Lược trích bài phỏng vấn với Cha Phêrô Gumpel người đã hoan nghênh việc cho ra mắt cuốn sách mới.
ROMA -- Thỉnh nguyện viên của vụ phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII mô tả những cuốn hồi ký của nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Harold Tittmann như là một “luồn gió thổi mạnh có liên quan đến sự thật.” Cuốn sách của Tittamm có nhan đề là “Bên Trong Nội Thành Vaticăn của Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII”, vừa mới được cho ra xuất bản bởi nhà sách Doubleday, ghi nhận lại những bằng chứng được chứng kiến bằng mắt thật về cách thức mà Tòa Thánh và đặc biệt là chính Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII đã phản ứng lại với chủ nghĩa Phát Xít Đức, cũng như kể về những mối quan hệ giữa Đức Cố Giáo Hoàng và Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Công Giáo Zenit, Cha Phêrô Gumpel, người đã đọc xong cuốn sách, và Ngài sẽ nói về những đóng góp mới lạ cũng như các sự kiện lịch sử.
Hỏi (H): Thưa Cha, Cha có thể giải thích về lịch sử và bối cảnh của những tình huống đã được đề cập tới trong cuốn sách của Harold Tittmann qua những cuốn hồi ký của Ông?
Cha Gumpel (T): Ông Tittmann là một vị anh hùng của chiến tranh. Là một phi công trong cuộc Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Nhất, máy bay của Ông đã bị bắn hạ và Ông đã bị trọng thương. Vì những vết thương đó, khiến ông bị mất đi chân phải, mất đi một quả thận và nửa lá phổi.
Ông bước vào ngành ngoại giao vào năm 1920. Ông đã từng làm việc cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Paris, và sau đó là tại Rôma trong suốt gần 11 năm trời từ năm 1925 đến năm 1936. Sau một thời gian làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vào năm 1939, Ông được thuyên chuyển đến Geneva bên Thụy Sĩ.
Vào năm 1940 Ông được gởi đến Rôma để làm trợ lý cho Myron Taylor, đại diện riêng của Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt bên cạnh Tòa Thánh. Khi Ý Đại Lợi tuyên chiến với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1941, Ông Tittmann tìm cách lánh nạn tại Vatican, và Ông đã rời khỏi Vatican vào năm 1944 khi lực lượng đồng minh đổ bộ.
Những cuốn hồi ký của Ông là rất bổ ích bởi vì Ông là chứng nhân thấy tận mắt. Ông có những cuộc tiếp xúc thường xuyên với các vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Luigi Maglione, Domenico Tardini và Giovanni Battita Montini, và Ông rất thường tiếp xúc với Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII.
(H): Thưa Cha, thế đâu là những chi tiết mới lạ có liên quan mà cuốn sách này cung cấp?
(T): Đối với tất cả những ai thông thuộc với những tài liệu lưu trữ và những ai chuyên nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử, thì chẳng có nhiều chi tiết mới lạ vĩ đại cho lắm. Việc quan hệ thư từ của Tittmann với chính phủ Hoa Kỳ khẳng định vị thế hoàn toàn trung lâp của Tòa Thánh qua việc phản đối chủ nghĩa Phát Xít và mọi cố gắng nhằm ủng hộ những nạn nhân của sự xung đột này.
Còn đối với những ai, không có quen thuộc với các tài liệu lưu trữ và chỉ đọc tất cả những quyển sách có quan điểm chính kiến chống lại Tòa Thánh, thì cuốn sách của Tittmann như là một nguồn gió mạnh tỏ bày một sự thật một cách hùng hồn. Về điểm này, cuốn sách đã đưa ra những khía cạnh quan trọng rất đáng chú ý để cho công chúng hiểu rõ được là Tòa Thánh đã nổ lực đến cở nào và bằng những phương cách nào trong ngần ấy năm trời.
(H): Thế thưa Cha, đâu là những mối quan hệ giữa Tòa Thánh và chính phủ Hoa Kỳ vào lúc đó, khi chính quyền Phát Xít Đức thống trị Châu Âu?
(T): Mặc cho những quan điểm áp đặt chống lại Rôma và chống lại triều đại giáo hoàng của các nhóm Tin Lành, thì những mối quan hệ giữa Tòa Thánh và chính phủ Hoa Kỳ rất là thiện hảo và nồng ấm.
Trước sự bùng nổ của chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã có những nổ lực song phương giữa Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII và chính phủ Hoa Kỳ nhằm tìm cách tránh cuộc chiến tranh. Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII và Tổng Thống Roosevelt cũng đã cùng đồng ý hành động để tránh cho nước Ý tham gia vào cuộc chiến. Pacelli đã đích thân gặp riêng Tổng Thống Roosevelt trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1936. Các mối quan hệ đã trở nên căng thẳng hơn khi Tổng Thống Roosevelt bổ nhiệm Ông Taylor như là đại diện riêng của Tổng Thống bên cạnh Tòa Thánh. Đây chính là bối cảnh mà Ông Tittmann đã vào làm việc.
