Đại Hội Công Giáo toàn nước Đức lần thứ 95: “Sống nhờ sức mạnh của Chúa“
Vatican (ngày 16/6/2004 Zenit) - Trong một sứ điệp gửi cho Đức Cha Gebhard Fuerst, chủ chăn giáo phận Rottenburg-Stuttgart và cho toàn thể các tham dự viên Đại Hội Công Giáo toàn nước Đức lần thứ 95, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã viết: “Cựu Lục Địa không thể quay lưng lại với cội nguồn Kitô giáo của chính mình“.
Đại Hội Công Giáo toàn nước Đức lần thứ 95 được khai mạc vào chiều hôm Thứ Tư ngày 16/6 ở thành phố Ulm, thuộc giáo phận Rottenburg-Stuttgart với chủ đề: “Sống nhờ sức mạnh của Chúa“. Khoảng 24.000 người đã đến tham dự ở công trường đại vương cung thánh đường ở ULM. Đại hội sẽ kết thúc vào Chúa Nhật 20/06/2004.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha cầu chúc cho cuộc gặp gỡ lớn lao này cổ võ các người Công giáo tại Đức “mạnh bạo lên tiếng khi mà các nền tảng của đức tin công giáo và nền tảng cuộc sống chung nhân loại bị đặt vấn đề“.
“Tôi mời gọi quý Ông Bà Anh Chị Em sống những ngày này với nhau, với ánh mắt tỉnh thức và tâm hồn mở rộng, để có thể cảm nghiệm được sức mạnh của Chúa hoạt động trong mình, và qua quý Ông Bà Anh Chị Em, như chứng nhân đáng tin cậy, có thể chuyển đạt sức mạnh của Chúa cho toàn thể xã hội“.
ĐGH cũng mời gọi giáo hội Công Giáo Đức dấn thân trong các khía cạnh xã hội khác như vấn đề luân lýsinh học, đại kết, Châu Âu và toàn cầu hóa: Chớ gì giáo dân Công Giáo Đức biết chia sẻ, liên đới với các người nghèo và những người bị bỏ rơi nhất. Ngài cũng mời gọi Giáo Hội Công giáo Đức hăng say phục vụ cho hòa bình và công lý trên tòan thế giới.
Nhắc đến Liên Hiệp Âu Châu mới mở rộng vào đầu tháng 5/ 2004 vừa qua qua việc chấp nhận thêm 10 thành viên mới, và đang chuẩn bị để phê chuẩn hiến pháp mới, Đức Thánh Cha viết: “Châu Âu thực sự không phải chỉ là sự kết hiệp ngẫu nhiên của các quốc gia cùng chung biên giới. Châu Âu với tất cả những nền văn hóa khác biệt nhau phải luôn trở thành một sự “liên hiệp tinh thần“ mỗi ngày một hơn, dựa trên cân bản những giá trị nhân bản và kitô giáo. Bởi vậy, để có thể thực sự hiệp nhất với nhau, Cựu Lục Địa này không thể quay lưng lại với những cội nguồn Kitô giáo của chính mình, khiến cho con người bị ttước đoạt mất “khả năng lớn lao đón nhận ơn cứu độ mà Thiên Chúa hứa ban“ và hạn chế “công cuộc phát triển tích cực giữa các dân tộc“.
Vatican (ngày 16/6/2004 Zenit) - Trong một sứ điệp gửi cho Đức Cha Gebhard Fuerst, chủ chăn giáo phận Rottenburg-Stuttgart và cho toàn thể các tham dự viên Đại Hội Công Giáo toàn nước Đức lần thứ 95, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã viết: “Cựu Lục Địa không thể quay lưng lại với cội nguồn Kitô giáo của chính mình“.
Đại Hội Công Giáo toàn nước Đức lần thứ 95 được khai mạc vào chiều hôm Thứ Tư ngày 16/6 ở thành phố Ulm, thuộc giáo phận Rottenburg-Stuttgart với chủ đề: “Sống nhờ sức mạnh của Chúa“. Khoảng 24.000 người đã đến tham dự ở công trường đại vương cung thánh đường ở ULM. Đại hội sẽ kết thúc vào Chúa Nhật 20/06/2004.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha cầu chúc cho cuộc gặp gỡ lớn lao này cổ võ các người Công giáo tại Đức “mạnh bạo lên tiếng khi mà các nền tảng của đức tin công giáo và nền tảng cuộc sống chung nhân loại bị đặt vấn đề“.
“Tôi mời gọi quý Ông Bà Anh Chị Em sống những ngày này với nhau, với ánh mắt tỉnh thức và tâm hồn mở rộng, để có thể cảm nghiệm được sức mạnh của Chúa hoạt động trong mình, và qua quý Ông Bà Anh Chị Em, như chứng nhân đáng tin cậy, có thể chuyển đạt sức mạnh của Chúa cho toàn thể xã hội“.
ĐGH cũng mời gọi giáo hội Công Giáo Đức dấn thân trong các khía cạnh xã hội khác như vấn đề luân lýsinh học, đại kết, Châu Âu và toàn cầu hóa: Chớ gì giáo dân Công Giáo Đức biết chia sẻ, liên đới với các người nghèo và những người bị bỏ rơi nhất. Ngài cũng mời gọi Giáo Hội Công giáo Đức hăng say phục vụ cho hòa bình và công lý trên tòan thế giới.
Nhắc đến Liên Hiệp Âu Châu mới mở rộng vào đầu tháng 5/ 2004 vừa qua qua việc chấp nhận thêm 10 thành viên mới, và đang chuẩn bị để phê chuẩn hiến pháp mới, Đức Thánh Cha viết: “Châu Âu thực sự không phải chỉ là sự kết hiệp ngẫu nhiên của các quốc gia cùng chung biên giới. Châu Âu với tất cả những nền văn hóa khác biệt nhau phải luôn trở thành một sự “liên hiệp tinh thần“ mỗi ngày một hơn, dựa trên cân bản những giá trị nhân bản và kitô giáo. Bởi vậy, để có thể thực sự hiệp nhất với nhau, Cựu Lục Địa này không thể quay lưng lại với những cội nguồn Kitô giáo của chính mình, khiến cho con người bị ttước đoạt mất “khả năng lớn lao đón nhận ơn cứu độ mà Thiên Chúa hứa ban“ và hạn chế “công cuộc phát triển tích cực giữa các dân tộc“.