Phỏng Vấn Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, tân Giám Mục Lạng Sơn Cao Bằng.
PV. Trọng kính Đức Cha, Ban Giám Đốc, cộng tác viên và độc giả Thông tấn xã Công Giáo Vietcatholic xin chúc mừng Đức Cha vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm nhiệm sở mới: Giám mục Chính Tòa Giáo Phận Lạng Sơn Cao Bằng, xin Đức Cha cho chúng con biết vài tâm tình khi Đức Cha nhận được quyết định bổ nhiệm này ạ.
Đức Cha Giuse: Vài tâm tình thôi à? Nhiều lắm chứ!
Trước hết phải nói là buồn. Buồn lắm! Buồn vì phải rời xa giáo phận, xa quê hương, xa gia đình... đã đùm bọc cưu mang tôi trọn 60 năm cuộc đời với bao thân thương trìu mến. Buồn lắm khi phải rời xa mọi người thân quen trong đạo ngoài đời, rời xa những cảnh vật quen thuộc đã hình thành nếp sống, nếp nghĩ... Buồn lắm khi bao công việc, bao dự phóng cho tương lai Giáo phận bị bỏ ngang dang dở.. Nhưng giữa bao nhiêu cái “phải”, tôi nhận ra cái “phải” lớn nhất là phải vâng phục. Hơn nữa, trong 10 năm giám mục, tôi đã từng trải nghiệm sâu sắc, khi các linh mục thuộc quyền luôn sẵn sàng theo đề nghị của mình đi bất cứ nơi nào, thì đến lượt tôi cũng thế chứ! Vâng phục trở thành một niềm vui lan tỏa. Niềm vui cho người sai phái mình, niềm vui cho người đón nhận mình, và niềm vui cho chính mình.
Còn việc đi ra mãi tận Lạng Sơn-Cao Bằng thì sao? Ban đầu, khi biết được ý định của Tòa Thánh, thú thật tôi cũng hơi hoang mang. Không những chỉ xa xôi vùng biên ải, Lạng Sơn còn là giáo phận với những đặc điểm rất riêng. Đây là một giáo phận rất nhỏ xét về con số giáo dân, tỷ lệ lương dân áp đảo với nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, phân tán trên một địa bàn vùng núi phức tạp và rộng lớn, nguồn lực lại quá khiêm tốn, rất mong manh, cả về nhân sự lẫn kinh tế. Hơn nữa, đây còn là vùng đất màu mỡ của đủ loại tệ nạn xã hội, tình trạng nghèo đói, bất công, hậu quả của những cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt, những căng thẳng tranh chấp triền miên. Nhưng cũng chính những hiểu biết ban đầu về vùng đất và giáo phận này đã nhanh chóng định hình trong tôi những đường nét chính yếu của sứ vụ mà tôi được ủy thác. Tôi biết đây sẽ là một cuộc hành trình về lại thời buổi ban đầu của công cuộc truyền giáo, không nhiều những cuộc tụ họp đông đảo, nhưng phải tìm đến với những nhóm nhỏ hoặc từng cá thể đơn lẻ trong mọi ngóc ngách của cuộc sống giữa khung trời mênh mông bao la. Từ đó, tôi cảm thấy quý mến, thán phục và biết ơn các Đức Cha tiền nhiệm của mình, cũng như các linh mục tu sĩ giáo dân đã và đang cống hiến rất nhiều trong gian khổ, để có được Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng hôm nay, không còn là một giáo phận chỉ với "một cha cụ, một mụ già" như ngày nào không xa lắm.
Tôi đã bắt đầu thấy gần gũi với vùng đất này. Yêu thích vùng đất hoàn toàn xa lạ với mình là một điều khó hiểu, nhưng là chuyện có thật trong trái tim người mục tử khi nhận được bài sai. Tôi có cơ hội sống chung nhà khá lâu với các Cha thuộc Hội Thừa sai Balê tại Pháp, nên cảm nhận điều này rất rõ nơi các Ngài. Nhiều linh mục đi đứng đã lụm khụm, nhưng ánh mắt bỗng rạng ngời khi nhắc đến tên vùng đất họ đã từng được sai đến. Tình cảm thiêng liêng này không chỉ có nơi các nhà truyền giáo ngày xưa đâu, còn tồn tại trong trái tim mỗi người mục tử chúng ta hôm nay.
PV. Trong thư gửi Giáo Phận Đà Nẵng ngày 12 tháng 3 vừa qua, Đức Cha có viết Đức Cha “lên đường đi ra vùng ngọai biên theo lời mời gọi và sai phái của Hội Thánh”, làm nhiều người nhớ đến lệnh truyền của Đức Giêsu trong ngày Người lên Trời, xin Đức Cha chia sẻ thêm về sứ mạng mà Đức Cha đang lãnh nhận.
