Hãy chẻo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá
Cảm nghiệm chuyến thăm vùng truyền giáo Tây Bắc, Giáo phận Hưng Hóa
Trong suốt một tuần lễ từ ngày 19-26.09.2016, cùng với cha chánh xứ Hà Đông, kiêm hạt trưởng Xóm Mới Sài gòn cha Gioan B. Vũ Mạnh Hùng, cha phó Martino Trần Đình Khiêm Ái,cùng với quý ông ban thường vụ HĐMVGX,chúng tôi có dịp thăm và cảm nghiệm được sức sống của Giáo Hội trên một vùng truyền giáo rộng lớn thuộc Giáo phận Hưng Hóa.Chúng tôi đi từ Hà Nội,Yên Bài,Sapa và Lào Cai, theo sự hướng dẫn của cha Thành chánh xứ Lào Cai,cha Bình chánh xứ Sapa và quý cha ở đây.Chúng tôi đi sâu vào vùng núi phía Tây và Đông Bắc trên 1 trăm cây số,vùng biên giới giáp Trung Quốc.
Xem Hình
Chúng tôi được dẫn đi vào tận những bản làng,những giáo điểm truyền giáo,gặp gỡ người dân tộc H'Mông, Tày,..Chuyến đi mang lai cho đoàn những trải nghiệm sống động trước lời mời gọi của Chúa Giêsu với các tông đồ năm xưa: “Hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới”,và đó là căn tính truyền giáo của Hội Thánh, đó cũng là công việc tân phúc âm hóa.
Đoàn chúng tôi được dâng thánh lễ tại các giáo điểm thuộc giáo xứ Cốc Lếu như giáo họ Văn Bàn,Sơn Mãn,Cam Đường,Bắc Cường,bảnSen.Các địa điểm dâng lễ chỉ là nhà giáo dân với từ 50 – 100 người.Chúng tôi đi khám phá vẻ đẹp hùng vĩ,đồi núi quanh co chập chùng của núi rừng Tây Bắc,những cung đường hiểm trở,có những chỗ mưa gió làm sạt nở chắn ngang đường đi.Bức tranh thiên nhiên có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người,bên đường là ruộng bậc thang,xa xa có những ngôi nhà dân tộc,có cả nu cười đơn sơ của các trẻ em dân tộc.Chúng tôi cũng được tháp tùng cha xứ Lào Cai đi vào bản làng Tà Phới,để phát quà bác ái, thăm hỏi,phân phát mì gói,gạo đường…cho các gia đình,Càng đi sâu và bản làng,càng cảm thấy cái thiếu thốn vật chất của họ.Tuy nghèo khó thật,nhưng tính họ thật thà lắm,cha sở có đưa thêm quà họ cũng không lấy,và khi họ có quà, gia đình nào cũng phải có quà thì họ mới nhận,chứ không thể chấp nhận gia đình có quà gia đình không.
Lòng đạo đức của bà con giáo dân ở đây thật tốt đẹp,họ sống giữa núi rừng và biểu lộ đức tin trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn nhiều về kinh tế,nhưng vẫn tụ họp nhau cầu nguyện và tham dự thánh lễ.
Công việc truyền giáo ở núi rừng Tây Bắc của các mục tử ở đây là đến với họ,mất nhiều thời gian và tài chánh, gặp gỡ và thăm viếng,thấu hiểu văn hóa các dân tộc,đến với họ, xây dựng những cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa.Trong đoàn của chúng tôi có nhiều anh em lần đầu tiên được tham dự thánh lễ ở những nơi không phải là nhà thờ,nhưng là “chòi thờ” thấp bé lè tè của nhà giáo dân giữa núi rừng hoang vu,vật liệu là nhũng tấm ván ép thô sô,kế bên bàn thờ cha chủ tế có cái giường cho các em giúp lễ ngồi.Thánh lễ ở đây thật sốt sắng,nhiều chỗ chính quyền địa phương còn làm khó dễ khi các linh mục đến làm công việc mục vụ.
Trong chuyến hành trình về thăm Tây Bắc,chúng tôi được thăm giáo dân giáo điểm Mường Khương.Nơi đây một tháng trước là một điểm nóng tôn giáo,sự cố giáo dân với chính quyền không cho cha Thành dâng lễ.Nơi đây là một nhà giáo dân mà cha xứ cha phó Lào Cai thường dâng lễ.Khó khăn đã được giải quyết,ban tôn giáo tỉnh Lào Cai đã chấp nhận cho các cha Lào Cai dâng lễ hằng tuần tại một địa điểm đã đăng kí trước với chính quyền.
