Giải đáp phụng vụ: Nói thêm về ăn chay kiêng thịt
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 1-3-2016 về ăn chay và kiêng thịt, một số độc giả góp ý thêm như sau.
Một độc giả nhận thấy một sự thiếu vắng quan trọng trong câu trả lởi của tôi: "Trong câu trả lời dài và đầy kỹ thuật của cha, cha không hề nhắc đến Chúa Giêsu Kitô. Liệu mùa Chay của chúng ta đã quá nằm ngang, đến nỗi bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa, cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, bị lãng quên chăng?”.
Tôi xin trả lời: đây hoàn toàn là lỗi tại tôi (mea culpa), tôi xin nhận lỗi; vì đôi khi sự cố gắng cho được chính xác về mặt kỹ thuật đã làm mờ các điều cốt yếu.
Một độc giả khác, ở Anh quốc, sửa chữa một lỗi xem ra là khác nhau giữa các khu vực. “Thưa cha, cha đã viết: "Các Giám Mục của Vương Quốc Anh đã có một quy định tương tự, nhưng cách đây vài năm, Hội Đồng quyết định trở lại việc thực hành truyền thống kiêng thịt vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong năm”. Con nghĩ rằng có lẽ cha muốn nói về Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales. Trong khi đó, Hội đồng Giám mục Scotland (vẫn nằm trong Vương quốc Anh) đã qui định rằng mỗi người Công Giáo có thể tùy ý chọn kiêng thịt mọi ngày thứ Sáu trong năm, và Hội đồng không thay đổi lập trường này".
Một độc giả ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo bày tỏ sự không hài lòng cho một phần câu trả lời của tôi: "Con đã chờ đợi để biết được các lý do thật sự của việc kiêng thịt liên quan đến mùa Chay, là giai đoạn chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Liệu sự việc không ăn thịt trong mùa Chay là tự động sản sinh sự hoán cải trong mùa Chay, và chuẩn bị cho lễ Phục Sinh không? Cha nói: “Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường". Câu trả lời này của cha không thuyết phục con, bởi vì cha cũng có thể tìm thấy bữa ăn rất xa hoa mà không có thịt. Cha có thể tìm thấy cá đắt hơn thịt. Còn người ăn chay trường thì sao? Như thế liệu việc kiêng thịt là quan trọng, hoặc có cái gì đó sâu sắc hơn chăng? Còn các người tuân giữ trung thành với tập tục cổ xưa của Giáo Hội nhưng không thực hiện hoán cải đời sống thì sao, thưa cha? Liệu đó không phải là lối sống của người biệt phái sao?”.
Bạn thân mến, trên thực tế, nếu đó là câu trả lời đầy đủ của tôi, thì tôi cũng sẽ không thỏa mãn. Tuy nhiên, trong khi có lẽ tôi đã không nhấn mạnh đủ đến sự chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, tôi tin rằng tôi đã giải quyết sự ưu tư của bạn rồi. Thí dụ, tôi nói:
"Mục đích của luật kiêng thịt là để giáo dục chúng ta trong luật thiêng liêng cao hơn của đức ái và sự tự chủ.
“Mục đích thiêng liêng này cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do để loại trừ thịt vào những ngày sám hối. Có một niềm tin phổ biến rằng thịt có nghĩa là khiêu gợi và kích thích các dục vọng cơ bản của con người. Việc từ bỏ các thực phẩm thịt được coi là một phương tiện tuyệt vời chọ sự chinh phục bản thân bướng bỉnh và hướng cuộc đời của mình vào Thiên Chúa.
“Mục đích khổ hạnh và thiêng liêng của việc ăn chay và kiêng thịt cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao các việc này đã luôn được gắn với việc bố thí.
“Bằng cách này, nó không có nghĩa là bỏ bò bít tết để ăn tôm hùm và trứng cá muối. Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường.
“Vì thế chúng ta có dư chút tiền của để giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn mình, và cũng rèn luyện bản thân thoát khỏi ách nô lệ của các thú vui vật chất. Ngay cả một người Công Giáo ăn chay trường cũng có thể thực hành kiêng thịt bằng cách thay thế một thức ăn đắt tiền hơn trong chế độ ăn uống, bằng một cái gì đó đơn giản hơn”.
Ăn chay và kiêng thịt, giống như bất kỳ sự thực hành tôn giáo nào, dễ sa vào sự cám dỗ của sự giả hình và lối sống của người biệt phái. Tuy nhiên, sự thách thức là sống chúng như chúng có nghĩa để được sống, và không để chúng sang một bên vì có nguy hiểm. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta không làm sự gì một cách tuyệt đối cả. Như Mẹ Têrêxa, sẽ được tuyên thánh ngày 4-9 tới, đã viết:
"Việc tốt bạn làm hôm nay, mọi người sẽ thường quên ngày mai. Nhưng bạn hãy vẫn cứ làm tốt.
"Hãy trao cho thế giới cái tốt nhất bạn có, và nó là không bao giờ đủ. Nhưng cứ cho đi cái tốt nhất của bạn.
"Bạn thấy đấy, trong phân tích cuối cùng, là giữa bạn và Chúa; chứ không bao giờ là giữa bạn và họ". (Zenit.org 15-3-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 1-3-2016 về ăn chay và kiêng thịt, một số độc giả góp ý thêm như sau.