Đức Cha Giuse: Đúng rồi. Ngày 12/3/2016, ngày Tòa Thánh chính thức công bố việc tôi được bổ nhiệm làm Giám mục Lạng Sơn, tôi đi Tắc Sậy dâng lễ như đã hứa với Đức Cha Cần Thơ nhân lễ Giỗ thứ 70 của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp. Trên xe từ Tắc Sậy lên Saigon lấy máy bay về Đà Nẵng, tôi đã tranh thủ viết thư cho Gia đình Giáo phận Đà Nẵng có lẽ đang ngơ ngác về sứ vụ mới của tôi, trong đó có câu: “… tôi lên đường đi ra vùng ngọai biên theo lời mời gọi và sai phái của Hội Thánh”.
Đọc lịch sử Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng trong Wikimedia mới thấy lai lịch của vùng đất này, nhất là sự hình thành Giáo Hội Công Giáo nơi đây: “Cho đến nửa cuối thế kỷ 19, vùng Lạng Sơn và Cao Bằng vẫn còn là những vùng núi hoang sơ biên viễn, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số hầu như không liên lạc với bên ngoài. Những tín đồ Công Giáo đầu tiên của vùng này có lẽ là những người bị đi đày theo các chỉ dụ cấm đạo… Cho đến năm 1876, tại Cao Bằng có chừng 300 tín đồ, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây”. Vùng đất của phát vãng, của lưu đày. Thảo nào, có mấy nữ tu Phaolô Đà Nẵng lớn tuổi gốc miền Bắc, đã mếu máo nói với tôi khi nghe tin tôi chuyển đến Lạng Sơn: “Cha ơi cha, cha có tội tình gì mà bị đày lên Lạng Sơn vậy?”Tôi cười đáp:"Không lên thì mới có tội đấy!"
Hình như ơn gọi của tôi có sự "tiền định" về vùng đất này. Năm 2003, khi làm cha sở Trà Kiệu, tôi đã đến thăm Lạng Sơn-Cao Bằng, mấy năm sau khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt lên làm Giám mục Giáo phận và đang xây dựng Nhà thờ Chính Tòa. Tôi vừa ngậm ngùi vừa thích thú khi Ngài chỉ cho tôi xem quả chuông treo trên cành nhãn như tháp chuông của Nhà thờ Chính Tòa. Được nghe nói nhiều về Dì Mến trên 100 tuổi với lòng thán phục, hôm ấy, tôi được hân hạnh nói chuyện với Dì, nhất là được ôm Dì mà chụp hình ngay trước Tòa Giám mục Lạng Sơn, bên cạnh mộ Đức Cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ. Dì Mến là người giữ Tòa Giám mục khi Đức Cha Vinh Sơn bị giam lỏng ở Thất Khê. Rồi chẳng hiểu thế nào, khi ra thăm vùng địa đầu Tổ quốc, tôi đã ngồi ôm chặt cột mốc cây số 0 với chữ Hải Nam Quan viết tắt một cách hân hoan trìu mến như không muốn rời. Ấy là chưa kể đến cái điều bí ẩn trong khẩu hiệu Giám mục của tôi đã chọn 10 năm về trước nay mới linh nghiệm. Hồi ấy, với cơn bão Chanchu vào ngày 13/5/2006, ngày tôi được bổ nhiệm làm Giám mục Đà Nẵng, biển cả đã nhấn chìm 200 trai tráng của quê hương Quảng Nam Đà Nẵng. Ngồi đợi đoàn tàu cứu hộ với hàng ngàn thân nhân của các nạn nhân trên bãi biển Mỹ Khê, tôi đã thấm thía lời sách Khải Huyền: "... biển không còn nữa, và tôi thấy Trời Mới Đất Mới..." (Kh 21). Hôm nay, đúng 10 năm sau, tôi mới thấy rõ "Trời Mới Đất Mới" của tôi chính là Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng này. Tất cả đều mới mẻ: trời mới, đất mới, người mới, việc mới! Tôi xác định đây là điểm đến của sứ vụ giám mục đời tôi.
Lịch sử Việt Nam được hình thành bằng các cuộc Nam tiến, nên hình như ai cũng thích vào Nam hơn. Tôi thì nhận sứ vụ “đi ra”, mà đi ra đến tận vùng “ngoại biên” xa xôi kia chứ! Tôi như bị kích động với ý tưởng này, nhất là sau khi lá thư tôi viết cho Gia đình Giáo phận Đà Nẵng được truyền đi, nhiều phản hồi đã làm tôi có cảm tưởng mình như một anh hùng (!!!). Một người viết:“Đức Cha đã can đảm đáp lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: "hãy đi ra khỏi chính mình, ra vùng ngoại biên về mặt địa dư, nhân bản và hiện sinh, nơi ẩn chứa huyền bí của tội lỗi, của đau đớn, của bất công, của đau khổ" để có một “Giáo Hội nghèo cho người nghèo”. Người khác nói thêm: “Đức Cha đã hân hoan "đi ra khỏi con đường mòn, những con đường đôi khi đã được vạch trước và ra khỏi những tiện nghi" để hiện diện tại "địa đầu của Tổ quốc Việt Nam" và sống âm thầm giữa "những người bị bỏ rơi, những người bị lãng quên của thế giới, những người bị xã hội loại ra bên lề, những người bị để mặc cho số phận". Tôi mà cao cả thế sao? Chúa luôn dùng những người giáo dân nhiệt thành để thôi thúc động viên các mục tử. Những lệnh truyền của Chúa ngày xưa cho các môn đệ, nay cũng thúc bách tôi: "Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu", "hãy chèo thuyền sang bờ bên kia", "hãy đi khắp tứ phương thiên hạ"... Tất cả như đang cuốn hút tôi, và cụm từ “đi ra vùng ngoại biên” rất tâm huyết của Đức Thánh Cha Phanxicô như dành riêng cho tôi lúc này. Vâng tôi rất sẵn sàng, mặc dù biết mình không phải thuộc loại người có tài “kinh bang tế thế” để thích hợp cho việc phục vụ vùng đất nhiều đòi hỏi này. Nhưng đây là "lệnh truyền" mà!
