THƯ MỤC VỤ GIÁO PHẬN PHAN THIẾT Số 132
ĐOÀN KẾT - ĐẠI KẾT
Trình thuật về đời sống của cộng đoàn các Kitô hữu buổi sơ khai, sách Công Vụ Tông đồ viết:
“Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai, của cải, lấy tiền chia cho mọi người tùy theo nhu cầu.
Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ, vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,44-47).
Đó là dung mạo của Giáo Hội buổi khai sinh.
Trong những tuần vừa qua, nhiều Đại hội đã được tổ chức trong nước để xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhân dân. Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng đã chấp nhận sự đoàn kết như: cộng đồng 25 nước ở Âu Châu (EU), liên hiệp 10 quốc gia Đông Nam Á (Asean), trong đó có Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ ủng hộ tình thương và sự đoàn kết.
Nhưng để có sự đoàn kết, cần phải tránh một số tật xấu đặc biệt sau đây:
Lòng ích kỷ.
Theo Từ điển Tiếng Việt của ông Nguyễn Văn Đạm, thì ích kỷ là “nghĩ nhiều đến mình tới mức chỉ nhằm lợi cho bản thân”.
Có hai loại ích kỷ: ích kỷ cá thể và ích kỷ phe nhóm. Ích kỷ cá thể là tật xấu của người chỉ nghĩ và lo cho mình, một mình hưởng thụ những của cải, tài nguyên và những tiện nghi vật chất của mình, bất chấp cảnh thiếu thốn, nghèo đói của những người thân cận: như trường hợp người phú quý mà thánh Luca phê phán trong Phúc Âm. Thánh sử viết: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Lazarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc ông ta” (Lc 16,19-21).
Trong xã hội hiện nay, vẫn có những người ích kỷ như nhà phú quý vừa nói. họ chỉ biết tích trữ của cải, làm giàu, thu hoạch và thụ hưởng một mình, kể cả bằng những phương tiện bất chính.
Ngoài ra, còn có sự ích kỷ phe nhóm. Tính ích kỷ này đáng trách hơn, vì nó thường dựa trên thế lực của tiền tài, quyền bính, bạo lực, ý thức hệ, chính trị hay tôn giáo. Nó chia rẽ xã hội thành bè nhóm. Mỗi nhóm lo riêng cho nhóm mình, coi quyền lợi của phe nhóm trọng hơn công ích. Thông thường họ chỉ bảo vệ và bênh vực nhau, bất chấp công lý và luật pháp, nhất là khi nhóm họ có quyền thế, như ở một số quốc gia theo chế độ quân phiệt, chủ nghĩa chủng tộc, phát xít, độc tài chính trị hay tôn giáo.
Để tránh tính ích kỷ nói trên, cần giáo dục sự cần kiệm liêm chính, nhất là tính chí công vô tư: đặt công ích trên tư lợi, đặt dân tộc trên bè phái.
Sự phân biệt đối xử.
Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định là con người sinh ra tự do và bình đẳng. Do đó, quyền bình đẳng là một đức tính căn bản, thuộc phẩm giá của con người. Mọi hình thức phân biệt đối xử bất cứ vì lý do gì đều là bất công, phản dân chủ và văn minh. Sự phân biệt đối xử mang nhiều hình thức: chủng tộc, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,. v.v.
Thư thánh Giacôbê Tông đồ đã viết: “Thưa anh em, anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta là Chúa vinh quang thì đừng đối xử thiên tư. Quả vậy, giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này còn với người nghèo anh em lại nói: đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chân tôi đây! Thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán tà tâm đấy sao” (Gc 2,1-4).
Trong đất nước cũng như trên thế giới hiện nay, nạn kỳ thị vẫn còn tồn tại, kỳ thị giữa người giàu và người nghèo, giữa người có quyền thế và người thường dân; kỳ thị vì lý do chủng tộc, văn hóa, giai cấp, chính trị hay tôn giáo. Kinh nghiệm đã cho thấy là không thể có đoàn kết, nếu không có bình đẳng và công bằng. Chúng ta hãy giúp nhau khai trừ khỏi xã hội mọi hình thức phân biệt đối xử. Hãy chấm dứt những quy chế, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết duy trì sự kỳ thị. Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Sự độc quyền.
