CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN. C
TÌM GẶP CHÚA TRONG CẦU NGUYỆN
Chúa nhật hôm nay, thánh Luca cho biết, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện sau khi chính bản thân Người đã cầu nguyện. Lời cầu nguyện mà Chúa dạy các môn đệ ngắn gọn, gồm tóm tất cả những gì cần thiết cho đời sống tâm linh, lẫn thể xác của con người. Đó là kinh Lạy Cha. Vì thế kinh Lạy Cha trở nên kinh nguyện mẫu cho mọi lời kinh, mọi lời cầu nguyện của từng người và của cả Giáo Hội. Là lời kinh do chính Con Thiên Chúa hướng dẫn, kinh Lạy Cha là kinh quan trọng lớn lao, khi đọc cách cẩn thận, mỗi Kitô hữu được tham dự vào chính kinh nguyện của Chúa Giêsu. Vì chính nhờ Người trong Người, với Người, mọi Kitô hữu thốt lên tiếng “Abba - Lạy Cha” cách triều mến, thân thương, gần gũi, đáng yêu quá đỗi.
Không chỉ dạy cầu nguyện, qua các dụ ngôn, Chúa Giêsu còn dạy hãy đến với Thiên Chúa như người bạn kêu nài bạn hữu giúp đỡ mình. Hoặc hãy cầu nguyện như đứa con thưa chuyện với cha của nó. Thật sâu lắng vô cùng khi Thiên Chúa lớn lao là thế, lại chấp nhận thụ tạo như bạn hữu, như con cái và chấp nhận tiếng “Cha” của loài thụ tạo ấy. Như vậy cầu nguyện là cách hay nhất để Thiên Chúa kéo ta về phía Người và làm cho khoảng cách giữa Tạo Hóa với thụ tạo, tưởng chừng xa vô bờ, lại trở nên ngắn ngũi và như không còn khoảng cách. Đúng hơn, chỉ còn là tình phụ tử.
Vì tầm mức quan trọng của việc cầu nguyện trong đời người Kitô hữu như thế, hôm nay tôi muốn nói đến việc chuẩn bị cho một người bắt đầu vào đạo là giúp họ bắt đầu gặp Thiên Chúa. Chỉ có gặp Chúa, đời sống người Kitô hữu mới có hạnh phúc, tràn đầy niềm vui, và đức tin vững mạnh.
Bởi đó ai bước vào đời sống Kitô hữu, họ cần học giáo lý. Cũng như khi dấn thân cho một hành trình, người ta cần hiểu tối thiểu hành trình mà mình phải bước đi. Sống đời Kitô hữu là một hành trình. Hơn nữa đó là hành trình của đức tin. Vì thế, có hiểu biết về đức tin, ta mới có thể yêu mến và dấn thân cho đức tin một cách khả dĩ.
Nhưng người Kitô hữu phải sống đức tin cả một đời. Do đó, chỉ trang bị một mớ kiến thức giáo lý như người ta học một môn học, thật là khiếm khuyết không gì bằng.
Có khi còn tệ hơn học một môn học, vì người ta chỉ dành cho giáo lý mỗi tuần vài giờ đồng hồ, học trong một thời gian ngắn hết sức, thường là thời gian không gây vướng bận bất cứ một việc nào khác. Đàng khác, một môn học sau khi học xong, sẽ cho ta ít lợi vật chất, nhưng kiến thức giáo lý thì không. Từ những lý do trên, khiến giáo lý bị xem nhẹ, trở thành một gánh nặng do “ông cha”, “bà phước” ép buộc, các giáo lý viên “hành hạ”. Với một não trạng như thế về giáo lý đã làm cho đức tin trở nên lu mờ, việc giữ đạo như một thói quen, hoặc chỉ tới nhà thờ để người khác không cười chê. Thực chất dù được gọi là Kitô hữu như mọi người, lại chỉ là một thứ danh ảo. Một đức tin thiếu nến tảng như thế dễ dàng bị đánh mất trong một môi trường nào đó mà điều kiện giữ đạo khắc nghiệt, hoặc xung quanh thiếu vắng người Kitô hữu...