Có đi có mới thấy được cái sự “ra chỗ nước sâu mà thả lưới” tức là cái khó khăn vất vả của các vị chủ chăn của núi rừng Tây Bắc.Một ngày Chúa Nhật các ngài phải dâng lễ tới bẩy tám địa điểm trên dưới 350 km.Đúng là một ngày vất vả của người tông đồ,ra đi loan báo Tin Mừng và cầu nguyện.Anh em trong đoàn,hai cha giáo xứ Hà Đông được tháp tùng cha chánh xứ Lào Cai có mấy ngày đi dâng lễ mà ai nấy cũng ê ẩm cả lưng,vì chúng tôi phải di chuyển suốt ngày bằng xe ô tô.Các vị mục tử ở đây quanh năm suốt tháng phải đi như vậy thì mệt mỏi biết chừng nào.
Các cha đi làm mục vụ hằng tuần trước hết là thăm hỏi giáo dân,đến với họ bằng lòng yêu mến,quy tụ giáo dân lại dâng lễ,phụng thờ Thiên Chúa.Mỗi giáo điềm dâng lễ chỉ vỏn vẹn 50 – 100 người, nhưng nhờ những thánh lễ đó họ được Thiên Chúa dưỡng nuôi hằng ngày bằng của ăn thiêng liêng.
Có đi mới thấy được những khó khăn,mới cảm phục lòng đạo đức,tinh thần truyền giáo của quý cha ở đây,sự chăm lo cho đoàn chiên.Các ngài mang trong mình nặng “mùi chiên”,làm việc không có giờ nghỉ ngơi,các ngài đi dâng lễ về tới nhà xứ là 11 giờ đêm.
Cha chánh xứ Lào Cai tâm sự với chúng tôi về những nhu cầu được đón nghe Tin Mừng cha được mọi người gọi là cha “đầu đất”. “Đầu đất” có nghĩa là lúc nào ngài thấy mảnh đất nào đẹp thuận lợi,ngài lại mua để làm nơi thờ phượng cho giáo dân,lo có một chỗ để giáo dân đến tham dự thánh lễ,để họ không phải đi xa.Giáo xứ Lao Cai hiện nay có khoảng 40 giáo điểm giáo họ với 5 cha phó coi sóc,nhiều giáo điểm đang xây dựng như giáo họ Cam Đường và có những sắp sửa khởi công xây dựng, nhiều nhà giáo dân các cha dâng lễ hằng tuần.Nhờ những thánh lễ, qua những gặp gỡ của vị mục tử mà nhiều người đã theo đạo, có những người trước đây có đạo nhưng vì hoàn cảnh xa rời sinh hoạt đạo đức thờ phượng Chúa hơn 50 năm qua,nay lại được trở về với đời sống đạo.
Chuyến đi của chúng tôi như một chuyến hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót,thăm các giáo điểm giáo xứ, tham dự thánh lễ,gặp gỡ mọi người trong những bữa cơm tại nhà xứ và tư gia,đó là những bài học truyền giáo cơ bản,đến với anh chị em, chia sẻ và thấu cảm,hâm nóng đức tin của mình giữa cuộc sống còn bộn bề lo toan nhiều chuyện.
Bà con Tây Bắc còn nhiều thiếu thốn,nhất là về đời sống tâm linh được thờ phượng Thiên Chúa,thiếu linh mục ở vùng truyền giáo.Có những gia đình ở xa nhà thờ đến 100 km đường đèo,nhưng họ vẫn tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật ở nhà thờ Cốc Lếu- Lào Cai.
Trong đoàn của giáo xứ Hà Đông có hai cha cùng với anh Tuyến,anh Nhật và tất cả anh em đều là hội viên Legio Mariæ Xóm Mới 2 và giáo xứ Hà Đông,nên qua chuyến đi thăm này,các hội viên Legio có dịp gặp gỡ anh em Legio Tây Bắc.Legio Mariæ tại Giáo xứ Lào Cai tuy mới thành lập được 1 năm nhưng cũng có nhiều đóng góp tích cực trong đời sống giáo xứ, hữu ích cho các linh hồn.