PV. Đức Cha sắp đến một Giáo phận có tuổi đời hơn giáo phận Đà nẵng nửa thế kỷ, Tòa Thánh ra sắc lệnh thành lập Phủ doãn Tông tòa năm 1913, nhưng số giáo dân lại ít hơn, xin Đức Cha cho chúng con biết vài suy tư về truyền giáo của Đức Cha.
Đức Cha Giuse: Lạng Sơn và Đà Nẵng còn thêm một cái duyên nữa. Cùng năm 2013, Giáo phận Lạng Sơn mừng 100 năm thành lập, thì Giáo phận Đà Nẵng mới mừng tuổi 50. Tuy hiện nay, số giáo dân Đà Nẵng gấp hơn 10 lần giáo dân Lạng Sơn, nhưng trên bản thống kê toàn quốc, Đà Nẵng chỉ xếp trên Lạng Sơn mà thôi, và như thế, cả hai Giáo phận cùng "đội sổ" con số giáo dân, và đứng đầu sổ vùng miền truyền giáo tại Việt Nam.
Khi Giáo phận Đà Nẵng mừng 50 năm thành lập và 400 Năm đón nhận Tin Mừng vào Năm Thánh 2013-2015, với tỷ lệ giáo dân là 2,8% trên dân số, tôi đã hướng Giáo phận về ba mục tiêu lớn: “Giáo phận truyền giáo – Giáo phận của người nghèo – Giáo phận không biên giới”. Nay đến nhận sứ vụ nơi một Giáo phận vừa mừng 100 năm truyền giáo, với số giáo dân chỉ chiếm 0,2% dân số, khoảng hơn 6000 người, chắc chắn là việc truyền giáo, hướng về người nghèo và cổ võ sự liên đới, không phải chỉ là ưu tiên hàng đầu, mà còn là một trăn trở sống còn, một thao thức “mất ăn mất ngủ” đối với người mục tử của vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng này. "Không biên giới ở vùng biên giới", là tầm nhìn sứ vụ của Giáo Hội, khi viễn cảnh loan báo Tin Mừng của Thiên Niên Kỷ thứ III này đang hướng về Á Châu. Vì thế, mặc dù giáo phận nào ở Việt Nam hiện nay cũng là giáo phận truyền giáo, còn trực thuộc Bộ truyền giáo, nhưng tôi ước mong Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng sẽ được gọi là "Tiền Đồn Truyền Giáo" của Giáo Hội Việt Nam, nơi cần tập trung những tinh binh tông đồ cho việc sống chứng nhân và loan báo Tin Mừng.
"Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó" phải là châm ngôn, là ý lực sống hàng đầu cho Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng. Các cộng đoàn nhỏ bé và ít ỏi nơi đây cần phải đào luyện để trở thành men, thành muối, thành ánh sáng. Bên cạnh việc giáo dục đức tin, đào tạo hồn tông đồ, cần hoạch định một nền mục vụ xã hội sinh động và trong sáng trước những "bóng tối" của vùng biên, tìm kiếm các đối tác trong và ngoài Giáo Hội để cộng tác nâng cao đời sống trí thức, tinh thần, văn hóa, cả kinh tế xã hội cho người dân, để Giáo Hội không còn quá xa lạ hay chỉ đứng bên lề xã hội, nhưng ngày càng trở nên đáng tin cậy, thân thiện, hữu dụng trong tính độc lập và độc đáo của mình. Vậy, có "ai lên xứ Lạng cùng anh" không? Tôi nhớ lại tập sách của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt phát hành năm 2009, với đầu đề "Ai Lên Xứ Lạng" mà thấy lòng nao nao muốn thưa: "Dạ, có con đây!"