Theo sách Tin Mừng thánh Luca, thì lần nọ, “ông Gioan lên tiếng nói: Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ, chúng con đã cố gắng ngăn cản vì người ấy không đi theo Thầy cùng với chúng con. Chúa Giêsu bảo ông: đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Lc 9,49-50).
Gioan muốn giữ độc quyền trừ quỷ, nhưng Chúa Giêsu đã cản ngăn ông. Người không thích sự độc quyền, vì trước hết, sự độc quyền làm cho Giáo Hội cũng như xã hội nghèo nhân lực. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cố tránh sự độc quyền dưới mọi hình thức: kinh tế, mậu dịch, công nghệ, truyền thông, giáo dục, y tế, xã hội bác ái, nhất là chính trị hay tôn giáo. Kinh nghiệm của thời kỳ bao cấp ở nước ta trong những thập niên qua đã cho thấy những hậu quả tai hại của nạn độc quyền: hàng hóa khan hiếm và kém phẩm chất, việc đi lại khó khăn, nền giáo dục học đường thoái hóa, khối đoàn kết nhân dân rời rạc, nhiều nguồn nội lực trong nước bị bỏ rơi, các tôn giáo không được đóng góp vào việc xây dựng Đất Nước, nhất là trong lãnh vực giáo dục, xã hội bác ái, văn hóa và thông tin. Tổ quốc bị thiệt thòi! Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, liên đới, thành thật và tự do, để có sự đoàn kết.
Là người Kitô hữu, tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Tạo hóa duy nhất và là Cha chung của mọi người, chúng ta hãy đoàn kết và yêu thương nhau, đồng thời hãy sử dụng của cải và những tài nguyên thiên nhiên, như những người con hiếu thảo và như anh em của mọi người. Hãy cùng nhau bảo vệ những giá trị nhân bản và thiêng liêng như: lòng nhân hậu, tình liên đới, sự công bằng, sự thành thật, sự tiết độ và liêm chính, tinh thần khoan dung, sự tha thứ, sự tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi chính đáng của nhau, nhất là lòng yêu thương người nghèo đói: nghèo tiền, nghèo cơm áo, nghèo chữ, nghèo tự do, nghèo sức khỏe và hạnh phúc, nghèo tình thương, nghèo nhân phẩm và nhân quyền. v.v. Đất nước đã tốn phí rất nhiều tiền bạc để mua chuộc và duy trì sự đoàn kết. Nhưng nếu nghèo những giá trị nhân bản nói trên, thì mọi cố gắng đều là công “dã tràng xe cát”!
TIN TỨC
Ý cầu nguyện truyền giáo tháng 8
Cầu cho các tu hội đang hoạt động trong các xứ truyền giáo. Xin cho họ ngày càng hiệp nhất và cộng tác với nhau nhiều hơn.
Huấn thị Redemptionis Sacramentum
Để bảo vệ sự hiệp nhất trong Giáo Hội hoàn vũ và tránh những lạm dụng có thể tác hại đến tính thành sự và hợp pháp của việc cử hành các Bí tích, nhất là Thánh lễ, chúng ta quyết tâm thi hành mọi chỉ dẫn của Huấn Thị “Bí tích cứu độ” (Redemptionis Sacramentum).
- Không thay đổi hay bỏ qua hoặc tùy tiện thêm thắt một lời nào trong các Sách Phụng vụ, nhất là phụng vụ Thánh Thể.
- Triệt để tôn trọng nhiệm vụ riêng biệt của mỗi thành viên trong các cử hành phụng vụ.
- Tôn trọng mọi chỉ dẫn (chữ đỏ) liên quan đến cử điệu, phẩm phục, phẩm vật, lời nguyện, các bài đọc, và nơi chốn cử hành.
Huấn thị đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm của Giám mục trong việc chỉnh đốn, điều hành, khích lệ và đôi khi khiển trách những lạm dụng liên quan đến việc cử hành phụng vụ, nhất là phụng vụ Thánh Thể.
Kỷ niệm Tấn Phong Giám mục
Thứ Tư 11.8.2004 là ngày kỷ niệm tấn phong Giám mục lần thứ 30 của Đức Cha Chính Nicolas Huỳnh Văn Nghi và lần thứ 3 của Đức Cha Phó Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Hai Đức Cha sẽ dâng lễ tạ ơn lúc 9 giờ, tại Nhà Thờ Chánh Tòa. Kính mời quý Cha, các tu sĩ và anh chị em tham dự, tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Giáo phận.