Bài học sau chuyến đi khi trở về thành phố Sài Gòn ồn ảo nhộp nhịp này không phải là chúng tôi thấy và cảm thương để giúp một ít vật chất,nhưng là để lại cho chúng tôi một tinh thần truyền giáo vang vọng lời thôi thúc của Thầy Giêsu.Cánh đồng truyền giáo Việt Nam thật bao la rộng lớn,chúng ta cầu nguyện đồng cảm với những bước chân không mệt mỏi loan báo Tin Mừng cho dân tộc vùng Tây Bắc.Chúng ta học bài học cơ bản là mở lòng ra với anh em,việc giúp đỡ vật chất cho những người túng thiếu là rất cần thiết,nhưng làm sao mỗi Kitô hữu chúng ta ý thức sứ mạng truyền giáo, đời sống mình có thể làm lan tỏa Tình yêu thương với mọi người chung quanh.Xin cám ơn quý cha vùng Tây Bắc đã dẫn đoàn chúng con đi đồng hành với các ngài trong 1 tuần lễ làm mục vụ.Việc thực hành bác ái và chia sẻ với người nghèo túng phải đi đôi với thao thức với sứ mạng truyền giáo,kể chuyện Chúa Giêsu cho những anh em lương dân còn chưa biết đến ngài.Có thể nói đường đèo vùng núi Tây Bắc nguy hiểm nhất nước,nhưng ngồi trên xe chúng tôi vẫn thích thú ngắm nhìn thiên nhiên và cảm phục tinh thần nhiệt huyết truyền giáo của các cha ở đây.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con một chuyến đi thật ý nghĩa. Chúng con thấy được thiên nhiên núi rừng Tây Bắc như bức tranh đẹp, tất cả là công trình tạo dựng của Thiên Chúa, nhưng đồng thời chúng con thấy được đòi hỏi cấp bách của sứ mạng loan báo Tin Mừng, ra đi đến gặp gỡ mọi người mang tình yêu thương đến với họ, chúng con cảm phục sự vất vả của các vị mục tử ở đây đã hết lòng vì đoàn chiên.Xin cho chúng con biết mở lòng ra đón nhận nhau,ngay cả với những khác biệt,chúng con biết yêu thương và cộng tác với nhau,làm cho Giáo Hội- giáo xứ là mái nhà chung của tất cả mọi người.Chúng con không chỉ biết chia sẻ vật chất nhưng còn mang đến cho những người nghèo tình người gắn bó qua những gặp gỡ và thăm hỏi nhau trong cuộc sống đời thường, giữa bà con lối xóm bên cạnh nhà.Nhờ đó, chúng con mới có thể loan báo Tin Mừng cho mọi người chưa nhận biết Chúa.
Martino Lê Hoàng Vũ
Cảm nghiệm chuyến thăm vùng truyền giáo Tây Bắc, Giáo phận Hưng Hóa
Trong suốt một tuần lễ từ ngày 19-26.09.2016, cùng với cha chánh xứ Hà Đông, kiêm hạt trưởng Xóm Mới Sài gòn cha Gioan B. Vũ Mạnh Hùng, cha phó Martino Trần Đình Khiêm Ái,cùng với quý ông ban thường vụ HĐMVGX,chúng tôi có dịp thăm và cảm nghiệm được sức sống của Giáo Hội trên một vùng truyền giáo rộng lớn thuộc Giáo phận Hưng Hóa.Chúng tôi đi từ Hà Nội,Yên Bài,Sapa và Lào Cai, theo sự hướng dẫn của cha Thành chánh xứ Lào Cai,cha Bình chánh xứ Sapa và quý cha ở đây.Chúng tôi đi sâu vào vùng núi phía Tây và Đông Bắc trên 1 trăm cây số,vùng biên giới giáp Trung Quốc.
Xem Hình
Chúng tôi được dẫn đi vào tận những bản làng,những giáo điểm truyền giáo,gặp gỡ người dân tộc H'Mông, Tày,..Chuyến đi mang lai cho đoàn những trải nghiệm sống động trước lời mời gọi của Chúa Giêsu với các tông đồ năm xưa: “Hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới”,và đó là căn tính truyền giáo của Hội Thánh, đó cũng là công việc tân phúc âm hóa.
