Liên tiếp trong mấy tuần trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan, nhiều biến cố thảm họa đã xẩy ra ở Hoa Kỳ, Pháp, Đức, khiến nhiều người lo ngại, mặc dù ban tổ chức khẳng định không có dấu hiệu khả tín nào đối với an ninh tại địa điểm tổ chức.
An ninh bảo đảm
Thực ra, ngay từ tháng Năm, lúc chưa xẩy ra các biến cố khủng bố nói trên, chính phủ Ba Lan đã lưu ý tới khía cạnh an ninh của việc tổ chức Đại Hội. Họ cho rằng địa điểm chính để tổ chức Đại Hội, tức Krakow, gặp khó khăn trong việc cung cấp chăm sóc y tế cũng như di tản nhanh chóng, vì đường lui tới địa điểm không được thỏa đáng và không đủ các cơ sở y tế. Hơn nữa, vì quá gần sông Vistula nên viễn ảnh bị lụt không hẳn là điều không nên quan tâm.
Chính vì thế, ngoài việc cung cấp binh đội của họ để duy trì an ninh cho Đại Hội, quân đội Ba Lan còn dựng thêm 4 chiếc cầu tạm để giải quyết việc lưu thông.
Theo Hãng A.P., Quân Đội Ba Lan cũng cung cấp lều cho các tham dự viên, một bệnh viện dã chiến và việc chăm sóc y tế, được hỗ trợ bằng các máy bay CASA, 2 trực thăng với dụng cụ y khoa và các xe cứu thương. Các chuyên viên của quân đội sẽ kiểm soát khu vực để phát hiện bất cứ vật dụng nguy hiểm nào, trong khi máy bay thám thính từ trên không cũng sẽ được triển khai. Ngoài ra, vì trong tháng Bẩy, Ba Lan cũng là nơi hội họp của khối NATO, nên chính phủ đã triển khai việc kiểm soát biên giới.
Để khách hành hương an tâm hơn, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, vừa cho hay: sẽ không có bất cứ thay đổi hay hủy bỏ nào đối với cuộc tông du Ba Lan của Đức Phanxicô. Cha cũng cho hay: không có bất cứ nhóm tín hữu nào hủy bỏ việc tham dự biến cố vĩ đại của tuổi trẻ Công Giáo thế giới lần này.
Chính phủ Ba Lan quan tâm tới Đại Hội vì ngoài việc đây là một trong các công trình sáng tạo của người con yêu qúy nhất của đất nước trong hai thế kỷ 20 và 21, người được công chúng Ba Lan coi như vị vua không ngai của họ, nó còn mang đến cho họ một vị Giáo Hoàng không những họ muốn mà họ còn cần nữa, vì hoàn cảnh xã hội và chính trị hiện nay của họ.
Ba Lan hiện do đảng Luật Pháp và Công Lý cai trị, được coi như “đồng minh” của Giáo Hội ở đây. Nhưng gần đây, chính phủ đang bị nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối và các chia rẽ xã hội ngày một gia tăng. Giáo Hội có lẽ là định chế duy nhất có thể trấn an tình hình. Thứ Năm vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Poznan, Chủ Tịch Hội Đồng GM Ba Lan đã ra lời kêu gọi “hòa giải quốc gia”.
Việc đi lại
Dù có thêm 4 cây cầu tạm, người hành hương trẻ đã được “cảnh báo” sẽ phải cuốc bộ đến 18 dặm trên đường đi về Đại Hội. Thực vậy, Anna Chmura, phối trí viên truyền thông của Đại Hội cho hay: “Họ (khách hành hương) sẽ phải sẵn sàng cuốc bộ nhiều giờ, nhưng đây vốn là một đặc điểm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới”. Vì đường tới Khuôn Viên Thương Xót dài đúng 9 dặm. Sẽ chỉ có xe buýt cho chừng 2,000 người khuyết tật đã đăng ký với Đại Hội mà thôi.
Căn cứ vào kinh nghiệm Cologne năm 2005 và Sydney 2008, đoạn đường này chỉ càng làm tuổi trẻ Công Giáo hăng say tham gia các biến cố tại Krakow. Đường tới Đại Hội càng dài, lời ca của họ càng vang vọng bay xa.
