Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 23 tháng 12 về tình trạng bị bách hại các Kitô hữu, tổng thống Obama viết rằng ông và phu nhân "đặc biệt gần gũi trong trái tim và tâm trí với những ai đã bị xua đuổi khỏi quê hương cổ kính của họ bằng những hình thức bạo lực và đàn áp không thể kể xiết".
"Trong một số khu vực của Trung Đông, nơi tiếng chuông nhà thờ đã từng rung lên trong nhiều thế kỷ qua vào ngày Giáng sinh, năm nay những qủa chuông ấy sẽ phải im bặt; sự im lặng này làm chứng bi thảm cho những tội ác tàn bạo chống lại nhân loại của quân khủng bố Isil”.
Ông nói thêm: "Chúng tôi hiệp cùng với mọi người trên toàn thế giới cầu nguyện xin Thiên Chúa bảo vệ cho các Kitô hữu bị ngược đãi và những người thuộc các tôn giáo khác, cũng như cho những người nam nữ dũng cảm đang dự phần vào những nỗ lực quân sự, ngoại giao và nhân đạo nhằm làm giảm nỗi đau của các nạn nhân và khôi phục sự ổn định, an ninh , và hy vọng cho các quốc gia trong vùng".
Tuyên bố của tổng thống Obama được đưa ra có lẽ nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận sau cuộc điều trần của một phái đoàn chính phủ tại một ủy ban của Hạ Viện Hoa Kỳ diễn ra trước đó vào hôm 17 tháng 12.
Trong năm 2015 chỉ có 29 Kitô hữu Syria được nhận vào Hoa Kỳ tị nạn. Tính chung trong suốt 5 năm qua, chỉ có 53 Kitô hữu Syria được nhận vào Hoa Kỳ. Khi bị chất vấn về những con số quá ít ỏi này Anne Richard, bí thư của văn phòng Population, Refugees, and Migration của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói tình trạng của các Kitô hữu Syria là “an toàn” hơn các nhóm khác tại quốc gia này.
"Trong một số khu vực của Trung Đông, nơi tiếng chuông nhà thờ đã từng rung lên trong nhiều thế kỷ qua vào ngày Giáng sinh, năm nay những qủa chuông ấy sẽ phải im bặt; sự im lặng này làm chứng bi thảm cho những tội ác tàn bạo chống lại nhân loại của quân khủng bố Isil”.
Ông nói thêm: "Chúng tôi hiệp cùng với mọi người trên toàn thế giới cầu nguyện xin Thiên Chúa bảo vệ cho các Kitô hữu bị ngược đãi và những người thuộc các tôn giáo khác, cũng như cho những người nam nữ dũng cảm đang dự phần vào những nỗ lực quân sự, ngoại giao và nhân đạo nhằm làm giảm nỗi đau của các nạn nhân và khôi phục sự ổn định, an ninh , và hy vọng cho các quốc gia trong vùng".
Tuyên bố của tổng thống Obama được đưa ra có lẽ nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận sau cuộc điều trần của một phái đoàn chính phủ tại một ủy ban của Hạ Viện Hoa Kỳ diễn ra trước đó vào hôm 17 tháng 12.
Trong năm 2015 chỉ có 29 Kitô hữu Syria được nhận vào Hoa Kỳ tị nạn. Tính chung trong suốt 5 năm qua, chỉ có 53 Kitô hữu Syria được nhận vào Hoa Kỳ. Khi bị chất vấn về những con số quá ít ỏi này Anne Richard, bí thư của văn phòng Population, Refugees, and Migration của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói tình trạng của các Kitô hữu Syria là “an toàn” hơn các nhóm khác tại quốc gia này.