Đoàn chúng tôi được dâng thánh lễ tại các giáo điểm thuộc giáo xứ Cốc Lếu như giáo họ Văn Bàn,Sơn Mãn,Cam Đường,Bắc Cường,bảnSen.Các địa điểm dâng lễ chỉ là nhà giáo dân với từ 50 – 100 người.Chúng tôi đi khám phá vẻ đẹp hùng vĩ,đồi núi quanh co chập chùng của núi rừng Tây Bắc,những cung đường hiểm trở,có những chỗ mưa gió làm sạt nở chắn ngang đường đi.Bức tranh thiên nhiên có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người,bên đường là ruộng bậc thang,xa xa có những ngôi nhà dân tộc,có cả nu cười đơn sơ của các trẻ em dân tộc.Chúng tôi cũng được tháp tùng cha xứ Lào Cai đi vào bản làng Tà Phới,để phát quà bác ái, thăm hỏi,phân phát mì gói,gạo đường…cho các gia đình,Càng đi sâu và bản làng,càng cảm thấy cái thiếu thốn vật chất của họ.Tuy nghèo khó thật,nhưng tính họ thật thà lắm,cha sở có đưa thêm quà họ cũng không lấy,và khi họ có quà, gia đình nào cũng phải có quà thì họ mới nhận,chứ không thể chấp nhận gia đình có quà gia đình không.
Công việc truyền giáo ở núi rừng Tây Bắc của các mục tử ở đây là đến với họ,mất nhiều thời gian và tài chánh, gặp gỡ và thăm viếng,thấu hiểu văn hóa các dân tộc,đến với họ, xây dựng những cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa.Trong đoàn của chúng tôi có nhiều anh em lần đầu tiên được tham dự thánh lễ ở những nơi không phải là nhà thờ,nhưng là “chòi thờ” thấp bé lè tè của nhà giáo dân giữa núi rừng hoang vu,vật liệu là nhũng tấm ván ép thô sô,kế bên bàn thờ cha chủ tế có cái giường cho các em giúp lễ ngồi.Thánh lễ ở đây thật sốt sắng,nhiều chỗ chính quyền địa phương còn làm khó dễ khi các linh mục đến làm công việc mục vụ.
Trong chuyến hành trình về thăm Tây Bắc,chúng tôi được thăm giáo dân giáo điểm Mường Khương.Nơi đây một tháng trước là một điểm nóng tôn giáo,sự cố giáo dân với chính quyền không cho cha Thành dâng lễ.Nơi đây là một nhà giáo dân mà cha xứ cha phó Lào Cai thường dâng lễ.Khó khăn đã được giải quyết,ban tôn giáo tỉnh Lào Cai đã chấp nhận cho các cha Lào Cai dâng lễ hằng tuần tại một địa điểm đã đăng kí trước với chính quyền.
Có đi có mới thấy được cái sự “ra chỗ nước sâu mà thả lưới” tức là cái khó khăn vất vả của các vị chủ chăn của núi rừng Tây Bắc.Một ngày Chúa Nhật các ngài phải dâng lễ tới bẩy tám địa điểm trên dưới 350 km.Đúng là một ngày vất vả của người tông đồ,ra đi loan báo Tin Mừng và cầu nguyện.Anh em trong đoàn,hai cha giáo xứ Hà Đông được tháp tùng cha chánh xứ Lào Cai có mấy ngày đi dâng lễ mà ai nấy cũng ê ẩm cả lưng,vì chúng tôi phải di chuyển suốt ngày bằng xe ô tô.Các vị mục tử ở đây quanh năm suốt tháng phải đi như vậy thì mệt mỏi biết chừng nào.
Các cha đi làm mục vụ hằng tuần trước hết là thăm hỏi giáo dân,đến với họ bằng lòng yêu mến,quy tụ giáo dân lại dâng lễ,phụng thờ Thiên Chúa.Mỗi giáo điềm dâng lễ chỉ vỏn vẹn 50 – 100 người, nhưng nhờ những thánh lễ đó họ được Thiên Chúa dưỡng nuôi hằng ngày bằng của ăn thiêng liêng.
Có đi mới thấy được những khó khăn,mới cảm phục lòng đạo đức,tinh thần truyền giáo của quý cha ở đây,sự chăm lo cho đoàn chiên.Các ngài mang trong mình nặng “mùi chiên”,làm việc không có giờ nghỉ ngơi,các ngài đi dâng lễ về tới nhà xứ là 11 giờ đêm.
Cha chánh xứ Lào Cai tâm sự với chúng tôi về những nhu cầu được đón nghe Tin Mừng cha được mọi người gọi là cha “đầu đất”. “Đầu đất” có nghĩa là lúc nào ngài thấy mảnh đất nào đẹp thuận lợi,ngài lại mua để làm nơi thờ phượng cho giáo dân,lo có một chỗ để giáo dân đến tham dự thánh lễ,để họ không phải đi xa.Giáo xứ Lao Cai hiện nay có khoảng 40 giáo điểm giáo họ với 5 cha phó coi sóc,nhiều giáo điểm đang xây dựng như giáo họ Cam Đường và có những sắp sửa khởi công xây dựng, nhiều nhà giáo dân các cha dâng lễ hằng tuần.Nhờ những thánh lễ, qua những gặp gỡ của vị mục tử mà nhiều người đã theo đạo, có những người trước đây có đạo nhưng vì hoàn cảnh xa rời sinh hoạt đạo đức thờ phượng Chúa hơn 50 năm qua,nay lại được trở về với đời sống đạo.