Một độc giả nhận thấy một sự thiếu vắng quan trọng trong câu trả lởi của tôi: "Trong câu trả lời dài và đầy kỹ thuật của cha, cha không hề nhắc đến Chúa Giêsu Kitô. Liệu mùa Chay của chúng ta đã quá nằm ngang, đến nỗi bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa, cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, bị lãng quên chăng?”.
Tôi xin trả lời: đây hoàn toàn là lỗi tại tôi (mea culpa), tôi xin nhận lỗi; vì đôi khi sự cố gắng cho được chính xác về mặt kỹ thuật đã làm mờ các điều cốt yếu.
Một độc giả khác, ở Anh quốc, sửa chữa một lỗi xem ra là khác nhau giữa các khu vực. “Thưa cha, cha đã viết: "Các Giám Mục của Vương Quốc Anh đã có một quy định tương tự, nhưng cách đây vài năm, Hội Đồng quyết định trở lại việc thực hành truyền thống kiêng thịt vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong năm”. Con nghĩ rằng có lẽ cha muốn nói về Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales. Trong khi đó, Hội đồng Giám mục Scotland (vẫn nằm trong Vương quốc Anh) đã qui định rằng mỗi người Công Giáo có thể tùy ý chọn kiêng thịt mọi ngày thứ Sáu trong năm, và Hội đồng không thay đổi lập trường này".
Một độc giả ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo bày tỏ sự không hài lòng cho một phần câu trả lời của tôi: "Con đã chờ đợi để biết được các lý do thật sự của việc kiêng thịt liên quan đến mùa Chay, là giai đoạn chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Liệu sự việc không ăn thịt trong mùa Chay là tự động sản sinh sự hoán cải trong mùa Chay, và chuẩn bị cho lễ Phục Sinh không? Cha nói: “Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường". Câu trả lời này của cha không thuyết phục con, bởi vì cha cũng có thể tìm thấy bữa ăn rất xa hoa mà không có thịt. Cha có thể tìm thấy cá đắt hơn thịt. Còn người ăn chay trường thì sao? Như thế liệu việc kiêng thịt là quan trọng, hoặc có cái gì đó sâu sắc hơn chăng? Còn các người tuân giữ trung thành với tập tục cổ xưa của Giáo Hội nhưng không thực hiện hoán cải đời sống thì sao, thưa cha? Liệu đó không phải là lối sống của người biệt phái sao?”.
Bạn thân mến, trên thực tế, nếu đó là câu trả lời đầy đủ của tôi, thì tôi cũng sẽ không thỏa mãn. Tuy nhiên, trong khi có lẽ tôi đã không nhấn mạnh đủ đến sự chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, tôi tin rằng tôi đã giải quyết sự ưu tư của bạn rồi. Thí dụ, tôi nói:
"Mục đích của luật kiêng thịt là để giáo dục chúng ta trong luật thiêng liêng cao hơn của đức ái và sự tự chủ.
“Mục đích thiêng liêng này cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do để loại trừ thịt vào những ngày sám hối. Có một niềm tin phổ biến rằng thịt có nghĩa là khiêu gợi và kích thích các dục vọng cơ bản của con người. Việc từ bỏ các thực phẩm thịt được coi là một phương tiện tuyệt vời chọ sự chinh phục bản thân bướng bỉnh và hướng cuộc đời của mình vào Thiên Chúa.
“Mục đích khổ hạnh và thiêng liêng của việc ăn chay và kiêng thịt cũng có thể giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao các việc này đã luôn được gắn với việc bố thí.
“Bằng cách này, nó không có nghĩa là bỏ bò bít tết để ăn tôm hùm và trứng cá muối. Ý tưởng cùa việc kiêng thịt là ưa thích một chế độ ăn uống ít xa hoa và đơn giản hơn so với bình thường.
“Vì thế chúng ta có dư chút tiền của để giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn mình, và cũng rèn luyện bản thân thoát khỏi ách nô lệ của các thú vui vật chất. Ngay cả một người Công Giáo ăn chay trường cũng có thể thực hành kiêng thịt bằng cách thay thế một thức ăn đắt tiền hơn trong chế độ ăn uống, bằng một cái gì đó đơn giản hơn”.
Ăn chay và kiêng thịt, giống như bất kỳ sự thực hành tôn giáo nào, dễ sa vào sự cám dỗ của sự giả hình và lối sống của người biệt phái. Tuy nhiên, sự thách thức là sống chúng như chúng có nghĩa để được sống, và không để chúng sang một bên vì có nguy hiểm. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta không làm sự gì một cách tuyệt đối cả. Như Mẹ Têrêxa, sẽ được tuyên thánh ngày 4-9 tới, đã viết:
"Việc tốt bạn làm hôm nay, mọi người sẽ thường quên ngày mai. Nhưng bạn hãy vẫn cứ làm tốt.
"Hãy trao cho thế giới cái tốt nhất bạn có, và nó là không bao giờ đủ. Nhưng cứ cho đi cái tốt nhất của bạn.
"Bạn thấy đấy, trong phân tích cuối cùng, là giữa bạn và Chúa; chứ không bao giờ là giữa bạn và họ". (Zenit.org 15-3-2016)
Nguyễn Trọng Đa