Ngoài lộ trình đó, khách hành hương lui tới trong thành phố sẽ được dành nhiều thuận lợi. Thực vậy, cơ quan chuyên chở công cộng của Krakow đã phát hành loại vé đặc biệt có giá trị cho cả xe buýt và xe điện, không giới hạn thời gian và số cuộc hành trình mà chỉ tốn dưới 4 dollars. Ngoài việc ấy ra, thành phố còn hứa cho các cư dân đem xe của mình tới đậu miễn phí ở bãi đậu xe dưới bảo tàng viện quốc gia suốt thời gian Đại Hội, để đường phố tiện cho khách hành hương “cuốc bộ”.
Gặp gỡ Chúa Kitô và Đức Giáo Hoàng
Theo ký giả Inés San Martín, lý do họ tham gia Đại Hội là Chúa Giêsu và Đức Giáo Hoàng. Đó là kết quả của một cuộc thăm dò mới đây, vừa được công bố tại Krakow. Đây là cuộc thăm dò trên mạng được 7,400 người trẻ thuộc 100 quốc gia trả lời trên Facebook. Cuộc điều tra này không những cho thấy cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và Đức Giáo Hoàng là lý do chính tại sao họ tham dự biến cố này, mà còn cho biết họ làm thế để “canh tân đức tin của họ, sau cùng với hy vọng cải thiện được thế giới chung quanh”.
Theo cuộc thăm dò trên, đa số người trả lời coi biến cố này rất có tầm quan trọng bản thân, nhưng cũng có nhiều ý nghĩa về mục vụ, với “nhiều hiệu quả có tính biến đổi và dài hạn”. Ba trong bốn người trả lời nói rằng họ muốn “tìm thấy mình qua Chúa Giêsu Kitô”, coi nó như lý do chính để họ tham gia Đại Hội Giới Trẻ Krakow. Hơn 80 phần trăm người trả lời cho biết: gặp gỡ Chúa Giêsu là điều tích cực để “chín mùi và trở thành một người tốt hơn” còn những người khác thì cho biết để “xây dựng một thế giới tốt hơn”, “trở nên nhân hậu và giúp đỡ người nghèo” và “chấp nhận đau khổ và được hạnh phúc”.
Cuộc thăm dò này được thực hiện bởi công ty Tây Ban Nha GAD3, chuyên về các cuộc nghiên cứu và cố vấn về xã hội học và từng thực hiện các cuộc thăm dò cho Đại Hội Giới Trẻ Madrid năm 2011.
Một thế giới hòa bình
Trong khi ấy, người thư ký trong 40 năm của cha đẻ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, thì cho biết cuộc gặp gỡ lần này là để xây dựng một Âu Châu hòa bình. “Tôi hy vọng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là khởi đầu của một bầu không khí mới mẻ tại Âu Châu, đầy hy vọng và yêu thương lớn lao”.
Ngài cho biết: không những có sự tham dự của tuổi trẻ Công Giáo, mà còn có sự tham dự của một phái đoàn Chính Thống Giáo Nga và nhiều hệ phái thệ phản khác. “Chúng tôi muốn tạo ra một bầu khí liên đới và hòa bình, để chứng tỏ cho thế giới thấy nó có thể ra khác: hạnh phúc hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoà bình và người nghèo, như Đức Thánh Cha Phanxicô vốn nói”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh: các cuộc tấn công của khủng bố tại Pháp và Bỉ không làm nản lòng các khách hành hương: con số khách hành hương Pháp gia tăng đáng kể sau các biến cố thảm khốc ở Paris và Nice.
Các con số thống kê
Tưởng cũng nên biết qua một số thống kê về Ba Lan. Diện tích nước này tương tự diện tích Việt Nam: 323,250 km vuông, nhưng dân số chỉ là 37,507,000 người, trong đó 36,607,000 người theo Công Giáo chiếm 97.6 phần trăm dân số. Giáo Hội ở đây, có 45 giáo phận, 10,379 giáo xứ và 786 trung tâm mục vụ. Hiện có 156 giám mục, 30,661 linh mục, 21,174 nam nữ tu sĩ 1,075 thành viên các viện tu đời, 14,154 giáo lý viên, 125 tiểu chủng sinh và 3,388 đại chủng sinh.
Giáo Hội hiện quản trị 1,425 trung tâm giáo dục Công Giáo mọi cấp, với 213,940 học viên , cũng như 39 trung tâm giáo dục đặc biệt. Giáo Hội cũng có 3,129 trung tâm bác ái xã hội, 54 bệnh viện, 293 bệnh xá, hai trại cùi, 214 nhà cho người cao niên hoặc khuyết tật, 383 viện mồ côi và nhà trẻ, 2,154 trung tâm cố vấn gia đình và các trung tâm khác để bảo vệ sự sống, và 2,190 viện thuộc các loại khác.