Tông huấn "Niềm Vui của Tin Mừng" số 20 của Đức Thánh Cha Phanxico là lời mời gọi rất tha thiết và cấp bách. "Trong Lời Chúa xuất hiện liên tục động năng này của việc “đi ra” mà Thiên Chúa muốn khích lệ các tín hữu. Ông Abraham đã nhận được lời mời gọi ra đi đến một vùng đất mới (x. St 12:1-3). Ông Môsê đã nghe Chúa gọi: “Hãy đi, Ta sai ngươi!” (Xh 3:10) và ông đã đưa dân Chúa đi về Đất Hứa (x. Xh 3:17). Với ngôn sứ Giêrêmia, Ngài nói: “Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi” (Gr 1:7). Hôm nay, trong lời “hãy đi” này của Chúa Giêsu, trình bày những cảnh trí và thách đố luôn luôn mới của sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh, và tất cả chúng ta được mời gọi tham gia vào cuộc “đi ra” truyền giáo mới này. Mọi Kitô hữu và mọi cộng đồng sẽ phân biệt đâu là con đường mà Chúa đòi hỏi, nhưng chúng ta đều được mời chấp nhận lời mời gọi này: đi ra ngoài khu vực quen thuộc của mình và can đảm đi đến tất cả những vùng ngoại vi, là những người cần ánh sáng của Tin Mừng."
PV. Xin Đức Cha cho chúng con biết thêm đôi chút những “nỗi niềm riêng” của Đức Cha trước ngày từ giã giáo phận Đà nẵng, nơi Đức Cha gắn bó từ ngày còn thơ bé, suốt thời gian tu học và phục vụ sau này, và nơi còn Bà Cố đã cao niên.
Hôm chính thức dâng lễ Tạ Ơn và từ giã Giáo phận Đà Nẵng vào Thánh Lễ Hành Hương kính Lòng Thương Xót, tôi đã xin với Cộng đoàn cầu xin Lòng Thương Xót Chúa cho tôi, để tôi được thứ tha và thương xót, đồng thời để tôi có thể mạnh dạn ra đi với hành trang thương xót đến vùng đất mới. Tôi gửi lại họ mấy tâm tình này.
- Trong 27 năm linh mục, trong đó có 10 năm giám mục, tôi nhận 03 bài sai. Bài sai đầu tiên ngay sau khi chịu chức linh mục là làm cha sở Hà Lam, quê nội tôi. Bài sai thứ hai là làm cha sở Trà Kiệu, quê ngoại tôi. Bài sai thứ ba là làm Giám mục Đà Nẵng, quê hương tôi. Như vậy cả ba bài sai đều là "sai về". Vì được "sai về", nên với tâm thế một người con, tôi luôn cố gắng phục vụ cách tận tụy và gần gũi với mọi người, quyền hành chức tước chỉ là thêm vào. Nay làm Giám mục Lạng Sơn, tôi chỉ thay đổi tước vị, còn tư cách người con của Giáo phận vẫn còn nguyên vẹn, không thể mất. Nhiều khi đi xa lại quý nhau hơn. Vì thế, tôi vẫn không xa cách Đà Nẵng.
- Vì thế, mãi hôm nay tôi mới được "sai đi", nên chia vui với tôi chứ đừng chia buồn. Ngoài sứ mạng của Đức Thánh Cha giao phó, tôi còn thay mặt Giáo phận Đà Nẵng ra miền Bắc để "đền ơn đáp nghĩa". Giáo phận Đà Nẵng hình thành và phát triển cho đến hôm nay là nhờ công khó của nhiều người từ miền Bắc vào. Đức Giám Mục Tiên khởi Phê-rô Ma-ri-a Phạm Ngọc Chi, Đức Cha Phao-lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, bây giờ đến Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân cũng từ miền Bắc. Trên 30 linh mục từ miền Bắc vào nhập tịch Giáo phận, hàng chục nữ tu Dòng Thánh Phao-lô, hằng trăm hằng nghìn giáo dân từ miền Bắc đã chọn Đà Nẵng làm quê hương. Tất cả đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng Giáo phận Đà Nẵng từ những tháng ngày đầu tiên mãi cho đến hôm nay. Thuộc hàng giáo sĩ giáo phận có Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long ra Bắc phục vụ trong tư cách Giám mục Phụ tá Hưng Hóa từ mấy năm qua, nhưng Ngài cũng gốc Bắc. Riêng tôi là người đầu tiên gốc Đà Nẵng, và với tư cách này, tôi được ra Bắc phục vụ để "đền ơn đáp nghĩa" Giáo Hội miền Bắc thay cho anh chị em. Xin đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện.
- Còn mẹ tôi, năm nay 96 tuổi, quả thật phải đi xa mẹ trong tuổi già là điều ái ngại nhất, nhưng không ngờ chính mẹ là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Sau khi được tin ra Bắc, tôi hỏi mẹ có buồn không. Hỏi cho có hỏi chứ tôi biết mẹ rất buồn, rất nhớ. Nhưng thật bất ngờ khi mẹ dõng dạc trả lời tôi: "Mẹ lớn lên biết Cố Võng, Cố Lân, Cố Sáng... Mấy Cố bỏ bên Tây sung sướng sang bên này giảng đạo rồi chết luôn tại đây. Con đi ra Lạng Sơn thì có nhằm nhò gì đâu!"
"Thì có nhằm nhò gì"... Mẹ tôi nói thế có lẽ mẹ tôi hiểu tôi luôn sẵn sàng, và muốn khuyên tôi an tâm vững lòng và dấn thân hơn nữa trước những thách thức khó khăn.
Cám ơn Vietcatholic đã thăm hỏi. Cám ơn độc giả đã chia sẻ. Xin cầu nguyện cho tôi.
