HỌC NƠI THÁNH QUAN THẦY PHÊRÔ -PHAOLÔ :

HƯỚNG NỘI: XÂY DỰNG Giáo Hội HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG;

HƯỚNG NGOẠI: TRUYỀN GIÁO CHO LƯƠNG DÂN (Mt 16, 13-19 )

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội long trọng mừng đại lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ, hai trụ cột kiên vững của ngôi nhà Giáo Hội cho đến ngày Tận thế.

Trong Gia đình Giáo Phận Xuân Lộc niềm vui càng được khơi trào nhân lên gấp nhiều lần, bởi hai đại Thánh Phêrô và Phaolô là Bổn mạng mạng Ban hành giáo giáo phận, của Giáo xứ.

Simon, anh là anh em ruột với Anrê, xuất thân từ Betsaida miền Ga-li-lê, làm nghề đánh cá, có gia đình. Tất cả đều bình thường cho đến ngày Đức Giêsu thành Nadarét gọi để theo và phục vụ Người. Chúa Giêsu đã ban cho ông tên mới là Kê-pha hay Phêrô nghĩa là Đá, gắn liền với sứ vụ làm trưởng đoàn nhóm Tông đồ, mà ngày nay chính là Đức Giáo Hoàng.

Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phê-rô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Hội Thánh (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rô-ma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nê-rô (khoảng năm 64-67).

Thánh Phao-lô tử đạo vào năm 67. Là tín đồn Do Thái giáo cuồng nhiệt, theo nhóm Biệt phái, thuộc hàng trí thức, đã từng tích cực trong việc bắt Đạo- những Kitô hữu tiên khởi. Sau khi trở lại Đạo, ông là người hăng hái nhất, thành công nhất trong việc Loan báo Tin Mừng đến lương dân. Ngài được gọi là Tông đồ Dân ngoại.

Nói đến Phêrô người ta liên tưởng một ‘vết nhơ’ tai tiếng: Tội chối Chúa, không chỉ một lần mà đến ba lần;

Nhắc đến Phaolô, hình ảnh ‘đen tối’ gắn liền: người hăng say bắt Đạo, trực tiếp tham gia vào vụ xử Tử Đạo đẩu tiên của Giáo Hội- Phó tế Têphano.

Từ góc nhìn ‘lý lịch’ của hai đại thánh Phêrô và Phaolô, ta thấy điều quan trọng để làm thánh, để nên thánh không phải là không phạm tội mà chính trong trong những té ngã đau thương ấy, các ngài nhận ra Tình yêu Cứu độ của Chúa, một Tình yêu tha thứ vượt trội hơn tất cả những bội phản của con người. Chính trong những té ngã đau thương ấy các ngài có kinh nghiệm rõ nhất, sâu sắc nhất thân phận yếu đuối của mình. Các Thánh cảm nghiêm sâu sắc, trong Tình yêu Chúa, con người đầy tội lỗi ấy Chúa vẫn dùng, vẫn trọng dụng để làm sáng danh Chúa, đem ơn Cứu độ cho muôn dân.

Có thể nói, trong hành trình Rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu của các ngài, bài Rao giảng làm lay động lòng người nhất, va chạm đến con tim người nhiều nhất chính là những lúc thuật lại lần ‘vết nhơ’ sa ngã của mình và nhận ra Tình yêu tha thứ Chúa.

Tin Mừng Cứu độ mà các ngài rao giảng, tất cả các Tông đồ rao truyền không phải thứ lý thuyết trừu tượng, xa rời thực tế mà phát xuất từ chính những gặp gỡ sống động với Thiên Chúa giàu lòng thương xót, từ Con người Giêsu lịch sử cụ thể và Hằng sống. Nói như Gioan Tông đồ: ‘Điều vẫn có ngay từ đâu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi chạm đến. Dó là Lời Sự sống… chúng tôi loan báo cho anh em nữa’ (x.1 Ga 1, 1-4).

Vì Đức tin Tông truyền khởi đi từ cuộc gặp Chúa, để sống Đức tin đòi ta cần có những kinh nghiệm cá vị sống động về Thiên Chúa Tình yêu, nhất là trong Năm thánh Lòng thương xót của Chúa. Đấy là đòi hỏi của chính Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu hỏi thẳng các môn đệ: ‘Còn các con, các con nói Thầy là ai?”.

‘Còn các con’, Chúa tách các môn đệ ra khỏi đám đông, để mỗi người trực diện với Chúa Giêsu, để tự trả lời đối với tôi Chúa Giêsu là ai. Chúa muốn lời tuyên xưng phải phát xuất từ chính xác tín trong tâm can của mỗi người chứ không muốn chấp nhận thụ động từ một công thức. Mỗi người chúng ta trả lẽ trước mặt Chúa về Đức tin của chính mình.