ĐOÀN KẾT - ĐẠI KẾT
Trình thuật về đời sống của cộng đoàn các Kitô hữu buổi sơ khai, sách Công Vụ Tông đồ viết:
“Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai, của cải, lấy tiền chia cho mọi người tùy theo nhu cầu.
Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ, vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,44-47).
Đó là dung mạo của Giáo Hội buổi khai sinh.
Trong những tuần vừa qua, nhiều Đại hội đã được tổ chức trong nước để xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhân dân. Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng đã chấp nhận sự đoàn kết như: cộng đồng 25 nước ở Âu Châu (EU), liên hiệp 10 quốc gia Đông Nam Á (Asean), trong đó có Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ ủng hộ tình thương và sự đoàn kết.
Nhưng để có sự đoàn kết, cần phải tránh một số tật xấu đặc biệt sau đây:
Lòng ích kỷ.
Theo Từ điển Tiếng Việt của ông Nguyễn Văn Đạm, thì ích kỷ là “nghĩ nhiều đến mình tới mức chỉ nhằm lợi cho bản thân”.
Có hai loại ích kỷ: ích kỷ cá thể và ích kỷ phe nhóm. Ích kỷ cá thể là tật xấu của người chỉ nghĩ và lo cho mình, một mình hưởng thụ những của cải, tài nguyên và những tiện nghi vật chất của mình, bất chấp cảnh thiếu thốn, nghèo đói của những người thân cận: như trường hợp người phú quý mà thánh Luca phê phán trong Phúc Âm. Thánh sử viết: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Lazarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc ông ta” (Lc 16,19-21).
Trong xã hội hiện nay, vẫn có những người ích kỷ như nhà phú quý vừa nói. họ chỉ biết tích trữ của cải, làm giàu, thu hoạch và thụ hưởng một mình, kể cả bằng những phương tiện bất chính.
Ngoài ra, còn có sự ích kỷ phe nhóm. Tính ích kỷ này đáng trách hơn, vì nó thường dựa trên thế lực của tiền tài, quyền bính, bạo lực, ý thức hệ, chính trị hay tôn giáo. Nó chia rẽ xã hội thành bè nhóm. Mỗi nhóm lo riêng cho nhóm mình, coi quyền lợi của phe nhóm trọng hơn công ích. Thông thường họ chỉ bảo vệ và bênh vực nhau, bất chấp công lý và luật pháp, nhất là khi nhóm họ có quyền thế, như ở một số quốc gia theo chế độ quân phiệt, chủ nghĩa chủng tộc, phát xít, độc tài chính trị hay tôn giáo.
Để tránh tính ích kỷ nói trên, cần giáo dục sự cần kiệm liêm chính, nhất là tính chí công vô tư: đặt công ích trên tư lợi, đặt dân tộc trên bè phái.
Sự phân biệt đối xử.
Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định là con người sinh ra tự do và bình đẳng. Do đó, quyền bình đẳng là một đức tính căn bản, thuộc phẩm giá của con người. Mọi hình thức phân biệt đối xử bất cứ vì lý do gì đều là bất công, phản dân chủ và văn minh. Sự phân biệt đối xử mang nhiều hình thức: chủng tộc, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo,. v.v.
Thư thánh Giacôbê Tông đồ đã viết: “Thưa anh em, anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta là Chúa vinh quang thì đừng đối xử thiên tư. Quả vậy, giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này còn với người nghèo anh em lại nói: đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chân tôi đây! Thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán tà tâm đấy sao” (Gc 2,1-4).
Trong đất nước cũng như trên thế giới hiện nay, nạn kỳ thị vẫn còn tồn tại, kỳ thị giữa người giàu và người nghèo, giữa người có quyền thế và người thường dân; kỳ thị vì lý do chủng tộc, văn hóa, giai cấp, chính trị hay tôn giáo. Kinh nghiệm đã cho thấy là không thể có đoàn kết, nếu không có bình đẳng và công bằng. Chúng ta hãy giúp nhau khai trừ khỏi xã hội mọi hình thức phân biệt đối xử. Hãy chấm dứt những quy chế, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết duy trì sự kỳ thị. Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Sự độc quyền.
Theo sách Tin Mừng thánh Luca, thì lần nọ, “ông Gioan lên tiếng nói: Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ quỷ, chúng con đã cố gắng ngăn cản vì người ấy không đi theo Thầy cùng với chúng con. Chúa Giêsu bảo ông: đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Lc 9,49-50).