PV. Trọng kính Đức Cha, Ban Giám Đốc, cộng tác viên và độc giả Thông tấn xã Công Giáo Vietcatholic xin chúc mừng Đức Cha vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm nhiệm sở mới: Giám mục Chính Tòa Giáo Phận Lạng Sơn Cao Bằng, xin Đức Cha cho chúng con biết vài tâm tình khi Đức Cha nhận được quyết định bổ nhiệm này ạ.
Đức Cha Giuse: Vài tâm tình thôi à? Nhiều lắm chứ!
Trước hết phải nói là buồn. Buồn lắm! Buồn vì phải rời xa giáo phận, xa quê hương, xa gia đình... đã đùm bọc cưu mang tôi trọn 60 năm cuộc đời với bao thân thương trìu mến. Buồn lắm khi phải rời xa mọi người thân quen trong đạo ngoài đời, rời xa những cảnh vật quen thuộc đã hình thành nếp sống, nếp nghĩ... Buồn lắm khi bao công việc, bao dự phóng cho tương lai Giáo phận bị bỏ ngang dang dở.. Nhưng giữa bao nhiêu cái “phải”, tôi nhận ra cái “phải” lớn nhất là phải vâng phục. Hơn nữa, trong 10 năm giám mục, tôi đã từng trải nghiệm sâu sắc, khi các linh mục thuộc quyền luôn sẵn sàng theo đề nghị của mình đi bất cứ nơi nào, thì đến lượt tôi cũng thế chứ! Vâng phục trở thành một niềm vui lan tỏa. Niềm vui cho người sai phái mình, niềm vui cho người đón nhận mình, và niềm vui cho chính mình.
Còn việc đi ra mãi tận Lạng Sơn-Cao Bằng thì sao? Ban đầu, khi biết được ý định của Tòa Thánh, thú thật tôi cũng hơi hoang mang. Không những chỉ xa xôi vùng biên ải, Lạng Sơn còn là giáo phận với những đặc điểm rất riêng. Đây là một giáo phận rất nhỏ xét về con số giáo dân, tỷ lệ lương dân áp đảo với nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau, phân tán trên một địa bàn vùng núi phức tạp và rộng lớn, nguồn lực lại quá khiêm tốn, rất mong manh, cả về nhân sự lẫn kinh tế. Hơn nữa, đây còn là vùng đất màu mỡ của đủ loại tệ nạn xã hội, tình trạng nghèo đói, bất công, hậu quả của những cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt, những căng thẳng tranh chấp triền miên. Nhưng cũng chính những hiểu biết ban đầu về vùng đất và giáo phận này đã nhanh chóng định hình trong tôi những đường nét chính yếu của sứ vụ mà tôi được ủy thác. Tôi biết đây sẽ là một cuộc hành trình về lại thời buổi ban đầu của công cuộc truyền giáo, không nhiều những cuộc tụ họp đông đảo, nhưng phải tìm đến với những nhóm nhỏ hoặc từng cá thể đơn lẻ trong mọi ngóc ngách của cuộc sống giữa khung trời mênh mông bao la. Từ đó, tôi cảm thấy quý mến, thán phục và biết ơn các Đức Cha tiền nhiệm của mình, cũng như các linh mục tu sĩ giáo dân đã và đang cống hiến rất nhiều trong gian khổ, để có được Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng hôm nay, không còn là một giáo phận chỉ với "một cha cụ, một mụ già" như ngày nào không xa lắm.
Tôi đã bắt đầu thấy gần gũi với vùng đất này. Yêu thích vùng đất hoàn toàn xa lạ với mình là một điều khó hiểu, nhưng là chuyện có thật trong trái tim người mục tử khi nhận được bài sai. Tôi có cơ hội sống chung nhà khá lâu với các Cha thuộc Hội Thừa sai Balê tại Pháp, nên cảm nhận điều này rất rõ nơi các Ngài. Nhiều linh mục đi đứng đã lụm khụm, nhưng ánh mắt bỗng rạng ngời khi nhắc đến tên vùng đất họ đã từng được sai đến. Tình cảm thiêng liêng này không chỉ có nơi các nhà truyền giáo ngày xưa đâu, còn tồn tại trong trái tim mỗi người mục tử chúng ta hôm nay.
PV. Trong thư gửi Giáo Phận Đà Nẵng ngày 12 tháng 3 vừa qua, Đức Cha có viết Đức Cha “lên đường đi ra vùng ngọai biên theo lời mời gọi và sai phái của Hội Thánh”, làm nhiều người nhớ đến lệnh truyền của Đức Giêsu trong ngày Người lên Trời, xin Đức Cha chia sẻ thêm về sứ mạng mà Đức Cha đang lãnh nhận.
