Hơn 40 người Thượng từ vùng tây nguyên Việt Nam đã đến thủ đô Kampuchia xin được hưởng quy chế tỵ nạn.
Một nhân viên của Liên Hiệp Quốc yêu cầu không nêu danh tính cho hãng tin Kyodo hay rằng 43 người Thượng đã đến Phnom Penh riêng rẽ hay từng nhóm nhỏ kể từ đầu tháng 3.
Nhân viên Liên Hiệp Quốc này cho biết thêm rằng hiện có 60 người xin tỵ nạn đang được tạm giữ tại trung tâm Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh.
Phát ngôn viên bộ nội vụ Kampuchia cũng xác nhận với hãng tin AFP rằng có hơn 40 người Thượng đã đến Phnom Penh xin Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Khoảng 1000 người Thượng đã chạy trốn qua Kampuchia tính từ năm 2001 và đa số đã được hưởng quy chế tỵ nạn và được đi tái định cư tại Hoa Kỳ.
Những người này nói rằng họ buộc phải trốn khỏi Việt Nam vì nhà thờ của họ bị đóng cửa hay phá huỷ, họ bị cấm không được hội họp, bị hạn chế đi lại, bị phân biệt đối xử về kinh tế và đất đai của họ bị người Kinh chiếm dụng.
Việt Nam bác bỏ những lời cáo buộc vừa kể và yêu cầu Kampuchea hồi hương những người xin tỵ nạn.
Các trại tỵ nạn do Liên Hiệp Quốc điều hành ở các tỉnh Ratanikiri và Mondolkiri của Kampuchea đã đóng cửa vào tháng 3 năm 2002 sau một thỏa thuận bất thành giữa Việt Nam, Kampuchia và Liên Hiệp Quốc về việc tự nguyện hồi hương những người tỵ nạn vì Việt Nam từ chối không cho các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đến vùng tây nguyên.
Sau đó chính phủ Kampuchia đã loan báo bất cứ người Thượng nào xin tỵ nạn sẽ bị coi là di dân bất hợp pháp và bị trục xuất. (VOA)
Một nhân viên của Liên Hiệp Quốc yêu cầu không nêu danh tính cho hãng tin Kyodo hay rằng 43 người Thượng đã đến Phnom Penh riêng rẽ hay từng nhóm nhỏ kể từ đầu tháng 3.
Nhân viên Liên Hiệp Quốc này cho biết thêm rằng hiện có 60 người xin tỵ nạn đang được tạm giữ tại trung tâm Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh.
Phát ngôn viên bộ nội vụ Kampuchia cũng xác nhận với hãng tin AFP rằng có hơn 40 người Thượng đã đến Phnom Penh xin Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Khoảng 1000 người Thượng đã chạy trốn qua Kampuchia tính từ năm 2001 và đa số đã được hưởng quy chế tỵ nạn và được đi tái định cư tại Hoa Kỳ.
Những người này nói rằng họ buộc phải trốn khỏi Việt Nam vì nhà thờ của họ bị đóng cửa hay phá huỷ, họ bị cấm không được hội họp, bị hạn chế đi lại, bị phân biệt đối xử về kinh tế và đất đai của họ bị người Kinh chiếm dụng.
Việt Nam bác bỏ những lời cáo buộc vừa kể và yêu cầu Kampuchea hồi hương những người xin tỵ nạn.
Các trại tỵ nạn do Liên Hiệp Quốc điều hành ở các tỉnh Ratanikiri và Mondolkiri của Kampuchea đã đóng cửa vào tháng 3 năm 2002 sau một thỏa thuận bất thành giữa Việt Nam, Kampuchia và Liên Hiệp Quốc về việc tự nguyện hồi hương những người tỵ nạn vì Việt Nam từ chối không cho các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đến vùng tây nguyên.
Sau đó chính phủ Kampuchia đã loan báo bất cứ người Thượng nào xin tỵ nạn sẽ bị coi là di dân bất hợp pháp và bị trục xuất. (VOA)