ban Truyền Thông của Giáo Xứ đi tham dự Đại Hội này, tôi xin vâng lời cha Gioan Trần Công Nghị, Giám Đốc Việtcatholic, phát biểu đôi lời « nhận định và kinh nghiệm về Vietcatholic ».
A. NHẬN ĐỊNH VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG Công Giáo VIETCATHOLIC
Ngày 17/11/2016, Tôi nhận được điên thơ của cha Giám Đốc Trấn Công Nghị gợi ý mời tôi chia sẻ nhận định và kinh nghiệm trong công việc cộng tác với Vietcatholic. Tôi gọi điện thoại trao đổi với Đức Ông Mai Đức Vinh và thầy Phó Tế Vĩnh Viễn Phạm Bá Nha. Tôi được hai vị góp ý, mà sau đây là tóm tắt nhận định chung của chúng tôi (Ban Truyền Thông Giáo Xứ Việt Nam Paris). Ba điều rất nổi đã đánh mạnh vào tâm tư sâu thẳm của chúng tôi là: « Chất lượng cao về thông tin của Vietcatholic », « Ban lãnh đạo đa năng về quản trị tổ chức » và « Những thách đố tương lai của Vietcatholic».
A1. Chất lượng cao về thông tin của VIETCATHOLIC. Cả ba chúng tôi đều đồng ý rằng thành công lớn của Vietcatholic là thông tin có chất lượng cao.
Đức Ông Mai Đức Vinh nhấn mạnh đến vai trò « Thông Tấn Xã » mà Vietcatholic đã đạt được: Cha Trần Công Nghị đã có sáng kiến lập ra Vietcatholic để cung cấp thông tin cho mọi người: cho Giáo Hội VN trong nước, cho các Cộng Đoàn Công Giáp VN hại ngoại; cho các dòng tu, …Tờ báo Eglises d’Asie của MEP thường lấy tin từ Vietcatholic.
Thầy Nha bảo: Vietcatholic thông tin nhanh, rõ ràng, có cả hình ảnh. Thông tin lại bao quát nhiều lãnh vực, từ thông tin Giáo Triều Rôma, Công Giáo Thế Giới, qua Giáo Hội Á châu, đến Giáo ội Việt Nam; Từ tín lý thấn học, suy tư, đến mục vụ, bí tích, thánh kinh, thánh ca; Từ bênh vực công lý, qua văn hóa, nghệ thuật, đến sưu khảo,…Có rất nhiều Vidéo, Thông tin tiếng Pháp của Thừa sai Hải ngoại Paris,..
A2. Ban lãnh đạo VIETCATHOLIC là những người có nhiều khả năng về quản trị và tổ chức. Tôi cũng đồng ý với Thầy Nha và Đức Ông Mai Đức Vinh về những thành quả mà Vietcatholic đã đạt được. Nhưng qua cái nhìn quản trị thông tin và tri thức (Knowlerge management), tôi thấy rằng Vietcatholic là một tổ chức có nhân lực dồi dào, có khả năng nhìn ra những nhu cầu thông tin của người đọc, đã có một hệ thống săn tin tốt, có khả năng cung cấp cho người đọc những tin sốt dẻo mà họ cần, vào đúng lúc mà họ cần. Để làm được việc này, Vietcatholic đã qui tụ được một nhóm người có khả năng, có trình độ kỹ thuật cao, và có một tinh thần dấn thân phục vụ kiên trì.. Vietcatholic, sở dĩ đã đạt được những kết quả ấy là nhờ vào tài quản trị và tổ chức của Ban Lãnh Đạo. Tài quản trị này được nhìn thấy rõ qua bốn yếu tố chính sau đây, đã được hoạch định và lên chương trình từ năm 2006:
• Một đường hướng đứng đắn, hợp với lương tri và đạo lý Công Giáo: « Chủ trương xây dựng một Thông Tấn Xã Công Giáo, nhằm quảng bá tin tức, các đường hướng và giáo huấn của Giáo Hội; Đồng thời xây dựng một dư luận ngay chính, phù hợp đạo lý Công Giáo »
• Một đường hướng ưu tiên hàng đầu dành cho người đọc bốn phương bằng cách cung ứng các văn hóa phẩn điện tử Công Giáo gồm những CD Rom, CD nhạc, DVD và Vidéo tích chứa các tài liệu Công Giáo.
• Một sự nối kết chặt chẽ các phương tiện truyền thông Công Giáo bằng cách nối kết các phương tiện truyền thông Công Giáo tại Việt Nam và hải ngoại, giúp tập hợp lại với nhau, để hình thành một tiếng nói chung, hầu có thể thực hiện được những dự án lớn hơn nữa.