Đức Cha Giuse: Đúng rồi. Ngày 12/3/2016, ngày Tòa Thánh chính thức công bố việc tôi được bổ nhiệm làm Giám mục Lạng Sơn, tôi đi Tắc Sậy dâng lễ như đã hứa với Đức Cha Cần Thơ nhân lễ Giỗ thứ 70 của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp. Trên xe từ Tắc Sậy lên Saigon lấy máy bay về Đà Nẵng, tôi đã tranh thủ viết thư cho Gia đình Giáo phận Đà Nẵng có lẽ đang ngơ ngác về sứ vụ mới của tôi, trong đó có câu: “… tôi lên đường đi ra vùng ngọai biên theo lời mời gọi và sai phái của Hội Thánh”.
Đọc lịch sử Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng trong Wikimedia mới thấy lai lịch của vùng đất này, nhất là sự hình thành Giáo Hội Công Giáo nơi đây: “Cho đến nửa cuối thế kỷ 19, vùng Lạng Sơn và Cao Bằng vẫn còn là những vùng núi hoang sơ biên viễn, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số hầu như không liên lạc với bên ngoài. Những tín đồ Công Giáo đầu tiên của vùng này có lẽ là những người bị đi đày theo các chỉ dụ cấm đạo… Cho đến năm 1876, tại Cao Bằng có chừng 300 tín đồ, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây”. Vùng đất của phát vãng, của lưu đày. Thảo nào, có mấy nữ tu Phaolô Đà Nẵng lớn tuổi gốc miền Bắc, đã mếu máo nói với tôi khi nghe tin tôi chuyển đến Lạng Sơn: “Cha ơi cha, cha có tội tình gì mà bị đày lên Lạng Sơn vậy?”Tôi cười đáp:"Không lên thì mới có tội đấy!"
Hình như ơn gọi của tôi có sự "tiền định" về vùng đất này. Năm 2003, khi làm cha sở Trà Kiệu, tôi đã đến thăm Lạng Sơn-Cao Bằng, mấy năm sau khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt lên làm Giám mục Giáo phận và đang xây dựng Nhà thờ Chính Tòa. Tôi vừa ngậm ngùi vừa thích thú khi Ngài chỉ cho tôi xem quả chuông treo trên cành nhãn như tháp chuông của Nhà thờ Chính Tòa. Được nghe nói nhiều về Dì Mến trên 100 tuổi với lòng thán phục, hôm ấy, tôi được hân hạnh nói chuyện với Dì, nhất là được ôm Dì mà chụp hình ngay trước Tòa Giám mục Lạng Sơn, bên cạnh mộ Đức Cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ. Dì Mến là người giữ Tòa Giám mục khi Đức Cha Vinh Sơn bị giam lỏng ở Thất Khê. Rồi chẳng hiểu thế nào, khi ra thăm vùng địa đầu Tổ quốc, tôi đã ngồi ôm chặt cột mốc cây số 0 với chữ Hải Nam Quan viết tắt một cách hân hoan trìu mến như không muốn rời. Ấy là chưa kể đến cái điều bí ẩn trong khẩu hiệu Giám mục của tôi đã chọn 10 năm về trước nay mới linh nghiệm. Hồi ấy, với cơn bão Chanchu vào ngày 13/5/2006, ngày tôi được bổ nhiệm làm Giám mục Đà Nẵng, biển cả đã nhấn chìm 200 trai tráng của quê hương Quảng Nam Đà Nẵng. Ngồi đợi đoàn tàu cứu hộ với hàng ngàn thân nhân của các nạn nhân trên bãi biển Mỹ Khê, tôi đã thấm thía lời sách Khải Huyền: "... biển không còn nữa, và tôi thấy Trời Mới Đất Mới..." (Kh 21). Hôm nay, đúng 10 năm sau, tôi mới thấy rõ "Trời Mới Đất Mới" của tôi chính là Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng này. Tất cả đều mới mẻ: trời mới, đất mới, người mới, việc mới! Tôi xác định đây là điểm đến của sứ vụ giám mục đời tôi.
Lịch sử Việt Nam được hình thành bằng các cuộc Nam tiến, nên hình như ai cũng thích vào Nam hơn. Tôi thì nhận sứ vụ “đi ra”, mà đi ra đến tận vùng “ngoại biên” xa xôi kia chứ! Tôi như bị kích động với ý tưởng này, nhất là sau khi lá thư tôi viết cho Gia đình Giáo phận Đà Nẵng được truyền đi, nhiều phản hồi đã làm tôi có cảm tưởng mình như một anh hùng (!!!). Một người viết:“Đức Cha đã can đảm đáp lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: "hãy đi ra khỏi chính mình, ra vùng ngoại biên về mặt địa dư, nhân bản và hiện sinh, nơi ẩn chứa huyền bí của tội lỗi, của đau đớn, của bất công, của đau khổ" để có một “Giáo Hội nghèo cho người nghèo”. Người khác nói thêm: “Đức Cha đã hân hoan "đi ra khỏi con đường mòn, những con đường đôi khi đã được vạch trước và ra khỏi những tiện nghi" để hiện diện tại "địa đầu của Tổ quốc Việt Nam" và sống âm thầm giữa "những người bị bỏ rơi, những người bị lãng quên của thế giới, những người bị xã hội loại ra bên lề, những người bị để mặc cho số phận". Tôi mà cao cả thế sao? Chúa luôn dùng những người giáo dân nhiệt thành để thôi thúc động viên các mục tử. Những lệnh truyền của Chúa ngày xưa cho các môn đệ, nay cũng thúc bách tôi: "Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu", "hãy chèo thuyền sang bờ bên kia", "hãy đi khắp tứ phương thiên hạ"... Tất cả như đang cuốn hút tôi, và cụm từ “đi ra vùng ngoại biên” rất tâm huyết của Đức Thánh Cha Phanxicô như dành riêng cho tôi lúc này. Vâng tôi rất sẵn sàng, mặc dù biết mình không phải thuộc loại người có tài “kinh bang tế thế” để thích hợp cho việc phục vụ vùng đất nhiều đòi hỏi này. Nhưng đây là "lệnh truyền" mà!