Đó chỉ mới là việc học giáo lý mà đã có nhiều vấn đề. Việc giữ đạo và đào tạo đức tin còn phải đi xa hơn. Vì đời sống của một Kitô hữu đâu chỉ là gia nhập một đoàn thể, chấp nhận một mớ lý thuyết, một mớ lề luật. Trở nên Kitô hữu, trước hết là đi gặp một Thiên Chúa tình yêu và trao ban tình yêu vô tận trong chính cuộc đời của mỗi người. Trở nên Kitô hữu là đi gặp một Thiên Chúa yêu thương đến nỗi hóa nên nhục thể như chúng ta là người, chia sẻ kiếp người đến độ lặn sâu trong kiếp người ấy một các hoàn hảo. Bởi vậy, bước vào đời sống của một Kitô hữu là đi gặp Chúa Kitô, hình tượng hữu hình của Thiên Chúa, kiểu mẫu đời sống đức tin của chúng ta.
Nhưng ta chỉ có thể gặp Thiên Chúa cách hoàn hảo nhất trong đời sống cầu nguyện. Càng chìm đắm trong cầu nguyện, càng say mê cầu nguyện. Say mê cầu nguyện, lại càng dẫn ta đến với cầu nguyện chìm đắm. Càng chìm đắm và say mê cầu nguyện bao nhiêu, khuôn mặt Thiên Chúa tình yêu càng hiện rõ bấy nhiêu. Chỉ có cầu nguyện mới mang lại đức tin. Vì đức tin chỉ có thể vững vàng, khi đức tin ấy xuất phát từ kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, gặp Gỡ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của mình.
Như vậy giáo lý là bước đầu tiên giới thiệu Thiên Chúa, giới thiệu ta đến với chân trời của đức tin, là khởi điểm cho một nền tảng không biên giới của lòng tin, của tình yêu Thiên Chúa dành cho ta. Cầu nguyện là phương cách giúp ta sống đức tin. Bởi thế, ta không được loại trừ việc học giáo lý, càng không thể loại trừ việc cầu nguyện.
Hiểu như thế, ta nhận ra rằng, giáo lý chưa phải là cách tốt nhất mang lại đức tin, vì đó chỉ mới là kiến thức mà thôi. Đời sống cầu nguyện mới là điều kiện tối ưu, cung cấp một bằng chứng đức tin vững chải. Bởi vậy, thật là sai lầm, khi một người dự tòng cho rằng, mình chỉ trải qua một thời gian học giáo lý, thế là đủ, không cần cố gắng thêm. Chính người giáo lý viên, trong khi dạy giáo lý, phải đào tạo cho học viên của mình một đời sống cầu nguyện, một thói quen gặp gỡ Chúa Kitô, nhờ Người mà đến với Thiên Chúa. Do đó, việc làm quen với phụng vụ, việc cầu nguyện tắt, giúp họ đọc những kinh thông thường (Như: Ăn Năn tội, Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh, Tin kính, Tin, Cậy, Mến, Chúc Thánh Thần...), là điều hết sức cần thiết.
Là Kitô hữu, bạn và tôi có Lời Chúa Kitô hướng dẫn, có chính Người là gương mẫu về đời sống hiệp thông với Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện, hãy làm cho cuộc sống của mình xinh tươi hơn, đáng yêu hơn, bình an hơn nhờ gặp gỡ Thiên Chúa. Vì chỉ nơi Chúa, ta mới khám phá ý nghĩa đời mình. Chỉ nơi Chúa, ta mới có thể chạm đến hạnh phúc cuối cùng, cũng là hạnh phúc bền vững của đời ta.
Lạy Chúa, khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm về bên Chúa để được trong những phút giây thinh lặng và bình an. Khi bị xâu xé bởi cả cuộc đời long đong hay mệt nhoài vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những giây phút được nghỉ ngơi bên Chúa.
Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần cả đời con. Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và tấm lòng đầy yêu thương của Chúa.