Gioan muốn giữ độc quyền trừ quỷ, nhưng Chúa Giêsu đã cản ngăn ông. Người không thích sự độc quyền, vì trước hết, sự độc quyền làm cho Giáo Hội cũng như xã hội nghèo nhân lực. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cố tránh sự độc quyền dưới mọi hình thức: kinh tế, mậu dịch, công nghệ, truyền thông, giáo dục, y tế, xã hội bác ái, nhất là chính trị hay tôn giáo. Kinh nghiệm của thời kỳ bao cấp ở nước ta trong những thập niên qua đã cho thấy những hậu quả tai hại của nạn độc quyền: hàng hóa khan hiếm và kém phẩm chất, việc đi lại khó khăn, nền giáo dục học đường thoái hóa, khối đoàn kết nhân dân rời rạc, nhiều nguồn nội lực trong nước bị bỏ rơi, các tôn giáo không được đóng góp vào việc xây dựng Đất Nước, nhất là trong lãnh vực giáo dục, xã hội bác ái, văn hóa và thông tin. Tổ quốc bị thiệt thòi! Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, liên đới, thành thật và tự do, để có sự đoàn kết.
Là người Kitô hữu, tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Tạo hóa duy nhất và là Cha chung của mọi người, chúng ta hãy đoàn kết và yêu thương nhau, đồng thời hãy sử dụng của cải và những tài nguyên thiên nhiên, như những người con hiếu thảo và như anh em của mọi người. Hãy cùng nhau bảo vệ những giá trị nhân bản và thiêng liêng như: lòng nhân hậu, tình liên đới, sự công bằng, sự thành thật, sự tiết độ và liêm chính, tinh thần khoan dung, sự tha thứ, sự tôn trọng phẩm giá và những quyền lợi chính đáng của nhau, nhất là lòng yêu thương người nghèo đói: nghèo tiền, nghèo cơm áo, nghèo chữ, nghèo tự do, nghèo sức khỏe và hạnh phúc, nghèo tình thương, nghèo nhân phẩm và nhân quyền. v.v. Đất nước đã tốn phí rất nhiều tiền bạc để mua chuộc và duy trì sự đoàn kết. Nhưng nếu nghèo những giá trị nhân bản nói trên, thì mọi cố gắng đều là công “dã tràng xe cát”!
TIN TỨC
Ý cầu nguyện truyền giáo tháng 8
Cầu cho các tu hội đang hoạt động trong các xứ truyền giáo. Xin cho họ ngày càng hiệp nhất và cộng tác với nhau nhiều hơn.
Huấn thị Redemptionis Sacramentum
Để bảo vệ sự hiệp nhất trong Giáo Hội hoàn vũ và tránh những lạm dụng có thể tác hại đến tính thành sự và hợp pháp của việc cử hành các Bí tích, nhất là Thánh lễ, chúng ta quyết tâm thi hành mọi chỉ dẫn của Huấn Thị “Bí tích cứu độ” (Redemptionis Sacramentum).
- Không thay đổi hay bỏ qua hoặc tùy tiện thêm thắt một lời nào trong các Sách Phụng vụ, nhất là phụng vụ Thánh Thể.
- Triệt để tôn trọng nhiệm vụ riêng biệt của mỗi thành viên trong các cử hành phụng vụ.
- Tôn trọng mọi chỉ dẫn (chữ đỏ) liên quan đến cử điệu, phẩm phục, phẩm vật, lời nguyện, các bài đọc, và nơi chốn cử hành.
Huấn thị đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm của Giám mục trong việc chỉnh đốn, điều hành, khích lệ và đôi khi khiển trách những lạm dụng liên quan đến việc cử hành phụng vụ, nhất là phụng vụ Thánh Thể.
Kỷ niệm Tấn Phong Giám mục
Thứ Tư 11.8.2004 là ngày kỷ niệm tấn phong Giám mục lần thứ 30 của Đức Cha Chính Nicolas Huỳnh Văn Nghi và lần thứ 3 của Đức Cha Phó Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Hai Đức Cha sẽ dâng lễ tạ ơn lúc 9 giờ, tại Nhà Thờ Chánh Tòa. Kính mời quý Cha, các tu sĩ và anh chị em tham dự, tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Giáo phận.