PV. Đức Cha sắp đến một Giáo phận có tuổi đời hơn giáo phận Đà nẵng nửa thế kỷ, Tòa Thánh ra sắc lệnh thành lập Phủ doãn Tông tòa năm 1913, nhưng số giáo dân lại ít hơn, xin Đức Cha cho chúng con biết vài suy tư về truyền giáo của Đức Cha.
Đức Cha Giuse: Lạng Sơn và Đà Nẵng còn thêm một cái duyên nữa. Cùng năm 2013, Giáo phận Lạng Sơn mừng 100 năm thành lập, thì Giáo phận Đà Nẵng mới mừng tuổi 50. Tuy hiện nay, số giáo dân Đà Nẵng gấp hơn 10 lần giáo dân Lạng Sơn, nhưng trên bản thống kê toàn quốc, Đà Nẵng chỉ xếp trên Lạng Sơn mà thôi, và như thế, cả hai Giáo phận cùng "đội sổ" con số giáo dân, và đứng đầu sổ vùng miền truyền giáo tại Việt Nam.
Khi Giáo phận Đà Nẵng mừng 50 năm thành lập và 400 Năm đón nhận Tin Mừng vào Năm Thánh 2013-2015, với tỷ lệ giáo dân là 2,8% trên dân số, tôi đã hướng Giáo phận về ba mục tiêu lớn: “Giáo phận truyền giáo – Giáo phận của người nghèo – Giáo phận không biên giới”. Nay đến nhận sứ vụ nơi một Giáo phận vừa mừng 100 năm truyền giáo, với số giáo dân chỉ chiếm 0,2% dân số, khoảng hơn 6000 người, chắc chắn là việc truyền giáo, hướng về người nghèo và cổ võ sự liên đới, không phải chỉ là ưu tiên hàng đầu, mà còn là một trăn trở sống còn, một thao thức “mất ăn mất ngủ” đối với người mục tử của vùng đất Lạng Sơn-Cao Bằng này. "Không biên giới ở vùng biên giới", là tầm nhìn sứ vụ của Giáo Hội, khi viễn cảnh loan báo Tin Mừng của Thiên Niên Kỷ thứ III này đang hướng về Á Châu. Vì thế, mặc dù giáo phận nào ở Việt Nam hiện nay cũng là giáo phận truyền giáo, còn trực thuộc Bộ truyền giáo, nhưng tôi ước mong Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng sẽ được gọi là "Tiền Đồn Truyền Giáo" của Giáo Hội Việt Nam, nơi cần tập trung những tinh binh tông đồ cho việc sống chứng nhân và loan báo Tin Mừng.
"Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó" phải là châm ngôn, là ý lực sống hàng đầu cho Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng. Các cộng đoàn nhỏ bé và ít ỏi nơi đây cần phải đào luyện để trở thành men, thành muối, thành ánh sáng. Bên cạnh việc giáo dục đức tin, đào tạo hồn tông đồ, cần hoạch định một nền mục vụ xã hội sinh động và trong sáng trước những "bóng tối" của vùng biên, tìm kiếm các đối tác trong và ngoài Giáo Hội để cộng tác nâng cao đời sống trí thức, tinh thần, văn hóa, cả kinh tế xã hội cho người dân, để Giáo Hội không còn quá xa lạ hay chỉ đứng bên lề xã hội, nhưng ngày càng trở nên đáng tin cậy, thân thiện, hữu dụng trong tính độc lập và độc đáo của mình. Vậy, có "ai lên xứ Lạng cùng anh" không? Tôi nhớ lại tập sách của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt phát hành năm 2009, với đầu đề "Ai Lên Xứ Lạng" mà thấy lòng nao nao muốn thưa: "Dạ, có con đây!"