TÌM GẶP CHÚA TRONG CẦU NGUYỆN
Chúa nhật hôm nay, thánh Luca cho biết, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện sau khi chính bản thân Người đã cầu nguyện. Lời cầu nguyện mà Chúa dạy các môn đệ ngắn gọn, gồm tóm tất cả những gì cần thiết cho đời sống tâm linh, lẫn thể xác của con người. Đó là kinh Lạy Cha. Vì thế kinh Lạy Cha trở nên kinh nguyện mẫu cho mọi lời kinh, mọi lời cầu nguyện của từng người và của cả Giáo Hội. Là lời kinh do chính Con Thiên Chúa hướng dẫn, kinh Lạy Cha là kinh quan trọng lớn lao, khi đọc cách cẩn thận, mỗi Kitô hữu được tham dự vào chính kinh nguyện của Chúa Giêsu. Vì chính nhờ Người trong Người, với Người, mọi Kitô hữu thốt lên tiếng “Abba - Lạy Cha” cách triều mến, thân thương, gần gũi, đáng yêu quá đỗi.
Không chỉ dạy cầu nguyện, qua các dụ ngôn, Chúa Giêsu còn dạy hãy đến với Thiên Chúa như người bạn kêu nài bạn hữu giúp đỡ mình. Hoặc hãy cầu nguyện như đứa con thưa chuyện với cha của nó. Thật sâu lắng vô cùng khi Thiên Chúa lớn lao là thế, lại chấp nhận thụ tạo như bạn hữu, như con cái và chấp nhận tiếng “Cha” của loài thụ tạo ấy. Như vậy cầu nguyện là cách hay nhất để Thiên Chúa kéo ta về phía Người và làm cho khoảng cách giữa Tạo Hóa với thụ tạo, tưởng chừng xa vô bờ, lại trở nên ngắn ngũi và như không còn khoảng cách. Đúng hơn, chỉ còn là tình phụ tử.
Vì tầm mức quan trọng của việc cầu nguyện trong đời người Kitô hữu như thế, hôm nay tôi muốn nói đến việc chuẩn bị cho một người bắt đầu vào đạo là giúp họ bắt đầu gặp Thiên Chúa. Chỉ có gặp Chúa, đời sống người Kitô hữu mới có hạnh phúc, tràn đầy niềm vui, và đức tin vững mạnh.
Bởi đó ai bước vào đời sống Kitô hữu, họ cần học giáo lý. Cũng như khi dấn thân cho một hành trình, người ta cần hiểu tối thiểu hành trình mà mình phải bước đi. Sống đời Kitô hữu là một hành trình. Hơn nữa đó là hành trình của đức tin. Vì thế, có hiểu biết về đức tin, ta mới có thể yêu mến và dấn thân cho đức tin một cách khả dĩ.
Nhưng người Kitô hữu phải sống đức tin cả một đời. Do đó, chỉ trang bị một mớ kiến thức giáo lý như người ta học một môn học, thật là khiếm khuyết không gì bằng.
Có khi còn tệ hơn học một môn học, vì người ta chỉ dành cho giáo lý mỗi tuần vài giờ đồng hồ, học trong một thời gian ngắn hết sức, thường là thời gian không gây vướng bận bất cứ một việc nào khác. Đàng khác, một môn học sau khi học xong, sẽ cho ta ít lợi vật chất, nhưng kiến thức giáo lý thì không. Từ những lý do trên, khiến giáo lý bị xem nhẹ, trở thành một gánh nặng do “ông cha”, “bà phước” ép buộc, các giáo lý viên “hành hạ”. Với một não trạng như thế về giáo lý đã làm cho đức tin trở nên lu mờ, việc giữ đạo như một thói quen, hoặc chỉ tới nhà thờ để người khác không cười chê. Thực chất dù được gọi là Kitô hữu như mọi người, lại chỉ là một thứ danh ảo. Một đức tin thiếu nến tảng như thế dễ dàng bị đánh mất trong một môi trường nào đó mà điều kiện giữ đạo khắc nghiệt, hoặc xung quanh thiếu vắng người Kitô hữu...