• Một sự cộng tác và hỗ trợ Các Đấng Bản Quyền và tập thể người Công Giáo dựa trên nền tảng « chung sức làm việc với nhau, hỗ trợ nhau bằng lời cầu nguyện, bằng cổ võ tinh thần, khích lệ và giúp đỡ tài chánh, trong khả năng mỗi người ».
A3. Những thách đố tương lai của VIETCATHOLIC về tài chánh và độc giả. Những kết quả cao đã đạt được và những khả năng phong ohú đa tạo dựng hay mua sắm được vừa la Niềm Vui cho người rao giảng Tin Mừng, vừa là nỗi lo âu. Đó là những thách đố cho tương lai, trong một thế giới biến đổi mau chóng, dồn dập. Hai thách đố mà Ban Truyền Thông GXVN Paris đã nhìn thấy cho mạng bé tý hon http://giaoxuvnparis.com/, có lẽ cũng sẽ là những thách đố cho Vietcatholic, một khổng lồ truyền thông.
Một là thách thức tài chánh. Lấy đâu ra ngân khoản để luôn theo kịp bước tiến kỹ thuật càng ngày càng nhanh và càng ngày càng đắt ?
Hai là độc giả ! Ai sẽ là những độc giả trong tương lai xa ? Hiện nay, Trong nước, sự tự do vẫn rất giới hạn, Người Việt Nam trong nước còn cần đến những thông tin của Vietcatholic. Nhưng rồi đây, khi sự tự do được dễ dãi hơn, các phương tiện tân tiến hơn, liệu người Công Giáo ở Việt Nam có sẽ còn đọc Việtcatholic nữa hay không ? Những người trẻ thế hể thứ 3, thứ 4 ở hải ngoại có sẽ còn có khả năng đọc tiếng Việt nữa hay không ? Phải lấy ngoại ngữ chêm vào ? Ngoại ngữ nào ?
B. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC VỚI VIETCATHOLIC
Riêng về những kinh nghiệm thâu được khi làm việc với VIETCATHOLIC, tôi ghi nhận hai kinh nghiệm thích thú và cảm động: Cho một được mười và
B1. Cho một được mười. Tôi được Vietcatholic mời cộng tác từ năm 2004, với bài đầu tiên được phổ biến ngày 24/03/2004. Liên tục cộng tác từ 12 năm nay, 2004-2016. Đến nay tôi đã có 448 bài đã được phổ biến trên Vietcatholic. Kinh nghiệm lớn nhất mà tôi nhận ra là « Làm việc trong môi trường đức Mến », mọi người tôn trọng và khuyến khích nhau. Từ đó tôi có thích thú viết bài và được Gs Nguyễn Long Thao gợi ý góp lại thành sách. Cha Trần Công Nghị đã dành cho tôi nhiều ưu ái. Nhưng hai người đã khích lệ tôi nhiều hơn cả là Cha Trần Cao Tường và nhất là anh Gs Nguyễn Long Thao. Vì không có thời giờ, tôi xin trích một điện thư của Gs Thao đã viết cho tôi ngày 13/12/2007:
« Kinh Anh Cảnh, Tôi đã đọc những bài viết « GXVN Paris 60 năm hồng ân ». Tôi có một suy nghĩ xin đề nghị với anh: Phải nói đây là một tài liệu hiếm quý, một đặc khảo về một giáo xứ đạt được sự thành công về nhiều mặt. Do vậy tôi nghĩ bây giờ chưa xuất bản thành sách được thì tạm thời: 1- Hoặc là in bằng máy in computer ra độ 5 bản, trao tặng cho các Đai Chủng Viện ở VN để cac sinh viên ĐCV có tài liệu học hỏi và tham khảo. 2-Hoặc là copy loạt bài này vào trong các CD để lưu trữ và gửi cho các ĐCV ở VN để các sinh viên học hỏi và các người muốn làm luận án tiến sĩ có tài liệu tham khảo. Giai pháp thứ hai này có vẻ dễ dàng thực hiện hơn.
Đọc bài tạm kết của anh, thấy tinh thần của anh hết sức khiêm tốn, Xin cảm phục tinh thần làm việc của anh. Kinh anh Canh: Nguyen Long Thao».