(H): Thưa Cha, khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định ủng hộ chính phủ Nga Sô trong cuộc chiến tranh chống lại Hitler, thì có rất nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ hỏi xem Tòa Thánh là nếu điều này có thể được hiện thực hay không. Thì đâu là câu trả lời của Đức Cố Giáo Hoàng?
(T): Ngay khi Hitler vừa mới tấn công Nga Sô vào năm 1941, có một số vấn đề trầm trọng nảy sinh ra đối với người Công Giáo Hoa Kỳ. Liên Bang Sô Viết cần các trang thiết bị chiến tranh và Tổng Thống Roosevelt đã đồng ý cung cấp. Vấn đề nảy sinh chính là vào năm 1937, Đức Cố Giáo Hoàng Pius XI, vị tiền nhiệm của Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII, đã xuất bản ra một tông huấn có tên là “Chúa Ba Ngôi Cứu Chuộc” (Divini Redemptoris) qua đó cấm những người Công Giáo giúp đở cho những người Cộng Sản Bolshevik. Tổng Thống Roosevelt yêu cầu Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII hãy giúp tìm ra một giải pháp cho vấn nạn này.
Đức Cố Giáo Hoàng đã quyết định là không nên can thiệp một cách công khai, nhưng Ngài đã đưa ra những chỉ dẫn cho phái đoàn Tòa Thánh được dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Amleto Cicognani, và cụ thể hơn là cho Đức Tổng Giám Mục Gioan Timothy McNicolas của giáo phận Cincinnati, bên Hoa Kỳ để loan báo cho những người Công Giáo Hoa Kỳ qua một bức thư nói rằng thái độ đối với những người Cộng Sản vẫn chưa có gì thay đổi cả, nhưng đó không phải là cách chống lại toàn bộ người Nga Sô.
Sự xâm lược của Phát Xít Đức đang nghiền nát dân tộc Nga Sô, là những người cần phải được giúp đở. Đó là lý do tại sao người Công Giáo Hoa Kỳ không chống lại viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Nga Sô.
(H): Thế thưa Cha, đâu là ý kiến của Tittmann về Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII?
(T): Ông ta đã có một nhận xét rất là hay về Đức Cố Giáo Hoàng. Ông Tittmann viết rằng Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII là một người “rất nồng ấm” với tràn đầy những món quà thiêng liêng của Thiên Chúa.
Ông phát biểu rằng: “Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII vẫn thường được đề cập như là một Đức Giáo Hoàng chuyên về chính trị, rất có thể là như vậy, nhưng trong tương lai họ sẽ xem Ngài như là một vị thánh.”
ROMA -- Thỉnh nguyện viên của vụ phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII mô tả những cuốn hồi ký của nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Harold Tittmann như là một “luồn gió thổi mạnh có liên quan đến sự thật.” Cuốn sách của Tittamm có nhan đề là “Bên Trong Nội Thành Vaticăn của Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII”, vừa mới được cho ra xuất bản bởi nhà sách Doubleday, ghi nhận lại những bằng chứng được chứng kiến bằng mắt thật về cách thức mà Tòa Thánh và đặc biệt là chính Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII đã phản ứng lại với chủ nghĩa Phát Xít Đức, cũng như kể về những mối quan hệ giữa Đức Cố Giáo Hoàng và Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Công Giáo Zenit, Cha Phêrô Gumpel, người đã đọc xong cuốn sách, và Ngài sẽ nói về những đóng góp mới lạ cũng như các sự kiện lịch sử.
Hỏi (H): Thưa Cha, Cha có thể giải thích về lịch sử và bối cảnh của những tình huống đã được đề cập tới trong cuốn sách của Harold Tittmann qua những cuốn hồi ký của Ông?
Cha Gumpel (T): Ông Tittmann là một vị anh hùng của chiến tranh. Là một phi công trong cuộc Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Nhất, máy bay của Ông đã bị bắn hạ và Ông đã bị trọng thương. Vì những vết thương đó, khiến ông bị mất đi chân phải, mất đi một quả thận và nửa lá phổi.
Ông bước vào ngành ngoại giao vào năm 1920. Ông đã từng làm việc cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Paris, và sau đó là tại Rôma trong suốt gần 11 năm trời từ năm 1925 đến năm 1936. Sau một thời gian làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vào năm 1939, Ông được thuyên chuyển đến Geneva bên Thụy Sĩ.
Vào năm 1940 Ông được gởi đến Rôma để làm trợ lý cho Myron Taylor, đại diện riêng của Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt bên cạnh Tòa Thánh. Khi Ý Đại Lợi tuyên chiến với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1941, Ông Tittmann tìm cách lánh nạn tại Vatican, và Ông đã rời khỏi Vatican vào năm 1944 khi lực lượng đồng minh đổ bộ.
Những cuốn hồi ký của Ông là rất bổ ích bởi vì Ông là chứng nhân thấy tận mắt. Ông có những cuộc tiếp xúc thường xuyên với các vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Luigi Maglione, Domenico Tardini và Giovanni Battita Montini, và Ông rất thường tiếp xúc với Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII.