Đó chỉ mới là việc học giáo lý mà đã có nhiều vấn đề. Việc giữ đạo và đào tạo đức tin còn phải đi xa hơn. Vì đời sống của một Kitô hữu đâu chỉ là gia nhập một đoàn thể, chấp nhận một mớ lý thuyết, một mớ lề luật. Trở nên Kitô hữu, trước hết là đi gặp một Thiên Chúa tình yêu và trao ban tình yêu vô tận trong chính cuộc đời của mỗi người. Trở nên Kitô hữu là đi gặp một Thiên Chúa yêu thương đến nỗi hóa nên nhục thể như chúng ta là người, chia sẻ kiếp người đến độ lặn sâu trong kiếp người ấy một các hoàn hảo. Bởi vậy, bước vào đời sống của một Kitô hữu là đi gặp Chúa Kitô, hình tượng hữu hình của Thiên Chúa, kiểu mẫu đời sống đức tin của chúng ta.
Nhưng ta chỉ có thể gặp Thiên Chúa cách hoàn hảo nhất trong đời sống cầu nguyện. Càng chìm đắm trong cầu nguyện, càng say mê cầu nguyện. Say mê cầu nguyện, lại càng dẫn ta đến với cầu nguyện chìm đắm. Càng chìm đắm và say mê cầu nguyện bao nhiêu, khuôn mặt Thiên Chúa tình yêu càng hiện rõ bấy nhiêu. Chỉ có cầu nguyện mới mang lại đức tin. Vì đức tin chỉ có thể vững vàng, khi đức tin ấy xuất phát từ kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, gặp Gỡ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của mình.
Như vậy giáo lý là bước đầu tiên giới thiệu Thiên Chúa, giới thiệu ta đến với chân trời của đức tin, là khởi điểm cho một nền tảng không biên giới của lòng tin, của tình yêu Thiên Chúa dành cho ta. Cầu nguyện là phương cách giúp ta sống đức tin. Bởi thế, ta không được loại trừ việc học giáo lý, càng không thể loại trừ việc cầu nguyện.
Hiểu như thế, ta nhận ra rằng, giáo lý chưa phải là cách tốt nhất mang lại đức tin, vì đó chỉ mới là kiến thức mà thôi. Đời sống cầu nguyện mới là điều kiện tối ưu, cung cấp một bằng chứng đức tin vững chải. Bởi vậy, thật là sai lầm, khi một người dự tòng cho rằng, mình chỉ trải qua một thời gian học giáo lý, thế là đủ, không cần cố gắng thêm. Chính người giáo lý viên, trong khi dạy giáo lý, phải đào tạo cho học viên của mình một đời sống cầu nguyện, một thói quen gặp gỡ Chúa Kitô, nhờ Người mà đến với Thiên Chúa. Do đó, việc làm quen với phụng vụ, việc cầu nguyện tắt, giúp họ đọc những kinh thông thường (Như: Ăn Năn tội, Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh, Tin kính, Tin, Cậy, Mến, Chúc Thánh Thần...), là điều hết sức cần thiết.
Là Kitô hữu, bạn và tôi có Lời Chúa Kitô hướng dẫn, có chính Người là gương mẫu về đời sống hiệp thông với Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện, hãy làm cho cuộc sống của mình xinh tươi hơn, đáng yêu hơn, bình an hơn nhờ gặp gỡ Thiên Chúa. Vì chỉ nơi Chúa, ta mới khám phá ý nghĩa đời mình. Chỉ nơi Chúa, ta mới có thể chạm đến hạnh phúc cuối cùng, cũng là hạnh phúc bền vững của đời ta.
Lạy Chúa, khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm về bên Chúa để được trong những phút giây thinh lặng và bình an. Khi bị xâu xé bởi cả cuộc đời long đong hay mệt nhoài vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những giây phút được nghỉ ngơi bên Chúa.
Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần cả đời con. Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và tấm lòng đầy yêu thương của Chúa.