Phấn khởi về đề nghị của Gs Thao, tôi gom góp những bài viết đã phổ biến trên Vietcatholic, sửa cho chỉnh hơn, rồi in thành sách. Nhờ sự khuyến khích của Anh Gs Nguyễn Long Thao và của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh tôi đã viết 4 loạt bài khác nhau. Dự trù tất cả sẽ phổ biến trong 12 cuốn sách. 8 cuốn đã được xuất bản hay đang lên khuôn và in ấn. Bốn cuốn đang được chuẩn bị, để cập nhật, sửa chữa cho có cấu trúc hợp lý và nghiêm chỉnh. Sau đây là 4 loạt bài đã được phổ biến trên Vietcatholic và số sách đã được xuất bản, hay đang được cập nhật lại, hoặc thêm bài mới, để xuất bản trong hai năm 2017-2018. Tất cả dự trù khoảng 2328 trang A4, hay 4656 trang A5.
1. Loạt bài MỤC VỤ GIÁO XỨ & GIÁO VÙNG; 2011, A4, 1193 tr
1.1. Nền mục vụ, 2011, A4, 336 tr.
1.2. Những sinh hoạt mục vụ; 2011; A4, 322 tr.
1.3. Mừng Năm Thánh 2000 với Giáo Hội Việt Nam; 2011, A4, 177 tr.
1.4. Công Giáo Việt Nam tại Pháp; 2011, A4, 358 tr.
2. Loạt bài VĂN HÓA & GIÁO DỤC; 2016, A4 (tương đương), 335 tr.
2.1. Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris; 2016, A5, 302 tr.
2.2. Dẫn nhập Văn hóa Gia đình; 2016, A5, 180 tr. (Đang lên khuôn)
2.3. Giáo dục con cái; 2016, A5, 188 tr. (Đang in)
3. Loạt bài LỊCH SỬ Giáo Hội VIỆT NAM. (dự trù) 2017, A4 (tương đương) 300tr.
3.1. Việt Nam Công Giáo Sử Lược; 2017, A5, 200 tr;
3.2. Thừa Sai Hải Ngoại Paris, 2017; A5, 200tr.
3.3. Linh đạo chứng nhân của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam;
4. Loạt bài VĂN HÓA, VĂN HỌC VIỆT NAM (Chủ Biên)
4.1. Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Paris; 2016, 610 tr.
4.2. Những Khuôn Mặt Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại 2017, 400 tr.
Sánh công tôi làm, và kết quả tôi đạt được, đặc biệt là hiểu hơn về sống đạo, về mục vụ, về lịch sử Giáo Hội Việt Nam, để mở rộng ra cho Văn hóa, Giáo dục và Văn Học. Quả thật là công một đồng, lời 10 đồng.
B2- Trong chân lỳ và tinh thần, cần nhiều ngòi bút mở cửa mang Đức Tin vào Văn Chương, Văn Học, Văn Hóa và Lịch Sử Việt Nam. Trong thời gian tôi viết loạt bài về Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tìm được nhiều tài liệu, tôi đọc ngấu nghiến những tài liệu tìm được ở Ngân Khố Thừa Sai. Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu trở về trong tâm tư tôi. Trong Năm Hồng Ân 2008, kỷ niệm 350 năm thành lập Hội Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris, tôi muốn tìm hiểu một cách khách quan về hội, trước là để cùng chung vui với các cha thừa sai quen biết, sau là để chia sẻ với nhiều bạn đọc cũng đã có một tâm trạng như tôi và nhất là để nói với các cha thừa sai lòng biết ơn của tôi. Trần tình như vậy, xin mời bạn đọc vào thăm loạt bài « Thừa sai hải ngoại Paris, 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam ».
Bài được phổ biến ngày 01.01 2008. Tôi đã nhận được rất nhiều điện thư khuyến khích từ Việt Nam. Rồi làm việc với anh Gs Thao và cha Tường, tôi khám phá ra một nhà nghiên cứu Văn Học Việt Nam có tầm vóc. Đó là Nguyễn Vi Khanh. Ông dám nêu đích danh những nhóm Văn Học Công Giáo Việt Nam đã đóng góp xây dựng Văn Hóa Việt Nam: Văn bút Trần Lục, Học Hội Ra khơi,…
Tôi thán phục ông, và nghĩ rằng đó là con đường Chúa đã chỉ khi xưa: Trong chân lý và Tinh thần.
Tôi nghĩ rằng Việtcatholic có nhiều nhân tài. Nếu chúng ta có được nhiều hơn những ngòi bút chân lý và tinh thần, thì có lẽ sự hội nhập của Đức Tin Công Giáo vào Văn Hóa Việt Nam sẽ phong phú và dồi dào hơn.
Vui mừng về tham dự Đại Hội VIETCATHOLIC, tôi xin mọi người cùng tôi hát bài « Hồng Ân Thiên Chúa bao la. Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Ngài » và chúc VIETCATHOLIC tiến nữa, vững mạnh hơn.
Paris, Lễ Chúa Giêsu Vua vũ trụ,
ngày 20 tháng 11 năm 2016
Trần Văn Cảnh