An ninh bảo đảm
Thực ra, ngay từ tháng Năm, lúc chưa xẩy ra các biến cố khủng bố nói trên, chính phủ Ba Lan đã lưu ý tới khía cạnh an ninh của việc tổ chức Đại Hội. Họ cho rằng địa điểm chính để tổ chức Đại Hội, tức Krakow, gặp khó khăn trong việc cung cấp chăm sóc y tế cũng như di tản nhanh chóng, vì đường lui tới địa điểm không được thỏa đáng và không đủ các cơ sở y tế. Hơn nữa, vì quá gần sông Vistula nên viễn ảnh bị lụt không hẳn là điều không nên quan tâm.
Chính vì thế, ngoài việc cung cấp binh đội của họ để duy trì an ninh cho Đại Hội, quân đội Ba Lan còn dựng thêm 4 chiếc cầu tạm để giải quyết việc lưu thông.
Theo Hãng A.P., Quân Đội Ba Lan cũng cung cấp lều cho các tham dự viên, một bệnh viện dã chiến và việc chăm sóc y tế, được hỗ trợ bằng các máy bay CASA, 2 trực thăng với dụng cụ y khoa và các xe cứu thương. Các chuyên viên của quân đội sẽ kiểm soát khu vực để phát hiện bất cứ vật dụng nguy hiểm nào, trong khi máy bay thám thính từ trên không cũng sẽ được triển khai. Ngoài ra, vì trong tháng Bẩy, Ba Lan cũng là nơi hội họp của khối NATO, nên chính phủ đã triển khai việc kiểm soát biên giới.
Để khách hành hương an tâm hơn, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, vừa cho hay: sẽ không có bất cứ thay đổi hay hủy bỏ nào đối với cuộc tông du Ba Lan của Đức Phanxicô. Cha cũng cho hay: không có bất cứ nhóm tín hữu nào hủy bỏ việc tham dự biến cố vĩ đại của tuổi trẻ Công Giáo thế giới lần này.
Chính phủ Ba Lan quan tâm tới Đại Hội vì ngoài việc đây là một trong các công trình sáng tạo của người con yêu qúy nhất của đất nước trong hai thế kỷ 20 và 21, người được công chúng Ba Lan coi như vị vua không ngai của họ, nó còn mang đến cho họ một vị Giáo Hoàng không những họ muốn mà họ còn cần nữa, vì hoàn cảnh xã hội và chính trị hiện nay của họ.
Ba Lan hiện do đảng Luật Pháp và Công Lý cai trị, được coi như “đồng minh” của Giáo Hội ở đây. Nhưng gần đây, chính phủ đang bị nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối và các chia rẽ xã hội ngày một gia tăng. Giáo Hội có lẽ là định chế duy nhất có thể trấn an tình hình. Thứ Năm vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Poznan, Chủ Tịch Hội Đồng GM Ba Lan đã ra lời kêu gọi “hòa giải quốc gia”.
Việc đi lại
Dù có thêm 4 cây cầu tạm, người hành hương trẻ đã được “cảnh báo” sẽ phải cuốc bộ đến 18 dặm trên đường đi về Đại Hội. Thực vậy, Anna Chmura, phối trí viên truyền thông của Đại Hội cho hay: “Họ (khách hành hương) sẽ phải sẵn sàng cuốc bộ nhiều giờ, nhưng đây vốn là một đặc điểm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới”. Vì đường tới Khuôn Viên Thương Xót dài đúng 9 dặm. Sẽ chỉ có xe buýt cho chừng 2,000 người khuyết tật đã đăng ký với Đại Hội mà thôi.
Căn cứ vào kinh nghiệm Cologne năm 2005 và Sydney 2008, đoạn đường này chỉ càng làm tuổi trẻ Công Giáo hăng say tham gia các biến cố tại Krakow. Đường tới Đại Hội càng dài, lời ca của họ càng vang vọng bay xa.
Ngoài lộ trình đó, khách hành hương lui tới trong thành phố sẽ được dành nhiều thuận lợi. Thực vậy, cơ quan chuyên chở công cộng của Krakow đã phát hành loại vé đặc biệt có giá trị cho cả xe buýt và xe điện, không giới hạn thời gian và số cuộc hành trình mà chỉ tốn dưới 4 dollars. Ngoài việc ấy ra, thành phố còn hứa cho các cư dân đem xe của mình tới đậu miễn phí ở bãi đậu xe dưới bảo tàng viện quốc gia suốt thời gian Đại Hội, để đường phố tiện cho khách hành hương “cuốc bộ”.