Tông huấn "Niềm Vui của Tin Mừng" số 20 của Đức Thánh Cha Phanxico là lời mời gọi rất tha thiết và cấp bách. "Trong Lời Chúa xuất hiện liên tục động năng này của việc “đi ra” mà Thiên Chúa muốn khích lệ các tín hữu. Ông Abraham đã nhận được lời mời gọi ra đi đến một vùng đất mới (x. St 12:1-3). Ông Môsê đã nghe Chúa gọi: “Hãy đi, Ta sai ngươi!” (Xh 3:10) và ông đã đưa dân Chúa đi về Đất Hứa (x. Xh 3:17). Với ngôn sứ Giêrêmia, Ngài nói: “Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi” (Gr 1:7). Hôm nay, trong lời “hãy đi” này của Chúa Giêsu, trình bày những cảnh trí và thách đố luôn luôn mới của sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh, và tất cả chúng ta được mời gọi tham gia vào cuộc “đi ra” truyền giáo mới này. Mọi Kitô hữu và mọi cộng đồng sẽ phân biệt đâu là con đường mà Chúa đòi hỏi, nhưng chúng ta đều được mời chấp nhận lời mời gọi này: đi ra ngoài khu vực quen thuộc của mình và can đảm đi đến tất cả những vùng ngoại vi, là những người cần ánh sáng của Tin Mừng."
PV. Xin Đức Cha cho chúng con biết thêm đôi chút những “nỗi niềm riêng” của Đức Cha trước ngày từ giã giáo phận Đà nẵng, nơi Đức Cha gắn bó từ ngày còn thơ bé, suốt thời gian tu học và phục vụ sau này, và nơi còn Bà Cố đã cao niên.
Hôm chính thức dâng lễ Tạ Ơn và từ giã Giáo phận Đà Nẵng vào Thánh Lễ Hành Hương kính Lòng Thương Xót, tôi đã xin với Cộng đoàn cầu xin Lòng Thương Xót Chúa cho tôi, để tôi được thứ tha và thương xót, đồng thời để tôi có thể mạnh dạn ra đi với hành trang thương xót đến vùng đất mới. Tôi gửi lại họ mấy tâm tình này.
- Trong 27 năm linh mục, trong đó có 10 năm giám mục, tôi nhận 03 bài sai. Bài sai đầu tiên ngay sau khi chịu chức linh mục là làm cha sở Hà Lam, quê nội tôi. Bài sai thứ hai là làm cha sở Trà Kiệu, quê ngoại tôi. Bài sai thứ ba là làm Giám mục Đà Nẵng, quê hương tôi. Như vậy cả ba bài sai đều là "sai về". Vì được "sai về", nên với tâm thế một người con, tôi luôn cố gắng phục vụ cách tận tụy và gần gũi với mọi người, quyền hành chức tước chỉ là thêm vào. Nay làm Giám mục Lạng Sơn, tôi chỉ thay đổi tước vị, còn tư cách người con của Giáo phận vẫn còn nguyên vẹn, không thể mất. Nhiều khi đi xa lại quý nhau hơn. Vì thế, tôi vẫn không xa cách Đà Nẵng.
- Vì thế, mãi hôm nay tôi mới được "sai đi", nên chia vui với tôi chứ đừng chia buồn. Ngoài sứ mạng của Đức Thánh Cha giao phó, tôi còn thay mặt Giáo phận Đà Nẵng ra miền Bắc để "đền ơn đáp nghĩa". Giáo phận Đà Nẵng hình thành và phát triển cho đến hôm nay là nhờ công khó của nhiều người từ miền Bắc vào. Đức Giám Mục Tiên khởi Phê-rô Ma-ri-a Phạm Ngọc Chi, Đức Cha Phao-lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, bây giờ đến Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân cũng từ miền Bắc. Trên 30 linh mục từ miền Bắc vào nhập tịch Giáo phận, hàng chục nữ tu Dòng Thánh Phao-lô, hằng trăm hằng nghìn giáo dân từ miền Bắc đã chọn Đà Nẵng làm quê hương. Tất cả đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng Giáo phận Đà Nẵng từ những tháng ngày đầu tiên mãi cho đến hôm nay. Thuộc hàng giáo sĩ giáo phận có Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long ra Bắc phục vụ trong tư cách Giám mục Phụ tá Hưng Hóa từ mấy năm qua, nhưng Ngài cũng gốc Bắc. Riêng tôi là người đầu tiên gốc Đà Nẵng, và với tư cách này, tôi được ra Bắc phục vụ để "đền ơn đáp nghĩa" Giáo Hội miền Bắc thay cho anh chị em. Xin đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện.
- Còn mẹ tôi, năm nay 96 tuổi, quả thật phải đi xa mẹ trong tuổi già là điều ái ngại nhất, nhưng không ngờ chính mẹ là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Sau khi được tin ra Bắc, tôi hỏi mẹ có buồn không. Hỏi cho có hỏi chứ tôi biết mẹ rất buồn, rất nhớ. Nhưng thật bất ngờ khi mẹ dõng dạc trả lời tôi: "Mẹ lớn lên biết Cố Võng, Cố Lân, Cố Sáng... Mấy Cố bỏ bên Tây sung sướng sang bên này giảng đạo rồi chết luôn tại đây. Con đi ra Lạng Sơn thì có nhằm nhò gì đâu!"
"Thì có nhằm nhò gì"... Mẹ tôi nói thế có lẽ mẹ tôi hiểu tôi luôn sẵn sàng, và muốn khuyên tôi an tâm vững lòng và dấn thân hơn nữa trước những thách thức khó khăn.
Cám ơn Vietcatholic đã thăm hỏi. Cám ơn độc giả đã chia sẻ. Xin cầu nguyện cho tôi.