Chuyến đi của chúng tôi như một chuyến hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót,thăm các giáo điểm giáo xứ, tham dự thánh lễ,gặp gỡ mọi người trong những bữa cơm tại nhà xứ và tư gia,đó là những bài học truyền giáo cơ bản,đến với anh chị em, chia sẻ và thấu cảm,hâm nóng đức tin của mình giữa cuộc sống còn bộn bề lo toan nhiều chuyện.
Bà con Tây Bắc còn nhiều thiếu thốn,nhất là về đời sống tâm linh được thờ phượng Thiên Chúa,thiếu linh mục ở vùng truyền giáo.Có những gia đình ở xa nhà thờ đến 100 km đường đèo,nhưng họ vẫn tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật ở nhà thờ Cốc Lếu- Lào Cai.
Trong đoàn của giáo xứ Hà Đông có hai cha cùng với anh Tuyến,anh Nhật và tất cả anh em đều là hội viên Legio Mariæ Xóm Mới 2 và giáo xứ Hà Đông,nên qua chuyến đi thăm này,các hội viên Legio có dịp gặp gỡ anh em Legio Tây Bắc.Legio Mariæ tại Giáo xứ Lào Cai tuy mới thành lập được 1 năm nhưng cũng có nhiều đóng góp tích cực trong đời sống giáo xứ, hữu ích cho các linh hồn.
Bài học sau chuyến đi khi trở về thành phố Sài Gòn ồn ảo nhộp nhịp này không phải là chúng tôi thấy và cảm thương để giúp một ít vật chất,nhưng là để lại cho chúng tôi một tinh thần truyền giáo vang vọng lời thôi thúc của Thầy Giêsu.Cánh đồng truyền giáo Việt Nam thật bao la rộng lớn,chúng ta cầu nguyện đồng cảm với những bước chân không mệt mỏi loan báo Tin Mừng cho dân tộc vùng Tây Bắc.Chúng ta học bài học cơ bản là mở lòng ra với anh em,việc giúp đỡ vật chất cho những người túng thiếu là rất cần thiết,nhưng làm sao mỗi Kitô hữu chúng ta ý thức sứ mạng truyền giáo, đời sống mình có thể làm lan tỏa Tình yêu thương với mọi người chung quanh.Xin cám ơn quý cha vùng Tây Bắc đã dẫn đoàn chúng con đi đồng hành với các ngài trong 1 tuần lễ làm mục vụ.Việc thực hành bác ái và chia sẻ với người nghèo túng phải đi đôi với thao thức với sứ mạng truyền giáo,kể chuyện Chúa Giêsu cho những anh em lương dân còn chưa biết đến ngài.Có thể nói đường đèo vùng núi Tây Bắc nguy hiểm nhất nước,nhưng ngồi trên xe chúng tôi vẫn thích thú ngắm nhìn thiên nhiên và cảm phục tinh thần nhiệt huyết truyền giáo của các cha ở đây.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con một chuyến đi thật ý nghĩa. Chúng con thấy được thiên nhiên núi rừng Tây Bắc như bức tranh đẹp, tất cả là công trình tạo dựng của Thiên Chúa, nhưng đồng thời chúng con thấy được đòi hỏi cấp bách của sứ mạng loan báo Tin Mừng, ra đi đến gặp gỡ mọi người mang tình yêu thương đến với họ, chúng con cảm phục sự vất vả của các vị mục tử ở đây đã hết lòng vì đoàn chiên.Xin cho chúng con biết mở lòng ra đón nhận nhau,ngay cả với những khác biệt,chúng con biết yêu thương và cộng tác với nhau,làm cho Giáo Hội- giáo xứ là mái nhà chung của tất cả mọi người.Chúng con không chỉ biết chia sẻ vật chất nhưng còn mang đến cho những người nghèo tình người gắn bó qua những gặp gỡ và thăm hỏi nhau trong cuộc sống đời thường, giữa bà con lối xóm bên cạnh nhà.Nhờ đó, chúng con mới có thể loan báo Tin Mừng cho mọi người chưa nhận biết Chúa.
Martino Lê Hoàng Vũ