Gặp gỡ Chúa Kitô và Đức Giáo Hoàng
Theo ký giả Inés San Martín, lý do họ tham gia Đại Hội là Chúa Giêsu và Đức Giáo Hoàng. Đó là kết quả của một cuộc thăm dò mới đây, vừa được công bố tại Krakow. Đây là cuộc thăm dò trên mạng được 7,400 người trẻ thuộc 100 quốc gia trả lời trên Facebook. Cuộc điều tra này không những cho thấy cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và Đức Giáo Hoàng là lý do chính tại sao họ tham dự biến cố này, mà còn cho biết họ làm thế để “canh tân đức tin của họ, sau cùng với hy vọng cải thiện được thế giới chung quanh”.
Theo cuộc thăm dò trên, đa số người trả lời coi biến cố này rất có tầm quan trọng bản thân, nhưng cũng có nhiều ý nghĩa về mục vụ, với “nhiều hiệu quả có tính biến đổi và dài hạn”. Ba trong bốn người trả lời nói rằng họ muốn “tìm thấy mình qua Chúa Giêsu Kitô”, coi nó như lý do chính để họ tham gia Đại Hội Giới Trẻ Krakow. Hơn 80 phần trăm người trả lời cho biết: gặp gỡ Chúa Giêsu là điều tích cực để “chín mùi và trở thành một người tốt hơn” còn những người khác thì cho biết để “xây dựng một thế giới tốt hơn”, “trở nên nhân hậu và giúp đỡ người nghèo” và “chấp nhận đau khổ và được hạnh phúc”.
Cuộc thăm dò này được thực hiện bởi công ty Tây Ban Nha GAD3, chuyên về các cuộc nghiên cứu và cố vấn về xã hội học và từng thực hiện các cuộc thăm dò cho Đại Hội Giới Trẻ Madrid năm 2011.
Một thế giới hòa bình
Trong khi ấy, người thư ký trong 40 năm của cha đẻ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, thì cho biết cuộc gặp gỡ lần này là để xây dựng một Âu Châu hòa bình. “Tôi hy vọng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là khởi đầu của một bầu không khí mới mẻ tại Âu Châu, đầy hy vọng và yêu thương lớn lao”.
Ngài cho biết: không những có sự tham dự của tuổi trẻ Công Giáo, mà còn có sự tham dự của một phái đoàn Chính Thống Giáo Nga và nhiều hệ phái thệ phản khác. “Chúng tôi muốn tạo ra một bầu khí liên đới và hòa bình, để chứng tỏ cho thế giới thấy nó có thể ra khác: hạnh phúc hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoà bình và người nghèo, như Đức Thánh Cha Phanxicô vốn nói”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh: các cuộc tấn công của khủng bố tại Pháp và Bỉ không làm nản lòng các khách hành hương: con số khách hành hương Pháp gia tăng đáng kể sau các biến cố thảm khốc ở Paris và Nice.
Các con số thống kê
Tưởng cũng nên biết qua một số thống kê về Ba Lan. Diện tích nước này tương tự diện tích Việt Nam: 323,250 km vuông, nhưng dân số chỉ là 37,507,000 người, trong đó 36,607,000 người theo Công Giáo chiếm 97.6 phần trăm dân số. Giáo Hội ở đây, có 45 giáo phận, 10,379 giáo xứ và 786 trung tâm mục vụ. Hiện có 156 giám mục, 30,661 linh mục, 21,174 nam nữ tu sĩ 1,075 thành viên các viện tu đời, 14,154 giáo lý viên, 125 tiểu chủng sinh và 3,388 đại chủng sinh.
Giáo Hội hiện quản trị 1,425 trung tâm giáo dục Công Giáo mọi cấp, với 213,940 học viên , cũng như 39 trung tâm giáo dục đặc biệt. Giáo Hội cũng có 3,129 trung tâm bác ái xã hội, 54 bệnh viện, 293 bệnh xá, hai trại cùi, 214 nhà cho người cao niên hoặc khuyết tật, 383 viện mồ côi và nhà trẻ, 2,154 trung tâm cố vấn gia đình và các trung tâm khác để bảo vệ sự sống, và 2,190 viện thuộc các loại khác.