(H): Thưa Cha, thế đâu là những chi tiết mới lạ có liên quan mà cuốn sách này cung cấp?
(T): Đối với tất cả những ai thông thuộc với những tài liệu lưu trữ và những ai chuyên nghiên cứu về các giai đoạn lịch sử, thì chẳng có nhiều chi tiết mới lạ vĩ đại cho lắm. Việc quan hệ thư từ của Tittmann với chính phủ Hoa Kỳ khẳng định vị thế hoàn toàn trung lâp của Tòa Thánh qua việc phản đối chủ nghĩa Phát Xít và mọi cố gắng nhằm ủng hộ những nạn nhân của sự xung đột này.
Còn đối với những ai, không có quen thuộc với các tài liệu lưu trữ và chỉ đọc tất cả những quyển sách có quan điểm chính kiến chống lại Tòa Thánh, thì cuốn sách của Tittmann như là một nguồn gió mạnh tỏ bày một sự thật một cách hùng hồn. Về điểm này, cuốn sách đã đưa ra những khía cạnh quan trọng rất đáng chú ý để cho công chúng hiểu rõ được là Tòa Thánh đã nổ lực đến cở nào và bằng những phương cách nào trong ngần ấy năm trời.
(H): Thế thưa Cha, đâu là những mối quan hệ giữa Tòa Thánh và chính phủ Hoa Kỳ vào lúc đó, khi chính quyền Phát Xít Đức thống trị Châu Âu?
(T): Mặc cho những quan điểm áp đặt chống lại Rôma và chống lại triều đại giáo hoàng của các nhóm Tin Lành, thì những mối quan hệ giữa Tòa Thánh và chính phủ Hoa Kỳ rất là thiện hảo và nồng ấm.
Trước sự bùng nổ của chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã có những nổ lực song phương giữa Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII và chính phủ Hoa Kỳ nhằm tìm cách tránh cuộc chiến tranh. Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII và Tổng Thống Roosevelt cũng đã cùng đồng ý hành động để tránh cho nước Ý tham gia vào cuộc chiến. Pacelli đã đích thân gặp riêng Tổng Thống Roosevelt trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1936. Các mối quan hệ đã trở nên căng thẳng hơn khi Tổng Thống Roosevelt bổ nhiệm Ông Taylor như là đại diện riêng của Tổng Thống bên cạnh Tòa Thánh. Đây chính là bối cảnh mà Ông Tittmann đã vào làm việc.
(H): Thưa Cha, khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định ủng hộ chính phủ Nga Sô trong cuộc chiến tranh chống lại Hitler, thì có rất nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ hỏi xem Tòa Thánh là nếu điều này có thể được hiện thực hay không. Thì đâu là câu trả lời của Đức Cố Giáo Hoàng?
(T): Ngay khi Hitler vừa mới tấn công Nga Sô vào năm 1941, có một số vấn đề trầm trọng nảy sinh ra đối với người Công Giáo Hoa Kỳ. Liên Bang Sô Viết cần các trang thiết bị chiến tranh và Tổng Thống Roosevelt đã đồng ý cung cấp. Vấn đề nảy sinh chính là vào năm 1937, Đức Cố Giáo Hoàng Pius XI, vị tiền nhiệm của Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII, đã xuất bản ra một tông huấn có tên là “Chúa Ba Ngôi Cứu Chuộc” (Divini Redemptoris) qua đó cấm những người Công Giáo giúp đở cho những người Cộng Sản Bolshevik. Tổng Thống Roosevelt yêu cầu Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII hãy giúp tìm ra một giải pháp cho vấn nạn này.
Đức Cố Giáo Hoàng đã quyết định là không nên can thiệp một cách công khai, nhưng Ngài đã đưa ra những chỉ dẫn cho phái đoàn Tòa Thánh được dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Amleto Cicognani, và cụ thể hơn là cho Đức Tổng Giám Mục Gioan Timothy McNicolas của giáo phận Cincinnati, bên Hoa Kỳ để loan báo cho những người Công Giáo Hoa Kỳ qua một bức thư nói rằng thái độ đối với những người Cộng Sản vẫn chưa có gì thay đổi cả, nhưng đó không phải là cách chống lại toàn bộ người Nga Sô.
Sự xâm lược của Phát Xít Đức đang nghiền nát dân tộc Nga Sô, là những người cần phải được giúp đở. Đó là lý do tại sao người Công Giáo Hoa Kỳ không chống lại viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Nga Sô.
(H): Thế thưa Cha, đâu là ý kiến của Tittmann về Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII?
(T): Ông ta đã có một nhận xét rất là hay về Đức Cố Giáo Hoàng. Ông Tittmann viết rằng Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII là một người “rất nồng ấm” với tràn đầy những món quà thiêng liêng của Thiên Chúa.
Ông phát biểu rằng: “Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII vẫn thường được đề cập như là một Đức Giáo Hoàng chuyên về chính trị, rất có thể là như vậy, nhưng trong tương lai họ sẽ xem Ngài như là một vị thánh.”