Hai đại Thánh Phêrô và Phaolô đã kinh nghiệm thâm sâu về tình yêu cứu độ, và không ngừng hoàn thiện nên giống Chúa Giêsu nhờ trên con đường vác Thập giá theo Chúa Giêsu. Các ngài hăng say, không quản bao hy sinh, kể cả cái chết để Tin Mừng Chúa Giêsu – Kitô được Rao giảng. Điều lạ, càng hy sinh đau khổ vì Chúa Giêsu các thánh càng khám phá thêm Tin Mừng Cứu độ. Thánh Phêrô quả quyết: “Được chia sẻ những đau khổ của Chúa Giêsu bao nhiêu anh em hãy vui mừng hoan hỷ bấy nhiêu… ” (1Pr 4,12tt); Thánh Phaolô xác tín: vinh dự của tôi là Thập giá Chúa Giêsu – Kitô’ (Gl4,

Mừng đại lễ Phêrô và Phaolô Tông đồ, quan thầy BHG, và nhìn rộng hơn là quan thầy của mỗi chúng ta. Bởi các ngài là hai trụ cột chính của Gia đình Giáo Hội, mỗi chúng ta thuộc về gia đình Giáo Hội, là con cái Giáo Hội đều được sự chở che bảo bọc của các ngài.

Nhận các ngài làm Quan Thầy, Ban Hành Giáo, và mỗi chúng ta cũng mong muốn được như các ngài.

Nếu xét về lý lịch, về tầng lớp Phêrô và Phaolô khác nhau, khác xa: Phêrô thuộc dân chài lưới, ít học, không có quyền công dân trong đế quốc Roma; còn Phaolô thuộc tầng lớp tri thức, nói tiếng Aram, học tiếng Hipri, lưu loát tiếng Hylạp; có quyền công dân … Dù khác nhau, song trong Tình yêu, nhờ Chúa Thánh Thần thanh luyện, các ngài gặp nhau ở điểm chung: Say mê Chúa Giêsu, bỏ tất cả theo Chúa Giêsu, hy sinh tất cả vì Chúa Giêsu, vì Tin Mừng cứu độ.

Nhận Phêrô và Phaolô làm quan Thầy, chúng ta đừng mặc cảm những hạn chế của mình; và cũng đừng kiêu hãnh những tài năng của mình, để rồi coi khinh, khó làm việc chung với người khác. Các ngài nhờ biết cậy vào sức Chúa đã biết bỏ mình, hết tình và hết mình vác Thập giá theo Chúa trong một mối tình tình yêu kiên trung.

Quý chức Ban Hành giáo được coi như cánh tay lối dài của Cha xứ, phục vụ giáo xứ như làm dâu trăm họ; lãnh đạo đi liền với lãnh đạn. Mà ‘mẹ vợ’, những người kê súng bắn nhiều khi lại chính là anh chị em trong gia đình giáo xứ. Bị chỉ chích phê bình là điều không sao tránh khỏi, (theo Chúa Giêsu mà không bị gian nan, xỉ nhục mới lạ…)… nhưng với con mắt Đức tin, với lòng yêu mến Chúa Giêsu và như hai thánh quan Thầy ta nhận ra đấy là hồng phúc. Đấy không phải là lý do để buồn chán, thoái lui, trái lại như hai Thánh quan Thầy còn tìm ra động lực để ta quản đại hơn, dấn thân hơn. Con Đức Chúa Trời còn chẳng được tha thì mình có là gì đâu!

Góc nhìn khác: Phêrô được Chúa chọn đặt làm vị Giáo hoàng đầu tiên nhằm xây dựng Giáo Hội không ngừng lớn mạnh; Phaolô được Chúa chọn gọi làm Tông đồ dân ngoại, hướng đến việc Rao giảng in Mừng cho Lương dân, không ngừng mở mang Nước Chúa ở trần gian là Giáo Hội.

Nhận Phêrô và Phaolô nhắc nhớ chúng ta sống hai chiều kích: Hướng nội không ngừng sống Hiệp thông yêu thương, trong việc tôn trọng phẩm trật Giáo Hội do Chúa Giêsu thiết lập khi đặt Phêrô làm đầu; Hướng ngoại hướng đến Truyền giáo, đến với Lương dân, Rao giảng Chúa Giêsu cho lương dân. Giáo Hội Màu nhiệm Hiệp thông và Sứ vụ là thế.

“Con là Phêrô nghìa là tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sé xây Giáo Hội của Thầy…’ xin ban cho Giáo Hội dưới sự dẫn dắt của Đức Giáo Hoàng và các Giám mục ngày càng hiệp nhất yêu thương.

Nhờ Thánh Quan Thầy cầu thay nguyện giúp xin cho chúng con, cách riêng quý chức BHG có được ngọn lửa Tình yêu Chúa, ngày càng hăng say phục vụ Giáo Hội, hăng say Truyền giáo, nhất là trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót- Thương xót Như Cha trên trời mà Chúa Giêsu- Dung mạo của Thiên Chúa đã đang và mãi biểu tỏ. Amen

Lm. Đaminh Hương Quất